K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3 2017

a/ Thuận lợi:

– Vị trí địa lý: tiếp giáp ĐBSH, Trung du và miền núi BB, Lào và Biển Đông, dãy núi Bạch Mã là ranh giới giữa BTB và NTB à thuận lợi giao lưu văn hóa – kinh tế – xã hội của vùng với các vùng khác cả bằng đường bộ và đường biển

– Đồng bằng nhỏ hẹp, lớn nhất là đồng bằng Thanh-Nghệ-Tỉnh có điều kiện phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng gò đồi có khả năng phát triển vườn rừng, chăn nuôi đại gia súc.

– Khí hậu vẫn còn chịu khá mạnh của gió mùa Đông Bắc vào mùa đông.

– Hệ thống sông Mã, sông Cả có giá trị về thuỷ lợi, tiềm năng thuỷ điện và giao thông (hạ lưu).

-Khoáng sản: sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh)-trữ lượng lớn nhất cả nước (60% trữ lượng cả nước), crôm Cổ Định (Thanh Hóa), thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An)-trữ lượng lớn nhất cả nước (60% trữ lượng cả nước), đá vôi Thanh Hóa…

– Rừng có diện tích tương đối lớn, sau Tây Nguyên (chiếm 19,3% diện tích rừng cả nước) tập trung chủ yếu ở phía Tây-biên giới Việt-Lào.

– Các tỉnh đều giáp biển nên có khả năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch biển.

– Vùng có tài nguyên du lịch đáng kể, nổi tiếng: bãi biển Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô; di sản thiên nhiên thế giới: Phong Nha-Kẽ Bàng, di sản văn hóa thế giới: Cố đô Huế…

– Dân cư giàu truyền thống lịch sử, cần cù, chịu khó

– Cơ sở vật chất kỹ thuât: có đường sắt Thống Nhất, QL 1 đi qua các tỉnh; các tuyến đường ngang là cửa ngõ ra biển của Lào.

b/ Khó khăn:

– Thường xuyên chịu thiên tai: bão, gió Lào, lũ lụt, hiện tượng cát bay…

– Chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.

– Mức sống của người dân còn thấp.

– Cơ sở năng lượng ít, nhỏ bé.

– Mạng lưới CN còn mỏng.

– GTVT kém phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài còn hạn chế.

7 tháng 12 2018

Thuận lợi:

- Vị trí địa lí:

+ Phía Bắc giáp đồng bằng sông Hồng _vùng có nền kinh tế phát triển thứ hai cả nước và Trung du miền núi Bắc Bộ_vùng nguyên liệu lớn của cả nước. Thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa, nguyên nhiên liệu, thị trường tiêu thụ rộng lớn, chuyển giao trình độ khoa học kĩ thuật…

+ Mang tính chất cầu nối miền Bắc và miền Nam nước ta với các trục giao thông Bắc Nam chạy qua (quốc lộ 1, đường sắt Bắc Nam, đường Hồ Chí Minh).

+ Phía Tây giáp Lào, vùng có nguồn lâm sản giàu có, là điều kiện để giao lưu kinh tế.

+ Phía Đông là vùng biển Đông rộng lớn, thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển đồng thời giao lưu mở rộng với bên ngoài.

- Tự nhiên:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm, lượng mưa khá lớn.

+ Địa hình kết hợp đất đai tạo điều kiện để hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp theo chiều Tây- Đông:

Phía Tây là vùng núi thấp, đất feralit: thuận lợi canh tác cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn.

Vùng đồi trước núi phát triển chăn nuôi gia súc: trâu, bò (bò chiếm 50% số lượng đàn bò cả nước).

Vùng đồng bằng ven biển có thể phát triển cây lúa, các loại cây công nghiệp ngắn ngày: lạc, vừng, nghệ, thuốc lá, mía…cây ăn quả (cam, chanh, xoài), nuôi gia cầm, lợn…

Vùng biển rộng lớn phía Đông: có nhiều bãi tôm, bãi cá phát triển đánh bắt thủy sản, các vũng vịnh, đầm ph á có thể nuôi trồng thủy sản (tôm, cá).

+ Sông ngòi dốc, nước quanh năm thuận lợi phát triển nông nghiệp, công nghiệp, nguồn thủy năng quan trọng của vùng (sông Mã, sông Cả).

+ Một số khoáng sản có giá trị như crômit, thiếc, sắt, đá vôi và sét làm xi măng, đá quý.

+ Tài nguyên du lịch rất phong phú, nhất là về du lịch biển. Có các bãi tắm nổi tiếng như: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên cầm, Thuận An, Lăng Cô; Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng.

- Kinh tế - xã hội:

+ Dân cư khá đông(10,6 triệu người, chiếm 12,7% số dân cả nước, năm 2006), người dân cần cù, thông minh, đem lại nguồn lao động có chất lượng, năng động, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học kĩ thuật.

+ Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, đặc biệt các tuyến giao thông Bắc - Nam và Đông – Tây.

+ Có chuỗi đô thị và các trung tâm công nghiệp ven biển (Thanh Hoá - Bỉm Sơn, Vinh, Huế).

+ Chính sách phát triển của Nhà nước được quan tâm, đẩy mạnh hơn, đặc biệt là dự án phát triển hành lang Đông – Tây.

+ Sự hình và phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong tương lai gần, kinh tế của vùng sẽ có bước phát triển đáng kể.

+ Thị trường tiêu thụ khá rộng lớn (đặc biệt là đồng bằng sông Hồng kế bên).

* Khó khăn:

- Tự nhiên:

+ Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, bị chia cắt mạnh.

+ Khí hậu chịu ảnh hưởng hiệu ứng phơn khô nóng.

+ Bão nhiệt đới; lũ quét, lũ ống, sạt lở đất ở vùng miền núi; nạn cát bay cát chảy ven biển.

- Kinh tế - xã hội:

+ Đời sống người dân còn khó khăn, đặc biệt vùng núi phía Tây.

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ; đặc biệt ở vùng núi phía Tây, giao thông Đông - Tây còn khó khăn.


15 tháng 1 2017

a) Khái quát chung

- Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Ngh An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.

- Diện tích tự nhiên 51,5 nghìn km2 (chiếm 15,6% diện tích c nước).

b) Thuận lợi

* Vị trí địa lí

- Phía bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, phía nam giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, phía tây giáp Lào, phía đông là Biển Đông.

- Vị trí thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - xã hội với các vùng khác trong nước và với Lào và Đông Bắc Thái Lan, đồng thời cũng là cửa ngõ thông ra biển của Lào. Nhờ vị trí giáp biển nên Bắc Trung Bộ có điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển.

* Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất:

+ Có dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển: Thanh - Nghệ - Tĩnh, Bình - Trị - Thiên, trong đó lớn nhất là đồng Thanh Hóa (2900km2).

+ Các đồng bằng có nguồn gốc sông - biển, đất cát pha là chủ yếu, thích hợp cho việc trồng các cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá,...), cây thực phẩm, cây ăn quả,...

+ Đất feralit trên đá badan tuy có diện tích không lớn, nhưng khá màu mỡ, phân bố rải rác ở Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị,...), thích hợp để trồng cà phê, cao su, hồ tiêu,...

+ Đất feralit trên các loại đá khác phân b khắp vùng đồi núi thuận lợi để trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.

+ Diện tích vùng gò đồi tương đối lớn, có khả năng phát triển kinh tế vườn rừng, chăn nuôi gia súc lớn.

- Tài nguyên khí hậu: Bắc Trung Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh vừa, vì thế ở đây có thể trồng cả cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

- Tài nguyên nước:

+ Có nhiều sông nhưng phần lớn là các sông nhỏ, ngắn và dốc. Các h thống sông Mã, Cả có giá trị lớn về thủy lợi, giao thông thủy (ở hạ lưu) và tiềm năng thủy điện.

+ Nguồn nước ngầm khá phong phú, chất lượng tốt. Một số nơi có nguồn nước khoáng như Suối Bang (Quảng Bình).

- Tài nguyên rừng:

+ Rừng có diện tích tương đối lớn, độ che phủ rừng là 47,8% (năm 2006) chỉ đứng sau Tây Nguyên. Trong rừng nhiều loại gỗ quý (táu, lim, sến, kền kền, săng lẻ, lát hoa,...), nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị.

+ Có các vườn quốc gia: Bốn Én (Thanh Hóa), Pù Mát (Nghệ An), Quang (Hà Tĩnh), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế); khu bảo tồn thiên nhiên: Tây Nghệ An (Nghệ An).

- Tài nguyên khoáng sản: có một số tài nguyên khoáng sán có giá trị như crômit C Định (Thanh Hóa), thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An), sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), đá vôi (Thanh Hóa), sét, cao lanh (Quảng Bình), đá quý Quỳ Châu (Ngh An).

- Tài nguyên biển:

+ Nguồn hải sản: có nhiều bãi tôm, bãi cá, thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản. Ven biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá,... thuận lợi để nuôi trồng thủy sản.

+ Có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu như Nghi Sơn (Thanh Hóa), Chân Mây (Thừa Thiên - Huế),...

+ Có các bãi tắm nổi liếng như: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế) và di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), đã du hút nhiều du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.

* Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân cư và nguồn lao động:

+ Dân số khá đông 10,6 triệu người (năm 2006), nên nguồn lao dộng dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ các thành phố lớn tập trung nhiều lao động có chuyên môn kĩ thuật.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật, cơ sở hạ tầng:

+ Có chuỗi đô thị và các trung tâm công nghiệp ven biển (Thanh Hoá - Bỉm Sơn, Vinh, Huế).

+ Đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 1, các tuyến đường ngang (quốc lộ 7, 8, 9) nối với quốc lộ 1 tạo nên mối quan hệ giữa vùng ven biển - đồng bằng với vùng đồi núi phía tây và với Lào. Các cng biển quan trọng của vùng là Cửa Lò (Nghệ An), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Cửa Gianh, Nhật Lệ (Quảng Bình), Thuận An, Chân Mây (Thừa Thiên – Huế). Các sân hay Phú Bài (Huế), Vinh (Nghệ An) với năng lực vận chuyển ngày càng lớn.

+ Có các di sản văn hoá thế giới: Di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế.

- Sự hình và phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong tương lai gần, kinh tế của vùng sẽ có bước phát triển đáng kể.

c) Khó khăn

- Tiềm năng phát triển nông nghiệp còn hạn chế, do các đồng bằng nhỏ hẹp.

- Nạn cát bay lấn đồng ruộng làng mạc (nhất là Quảng Bình); về mùa hạ có gió phơn Tây Nam khô nóng; hạn hán, bão, lụt diễn biến bất thường.

- Hậu quả của chiến tranh còn để lại, nhất là ở vùng rừng núi.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật của vùng vẫn còn nghèo, việc thu hút các dự án đầu tư nước ngoài còn hạn chế.

30 tháng 4 2019

-Tự nhiên

   + Các nhánh núi ăn ngang ra biển chia nhỏ phần duyên hải thành các đồng bằng nhỏ hẹp, tạo nên hàng loạt các bán đảo, các vũng vịnh và nhiều bãi biển đẹp.

   + Khí hậu: mưa về thu đông, có hiện tượng phơn về mùa hạ. Mùa mưa có lũ lụt. Về mùa khô, hạn hán kéo dài, đặc biệt ở Ninh Thuận và Bình Thuận.

   + Các dòng sông có lũ lên nhanh, nhưng về mùa khô rất cạn.

   + Có nhiều tiềm năng to lớn về phát triển đánh bắt và nuôi trổng hải sản.

   + Khoáng sản: vật liệu xây dựng, đặc biệt cát làm thủy tinh (Khánh Hòa), vàng Bồng Miêu (Quảng Nam), dầu khí(thềm lục địa ở Cực Nam Trung Bộ).

   + Độ che phủ rừng 38,9%, trong đó 97% là rừng gỗ, có nhiều loại gỗ, chim và thú quý.

   + Đồng băng nhỏ hẹp, đất cát pha và đất cát là chính, có đồng bằng Tuy Hòa (Phú Yên) màu mỡ.

   + Các vùng gò đồi thuận lợi cho chăn nuôi bò, dê, cừu.

- Về kinh tế - xã hội

   + Trong chiến tranh, chịu tổn thất lớn về người và của.

   + Có nhiều dân tộc ít người.

   + Có một chuỗi đô thị tương đối lớn như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.

31 tháng 3 2017

a/ Thuận lợi:
-Vị trí địa lý: tiếp giáp ĐBSH, Trung du và miền núi BB, Lào và Biển Đông, dãy núi Bạch Mã là ranh giới giữa BTB và NTB => thuận lợi giao lưu văn hóa – kinh tế – xã hội của vùng với các vùng khác cả bằng đường bộ và đường biển
-Đồng bằng nhỏ hẹp, lớn nhất là đồng bằng Thanh-Nghệ-Tỉnh có điều kiện phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng gò đồi có khả năng phát triển vườn rừng, chăn nuôi đại gia súc.
-Khí hậu vẫn còn chịu khá mạnh của gió mùa Đông Bắc vào mùa đông.
-Hệ thống sông Mã, sông Cả có giá trị về thuỷ lợi, tiềm năng thuỷ điện và giao thông (hạ lưu).
-Khoáng sản: sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh)-trữ lượng lớn nhất cả nước (60% trữ lượng cả nước), crôm Cổ Định (Thanh Hóa), thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An)-trữ lượng lớn nhất cả nước (60% trữ lượng cả nước), đá vôi Thanh Hóa…
-Rừng có diện tích tương đối lớn, sau Tây Nguyên (chiếm 19,3% diện tích rừng cả nước) tập trung chủ yếu ở phía Tây-biên giới Việt-Lào.
-Các tỉnh đều giáp biển nên có khả năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch biển.
-Vùng có tài nguyên du lịch đáng kể, nổi tiếng: bãi biển Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô; di sản thiên nhiên thế giới: Phong Nha-Kẽ Bàng, di sản văn hóa thế giới: Cố đô Huế…
- Dân cư giàu truyền thống lịch sử, cần cù, chịu khó
-Cơ sở vật chất kỹ thuât: có đường sắt Thống Nhất, QL 1 đi qua các tỉnh; các tuyến đường ngang là cửa ngõ ra biển của Lào.
b/ Khó khăn:
-Thường xuyên chịu thiên tai: bão, gió Lào, lũ lụt, hiện tượng cát bay…
-Chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.
-Mức sống của người dân còn thấp.
-Cơ sở năng lượng ít, nhỏ bé.
-Mạng lưới CN còn mỏng.
-GTVT kém phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài còn hạn chế.

31 tháng 3 2017

a/ Thuận lợi:
-Vị trí địa lý: tiếp giáp: BTB, Tây Nguyên, ĐNB, biển Đông=>Giao lưu kinh tế trong và ngoài khu vực
-Lãnh thổ hẹp, phía Tây là sườn đông của Trường Sơn Nam, phía Đông là biển Đông, phía Bắc có dãy Bạch Mã làm ranh giới với BTB, phía Nam là ĐNB. Các nhánh núi ăn ra biển tạo nên hàng loạt các bán đảo, vịnh biển và nhiều bãi biển đẹp tạo cho vùng có nhiều tiềm năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch.
-Các đồng bằng nhỏ hẹp, đất cát pha và đất cát là chính; đồng bằng màu mỡ nổi tiếng là đồng bằng Tuy Hòa. Vùng gò đồi thuận lợi chăn nuôi bò, cừu, dê.
-Mang tính chất khí hậu của Đông Trường Sơn, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
-Tiềm năng thuỷ điện không lớn nhưng vẫn có thể xây dựng các nhà máy có công suất trung bình và nhỏ.
-Diện tích rừng hơn 1,7 triệu ha, chiếm 14% diện tích rừng cả nước. Độ che phủ rừng của vùng là 38,9%, nhưng có đến 97% là rừng gỗ, chỉ có 2,4% là rừng tre nứa. Rừng có nhiều loại gỗ, chim và thú quý.
-Khoáng sản không nhiều, chủ yếu các loại VLXD, các mỏ cát làm thuỷ tinh ở Khánh Hòa, vàng ở Bồng Miêu (Quảng Nam), dầu khí ở thềm lục địa cực NTB.
-Dân cư giàu truyền thống lịch sử, cần cù, chịu khó. Ở đây có các di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn.
-Có nhiều đô thị và các cụm công nghiệp, khu kinh tế mở để thu hút đầu tư nước ngoài: Dung Quất, Chu Lai…đang thu hút đầu tư nước ngoài.
b/Hạn chế:
- Mùa mưa lũ lên nhanh, mùa khô thiếu nước, khô hạn kéo dài (Ninh Thuận, Bình Thuận) cần có hệ thống thuỷ lợi để giải quyết vấn đề nước tưới.
- Thiên tai thường xảy ra: bão, lũ…
- Khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề trong chiến tranh. Có nhiều dân tộc ít người trình độ sản xuất thấp.
-Cơ sở năng lượng còn nhỏ bé, GTVT còn kém.

23 tháng 2 2019

a) Thuận lợi

* Vị trí địa lí: là cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với Đông Nam Bộ, giữa Tây Nguyên với Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông, trao đổi hàng hóa. Các đảo, quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước.

* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình - đất đai:

+ Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều có núi, gò đồi ở phía tây, dải dồng bằng hẹp phía đông, bờ biển khúc khuỷu nhiều vũng, vịnh.

+ Đất nông nghiệp ở các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển chủ yếu là đất cát pha thích hợp để trồng các cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, bông vải, đậu tương, thuốc lá), cây công nghiệp lâu năm (dừa) và trồng lúa ngô, khoai, rau quả.

+ Đất feralit trên đá badan Phú Yên, Quảng Ngãi và rải rác ở một số nơi khác; đất feralit trên các loại đá khác phân bố khắp vùng núi của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, thích hợp trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm,...

+ Các vùng gò đồi, đất rừng chân núi có điều kiện thuận lợi phát triển chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt là nuôi bò đàn.

- Khí hậu: Duyên hải Nam Trung Bộ có khí hậu nóng quanh năm, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, mưa vào thu đông.

- Nguồn nước:

+ Có nhiều sông nhưng phần lớn là các sông ngắn và dốc, có giá trị về cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh họat. Tiềm năng thủy điện trên các sông không lớn nhưng cũng có thể xây dựng các nhà máy thủy điện công suất trung bình và nhỏ trên một số sông.

+ Nguồn nước ngầm khá phong phú, chất lượng tốt. Một số nơi có nguồn nước khoáng như Hội Vân (Bình Định), Vĩnh Hảo (Bình Thuận).

- Tài nguyên rừng:

+ Rừng ở Duyên hải Nam Trung Bộ liền một khối với rừng ở Tây Nguyên. Ngoài gỗ, rừng còn có một số đặc sản quý như quế, trầm hương, sâm quy, kì nam và một số chim thú quý hiếm. Độ che phủ rừng của vùng là 39% (năm 2002).

+ Duyên hải Nam Trung Bộ có các vườn quốc gia: Bình Phước, Núi Chúa (Ninh Thuận) và khu dự trữ sinh quyển thế giới: Cù Lao Chàm (Quảng Nam).

- Khoáng sản:

+ Chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, đặc biệt là các mỏ cát làm thủy tinh trên bán đảo Hòn Gốm, Nha Trang (Khánh Hòa).

+ Vàng ở Bồng Miêu (Quảng Nam), Vĩnh Thạnh (Bình Định).

+ Đá axít: Quy Nhơn, Phan Rang.

+ Ngoài ra còn có sắt (Quảng Ngãi); titan ở Bình Định, Khánh Hòa; mica ở Đà Nng; môlipđen ở Ninh Thuận; Asen: Bình Thuận; Uranium: Qung Nam; graphit: Quảng Ngãi, Bình Định.

+ Dầu khí đã được khai thác trên thềm lục địa ở cực Nam Trung Bộ.

- Tài nguyên biển:

+ Biển có nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Các tỉnh đều có bãi tôm, bãi cá, nhưng lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa. Vùng nước mặn, nước lợ ven bờ thích hợp cho nghề nuôi thuỷ sán (nuôi tôm hùm, tôm sú).

+ Trên một số đảo ven bờ từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Khánh Hòa có nghề khai thác tổ chim yến (yến sào) đem lại giá trị kinh tế cao.

+ Có nhiều bãi biển nổi tiếng như Non Nước (Đà Nng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Dốc Lốt, Nha Trang (Khánh Hòa), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận),...

+ Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều địa điểm để xây dựng cảng nước sâu.

+ Vùng ven biển thuận lợi cho việc sản xuất muối. Các vùng sản xuất muối nổi tiếng là Cà Ná, Sa Huỳnh...

+ Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông của nước ta có ý nghĩa lớn về kinh tế và quốc phòng.

* Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân cư và nguồn lao động:

+ Dân s gần 8,4 triệu người (năm 2002), nguồn lao động tương đối dồi dào. Người dân có đức tính cần cù lao động, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác vùng nước rộng lớn trên Biển Đông.

+ Có nhiều dân tộc ít người (các nhóm dân tộc ở Trường Sơn - Tây Nguyên, người Chăm).

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật:

+ Có một chuỗi đô thị tương đối lớn như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.

+ Là vùng đang thu hút các dự án đầu tư của nước ngoài.

+ Có nhiều di tích văn hoá - lịch sử, trong đó Phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn (Qung Nam) được UNESSCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, tạo điều kiện phát triển du lịch.

b) Khó khăn

- Nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán,...; hiện tượng sa mạc hóa có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận).

- Đồng bằng hẹp bị chia cắt, đất xấu.

- Độ che phủ rừng còn thấp.

- Nghèo tài nguyên khoáng sản.

- Các dòng sông có lũ lên nhanh, nhưng về mùa khô lại rất cạn.

- Môi trường một số vùng đồi núi, ven biển bị suy thoái do mất rừng và do ô nhiễm môi trường.

- Đời sống của một bộ phận dân còn nhiều khó khăn.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn.

- Chịu nhiều tổn thất về người và của trong chiến tranh.

28 tháng 1 2016

* Các điều kiện tự nhiên:
- Thuận lợi:
+ Nước ta nằm ở vị trí địa lý thuộc vành đai khí hậu nhiệt đới, bắc bán cầu nên thiên nhiên là thiên nhiên nóng nắng quanh
năm, nước sông biển không đóng băng... cho phép phát triển các loại hình giao thông đường bộ, đường thuỷ quanh năm.

+ Nước ta lại nằm ở phần đông bán đảo Trung ấn lại rất gần đường biển quốc tế (eo biển Malacca) đồng thời cũng nằm trên
giao điểm của những đường hàng không, hàng hải quốc tế từ TBDương sang AĐDương nên rất thuận lợi phát triển giao thông bằng
đường biển quốc tế.

+ Lãnh thổ nước ta phần đất liền nằm trải dài trên 15 vĩ độ theo hướng Bắc - Nam với chiều dài trên 2000km đó là điều kiện
thuận lợi cho phép nhiều loại hình giao thông đường dài như đường hàng không, đường sắt, đường biển...

+ Địa hình nước ta có nhiều thuận lợi với phát triển giao thông đường biển:
. Nước ta có dải đồng bằng nằm dọc ven biển gần như liền 1 dải là địa hình rất thuận lợi cho phép phát triển giao thông
đường ô tô, đường sắt dọc theo tuyến Bắc-Nam.

. Cấu trúc núi, sông của nước ta ở phía Bắc phần lớn theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, ở Miền Trung theo hướng Bắc-Nam,
vì thế rất thuận lợi để phát triển các tuyến đường ô tô từ đồng bằng lên Miền núi, các tuyến dòng sông từ bờ biển vào sâu trong đất
liền.

+ Nước ta có nhiều sông lớn lại dài, lại chảy qua nhiều nước rồi mới về ta nên cho phép phát triển giao thông đường sông rất
thuận lợi cả nội địa lânx quốc tế mà điển hình giao thông đường sống phát triển mạnh nhất là ở ĐBSCL.

+ Nước ta có vùng biển rộng với bờ biển dài 3260km trước hết rất thuận lợi phát triển giao thông đường biển, đồng thời có
nhiều thuận lợi để xây dựng nhiều cảng biển, cảng sông biển với công suất lớn (10 cảng chính) với tổng năng lực vận chuyển 8,5
triệu tấn/năm.
 

- Khó khăn:
+ Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa, diễn biến thất thường, khắc nghiệt nhiều thiên tai như lũ lụt, bão, áp thấp nhiệt đới gây
nhiều khó khăn trong cản trở, ách tắc giao thông.

+ Địa hình nước ta nhìn chung rất phức tạp (có 3/4 diện tích đồi núi) nhưng có độ dốc lớn và có nhiều dãy núi đâm ngang ra
biển tạo ra nhiều đèo cao dốc đứng như đèo Cả, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông... và nhiều đèo khác. Vì vậy khi phát triển giao thông
đường bộ theo hướng Bắc-Nam phải chi phí lớn để đào hầm xuyên núi hoặc phải làm đường vượt đèo vừa giảm tốc độ, vừa gây
nguy hiểm cho con người.

+ Lãnh thổ phần đất liền nước ta nhìn chung rất hẹp về bề ngang cho nên rất hạn chế đối với phát triển giao thông theo
hướng Đông-Tây, đặc biệt là đường sắt và đường hàng không...
 

* Các điều kiện kinh tế - xã hội.
+ Vì dân số nước ta đông, nhiều dân tộc và lại cư trú ở mọi vùng lãnh thổ khác nhau. Vì vậy có nhu cầu lớn được đi lại giao
lưu quan hệ, đó là nhân tố kích thích giao thông-thông tin liên lạc phát triển 1 cách đa dạng để đáp ứng cho nhu cầu.

+ Hiện nay ta đã xây dựng được 1 hệ thống cơ sở hạ tầng vềGT-TTLL khá đầy đủ và hoàn chỉnh đó là mạng lưới các tuyến
giao thông đã toả đi khắp các vùng của cả nước, lại có phương tiện kỹ thuật ngày càng được nâng cấp hiện đại cho nên là cơ sở hạ
tầng rất thuận lợi để tiếp tục nâng cấp và hiện đại hóa giao thông thông tin.

+ Nhờ sự quan tâm và đường lối đúng đắn của Đảng với vấn đề phát triển giao thông thông tin trong sự nghiệp công nghiệp
hóa nhờ đó mà thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài và đang từng bước hiện đại hóa ngành giao thông thông tin liên lạc
nước ta.
 

- Khó khăn:
+ Về trình độ quản lý điều khiển giao thông của nguồn lao động nước ta còn thấp nên làm giảm tốc độ tăng trưởng của
ngành.

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng của ngành giao thông thông tin liên lạc nhìn chung vẫn còn là một khâu yếu và phương
tiện kỹ thuật già cỗi cũ kỹ cho nên ngành giao thông thông tin liên lạc thật sự chưa đáp ứng nổi cho nhu cầu công nghiệp hóa.

+ Ta đổi mới chậm, thực hiện chính sách mở cửa chậm cũng là nhân tố làm giảm tốc độ của ngành giao thông thông tin liên
lạc.
 

22 tháng 5 2016

-Phạm vi: hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

-Địa hình: địa hình núi trung bình và cao chiếm ưu thế, độ dốc cao.

+ Hướng Tây Bắc-Đông Nam.

+Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển.

+Nhiều cồn cát, bãi biển, đầm phá.

-Khí hậu: gió mùa Đông Bắc suy yếu và biến tính. Số tháng lạnh dưới 2 tháng (ở vùng thấp). Bắc Trung Bộ có gió phơn Tây Nam, bão mạnh, mùa mưa lùi vào tháng VIII, XII, I. Lũ tiểu mãn tháng VI.

-Sông ngòi: sông ngòi hướng Tây Bắc-Đông Nam; ở Bắc Trung Bộ hướng tây – đông. Sông có độ dốc lớn, nhiều tiềm năng thuỷ điện

-Thổ nhưỡng, sinh vật: có đủ hệ thống đai cao: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đất mùn khô, đai ôn đới trên 2600m. Rừng còn nhiều ở Nghệ An, Hà Tĩnh.

-Khoáng sản: có thiếc, sắt, apatit, crôm, titan, vật liệu xây dựng….

*Thuận lợi: chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, phát triển nông-lâm kết hợp trên các cao nguyên, nhiều đầm phá thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản, sông ngòi có giá trị thuỷ điện.

*Khó khăn: nhiều thiên tai như: bão, lũ, lở đất, hạn hán…

3 tháng 2 2016

a. Thuận lợi 
- Vị trí địa lí :
+Bắc Trung Bộ liền kề Đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đồng bằng sông Hồng  trong quá trình phát triển
+ Với một số cảng biển và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông-tây mở lối giao lưu với Lào  và Đông Bắc Thái Lan tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế mở
-Điều kiện tự nhiên :
+Có một số tài nguyên khoáng sản có giá trị như crômít, thiếc,sắt, đá vôi và sét làm xi măng,đá quí
+Rừng  có  diện  tích  tương  đối  lớn,  độ  che  phủ  rừng  chỉ  đứng  sau  Tây Nguyên
+Hệ thống sông Mã, sông Cả có giá trị về thủy lợi, giao thông thủy (ở hạ lưu ) và tiềm năng thủy điện
+Diện tích vùng gò đồi tương đối lớn,có khả năng phát triển kinh tế vườn rừng,chăn nuôi gia súc lớn
+Dọc ven biển có khả năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
+Tài nguyên du lịch đáng kể : các bãi tắm nổi tiếng như Sầm Sơn, Cửa Lò,Thiên Cầm, Thuận An, Lăng Cô,Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-KẻBàng,Di sản văn hóa thế giới  Di tích cố đô Huế,  Nhã nhạc  cung đình Huế
b.  Khó khăn 
- Tiềm năng phát triển nông nghiệp có phần hạn chế do các đồng bằng nhỏ hẹp,chỉ có đồng bằng Thanh-Nghệ- Tĩnh là lớn hơn cả
- Chịu ảnh hưởng khá mạnh của gió mùa Đông Bắc.Về mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây  Nam thời  tiết nóng  và khô. Nhiều hạn hán,bão,mưalớn,nước lũ, triều cường
- Mức sống của dân cư còn thấp,hậu quả chiến tranh còn để lại
-Cơ sở hạ tầng của vùng còn nghèo,việc thu hút các dự án đầu tư nước ngoài vẫn còn hạn chế.

* Giải thích: 

-Lãnh thổ kéo dài, tỉnh nào cũng có rừng.
-Góp phần tạo cơ cấu ngành ở Bắc Trung Bộ là dao khai thác được tối đa lợi thế về nguồn tài nguyên.
-Tỉ trọng CN của vùng còn nhỏ bé, đẩy mạnh CNH – HĐH phải dựa trên thế mạnh từ nông - lâm – ngư nghiệp. 

 

3 tháng 2 2016

1. Những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế ở Bắc  Trung Bộ.

a) Thuận lợi :

- Vị trí địa lí :

+ Bắc giáp với Đồng bằng sông Hồng và khu vực Tây Bắc thuộc miền núi Bắc Bộ

+ Nam giáp với vùng kinh tế Nam Trung Bộ, đây là khu vực được coi là cầu nối hai miền Bắc - Nam

+ Tất cả các tỉnh đều giáp biển, có điều kiện thuận lợi để thực hiện chiến lược mở cửa phát triển kinh tế - xã hội.

+ Có biên giới chung với Lào, nhiều cửa khẩu thuận lợi cho việc đi lại, buôn bán, giao lưu

- Tài nguyên thiên nhiên :

+ Đất ferali ở miền đồi núi phía Tây chủ yếu là đất phong hóa từ đá vôi, đá phiến, mắcma núi lửa, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển rừng, đồng cỏ chăn nuôi, trồng cây công nghiệp (dài và ngắn ngày)....Ở đồng bằng đất phù sa có thể trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Diện tích rừng lớn (chỉ sau Tây nguyên) với nhiều loại gỗ quý (lim, lát, gụ, dẻ...), nhiều loài thú quý.

+ Tài nguyên khoáng sản đa dạng, một số loại có giá trị kinh tế cao : quặng sắt (Hà Tĩnh), crom ( Thanh Hóa), thiếc, boxits, đá quý (Nghệ An), titan có mặt ở hầu hết khu vực ven biển của các tỉnh....

+Tài nguyên biển phong phú, vùng biển có điều kiện để phát triern kinh tế biển : giao thông vận tải biển, du lịch biển, khai thác nuôi trồng thủy sản biển...

+ Địa hình đa dạng, nhiều hang động caxto, nhiều di tích lịch sử văn hóa là cơ sở để phát triển hoạt động du lịch ( PHong Nha - Kẻ Bàng, Cố đô Huế là hai di sản tự nhiên và văn hóa thế giới)

- Dân cư - lao động :

+ Dân số đông, lực lượng lao động dồi dào.

+ Người lao động cần cù chịu khó

+ Có kinh nghiệm trong việc trinh phục thiên nhiên, phòng chống thiên tai (bão; lũ lụt, hạn hán...)

- Cơ sở vật chất :

+ Một số trung tâm công nghiệp, cảng biển, đầu mối giao thông đã được xây dựng ở phía Đông, vùng đồng bằng ven biển làm cơ sở cho việc phát triển kinh tế : Thanh Hóa - Vinh - Đồng Hới - Huế

+ Khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh) đang xây dựng trong tương lai gần sẽ tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế của vùng.

b) Khó khăn

- Đây là vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão, lũ lụt, hạn hán, gió Lào, cát bay.

- Cơ sở hạ tầng còn nghèo, phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở lãnh thổ phía Đông

- Trong chiến tranh, đây là vùng bị tàn phá nặng nề, hậu quả vẫn còn tồn tại.

- Lực lượng có tay nghề mỏng.

- Những khó khăn về tự nhiên, kinh tế- xã hội gây trở ngại cho việc thu hút đầu tư.

2. Phải đặt vấn đề hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ vì các lí do sau :

- Phát huy hết các thế mạnh về tự nhiên của vùng, tạo cơ sở ban đầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, tạo vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

- Góp phần tạo ra cơ cấu ngành kinh tế đa dạng, phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian lãnh thổ : đồi núi phía Tây, đồng bằng ven biển phía Đông và vùng biển rộng, giàu tiềm năng. Mỗi khu vực đều có thế mạnh riêng :

+ Núi phía Tây : thế mạnh về lâm nghiệp

+ Đồng bằng phía Đông : thế mạnh về trồng trọt cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Vùng đồi trước núi : chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp dài ngày.

+ Vùng biển : phát triển tổng hợp kinh tế biển trong đó có : khai thác nuôi trồng thủy sản - hải sản, trồng rừng ngập mặn, phát triển du lịch.

- Sự kết hợp phát triển nông - lâm - ngư nghiệp sẽ là cơ sở để phát triển cả ba ngành :

+ Phát triển lâm nghiệp : vứa khai thác thế mạnh của tài nguyên rưng, vừa có tác dụng hạn chế xói mòn đất, giảm lũ lụt,ổn định mực nước ngầm, giảm tác hại của gió Tấy Nam khô nóng.

+ Trồng rừng phi lao ven biển giảm thiên tai do gió báo gây ra, đồng thời hạn chế sự di chuyển của các cồn cát di động lấn vào diện tích đất nông nghiệp.

+ Phát triển rừng ngập mặn ven biển, ngoài việc giữ phù sa còn tạo điều kiện cho các loài thủy sinh phát triển, thúc đẩy việc mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ.

13 tháng 11 2019

- Đặc điểm:

+ Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Thái, Mường, Dao, Mông,... ở Tây Bắc; Tày, Nùng, Dao, Mông,... ở Đông Bắc. Người Việt (Kinh) cư trú ở hầu hết các địa phương.

+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc.

Đông Bắc có mật độ dân số cao gấp đôi Tây Bắc, nhưng tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số chỉ bằng khoảng một nửa Tây Bắc.

Các chỉ tiêu về GDP/người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị ở Đông Bắc đều cao hơn Tây Bắc.

Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu đã được cải thiện nhờ thành lựu của công cuộc Đổi mới.

- Thuận lợi:

+ Đồng bào các dân tộc có nhiều kinh nghiệm canh tác trên đất dốc, kết hợp sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.

+ Đa dạng về văn hoá.

- Khó khăn:

+ Trình độ văn hoá, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế.

+ Đời sống người dân còn nhiều khó khăn.

28 tháng 1 2016

*Các nguồn lực tự nhiên để phát triển lương thực, thực phẩm nước ta
- Thuận lợi:
Nước ta nằm gọn trong vành đai khí hậu nhiệt đới bắc bán cầu (từ 80 30/ đên 3022/ vĩ độ Bắc, cho nên thiên nhiên nước ta là
thiên nhiên nhiệt đới nóng nắng quanh năm, với nền nhiệt ẩm cao... Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển 1 hệ thống cây trồng vật
nuôi, lương thực, thực phẩm nhiệt đới đa dạng điển hình là cây Lúa, Mía, Lạc, Đậu Tương...
           + Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa có nhiệt độ trung bình năm 22-270 C, lượng mưa trung bình năm là
1500- 2000 mm/năm. Tổng nhiệt độ hoạt động từ 80000- 100000 ... Nhưng khí hậu phân hoá sâu sắc theo mùa (có mùa nóng và lạnh
ở miền Bắc, mùa khô và mưa ở miền Nam) phân hoá theo Bắc- Nam, theo độ cao trong đó ở các vùng núi cao trên 1000 m luôn có
khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới mát lạnh quanh năm... là điều kiện thuận lợi đẻ phát triển một cơ cấu cây lương thực, thực phẩm rất đa
dạng gồm có cây nhiệt đới ưa nóng như: Lúa, Mía,Lạc, Đậu Tương và nhiều cây ôn đới như Su hào, Cải bắp, Súp lơ. đồng thời có
khả năng đẩy mạnh xen canh tăng vụ, gối vụ quay vòng đất liên tục với 3 vụ lúa trong năm.
            + Tài nguyên đất nước ta đa dạng về loại hình, trong đó có 2 loại đất chính là Feralit và phù sa với nhiều loại đất rất tốt như
đất đỏ Ba Zan , đất đỏ đá vôi, đất phù sa ngọt ở ven các sông lớn mà tập trung ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.
Những vùng đất này rất thích hợp với hình thành các vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm qui mô lớn mà lớn nhất là đồng
bằng sông Cửu Long.
            + Miền Núi, trung du nước ta có S đất tự nhiên rộng 3/4 cả nước, trên đó có nhiều cao nguyên, bình nguyên và đồng bằng
giữa núi nổi tiếng như: cao nguyên Mộc Châu- Sơn la, Đức Trọng-Lâm Đồng và đặc biệt là vùng gò đồi trước núi miền Trung với
những đồng có tự nhiên rộng lớn là địa bàn rất tốt để chăn nuôi Trâu, Bò, đặc biệt là Bò thịt, Bò sữa.
            + Dọc bờ biển nước ta có tới 350 ngàn ha đầm, phá, cửa sông, vũng vịnh, bãi triều... nổi tiếng như phá Tam Giang, đầm
Cầu Hai, Lăng cô, Đầm Dơi... là một địa bàn rất tốt với nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ tạo ra nguồn thực phẩm tôm, cá rất
có giá trị.
            +Vùng biển nước ta rộng trên 1 triệu km2 lại là vùng biển nông, có trữ lượng hải sản lớn từ 3 đến 3,5 triệu tán / năm với khả
năng có thể đánh bắt được từ 1,2 đến 1,3 triệu tấn /năm với 5 Ngư trường lớn như: Hải Phòng- Quảng Ninh; NThuận - Bình Thuận;
Kiên Giang- Minh Hải; Bà Rịa- Vũng Tàu; Hoàng sa- Trường Sa... đây là những cơ sở cung cấp thực phẩm từ biển rất lớn và có giá
trị.

-Khó khăn:
          + Nước ta nằm trong khu vực được coi là nhiều thiên tai nhất thế giới, đặc biệt là nhiều mưa, bão, lũ lụt, hạn hán gió Lào...
làm cho năng suất, sản lượng lương thực, thực phẩm rất bấp bênh và nhiều năm mất trắng.
          + Tài nguyên môt trường nhiều năm qua đã bị con người sử dụng khai thác bừa bãi rất lãng phí cho nên nhiều nguồn tài
nguyên đang có xu thế cạn kiệt suy thoái . Điển hình là thực vật, động vật; còn môi trường nước, đất đang có nguy cơ bị ô nhiễm
nặng làm cho các loài sinh vật đang cạn kiệt nhanh, làm giảm nguồn thực phẩm của con người .
 

-Thuận lợi:
           + Dân số nước ta đông, nguồn lao động dồi dào, hiện nay có hơn 76 triệu dân, hơn 37 lao động chính đó là thị trường tiêu thụ
lớn các nguồn lương thực, thực phẩm , vì vậy dân số đông, lao động dồi dào chính là nguồn nhân tố kích thích sản xuất lương thực,
thực phẩm cần phải được phát triển mạnh để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng.

           + Nguồn lao động nước ta đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lương thực, thực phẩm, đặc biệt người lao
động ở đồng bằng sông Hồng ngày nay đã đạt trình độ thâm canh lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước, cho nên nguồn lao động
nước ta hiệnnay đang là động lực chính để sản xuất ra khối lượng lương thực, thực phẩm klớn phục vụ cho nhu cầu trongnước và
xuất khẩu.
            +CSVCKTHT phục vụ cho phát triển lương thực, thực phẩm càng tiến bộ và hiện đại, điển hình ta đã xây dựng được 5300
công trình thuỷ lợi, trong đó có nhiều trạm bơm lớn, hệ thống đê điều kiên cố ở đồng bằng sông Hồng, hệ thống kênh, rạch chằng
chịt ở đồng bằng sông Cửu Long. Xây dựng được nhiều cơ sở nghiên cứ về giống cây, con, bảo vệ thực vật, đặc biệt đã đạt được
thành tựu lớn trong việc lai tạo các giống lúa ngắn ngày năng suất cao.

Tất cả được coi như là nguồn lực quan trọng về cơ sở hạ tầng thúc đẩy sản xuất lương thực, thực phẩm phát triển.
           + Về đường lối, chính sách chính nhờ vào công cuộc đổi mới kinh tế- xã hội toàn diện ở cả nước, đảng và Nhà nước ta đã vận
dụng rất nhiều chính sách hợp với lòng dân như chính sách khoán 10, thu mua nông sản với giá hợp lý và đặc biệt là thực hiện cơ
chế thị trường với nền kinh tế nhiều thành phần... đã làm cho ngành nôngnghiệp nói chung và sản xuất lương thực, thực phẩm nói
riêng ở nước ta tăng trưởng với tốc độ nhanh

-Khó khăn:
          +  Về lao động thì nhìn chung trình độchuyênmôn kỹ thuật tay nghề thâm canh lương thực, thực phẩm của người lao động
nước ta vẫn còn thấp trong khu vực và so với thế giới nên năng suất lương thực, thực phẩm ở nước ta vẫn chưa cao . Trong khi
năng suất lúa trungbình của ta là 37 tạ/ha thì ở Trung Quốc 60 tạ/ha, Nhật Bản 80tạ/ha.
          + Về CSVTKTHT của cả nước nhìn chung vẫn nằm trong tình trạng lạc hậu, kém phát triển cho nên đã làm giảm chất lượng
sản phẩm lương thực, thực phẩm chế bién, giảm giá trị tiêu dùng xuất khẩu và vẫn còn thiếu nhiều về phân bón, thuốc trừ sâu... dẫn
đến hiệu quả chung là tốc độ sản xuất lương thực, thực phẩm ở nước ta vẫn còn chậm.
         + Về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước vẫn còn đỏi mới chậm, duy trì cơ chế bao cấp quá lâu, thực hiện chính
sách mở cửa chậm... đã làm cho nền Nông nghiệp nước ta trì trệ nhiều năm.