K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
13 tháng 1 2021

1. Trung du mnbb và tây nguyên có địa hình và khí hậu thuận lợi cho việc phát triển cây chè và cà phê, cụ thể:

- Cà phê được trồng nhiều ở Tây Nguyên:

+ Có đất badan màu mỡ trên diện tích rộng.

+ Khí hậu cao nguyên có một mùa mưa, một mùa khô thuận lợi cho gieo trồng, thu hoạch, chế biến và bảo quản.

+ Thị trường về cà phê ở trong nước, đặc biệt là ở nhiều nước và khu vực được mở rộng.

- Chè được trồng nhiều ở trung du miền núi bắc bộ:

+ Chè là cây có nguồn gốc cận nhiệt, Trung du và miền núi Bắc Bộ có nền địa hình cao, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh và có nhiều diện tích đất feralit thích hợp để trồng chè.

+ Có vùng trung du với các đồi thấp, thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh chè.

+ Chè là cây trồng truyền thống, nhân dân có nhiều kinh nghiệm trồng chè.

3 tháng 3 2017

Cả 3 loại cây đều thích hợp với đất feralit, nguồn nước dồi dào và nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Tuy nhiên 3 loại cây này thích hợp với các kiểu khí hậu khác nhau: cây chè là loại cây của miền cận nhiệt, thích hợp với nhiệt độ ôn hòa; cà phê và cao su là loài cây của miền nhiệt đới, ưa nhiệt ẩm.

Mà khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ có một mùa đông lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên có thể phát triển một số loại cây của miền cận nhiệt: chè, cải bắp, súp lơ,…

Đáp án cần chọn là: B

19 tháng 2 2021

1/ Cây chè trồng khắp các tỉnh ở trung du miền núi bắc bộ, được trồng nhiều trên các đồi núi. Diện tích và sản lượng chè đứng đầu cả nước. Nổi tiếng nhất là chè Thái Nguyên, Bắc Giang...

- Cây chè phát triển ở vùng này vì: khí hậu lạnh phù hợp với sự phát triển, sinh trưởng của cây; nhiều diện tích đất feralit thuận lợi trồng cây công nghiệp; có nhiều đồi núi, thuận lợi cho việc xây dựng các vùng chuyên canh trồng chè; đay là cây truyền thống, người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc canh tác; chè đc sử dụng khắp cả nc thúc đẩy sự phát triển.

2/ - Duyên hải NTB thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế vì: đây là vùng có nhiều bãi biển, bãi tắm đẹp, khu nghỉ dưỡng, các địa điểm tham quan du lịch như sở thú, bảo tàng, các di tích lịch sử...; thời tiết mát mẻ, ít bão, thuận lợi cho các hđ du lịch diễn ra trong cả năm; vị trí nằm trên trục giao thông bắc - nam, có nhiều trục đường lớn và cảng biển, thuận lợi thu hút khách du lịch; các cấp lãnh đạo các tỉnh có nhiều chính sách thu hút khách du lịch tỏng và ngoài nc.

- BTB thường có nhiều thiên tai vì:

+ vào mùa đông, gió mùa đông bắc từ cao áp xi bia thổi xuống bị lệch về hướng đông ra biển, mang theo hơi ẩm từ biển vào, thổi vào vùng BTB, hướng của gió vuông góc với hướng của địa hình nên kia gió mùa đông bắc thổi tới thì bị dãy trường sơn bắc chắn lại, lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành mưa, trút hết ở đồng bằng BTB ( phía đông dãy TSB), tạo nên các cơn bão, cơn mưa ở BTB.

+ vào mùa hạ, gió mùa tây nam thổi từ vịnh ben- gan tới mang theo hơi ẩm từ biển vào. Khi đi qua phần đất liền của thái lan , campuchia, lào đến phía tây dãy trường sơn bắc thì bị chắn lại, lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành nước, trút hết mưa ở phía tây dãy TSB, khi vượt qua dãy núi thì không còn hơi nước và trở nên khô nóng, làm phía đông TSB (phía đồng bằng) không có mưa, nắng nhiều, thời tiết khô nóng ( hiện tượng foehn).

 

 

 

8 tháng 1 2017

khác nhau

*địa hình

-Tây nguyên:đìa hình nổi bật với các cao nguyên xếp tầng, tương đối bằng phẳng, phần lớn là đất feralit hình thành trên đá bazan,lại phân bố tập trung với mặt bằng rộng thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh lớn

- TDMNBB địa hình bị chia cắt phức tạp ( tây bắc núi cao hiểm trở, đông bắc núi thấp và đồi với các dãy núi hình cánh cung ) đất chủ yếu là đất feralit hình thành trên đá phiến đá gownai và các đá mẹ khác

*Khí hậu

-TDMNBB có khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh nhất cả nước, lại chịu ảnh hưởng của địa hình nên thuận lợi phát triển cây công nghiệp cận nhiệt đới và ôn đới

-TN có thế mạnh hơn về cây CN nhiệt đới vì khí hậu Tây nguyên mang tính cận xích đạo

26 tháng 3 2021

image

26 tháng 3 2021

3 vùng mà bạn?

5 tháng 2 2021

undefined

30 tháng 10 2019

a)- Những cây công nghiệp lâu năm trồng được ở cả hai vùng là: cà phê, chè.

- Những cây công nghiệp lâu năm nào chỉ trồng được ở tây Nguyên mà không trồng được ở Trung du miền núi Bắc Bộ: cao su, điều, hồ tiêu.

b)- Cây chè:

      + Trồng chủ yếu ở trung du và miền núi Bắc Bộ, diện tích 67,6 nghìn ha, chiếm 68,8% diện tích chè cả nước; sản lượng 47,0 nghìn tấn, chiếm 62,1% sản lượng chè, búp khô cả nước.

      + Tây Nguyên: diện tích 24,2 nghìn ha, chiếm 24,6 %v diện tích chè cả nước; sản lượng 20,5 nghìn tấn, chiếm 27,1 sản lượng chè và búp khô cả nước.

- Cà phê:

      + Trồng chủ yếu ở Tây Nguyên, diện tích 480,8 nghìn ha, chiếm 85,1% diện tích cà phê cả nước; sản lượng 761,6 nghìn tấn, chiếm 90,6% sản lượng cà phê nhân cả nước.

      + Ở trung du và miền núi Bắc Bộ cà phê chỉ mới trồng thử nghiệm tại một số địa phương với quy mô nhỏ.

27 tháng 4 2022

Câu 1 Kể tên các cây công nghiệp của vùng Đông Nam bộ giải thích vì sao Đông Nam bộ là vùng trồng cây quan trọng của cả nước

Các cây công nghiệp của vùng Đông Nam bộ: cao su, điều, hồ tiêu, cà phê,...

Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước vì ở đây hội tụ nhiều nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội.

Điều kiện thuận lợi tự nhiên:

Đất đai chủ yếu là đất xám và đất đỏ badan trên vùng đồi lượn sóng thuận lợi cho việc phát triển các cây công nghiệp.Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nhiều sông lớn với nguồn nước mặt phong phú tạo điều kiện cho việc sinh trưởng và phát triển các cây công nghiệp.

Điều kiện thuận lợi xã hội:

Vùng có nguồn lao động phong phú, đặc biệt là lao động có kinh nghiệm sản xuất và tay nghề tương đối cao.Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật thuộc loại tốt nhất trong cả nước.Đông Nam Bộ có thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Ngoài ra, còn có các điều kiện phát triển khác như các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, năng động trong cơ chế thị trường. Đặc biệt, vùng thu hút được nhiều sự đầu tư từ nước ngoài.

Câu 2 Nêu những hiểu biết của em về biển đảo Việt Nam

Là một quốc gia ven biển nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, vùng biển rộng trên 1 triệu km2, gấp hơn ba lần diện tích đất liền; có trên 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ gần bờ và xa bờ, chạy suốt từ Vịnh Bắc Bộ đến Vịnh Thái Lan. Đặc biệt, có hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là những nét đặc trưng cơ bản của cấu trúc và sự phân hoá lãnh thổ Việt Nam tạo ra cho đất nước ta tính đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và nguồn lợi thuỷ sinh vật.

Câu 3 Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông cửu long

Ý nghĩa của việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long:

- Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, tăng khả năng xuất khẩu, đem lại nguồn thu lớn.

- Góp phần sử dụng và bảo quản sản phẩm lâu dài hơn, đa dạng hóa sản phẩm lương thực, thực phẩm.

- Giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyên môn hóa.

- Làm cho nền nông nghiệp của vùng tiến dần tới mô hình sản xuất liên kết nông, công nghiệp. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Câu 4 Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta biểu hiện như thế nào trình bày các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo ở nước ta

* Nguyên nhân của sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển -đảo:

- Khai thác nguồn lợi thủy sản vượt quá mức độ phục hồi, nhất là thủy sản ven bờ

- Khai thác bằng cách thức mang tính hủy diệt như sử dụng chất độc, chất nổ, điện ...

- Chưa bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn ven biển và các tài nguyên sinh vật khác (các loài lưỡng cư, chim biển, các rạn san hô ...) của vùng biển - đảo.

- Các chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp của các khu dân cư, đô thị, các khu công nghiệp, các khu du lịch ở ven biển và trên các đảo.

- Hoạt động khai thác khoáng sản biển, nhất là khai thác dầu khí.

- Nạn tràn dầu từ các phương tiện vận tải biển.

* Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo dẫn đến những hậu quả sau:

- Làm suy giảm tính đa dạng sinh vật của nước ta, cạn kiệt tài nguyên.

- Ảnh hưởng xấu tới việc phát triển tổng hợp kinh tế biển theo hướng bền vững (đặc biệt là phát triển nghề cá, du lịch biển - đảo).
- Gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư vùng biển — đảo.

Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo ở nước ta:

- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ ra vùng nước sâu xa bờ.

- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

- Bảo vệ san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.

27 tháng 4 2022

Cám ơn bạn