K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 12 2017

- Khôn ngoan là khôn nhưng ngoan, cái khôn tích cực, khác với khon lỏi.
- Đối đáp người ngoài là đối phó, đối xử với người ngoài, dùng câu chữ hoặc hành động trấn áp, thuyết phục người ngoài, những lực lượng ngoài xã hội...
- Câu hai nghĩa là anh em môt nhà, thân thích thì đừng đối phó với nhau, hãy chân thật

22 tháng 12 2017

Tôi đăng bài bàn luận về pháp của ông sư Nhất Hạnh, phân tích đối chiếu rõ ràng, nguồn ở thư viện hoa sen mà tụi Phật công an quốc doanh nó không đủ công lực báo cáo tôi tơi tả. Giỏi thì tranh luận như con người đi chứ đừng nói chi là Phật tử 

Đám tu sĩ bây giờ ngày trước ai cài vào, làm đủ chuyện xấu tôi biết chứ sao không, không lẽ viết bài kể tỉ mĩ đầu này đầu kia, mà tôi cũng thấy nó rõ như ban ngày, ai có tâm với Phật giáo thì rõ. PG cùng phe cũng công kích nhau lắm, ngày trước PG xuống đường tôi ghi nhận quý anh chị huynh trưởng cả phụ nữ lẫn trẻ em chính nghĩa lắm nhưng như rắn mắt đầu vậy, nhưng bị lợi dụng nhiều, bây giờ nội bộ PG tan nát cả. HT Huyền Quang viên tịch rất nhiều huynh trưởng và Phật tử từ nhiều miền tụ về dự lễ của Ngài, ai cũng biết rồi đây PG sẽ đi về đâu nữa. Chèo chống thật lòng thì mấy ai, mà cũng chỉ mấy ông già, vài ba thanh thiếu niên thì còn làm được gì chứ. Đổ cả rồi. Tự thấy một đời khoác áo lam không thẹn, chứ không vì PG chắc tôi cũng có một ghế một chân chức vị lẫn cái xe hơi bóng loáng như mấy cha sư bay giờ đi tụng kinh bằng xe hơi đời mới rồi. 
Thôi bạn à, lòng biết lòng thôi, quý báu lắm rồi. cái may của mình là biết Phật, không bán linh hồn cho quỷ, thì trân trọng lấy đó mà tu, kẻo nay may họ sửa kinh, biên thêm sách ghi bậy bạ lung tung thì lúc đó có mà mù. 

Sỏi Đá sao lại bênh vực cho Đại Đức Chân Quang. Tôi đọc quyển sách luận về nhân quả ngày đầu của Đại Đức Quang thấy nhiệt huyết của thầy lúc trẻ, nhưng con người nó khác, càng lúc thầy chân quang càng đi xa, càng lầm càng lạc, người ta bôi nhạ thầy Quang là có căn cứ, thậm chí vu cáo cho thầy mất hết danh dự đi chăng nữa cũng là Phật thương để thầy Quang tự xét lại, chuyên tâm hơn, hiểu đời hơn, chứ nổi tiếng mà không tu chút gì ắt là Ma. Các sư ở Miến Thái đi Mỹ đi Úc,đi Châu Âu, muốn tiền có tiền, muốn danh có danh mà các vị ấy có tu bao nhiêu năm trong rừng núi, có chứng đắc nên đây có dễ gì bị đắm còn mấy tu sĩ VN thì trời ơi đất hỡi

Nghĩ về lòng yêu thương nhau, không nên đánh nhau, phải biết nhường nhịn nhau.

(Lưu ý: ↑ chỉ là cách hỉu cụa mik)

8 tháng 5 2022

tham khảo

Hồi còn nhỏ, mỗi khi hai chị em tôi mà xích mích cãi nhau, mẹ thường nạt:

“Khôn ngoan đá đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”

Nhưng chị em tôi không bao giờ nghe mẹ. Mãi đến sau này khi tôi đã lớn, tôi mới thấm thía bài học từ câu nói đó.

Có lẽ cũng sẽ có nhiều bạn như tôi, ban đầu chỉ hiểu câu nói đơn giản theo nghĩa đen của nó. Tuy nhiên, ca dao tục ngữ truyền miệng của Việt Nam chưa bao giờ là đơn nghĩa cả. “Khôn ngoan” là từ “đắt” trong câu nói. “Khôn ngoan” là khả năng nhận biết đúng – sai, hay – dở, lợi – hại, ở đây hiểu theo hướng tích cực. Từ “đá đáp” chỉ hành động giao tiếp, đáp trả người khác. Câu văn thứ hai lấy hình ảnh đàn gà làm biểu tượng. Gà là loài vật sống bầy đàn. Gà trong cùng một mẹ không nên “đá” nhau. “Đá” chỉ hành động xích mích, mâu thuẫn, có tính bạo lực, hàm ý tiêu cực. Tóm lại, cả câu nói có nghĩa là gà con cùng một đàn phải biết cùng nhau chống lại những kẻ có ý định gây hại, đe dọa tới bất kì con nào trong đàn. Nâng tầm câu nói, đây là lời nhắc nhở con người chúng ta sống trong một tập thể phải hòa thuận, đoàn kết nhất trí một lòng, tập thể đó mới vững mạnh. Chỉ cần chúng ta đoàn kết, không một ai có thể ngăn cản sức mạnh của chúng ta.

 

Đến đây, một câu hỏi lớn chúng ta cần trả lời: Tại sao sống đoàn kết là sống khôn ngoan? Tất nhiên, con người dù muốn hay không đều phải hòa mình vào cuộc sống cộng đồng. Đó là cộng đồng nhỏ nhất – gia đình. Đó là cộng đồng nghề nghiệp như lớp học, công sở, nhà máy… Cho tới cộng đồng rộng lớn hơn, là xã hội. Ở cộng đồng đó, bạn có quyền đóng vai kẻ xấu, kẻ lười biếng, kẻ trung lập, kẻ cậy quyền, kẻ tốt bụng… và cả kẻ khôn ngoan. Bác Hồ từng nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.” Bác luôn tin rằng đoàn kết là sức mạnh. Bác đã đoàn kết toàn thể dân tộc Việt Nam từ nông dân, công nhân, tiểu thương, trí thức, từ già tới trẻ, cùng nhau đứng lên đuổi bọn xâm lăng tàn ác. Nhờ thế, dân tộc Việt Nam mới giành lại được chủ quyền, dân chúng được tự do sống, học tập và lao động trên chính mảnh đất của mình. Há chẳng phải con đường khôn ngoan đó sao?

Các bạn có nhớ chuyện “Bó đũa” và triết lí “Chia nhỏ ra thì yếu, gộp lại thì mạnh”? Anh em trong nhà nên sống hòa thuận, giúp đỡ lẫn nhau. Cũng giống như bẻ một bó đũa. Bẻ từng chiếc, từng chiếc rất đơn giản nhưng rất khó để bẻ cả bó đũa cùng lúc. Anh em cùng nhà nếu biết đồng lòng, thì không gì là không thể làm được. Và ngược lại, nếu anh em trong gia đình luôn xích mích, xung đột sẽ kéo theo nhiều hệ lụy đáng tiếc. Hàng năm có biết bao vụ kiện tụng vì tranh chấp đất đai giữa anh em trong nhà. Báo chí ngày ngày đưa tin, hay tẩm xăng đốt nhà thậm chí giết anh, em ruột vì mâu thuẫn tiền bạc, gia sản… Thật đáng buồn và cũng thật đáng giận!

Ngày nay, khi xã hội bước vào toàn cầu hóa, nền kinh tế hội nhập, Việt Nam buộc phải tham gia vào sân chơi với các nước lớn. Lúc này đây, sự đoàn kết của dân tộc Việt Nam càng cần thiết hơn cả. Bởi nếu chúng ta không đồng tâm hiệp lực giữ gìn, bảo vệ và xây dựng quốc gia sẽ dễ bị các nước lớn thao túng và dần “nuốt chửng”. Nói cách khác, nếu chúng ta khôn ngoan, chúng ta nên biết đoàn kết lại để “đối đáp người ngoài” đúng cách. Đúng cách tức là chính nghĩa và nhân văn.

 

Đến đây, tôi chợt nhớ ra câu nói của Michael Jordan “Người tài giỏi sẽ chiến thắng trò chơi, nhưng tinh thần đồng đội và trí óc giành chức vô địch.”. Tôi tin Việt Nam đã từng “giành chức vô địch” trong quá khứ và sẽ “vô địch” trong tương lai.

Bài học:

“Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”

vẫn còn đó và nguyên giá trị của nó. Chỉ có điều ta có biết vận dụng giá trị đó một cách đúng đắn và hợp lí hay không mà thôi.

6 tháng 1 2022

Phan Châu Trinh (1872-1926), là một nhà hoạt động cách mạng sôi nổi và mạnh mẽ nhất trong những năm đầu của thế kỷ XX, ông là người đầu tiên đề xướng phong trào cứu nước kiểu dân chủ, đòi bác bỏ chế độ quân chủ phong kiến sớm nhất ở Việt Nam. Trong suốt cuộc đời mình Phan Châu Trinh đã từng đi đến nhiều nơi để theo đuổi lý tưởng giải phóng dân tộc lúc ở Pháp, lúc ở Nhật. Tuy nhiên vì một số hướng đi sai lầm mà ông cũng như Phan Bội Châu vẫn chưa tìm ra được một con đường cứu nước đúng đắn và phù hợp với đặc điểm lúc bấy giờ của đất nước. Không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng sôi nổi, Phan Châu Trinh còn là một nhà thơ, nhà văn chính luận có nhiều tác phẩm đặc sắc. Đập đá ở Côn Lôn là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của ông, được viết trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, ấy là khi Phan Châu Trinh bị thực dân Pháp khép vào tội xúi giục nhân dân Trung Kỳ chống thuế và bị bắt đày ra Côn Đảo, bị buộc phải lao động khổ sai với công việc khai thác đá.

 

Trước hết trong bốn câu thơ đầu tác giả đã thể hiện quan điểm của mình về chí làm trai, đồng thời thông qua đó cũng bộc lộ những sự vất vả, cực nhọc của công việc lao động khổ sai khi bị lưu đày tại Côn Đảo.

"Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn"

Câu thơ đầu tiên "Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn" đã mở ra cho người đọc một hình dung về bối cảnh không gian rộng lớn, đồng thời thông qua đó tọa dựng tầm vóc và tư thế hiên ngang của con người trong trời đất, bộc lộ khí phách của một người anh hùng, sừng sững giữa đất trời. Trong đó hai từ "làm trai" nhắc nhở độc giả về quan niệm chí nam nhi trong nền giáo dục truyền thống mà cụ thể ấy là Nho học, người ta luôn quan niệm rằng làm trai thì phải trả món nợ công danh, phải làm nên sự nghiệp, đáp đền cho Tổ quốc, đồng thời lừng lẫy với núi sông, xứng đáng là bậc nam tử hán đại trượng phu chí lớn rộng khắp đất trời. Có thể thấy quan niệm truyền thống về chí làm trai đã từng xuất hiện rất nhiều trong thơ ca xưa ví như Nguyễn Công Trứ có "Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông/ Cho thỏa sức vẫy vùng trong bốn bể", hay Phan Bội Châu với "Làm trai phải lạ ở trên đời" tức là không cam chịu cuộc sống tầm thường, mà luôn hướng tới những lý tưởng vĩ đại phi thường, tiêu biểu như sự nghiệp giải phóng dân tộc. Hoặc xa hơn nữa còn có Phạm Ngũ Lão với "Nam nhi vị liễu công danh trái/Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu", ý bảo nam nhi mà chưa trả được nợ công danh thì ắt phải xấu hổ khi nghe chuyện nhà Gia Cát. Tương tự vậy trong Đập đá ở Côn Lôn của Phan Chu Trinh ông viết "Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn/ Lừng lẫy làm cho lở núi non", tức là thể hiện lòng kiêu hãnh, ý chí tự khẳng định mình, khát vọng hành động mãnh liệt, sẵn sàng làm nên những việc lừng lẫy rung chuyển núi sông. Đặc biệt nhân vật trữ tình với tư thế "đứng giữa" đất Côn Lôn, đối diện với núi non sừng sững, lại càng làm nổi bật lên vẻ đẹp oai hùng, hiên ngang của trang nam tử với ý chí cao ngút trời xanh. Khẳng định tầm vóc của con người khi đứng trước thiên nhiên, trời đất không hề bị lu mờ mà càng trở nên, rõ ràng, sắc nét, mang vẻ đẹp hùng tráng, mà vẻ đẹp ấy vốn toát ra từ chính ý chí nam nhi, từ những khát vọng to lớn trong công cuộc giải phóng dân tộc vĩ đại. Ở ba câu thơ tiếp, dù miêu tả công việc lao động khổ sai, cực nhọc khi tay cầm búa, dùng sức người đập đá, với khối lượng công việc lớn, thế nhưng giọng điệu thơ của Phan Châu Trinh ở đây lại hết sức mạnh mẽ, hùng hồn như đang bước vào một trận chiến mãnh liệt. Các từ ngữ mang sắc thái mạnh như "lừng lẫy", "đánh tan", "đập bể", thể hiện được sức mạnh, tầm vóc của con người trong những công việc lao động vất vả, nhưng không hề vì thế mà nao núng, chán chường. Trái lại từ một công việc lao động khổ sai vất vả, Phan Châu Trinh đã biến nó thành một công cuộc chinh phục thiên nhiên đầy thách thức, mà con người trong đó luôn tràn trề sức sống, sinh lực, sẵn sàng chinh phục mọi đỉnh cao. Bộc lộ khẩu khí ngang tàn, ngạo nghễ của một con người tuy chịu cảnh tù đày thế nhưng vẫn hiên ngang mạnh mẽ, tinh thần lạc quan, tầm vóc sáng ngang sơn hà. Tạo dựng được một tượng đài về người anh hùng vượt lên trong nghịch cảnh, chiến thắng số phận, với khí phách hiên ngang lẫm liệt, sừng sững giữa đất trời, cũng như trong chính lòng giặc thù.

 

Nếu như 4 câu thơ đầu tập trung thể hiện khí phách, tầm vóc của người anh hùng giữa đất trời, thì ở bốn câu thơ cuối vẻ đẹp tâm hồn của Phan Châu Trinh lại càng được bộc lộ một cách rõ ràng, bổ sung cho phong thái ngạo nghễ, hiên ngang của người anh hùng trước những hoàn cảnh khó khăn, ngục tù, luôn giữ vững niềm tin và ý chí sắt son vào con đường mình đã chọn không đổi dời.

"Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!"

Để nhấn mạnh cho vẻ đẹp tâm hồn kiên định, ý chí mạnh mẽ, cũng như chí lớn nam nhi của mình tác giả đã tinh tế dùng thế tương quan đối nghịch giữa các sự thể trong hai câu thơ 5 và 6 "Tháng ngày bao quản thân sành sỏi/Mưa nắng càng bền dạ sắt son". Trong đó "tháng ngày" và "mưa nắng" là chỉ những khó khăn vất vả với cuộc sống tù đày dài đằng đẵng ngày này qua tháng khác không biết hồi kết, còn mưa nắng là để chỉ những nỗi khó nhọc, gian lao trong quá trình lao động khổ sai mà người tù phải gánh chịu. Tuy nhiên đối lập với những khó khăn này, thì "tháng ngày" chỉ càng làm cho thân thể, ý chí người chiến sĩ thêm bền bỉ, dẻo dai, với một tấm "thân sành sỏi", còn "mưa nắng" cũng chỉ khiến cho tấm lòng, tâm hồn tác giả thêm vững chãi, một lòng kiên trung với lý tưởng cách mạng, cứu nước, "càng bền dạ sắt son". Có thể nói rằng chính những khó khăn vất vả trong cảnh tù đày càng khiến người chiến sĩ cách mạng thêm quyết tâm và tin tưởng vào sự nghiệp, lý tưởng mà mình đang theo đuổi, càng trở nên mạnh mẽ và hiên ngang giữa trời đất, chứ không thể làm suy sụp hay chán chường trước nghịch cảnh.

 

Đến câu thơ thứ 7 "Những kẻ vá trời khi lỡ bước", khiến ta dễ dàng liên tưởng đến truyền thuyết bà Nữ Oa đội đá vá trời cứu muôn vạn sinh linh, đó là một sự kiện phi thường mà không phải ai cũng có thể làm được. Thì ở đây bản thân Phan Châu Trinh cũng ví công cuộc tìm đường cứu nước, làm cách mạng của mình chính là một công việc "vá trời" khác, bởi lẽ trong thế kỷ XX ấy dường như người ta chẳng thể tin vào việc một con người nhỏ bé có thể lãnh đạo một dân tộc nhỏ bé chống lại bọn đế quốc hung tàn mạnh mẽ được. Điều này càng thể hiện được cái chí lớn và khí phách anh hùng của Phan Châu Trinh trước một thời đại đầy biến động, chính vì thế với công việc mà vốn không ai tưởng tượng nổi ông cũng đã mạnh dạn mưu đồ thì chừ có há chi mấy "việc con con" như cảnh lao tù khổ sai khi lỡ bước. Thể hiện ý chí quyết tâm mạnh mẽ, niềm tin hướng về một ngày tự do không xa của tác giả, đồng thời là sự coi thường những phương cách bỉ ổi của bè lũ thực dân đối với những chí sĩ yêu nước như tác giả.

Đập đá ở Côn Lôn là một bài thơ hay, thể hiện rất rõ vẻ đẹp, tư thế hiên ngang sánh ngang với trời đất của người làm trai trước một thời đại nhiều biến động dữ dội của đất nước. Đồng thời cũng bộc lộ rất rõ những vẻ đẹp trong tâm hồn tác giả ấy là tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc, ý chí quyết tâm chống giặc cứu nước, lý tưởng một lòng làm cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách ngục tù của thực dân, đế quốc đồng thời còn thể hiện ý chí sắt đá, mạnh mẽ, vượt qua được tất cả mọi gian lao vất vả mà vẫn giữ được tấm lòng son sắt với Tổ quốc.

Các vế của câu ghép có quan hệ nguyên nhân - kết quả.

Qua cụm từ : Giá - thì ( nhưng từ ngữ này được ẩn đi ).

25 tháng 12 2020

Dùng dấu phẩy 

15 tháng 3 2018

Bn tìm câu hỏi này nha sẽ có câu trả lời cho bạn: 

http://olm.vn/hoi-dap/question/1179077.html