K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

  1. Hồng hạc: lớp chim, sống trên cạn, gần những nơi có nước hay ao cạn
  2. Lươn: lớp cá, sống ở nơi nhiều bùn, đất sét, có thể chịu lạnh đến 0 độ C
  3. Cá sấu: lớp bò sát, sống dưới nước lẫn trên cạn, nó là loài bò sát duy nhất có tim 4 ngăn
  4. Cá đuối: lớp cá, sống ở biển
  5. Cá heo: lớp cá, sống ở biển
25 tháng 10 2018

1+1=2

2+1=?

25 tháng 10 2018

Mình thấy bà vợ ấy rất lắm chuyện và tham lam hơn cả ông lão lúc thì đòi máng mới, nhà, danh vị,... 

=>Mk thấy ông lão rất đáng thương và bà lão rất tham lam, bội bạc.

Học tốt!!!

#Just Crazy#

25 tháng 10 2017

1, 

 Việt Nam nổi tiếng bởi kho tàng văn học dân gian đồ sộ, phong phú với đầy đủ các thể loại. Đối với trẻ em Việt Nam mà nói những câu chuyện cổ tích dường như đã in sâu vào trong tâm thức tuổi thơ, đó là những câu chuyện mà bà, mẹ kể mỗi khi đêm về, hay khi gia đình cùng tụ tập bên bếp lửa. Cũng giống như Việt Nam, các nước trên thế giới cũng có rất nhiều những câu chuyện cổ tích hay, gắn liền với tuổi thơ của các bạn thiếu nhi và cũng truyền tải được những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Trong chương trình học của sách ngữ văn lớp sáu tập một cũng đã được đưa vào một truyện cổ tích nước ngoài rất hay và ý nghĩa, đó là câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” của A. Pushkin.

Truyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con cá vàng” khai thác xung quanh câu chuyện ông lão đánh cá đã cứu con cá vàng và được con cá này cho những những điều ước. Vốn bản tính thật thà ông lão đánh cá không hề đòi hỏi gì việc trả ơn cả. Nhưng vợ của lão không vậy, mụ ta là một mụ đàn bà tham lam và chính sự tham lam không có bờ bến ấy đã khiến cho mụ ta có một bài hoc đích đáng. Truyện ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu và phê phán đối với những người tham lam, sống bội bạc, vì vật chất mà không màng đến tình nghĩa. Và chính sự tham lam ấy cuối cùng sẽ không nhận được bất kì sự mầu nhiệm nào, cuộc sống trở về xuất phát điểm như ban đầu của mụ ta, đó là bên chiếc máng lợn cũ.

Trong câu chuyện này không chỉ đề cập đến lòng tham không đáy gây phẫn nộ của mụ vợ còn nói về sự nhân hậu, hiền lành của ông lão. Hình ảnh ông lão hiện lên với vẻ chân chất, chịu thương, chịu khó và cũng chính vì quá hiền lành mà luôn bị mụ vợ bắt nạt, miệt thị nguyền rủa bằng những lời lẽ cay độc nhất. Trước hết, nhà văn Pushkin đã xây dựng ông lão đánh cá là một người ngư dân thật thà, nhân hậu. Cuộc sống của ông tuy nghèo nhưng ông không chán nản mà ngược lại có phần hạnh phúc. Nếu theo dõi hết câu chuyện cổ tích này ta có thể thấy giai đoạn đầu khi ông lão còn nghèo khó lại chính là khoảng thời gian mà ông cảm thấy hạnh phúc nhất, ông có cuộc sống nghèo đói, bên một túp lều nát nhưng vợ chồng yên ấm, hòa thuận làm ăn.

25 tháng 10 2017

sai rồi , ngắn thôi bạn

9 tháng 9 2020

Giúp mk vs mk đang cần gấp

9 tháng 9 2020

tham khảo

https://h.vn/hoi-dap/question/418800.html

21 tháng 2 2019
STTTầm quan trọng của của động vậtTên động vật
1Thực phẩm.......gà,bò lợn.................................................
2Dược liệu.......sam,cá ngựa,khỉ ong,...............................................
3Nguyên liệu........sò,trai,cá ,gà.................................................
4Nông nghiệp.........trâu,bò,gà, lợn................................................
5Làm cảnh...........chim,cá vàng,rùa,................................................
6Vai trò trong tự nhiên..........chim,ếch ,kiến vàng,cá ...............................................
7Động vật có hại với đời sống con người.........muỗi,kiến ,rắn độc ,.................................................
8Động vật có hại đối với nông nghiệp.........chuột,ốc sên,sâu................................................
STTTầm quan trọng của động vậtĐộng vật
1Thực phẩmRươi, ốc, mực, tôm, cá, ếch, rắn, gà,...
2

Dược liệu 

Cá ngựa, khỉ, ong mật, cá mập,...
3Nguyên liệu Sò, trai, cá, gà,..
4Nông nghiệpTrâu, bò, gà, lợn,...
5Làm cảnhCá, chim, rùa,..
6Có vai trò trong tự nhiênChim, ếch, kiến vàng, ong,...
7Động vật có hại đối với con ngườimuỗi, ruồi, cá nóc, vắt, đỉa,...
8Động vật có hại đối với nông nghiệpChuột, kiến, ốc sên, sâu, châu chấu,...
5 tháng 10 2019

I. TÓM TẮT TRUYỆN ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG

Một ông lão đánh cá nghèo ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai kéo lưới được cây rong, lần thứ ba thì bắt được con cá vàng. Cá vàng kêu van, hứa trả ơn và ông lão đã thả.

Mụ vợ biết chuyện, mắng lão một trận và năm lần bắt ông ra biển, đòi cá vàng đáp ứng những yêu cầu của mụ:

Lần thứ nhất, mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.

Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn" và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng mội cái nhà rộng.

Lần thứ ba, mụ vợ "mắng như tát nước vào mặt" ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.

Lần thứ tư, mụ vợ lại "nổi trận lôi đình" và đòi cá cho làm nữ hoàng.

Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.

Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho và ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng có mấy lần ông lão ra biển gọi con cá vàng? Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Hãy nêu tác dụng của biện pháp này.

Trả lời:

- Trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng có năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng.

+ Lần 1: Thế là ông lão đi ra biển

+ Lần 2: Thế là ông lão lại đi ra biển

+ Lần 3: Ông lão lại lóc cóc ra biển

+ Lần 4: Ông lão đành lủi thủi ra biển.

+ Lần 5: Ông lại đi ra biển

- Việc kể lại những lần ông, lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Biện pháp này có mấy tác dụng sau:

+ Tạo nên tình huống, gây hồi hộp cho người nghe.

+ Sự lặp lại ở đây không phải là sự lặp lại nguyên xi mà có những chi tiết thay đổi, tăng tiến (cảnh biển thay đổi, lòng tham của mụ vợ tăng lên). Vì vậy, mỗi lần truyện lặp lại là mỗi lần có chi tiết mới xuất hiện. Đây là sự lặp lại tăng tiến.

+ Qua những lần lặp lại, tính cách các nhân vật (ông lão, mụ vợ, cá vàng) và chủ đề của truyện được tô đậm dần.

2. Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Trong truyện, ông lão nầm lần ra biển gọi cá vàng, mỗi lần như thế cảnh biển lại thay đổi:

- Lần 1: Biển gợn sóng êm ả.

- Lần 2: Biển xanh đã nổi sóng.

- Lần 3: Biển xanh nổi sóng dữ dội.

- Lần 4: Biển nổi sóng mù mịt.

- Lần 5: Một cơn giông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

⟹ Việc liệt kê tăng tiến, cho thấy rõ phản ứng của biển tương ứng với những đòi hỏi ngày càng vô lý, quá quắt của mụ vợ ông lão đánh cá.

3. Em có nhận xét gì về lòng tham và sự bội bạc của nhân vật mụ vợ? Sự bội bạc của mụ đối với chồng đã tăng lên như thế nào? Khi nào sự bội bạc của mụ đi đến tột cùng?

Trả lời:

* Lòng tham không đáy và sự bội bạc của mụ vợ ngày càng quá quắt:

- Lần 1: đòi máng lợn mới ⟹ đòi hỏi vật chất.

- Lần 2: đòi một cái nhà rộng ⟹ đòi hỏi vật chất (tăng lên).

- Lần 3: muốn làm nhất phẩm phu nhân ⟹ đòi hỏi của cải và danh vọng

- Lần 4: muốn làm nữ hoàng ⟹ đòi hỏi của cải, danh vọng và quyền lực.

- Lần 5: muốn làm Long Vương, bắt cá vàng hầu hạ và làm theo ý muốn của mụ ⟹ đòi hỏi một địa vị đầy quyền uy nhưng không có thật và một quyền phép vô hạn.

Lòng tham của mụ vợ cứ tăng mãi không có điểm dừng. Mụ muốn có tất cả mọi thứ: của cải, danh vọng, quyền phép vô hạn.

* Đốì với chồng, thái độ bội bạc của mụ ngày càng tăng lên:

- Mụ mắng chồng là đồ ngốc (đòi máng lớn)

- Mụ quát to hơn: đồ ngu (đòi nhà)

- Mụ mắng như tát nước vào mặt: "Đồ ngu, ngốc sao ngốc thể (đòi làm nhất phẩm phu nhân).

- Mụ giận dữ, nổi trận lôi đình tát vào mặt ông lão: "mày dám cãi... ” (đòi làm nữ hoàng).

- Mụ lại nổi cơn thịnh nộ, sai người đi bắt ông lão đến (đòi làm Long Vương)

Những chi tiết ấy chứng tỏ: lòng tham càng lớn thì tình nghĩa vợ chồng càng nhỏ lại, rồi tiêu biến.

Với lòng tham không đáy, mụ vợ đòi hỏi tất cả mọi thứ con người có thể có, chưa đủ, mụ còn muốn chính cá vàng cũng trở thành đầy tớ hầu hạ mụ để tuỳ mụ sai khiến. Mụ không muốn đòi hỏi cá vàng qua trung gian là ông lão đánh cá nữa, mụ muốn gạt bỏ ông lão đi - ân nhân đã trở thành chướng ngại. Sự bội bạc của mụ đến đây đã đi tới tột cùng, người và trời đều không dung tha.

4. Câu chuyện đã được kết thúc như thế nào? Ý nghĩa của cách kết thúc đó.

Trả lời:

Kết thúc truyện, vợ chồng ông lão trở về cảnh sống như xưa. Với ông lão kết thúc như thế, ông lão không mất gì cả mà chỉ như vừa qua một cơn ác mộng. Còn đối với mụ vợ thì đó là một sự trừng trị thích đáng. Cá vàng không chỉ lấy đi những gì nó đã cho mà còn lấy nhiều hơn thế. Mở đầu truyện, mụ vợ sống trong cảnh nghèo khó mà chưa hề nếm trải sung sướng giàu sang. Kết thúc truyện, sau khi mụ đã được sống qua tột đỉnh giàu sang, danh vọng mà lại phải trở về cảnh nghèo khó ban đầu, điều đó thực chẳng dễ chút nào.

5. Cá vàng trừng trị mụ vợ vì tội tham lam hay tội bội bạc? Hãy nêu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng con cá vàng.

Trả lời:

* Cá vàng trừng trị mụ vợ vì cả hai tội. Cả hai tội đều nặng, nhưng có lẽ, tội bội bạc là tội lớn hơn.

* Ý nghĩa tượng trưng của hình tượng cá vàng:

- Cá vàng tượng trưng cho sự biết ơn, tấm lòng vàng củạ nhân dân đôì với những người nhân hậu đã cứu giúp cõi người khi hoạn nạn, khó khăn. Cá vàng đại diện cho lòng tốt, cái thiện.

- Cá vàng còn tượng trưng cho một chân lí khác của nhân dân: trừng trị đích đáng những kẻ tham lam, bội bạc.

LUYỆN TẬP

Có người cho rằng truyện này đặt tên là Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng. Ý kiến của em thế nào?

Trả lời:

Không thể đặt như vậy vì:

- Về mặt hình thức: nhan đề quá dài

- Mụ vợ ông lão đánh cá là nhân vật chính, triển khai theo mạch mức độ tăng tiến theo những đòi hỏi vô lý của mụ nhưng sự đối thoại trực tiếp trong truyện là ông lão - con cá.

- Câu chuyện tô đậm lòng tốt, tính thiện của con người.

5 tháng 10 2019

Câu 1

Bố cục: 3 đoạn

- Đoạn 1 (Từ đầu ... đến “kéo sợi”): Giới thiệu nhân vật và tình huống truyện.

- Đoạn 2 (Tiếp theo ... đến “ý muốn của mụ”): Sự đền ơn của cá và lòng tham của mụ vợ.

- Đoạn 3 (Còn lại): Sự trừng trị của cá vàng.

Nội dung chính: Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu. Phê phán, nêu ra bài học đích đáng cho thói nhu nhược, tham lam, bội bạc.

Trả lời câu 1 (trang 96, SGK Ngữ văn 6, tập 1):

- Trong truyện, có 5 lần ông lão ra biển gọi cá vàng.

- Tác dụng của biện pháp lặp lại này là: mang tính chất tăng tiến có tác dụng khắc sâu, tô đậm tính cách nhân vật (sự phản ứng của biển cả, thái độ của cá vàng và sự tham lam của mụ vợ).

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 96, SGK Ngữ văn 6, tập 1):

Năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng, biển thay đổi như sau:

- Lần 1: biển gợn sóng êm ả.

- Lần 2: biển xanh đã nổi sóng.

- Lần 3: biển xanh nổi sóng dữ dội.

- Lần 4: biển nổi sóng mù mịt.

- Lần 5: cơn dông kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

=> Những thay đổi của biển tăng dần theo những đòi hỏi quá đáng của mụ vợ, thể hiện sự tức giận của thiên nhiên và cá vàng đối với sự tham lam.

Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 96, SGK Ngữ văn 6, tập 1):

- Lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ ngày càng tăng tiến, thể hiện sự quá quắt, không biết điều:

+ Lần 1: đòi máng lợn mới.

+ Lần 2: đòi một cái nhà rộng.

+ Lần 3: muốn làm nhất phẩm phu nhân.

+ Lần 4: muốn làm nữ hoàng.

+ Lần 5: muốn làm Long Vương, bắt cá vàng hầu hạ và làm theo ý muốn của mụ.

⟹ Lòng tham không đáy, được voi đòi tiên.

- Sự bội bạc của mụ đối với chồng:

+ Mụ mắng chồng là đồ ngốc khi đòi máng.

+ Mụ quát to hơn: đồ ngu khi đòi nhà.

+ Mụ mắng như tát nước vào mặt: “Đồ ngu! Ngốc sao ngốc thế!” khi đòi làm nhất phẩm phu nhân.

+ Mụ nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão khi đòi làm nữ hoàng.

+ Mụ lại nổi cơn thịnh nộ đòi làm Long Vương.

- Sự bội bạc của mụ đi tới tột cùng là lúc mụ muốn làm Long Vương, bắt cá vàng hầu hạ. => Cạn tình cạn nghĩa, mọi thứ mà mụ muốn đã đi quá giới hạn, người và trời đều không dung tha.

Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 96, SGK Ngữ văn 6, tập 1):

- Câu chuyện kết thúc với kết quả: ông lão và mụ vợ quay trở lại sống trong túp lều rách nát và cái máng lợn sứt mẻ.

- Ý nghĩa của cách kết thúc đó:

+ Những kẻ tham lam, bội bạc luôn bị trừng trị thích đáng.

+ Những gì không phải do bàn tay mình làm ra thì không bao giờ bền vững.

Câu 5

Trả lời câu 5 (trang 96, SGK Ngữ văn 6, tập 1):

- Cá vàng trừng trị mụ vì cả hai tội: tội tham lam và bội bạc.

- Ý nghĩa của tượng trưng của hình tượng con cá vàng:

+ Cá vàng tượng trưng cho sự biết ơn, tấm lòng vàng của nhân dân đối với những người nhân hậu đã cứu giúp con người trong hoàn cảnh khó khăn.

+ Cá vàng đại diện cho cái thiện.

+ Cá vàng còn tượng trưng cho một chân lí: những kẻ tham lam, bội bạc sẽ bị trừng trị thích đáng.

Ông lão : Sao nhà cửa lại thế này ? Lâu đài , cung điện nguy nga đâu rồi ? Cả binh lính đứng gác nữa ?

Mụ vợ : Mất tất cả rồi ! Mất tất cả rồi ! 

Ông lão : Có gì bà kể tôi nghe đi , rồi tôi sẽ có cách giải quyết .

Mụ vợ : Tôi đang ở trong lâu đài cung điện đẹp đẽ thì bỗng nhiên " Bụp " một cái , tất cả chỉ trong nháy mắt biến mất ! 

Ông lão : Đấy , bà thấy chưa , " tham thì thâm " là rất đúng đấy ! Nếu bà chỉ ước một vài điều ước nhỏ nhoi thôi thì không đến nỗi ... 

Mụ vợ : Tôi biết lỗi rồi , tha cho tôi nhé ! Tôi đã sai rồi ! Từ nay chúng ta sống hạnh phúc bên nhau và đừng có mối hiềm khích nữa nhé ! 

Thế là từ đó hai người sống hạnh phúc với nhau tới cuối đời .

23 tháng 2 2018

(ông) Vợ à chuyện đã qua thì đừng có bận tậm nữa.

        Tôi sẽ ngày ngày cố gằng làm việc để kiếm sống và làm giàu bản thân. 

(vợ nói) Ông à tôi thật có lỗi với ông bởi tính kiêu ngạo ham giàu mới xảy ra việc nay tôi thật hối hận giờ tôi sẽ cùng ông đi làm viêc.

23 tháng 2 2018

Ông lão: "Bà đã thấy tác hại của việc quá tham làm chưa?"

Bà lão: "Rồi, tôi đã thấy"

Ông: "Lúc đầu nhìn con cá vàng ấy, tôi chỉ muốn ước sao cho bà và tôi mãi hạnh phúc. Nhưng bà thấy đấy, chỉ vì nghĩ đến lợi ích của bản thân, bây giờ chúng ta phải ngồi lại và ngẫm nghĩ về cuộc sống này. Tôi và bà đã sống với nhau nhiều năm rồi, tôi biết bà tham lam như thế chỉ vì ham muốn của mình thôi. Tôi biết rõ tính bà, bởi vì tôi là chồng bà. Khi con cá thực hiện những điều ước đó, tôi đã nghĩ thà sống trong cuộc sống bần hàn mà tôi với bà bên nhau còn hơn. Bà thấy đấy, sự việc đã ra nông nỗi này rồi."

Bà: "Con người ai cũng có lúc tham lam. Có lẽ con cá đã tạo điều kiện để tôi có một bài học nhớ đời. Dù sao thì tôi cũng thích cuộc sống này hơn. Nào! Ông chồng của tôi, hãy cùng sống thật hạnh phúc nhé!"