K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3 2017

a)Địa hình

-Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.

+ Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá.

+ Biểu hiện của địa hình xâm thực mạnh còn là những hiện tượng cacxtơ với các hang động, suối cạn, thung khô. Các vùng thêm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.

- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông, rìa phía đông nam đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hằng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.

b)Sông ngòi

-Mạng lưới sông ngòi dày đặc, chỉ tính những con sông có chiều dài trên 10km thì nước ta đã có tới 2360 sông. Dọc bờ biển, trung bình cứ 2km lại gặp một cửa sông. Sông ngòi nước ta nhiều, nhưng chủ yếu là sông nhỏ.

-Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.

+ Tổng lượng nước là 839 tỉ m3/năm (trong đó 60% lượng nước là từ phần lưu vực nằm ngoài lãnh thổ).

+ Tổng lượng phù sa hằng năm của sông ngòi trên lãnh thổ nước ta là 200 triệu tấn.

-Chế độ nước theo mùa: nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mưa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy sông ngòi cũng diễn biến thất thường.



31 tháng 3 2017

a)Địa hình

-Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.

+ Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá.

+ Biểu hiện của địa hình xâm thực mạnh còn là những hiện tượng cacxtơ với các hang động, suối cạn, thung khô. Các vùng thêm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.

- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông, rìa phía đông nam đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hằng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.

b)Sông ngòi

-Mạng lưới sông ngòi dày đặc, chỉ tính những con sông có chiều dài trên 10km thì nước ta đã có tới 2360 sông. Dọc bờ biển, trung bình cứ 2km lại gặp một cửa sông. Sông ngòi nước ta nhiều, nhưng chủ yếu là sông nhỏ.

-Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.

+ Tổng lượng nước là 839 tỉ m3/năm (trong đó 60% lượng nước là từ phần lưu vực nằm ngoài lãnh thổ).

+ Tổng lượng phù sa hằng năm của sông ngòi trên lãnh thổ nước ta là 200 triệu tấn.

-Chế độ nước theo mùa: nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mưa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy sông ngòi cũng diễn biến thất thường.

4 tháng 3 2018

    - Địa hình: quá trình xâm thực - bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại. Do chịu tác động của nền nhiệt độ cao, lượng mưa lớn với hai mùa khô, ẩm nên quá trình xâm thực, rửa trôi ở miển núi và bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu diễn ra mạnh.

    - Sông ngòi: mạng lưới dày đặc; nhiều nước, giàu phù sa; chế độ nước theo mùa.

4 tháng 2 2016

Đây là câu trả lời của mình. Bạn có thể tham khảo:

**) Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua thành phần sông ngòi nước ta :

-Mạng lưới sông ngòi dày đặc, chỉ tính những con sông có chiều dài trên 10km thì nước ta đã có tới 2360 sông. Dọc bờ biển, trung bình cứ 2km lại gặp một cửa sông. Sông ngòi nước ta nhiều, nhưng chủ yếu là sông nhỏ.

-Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.

+ Tổng lượng nước là 839 tỉ m3/năm (trong đó 60% lượng nước là từ phần lưu vực nằm ngoài lãnh thổ).

+ Tổng lượng phù sa hằng năm của sông ngòi trên lãnh thổ nước ta là 200 triệu tấn.

-Chế độ nước theo mùa: nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mưa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Chế độ mưa thất thường làm cho chế độ dòng chảy sông ngòi cũng diễn biến thất thường.

**) Sông ngòi nước ta có đặc điểm nêu trên là do :

-Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có lượng mưa lớn đã làm cho quá trình cắt xe địa hình diễn ra mạnh nên nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.

-Do mưa nhiều nên sông ngòi nước ta có lượng mưa lớn, hơn nữa sông nước ta còn nhận một lượng nước lớn từ lưu vực nằm ngoài lãnh thổ.

-Do quá trình xâm thực mạnh ở vùng đồi núi nên sông ngòi giàu phù sa.

-Do mưa theo mùa nên sông ngòi nước ta có chế độ nước theo mùa.



 


 

25 tháng 1 2018

visit

4 tháng 2 2016

Đây là câu trả lời mang tính chủ quan của mình. Bạn có thể tham khảo :

Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua địa hình nước ta  : 

-Xâm thực mạnh ở miền đồi núi:

+Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá.

+Biểu hiện của địa hình xâm thực mạnh còn là những hiện tượng cacxtơ với các hang động, suối cạn, thung khô. Các vùng thêm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.

- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng : hạ lưu sông, rìa phía đông nam đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hằng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.



 

24 tháng 5 2016

Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua địa dình hay địa hình Việt Nam thể hiện tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa với các biểu hiện:

- Bên trên địa hình được phủ bởi lớp vỏ phong hóa dày, lớp đất dày, lớp phủ thực vật và rừng. Vì  vậ, địa hình mềm mại.

- Mạng lưới sông ngoài dày đặc, lực vận chuyển phù sa lớn, hình thành đồng bằng châu thổ ven biển.

- Sinh vật nhiệt đới phát triển hình thành các dạng địa hình đặc biệt do sinh vật: đầm lầy, bãi triều, bờ biển san hô...

- Ở miền núi có độ dốc lớn, khi mất lớp phủ thực vật xảy ra hiện tượng đất trượt, đá lở.

 

31 tháng 3 2017

a)Đất

-Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Trong điều kiện nhiệt đới ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan (Ca2+, Mg2+, K+) làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ oxit sắt (Fe2O3) và oxit nhôm (Al2O3) tạo ra màu đỏ vàng.

-Đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta và dễ bị suy thoái.

b)Sinh vật

Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là rừng rậm nhiệt đới lá rộng thường xanh. Hiện nay, rừng nguyên sinh còn lại rất ít, phổ biến là rừng thứ sinh với các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa biến dạng khác nhau, từ rừng gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thư khô rụng lá tới xa van, bụi gai nhiệt đới.

- Trong giới sinh vật, thành phần các loại nhiệt đới chiếm ưu thế.

+ Thực vật phổ biến là các loài thuộc các họ cây nhiệt đới như họ Đậu, Vang, Dâu tằm.

+ Động vật trong rừng là các chim thú nhiệt đới, nhiều nhất là công, tri, gà lôi, vẹt, khỉ, vượn, nai, hoẵng…Ngoài ra, các loài bò sát, ếch nhái, côn trùng cũng rất phong phú.

- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta.



8 tháng 5 2017

Đáp án: A

Giải thích: SGK/29, địa lí 12 cơ bản.

14 tháng 12 2018

Đáp án A

Biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa là sự xâm thực mạnh ở đồi núi và bội tụ phù sa ở miền đồng bằng

28 tháng 1 2019

Giải thích: Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nền nhiệt cao và lượng mưa lớn nên có tác động rất lớn đến các thành phần tự nhiên khác (địa hình, sông ngòi, thổ nhưỡng và sinh vật). Biểu hiện rõ rệt nhất của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta là sự xâm thực mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng đồng bằng, hạ lưu các con sông lớn.

Đáp án: A

18 tháng 4 2017

  Những biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa là:

  – Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.

     + Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá

     + Biểu hiện của địa hình xâm thực mạnh còn là những hiện tượng đất trượt, đá lở.

     + Ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình cacxtơ với các hang động, suối cạn, thung khô.

     + Các vùng thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng.

  – Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.

     + Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh bề mặt địa hình ở miền đồi núi là sự bồi tụ mở mang nhanh chóng các đồng bằng hạ lưu sông.

     + Rìa phía đông nam các đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hằng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.

  – Sinh vật nhiệt đới hình thành một số dạng địa hình đặc biệt : đầm lầy than bùn (U Minh), bãi triều đước – vẹt (Cà Mau), các bờ biển san hô.

  - Sông ngòi:

     + Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Con sông có chiều dài hơn 10 km, nước ta có 2.360 con sông. Trung bình cứ 20 km đường bờ biển gặp một cửa sông.

     + Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa. Tổng lượng nước là 839 tỷ m3/năm. Tổng lượng phù sa hàng năm khoảng 200 triệu tấn.

     + Chế độ nước theo mùa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô. Chế độ mưa thất thường cũng làm cho chế độ dòng chảy của sông ngòi cũng thất thường.

12 tháng 1 2018

HƯỚNG DẪN

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

+ Chỉ tính những con sông có chiều dài trên 10 km thì trên toàn lãnh thổ đã có 2360 sông. Dọc bờ biển, trung bình cứ 20 km lại gặp một cửa sông.

+ Sông nhiều, nhưng phần lớn là sông nhỏ. Trong tổng số các sông dài trên 10km, có đến 93% là các sông nhỏ và ngắn (diện tích lưu vực dưới 500km2). Các sông lớn như sông Hồng, Mê Công (Cửu Long) chỉ có phần trung lưu và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều với cường độ lớn tập trung vào một mùa trên địa hình 3/4 là diện tích đồi núi với độ dốc lớn đã cắt xẻ tạo thành mạng lưới sông ngòi dày đặc.

- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.

+ Lượng nước lớn, tổng lượng nước là 839 tỉ m3/năm (trong đó 60% lượng nước là từ phần lưu vực bên ngoài lãnh thổ). Nguyên nhân chủ yếu do lượng mưa lớn (trung bình năm từ 1500 - 2000mm).

+ Tổng lượng phù sa hằng năm của sông ngòi trên lãnh thổ nước ta khoảng 200 triệu tấn/năm. Nguyên nhân do mưa nhiều, tập trung vào một mùa với cường độ lớn trên địa hình có 3/4 đồi núi với độ dốc lớn, lớp vỏ phong hóa dày, nhiều nơi mất lớp phủ thực vật...  

- Chế độ nước theo mùa.

+ Nhịp điệu của dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mưa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô. Lượng nước mùa lũ gấp 2 - 3 lần, có nơi đến 4 lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm. (Mùa lũ trên các sông ở Bắc Bộ từ tháng 6 - 10, ở Trung Bộ: 9-12, ở Nam Bộ: 7 - 11; nhìn chung đến muộn hơn mùa mưa 1 tháng và kết thúc đồng thời với thời gian mùa mưa).

+ Đỉnh lũ của sông ngòi tương ứng với thời gian đỉnh mưa. (Đỉnh lũ của các sông ở Bắc Bộ là tháng VIII, Trung Bộ: XI, Nam Bộ: X).

+ Chế độ mưa diễn biến thất thường làm cho chế độ dòng chảy cũng diễn biến thất thường.