K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 9 2016

Đã được ba năm rồi, em được ngồi học tập dưới mái trường tiểu học Minh Sơn. Ba năm em gắn liền với ngôi trường này, với bao nhiêu kỉ niệm buồn vui, bên cạnh các bạn và thầy cô thân yêu. Em rất tự hào khi được là học sinh học tập và trưởng thành hơn từ mái trường này.

Mái trường em đang học tập mang tên Trường tiểu học Minh Sơn nằm trên địa bàn em đang sinh sống. Ngôi trường cấp bốn nằm cạnh cánh đồng lúa rộng mênh mông, nhìn ra phía trước chỉ nhìn thấy lúa và lúa bạt ngàn. Có lẽ chính điều này đã tạo nên không gian thoáng đãng cho ngôi trường.

 

Ngôi trường được chia thành 5 dãy cấp 4, mỗi dãy tương ứng với 1 khối xếp hình chữ U nhìn rất đẹp mắt. Mỗi lớp học đều được sơn màu vàng nhạt ở bên ngoài, mái ngói màu đỏ nhưng đã bị lớp rêu phong phủ đầy trên mái. Điều này mới chứng tỏ được sự lâu bền cùng năm tháng của ngôi trường này.

Ở bên trong trường được sơn màu xanh nhạt nhìn rất dịu nhẹ. Những chiếc bàn gỗ ngăn nắp được kê san sát vào nhau. Không ai được vẽ bậy lên bàn ghế mà mình đang ngồi, nếu bị phát hiện sẽ bị cô giáophạt. Tấm bảng màu đen cũ kĩ không biết có từ bao giờ, chỉ biết rằng 3 năm rồi chúng em vẫn chăm chú nghe cô giảng bài trên chiếc bảng thời gian đó. Tuy bảng màu đen nhưng rất mịn và nhìn chữ rất rõ.

Ở trên sân trường có rất nhiều loại cây lâu năm, nào cây bàng, cây xà cừ, cây phượng, cây bằng lăng. Mỗi loại cây đều có một đặc trưng riêng. Khi mùa hè đến, tiếng ve kêu râm ran hoa phượng nở đỏ rợp trời, hoa bằng lăng nở tím một góc. Đó cũng là lúc chúng em bước vào một kì nghỉ hè mới.

Ở sau trường em có một cái sân bằng đất rất to, là nơi mà chúng em tập thể dục mỗi khi đến giờ. Ở 4 góc của chiếc sân này có 4 cây bàng xung quanh, tỏa bóng rất mát mỗi khi chúng em ngồi nghỉ ngơi.

Văn phòng của thầy cô giáo nằm ở một góc, gần với nhà xe của học sinh nên thường đông vui và nhộn nhịp.

Sừng sững giữa sân trường là cột cờ cao chót vót như chọc lên nền trời xanh thẳm màu đỏ của lá cờ tạo nên vẻ uy nghiêm. Đó là nơi mà sáng thứ 2 đầu tuần chúng em vẫn ngước nhìn lên để chào cờ, lắng nghe tiếng cô giáo hiệu trưởng phổ biến kế hoạch sắp tới.

Em rất tự hào khi học ở mái trường này, sau này khi xa nơi đây chắc chắn em sẽ nhớ về nơi này rất nhiều.

21 tháng 10 2018

Không biết tự bao giờ, cùng với bến nước sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỉ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú cuội. Nhớ vô cùng điệu lí cây đa người thương ta đã hát. Cây đa bến nước sân đình phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hóa không thể thiếu được của làng quê?

Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng. Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hóa thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới chín cội lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ, cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh.

Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có nhiều lá rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xòa bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt. Lá đa xanh ngắt bốn mùa chim gọi về làm tổ. Trong vòm lá, chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.

Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không có quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngát. Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khỏe chắc kiên cường. Bởi thế giá trị tinh thần của cây đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa để làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách.

Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát làng dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sĩ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế!

Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mĩ gốc đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm làng. Phải chăng "thân cây đa" cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng.

Bác Hồ - người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỉ Dậu (1969) Tết cuối cùng của đời người, Người đã kịp trồng cây đa cuối cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá tỏa bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho "cây đa bến nước sân đình" mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hóa Việt Nam.

21 tháng 10 2018

"Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu..."

Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: "Nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp". Phượng không đỏ thẫm nghư những như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay.

Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành. Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Ở đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đã trưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghỉ vậy thôi tôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giác hồi hồi xao xuyến ấy.

Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi động. Tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm lắm. bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế. Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình 1 cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp 1 thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành.

Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nnhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp 5. Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành 1 phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho 1 thời học trò đầy cảm xúc

MIK tự làm đó, ngôid gõ MT mỏi cả tay!!! hehe

10 tháng 11 2019

Trường học yêu thích của tôi là một ngôi trường đẹp. Đó là một trường học lớn và rộng. Trường có nhiều cây xanh và ở đó có sân vận động, bãi thể thao đủ cho học sinh chơi. Những điều tôi mong đợi nhiều nhất, đó là một trường học tập tuyệt vời với nhiều trang thiết bị hiện đại. Một điều nữa, các sinh viên của trường rất thân thiện và hữu ích và các giáo viên là quá tốt. Đó là tất cả về trường học trong giấc mơ của tôi.

3 tháng 10 2016

dàn ý:

Mở bài:

– Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi).

– Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động).

Thân bài:

– Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu).

– Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại?

– Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không?

– Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không?

– Ghi lại thái độ của bố mẹ? Bố mẹ có lời khuyên gì hay không?

Kết bài:

– Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể.

– Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.

2 tháng 8 2017
Sau những tháng ngày nghỉ hè xa cách, chúng con rất háo hức với buổi gặp mặt lớp đầu năm học chuẩn bị cho buổi khai giảng. Vừa đến trường, chúng con đã vội vàng đi tìm nhau để kể cho nhau nghe về kì nghỉ hè của mình và còn để nói chuyện vì nhớ nhau quá. Chính vì quá say mê "buôn" chuyện như thế mà chúng con đã gây ra một chuyện rất buồn cười trong trường: nhận nhầm lớp học. Đúng tám giờ, Ban Giám hiệu nhà trường triệu tập cán bộ lớp các lớp để họp mặt và phổ biến một số thông báo đầu năm như phòng học của các lớp, lịch tập diễu hành, lịch khai giảng... Khi nghe tiếng loa gọi của thầy hiệu trưởng con cùng hai bạn lớp phó tiếc rẻ cuộc nói chuyện trong lớp, cứ chùng chình mãi rồi mới đi. Vừa đi chúng con vừa tranh thủ nói chuyện tiếp. Khi vào phòng họp, ba đứa chọn bàn cuối phòng rồi thì thầm kể chuyện và khúc khích cười với nhau. Cuộc họp tan, thầy hiệu trưởng cất tiếng hỏi lớn: "Các em đã nắm rõ những thông tin trên chưa?" ba đứa con giật mình, đáp có rất to hoà cùng tiếng trả lời của các bạn lớp khác. Khi chúng con về đến hàng của lớp dưới sân trường thì cũng là lúc thầy tổng phụ trách nhắc nhở các cán bộ lớp đưa lớp về phòng học như Ban giám hiệu đã phổ biến. Ba chúng con ngớ ra hỏi nhau: Phòng học lớp mình ở đâu? Từng lớp, từng lớp một đi về phòng học của lớp mình rất nhanh. Ba đứa con lo lắng nhìn nhau. Chẳng đứa nào dám đi hỏi lại vì sợ bị mắng. Phía dưới hàng đã có tiếng giục của các bạn: "Về lớp nhanh lên không nắng lớp trưởng ơi". May sao, ngay lúc ấy bạn Bình lớp phó gọi về phòng học, phòng nào trống thì đó là phòng của lớp. Ba đứa khấp khởi mừng chia nhau theo dõi các phòng học. Cuối cùng thấy dư ra hai phòng: một phòng nằm sát phòng thí nghiệm tầng hai, một phòng nằm ngay tầng một. Chúng con hội ý rất nhanh: phòng tầng hai có lẽ dùng để các thầy cô trao đổi sau khi làm thí nghiệm hoặc cho các lớp học lý thuyết trước khi thực hành. Vậy là chúng con đưa lớp về phòng học tầng một. Cả lớp đang lao xao ổn định chỗ ngồi thì bất ngờ thầy hiệu phó bước vào. Thầy nghiêm khắc nhìn cả lớp khiến chúng con thoáng giật mình. - Thầy không nghĩ là năm nay, số học sinh lưu ban của trường lại nhiều như vậy. Trời ơi. Chuyện gì thế này? Thầy là thầy hiệu phó phụ trách kỉ luật mới chuyển công tác về trường con. Có lẽ có nhầm lẫn gì đó ở đây. Con chưa kịp giơ tay hỏi thầy đã nhắc nhở. - Em áo xanh ngồi trật tự! Các em vô kỉ luật như vậy, bị lưu ban là điều thật dễ hiểu. Ngay lúc ấy, bỗng cô giáo chủ nhiệm lớp con thoáng ngoài cửa sổ Thầy hiệu phó bước ra ngoài. Lớp con, người thì ngơ ngác, người thì phá lên cười “Chắc thầy mới nên nhầm nhọt ấy mà!”. Nhiều người còn khúc khích “cá cược” xem thầy sẽ xử lí chuyện này thề nào để tránh bị “mắc cỡ”! Lát sau, thầy hiệu phó bước vào. Ánh mắt thầy nhìn lớp đã dịu đi nhưng giọng nói vẫn còn rất nghiêm: - Thầy rất tiếc đã trách lầm các em. Các em phần lớn đều là những học sinh ngoan, không phải là học sinh lưu ban như thầy lầm tưởng. Lớp con ồ lên cười. - Nhưng! Cả lớp lại nín thinh nghe thầy nói: - Đây là phòng dành cho Ban Giám hiệu trao đổi với học sinh lưu ban của trường về tình hình của em ấy trong năm học tới. Vào năm học, đây sẽ là phòng tiếp phụ huynh học sinh! Cán bộ lớp đâu? Ba đứa chúng con mặt tái mét nhìn nhau run run đứng dậy. Con lấy hết can đảm: - Thưa thầy, chúng em xin lỗi thầy ạ. Chúng em đưa lớp về nhầm phòng. Chúng em xin rút kinh nghiệm lần sau ạ... Có lẽ lúc ấy nhìn điệu bộ ba đứa chúng con đáng thương quá nên thầy phải hạ giọng để chúng con đỡ lo lắng: - Nhầm lẫn là chuyện bình thường các em ạ. Nhưng lần sau các em phải chú ý hơn kẻo lớp toàn học sinh khá giỏi lại bị mắng là lưu ban, là vô kỉ luật thì oan lắm! Chúng con gượng cười, cái cười méo xệch, vì vừa buồn cười lại vừa xấu hổ, lo lắng. Cả lớp lí nhí chào thầy rồi lục tục đi lên tầng hai. Thì ra khi nãy, cô chủ nhiệm lên lớp không thấy chúng con đâu liền hỏi các thầy cô khác thì được chỉ xuống phòng “học sinh lưu ban”. Nghe vậy, cô vội đi xuống ngay, e rằng giữa một thầy hiệu phó nghiêm khắc, thẳng thắn với một lớp học sinh hiếu động, nông nổi lại bị “đặt tiếng oan” sẽ “xảy ra chuyện”! Các bạn lớp khác nhìn qua cửa sổ chỉ trỏ lớp con rồi cười một cách. . khó hiểu. Buổi gặp mặt đầu năm kết thúc. Câu chuyện lan nhanh đi đến nỗi lúc tan trường, ai nhìn thấy ba đứa con cũng đùa: - Tớ nghe nói lãnh đạo lớp ấy đang đưa cả lớp tiến lên lưu ban hết à! Con cũng cười đáp lại nhưng trong lòng thì xấu hổ vô cùng. Chỉ vì ham nói chuyện riêng mà con đã làm lỡ chuyện của cả lớp lại còn khiến lớp bị trêu cười. Từ nay, con càng phải cố gắng là một lớp trướng mẫu mực, một học sinh gương mẫu để những thành tích của lớp và của con khiến mọi ngươì quên đi câu chuyện hôm nay...
19 tháng 9 2018

Bài làm 

Thấm thoát đã hơn bốn năm học trôi qua dưới mái trường thân yêu, vậy mà giờ đây những kỉ niệm buồn vui của năm tháng học trò cũng sắp trôi đi. Ngôi trường vẫn còn đó, vẫn lặng lẽ dõi theo từng lũ học trò chúng em học hành, đùa giỡn và cùng em bước đi trên con đường học tập.

Nhìn từ xa, ngôi trường như được khoác lên mình một chiếc áo màu màu vàng nhạt nhưng khi ánh nắng chiếu xuống làm cho chiếc áo ấy trở nên rực rỡ hơn. Mái tôn màu cam hòa lẫn với màu sơn hồng đậm của những bức tường tạo nên một phong cảnh đầy màu sắc. Khi đến gần, chúng ta sẽ bắt gặp ngay dòng chữ: "Trường tiểu học Nguyễn Văn Hưởng" được làm bằng đá hoa cương. Dù đã nhiều năm trôi qua, hứng chịu biết bao trận mưa rào, bao cái nắng nóng chói chang, vậy mà ngôi trường chẳng thay đổi là bao. Chiếc cổng sắt màu xám lúc nào cũng dang tay, mở rộng như vòng tay của một người mẹ lúc nào cũng sẵn sàng đón chào những đứa con thân yêu vào trường. Đối với em, ngôi trường này không nguy nga và tráng lệ như một tòa lâu đài mà chỉ đơn sơ nhưng vẫn giữ đầy nét trang nghiêm và thân thiện lạ thường. Sân trường được lát bằng đan, các bạn có biết, nơi đây chúng mình có thể chạy thỏa thích mà không sợ trượt chân đấy. Hai hàng cây xanh xoè tán rộng, làm bóng râm cho những bạn học sinh đứng chờ bố mẹ. Những chú chim từ phương nào bay đến đậu trên những cành cây hót líu lo chờ nắng sớm ban mai của ông mặt trời. Hàng ghế đá xếp dài gần các lớp học dể chúng em ngồi tâm sự với nhau sau mỗi tiết học căng thẳng, mệt mỏi. Sân trường còn là nơi các bạn học sinh và thầy cô sinh hoạt với nhau trong lễ chào cờ. Dãy hành lang xây dựng giống hình chữ U. Dọc các dãy hành lang, các lớp học được trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh và dễ thương. Các tủ sách di động được thầy Hiệu trưởng đặt để các em được đọc những quyển truyện rất hay và hấp dẫn. Mỗi phòng học được trang trí đẹp với nhiều sáng tạo và mang phong cách riêng của mỗi lớp. Lớp thì treo những chậu cây lơ lửng trên cửa sổ, lớp thì trang trí những bông hoa và những hình dáng con cá trên bức tường tạo nên một bức tranh sắc màu rực rỡ làm cho ngôi trường thân thuộc đến lạ kì.

Em yêu ngôi trường này lắm. Mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Những kỉ niệm, những khoảnh khắc đáng nhớ về ngôi trường về bạn bè, thầy cô không bao giờ em quên. Rồi một ngày em sẽ phải đến một ngôi mái trường mới nhưng ngôi trường Nguyễn Văn Hưởng vẫn không phai nhòa trong tâm trí em.

Ngôi trường của em đang học có nhiều bóng mát cây xanh và ghế đá ở sân trường, em yêu quý trường của em và em đến lớp mỗi ngày.

Nằm ở quận Tân Bình, ngôi trường em đang học dù giản dị nhưng với em có biết bao kỷ niệm ở ngôi trường này. Ngôi trường tuy không mới nhưng có haimặt sân với rất nhiều cây xanhbóng mát như đại bàng, phượng,...  trong sân có những khu trò chơi như cầu trượt, bập bênh để chúng em có thể thỏa thích vui chơi trong giờ nghỉ giải lao.Giữa sân làcột cờtreo cờ Tổ quốc phần phật bay trong gió.

Ngôi trường của em đang học mới xây rất đẹp, các dãy phòng học cùng bảng viết, bàn ghế đều mới tinh, sạch bóng... Trường của em đang học gồm hai tòa nhà haitầng, trang bị đầy đủ các dụng cụ học tập cho chúng em.Trong các lớp học đều có treo các biển hiệu: "Học, học nữa, học mãi"của Lê – nin. Các bàn ghế trong lớp học đều được sắp xếp trongbốn hàng, rất gọn gàng, ngăn nắp.

Tạingôi trường này, chúng em đãđượchọc đượcnhiều điều hay, khám phá nhiều điều mới mẽ.Có lẽ, sau này khi em lớn lên,đi nhiều nơi, học ở các trường khác nhưng hình ảnh thân yêucủa ngôi trường em đang học vẫn in đậm trong tim em.

Chúng em đi học ngoan và chấp hành rất tốt nội quy và quy định của trường, và chúng em không ăn bánh kẹo và xả rác làm dơ lớp học.

Mỗi lần đến ngôi trường của em đang học, thầy cô giáo cho chúng em học bài, khám phá nhiều điều mới lạ. Tuần nào ba mẹ cũng đưa em đến trường, em được gặp nhiều bạn bè.

8 tháng 10 2018

Mik ko chép mạng !

Với cuộc đời mỗi con người, quãng đời học sinh đều tuyệt vời, trong sáng và đẹp đẽ nhất. Quãng đời quý báu ấy của chúng ta gắn bó với biết bao ngôi trường yêu dấu. Có người thì yêu ngôi trường trung học, có người lại nhớ mái trường mầm non. Nhưng với tôi, hơn tất cả, tôi yêu nhất mái trường Tiểu học Hùng Vương - nơi tôi đang học - đơn giản bởi chính nơi đây tôi đã và đang lưu giữ được nhiều cảm xúc thiêng liêng nhất.

Ngôi trường của tôi là một ngôi trường mới, khang trang và đẹp đẽ với những dãy nhà cao tầng được sơn màu vàng, được lợp mái tôn đỏ tươi. Từng phòng học lúc nào cũng vang lên lời giảng ân cần của thầy cô, tiếng phát biểu dõng dạc trước lớp hay tiếng cười nói hồn nhiên, trong sáng của những bạn học sinh. Sân trường rộng rãi thoáng mát nhờ những hàng cây xanh tươi xào xạc lá và những cơn gió nhè nhẹ. Đây thật là nơi lí tưởng cho chúng tôi chơi đùa.

Tôi yêu lắm sân trường này. Mỗi khoảng đất, mỗi chiếc ghế đá đều in dấu những kỉ niệm đẹp của tôi về những lần đi học hay chơi đùa cùng bạn bè. Cây vẫn đứng đó, lá vẫn reo mừng như ngày tôi vào lớp Một, ngỡ ngàng nhìn khoảng sân đẹp đẽ. Vâng, mọi thứ vẫn vẹn nguyên chỉ có chúng tôi là đang lớn lên. Thấm thoát hơn bốn năm đã trôi qua, giờ tôi là học sinh lớp năm….Thời gian ơi, xin hãy ngừng trôi để tôi mãi là cô học sinh Tiểu học, để tôi được sống mãi dưới mái trường này!

Và nơi đây cũng lưu giữ bao kỉ niệm đẹp đẽ về những người thầy cô, những bạn bè mà tôi yêu quý. Thầy cô của tôi luôn dịu dàng mà nghiêm khắc, hết lòng truyền lại cho chúng tôi những bài học bổ ích. Với tôi, thầy cô như những người cha, người mẹ thứ hai dạy dỗ chúng tôi thành người.

Những người bạn lại là những người đồng hành tuyệt vời, luôn sát cánh bên tôi trên con đường học tập. Tất cả là những người anh, người chị, người em thân thiết và gắn bó với nhau trong một đại gia đình rộng lớn. Mỗi khi buồn bã hay thất vọng, chỉ cần nghĩ đến ánh mắt trìu mến của thầy cô hay là những nụ cười của bạn bè tôi lại thấy lòng mình ấm áp hơn.

Ngôi trường còn ghi dấu không thể nào phai trong tôi vì những ngày kỉ niệm tưng bừng, rộn rã. Ngày khai trường, ngày hai mươi tháng mười một ....những ngày tháng tuyệt vời ấy lần lượt trôi đi để lại trong tôi những nuối tiếc. Chỉ còn hai tháng nữa là tôi sẽ phải rời xa mái trường này. Tôi sẽ lại học những ngôi trường mới, có những thầy cô bạn bè mới… liệu những tháng ngày đẹp đẽ kéo dài được bao lâu?

Thời gian trôi đi như những làn sống dập dềnh ra khơi không trở lại. Nhưng có một thứ mãi mãi ở lại cùng tôi, đó chính là hình bóng mái trường Tiểu học Hùng Vương mến yêu.

8 tháng 10 2018

mk thấy bài này trên mạng rồi nhưng mk vẫn tk cho bn 

5 tháng 5 2019

Kho tàng ca dao vô cùng phong phú. Nó diễn tả muôn vàn tình cảm của nhân dân ta. Đẹp đẽ nhất là ca dao nói về tình yêu tha thiết đối với quê hương, đất nước.

Với lời lẽ mềm mại và trong sáng, ca dao đã phác thảo lên một đất nước tuyệt đẹp trước mắt mọi người. Từ Lạng Sơn hùng vĩ có núi Thành Lạng, có sông Tam Cờ, đến Thủ đô Hà Nội được ca dao vẽ nên với những “phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ” luôn khiến lòng người ngẩn ngơ:

Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ

Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền.

Và ca dao còn đưa ta tới xứ Huế mộng mơ với giọng hò xa vọng:

Lờ đờ bóng ngủ trăng chênh

Giọng hò xa vọng thắm tình nước non.

Chúng em thấy rõ trong ca dao một “Nhà Bè nước chảy chia hai. Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”. Những câu ca dao ấy đầy sức truyền cảm, càng làm cho em thêm yêu đất nước Việt Nam.

Ca dao còn bồi đắp cho tuổi thơ chúng em tình cảm gắn bó thân thiết với quê hương làng xóm. Làng ta nhỏ bé, đơn sơ mà thắm đượm tình người. Với tinh yêu xóm làng tha thiết, ca dao gợi lên trước ta một làng quê ở “phong cảnh hữu tình, dân cư giang khúc như hình con long”. Tuy cuộc sống phải dãi nắng dầm mưa, nhưng niềm vui vẫn tăng lên gấp bội khi đồng lúa ngày một xanh tốt. Sự cần cù lao động dường như được ca đao biến thành sự kì diệu của thiên nhiên cho đất nước.

Nhờ trời hạ kế sang đông

Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi

Vụ năm cho đến vụ mười

Trong làng kẻ gái người trai đua nghề.

Tinh cảm của người dân gắn chặt với làng quê. Công việc mệt mỏi nhưng thật vui: Ngày ngày tháng tháng nghiệp nghề truân chuyên.

Đồng lúa quê hương tuy bình dị, nhưng lại đẹp trong con mắt của những người yêu làng quê mình. Ca dao đã vẽ nên một cánh đồng lúa xanh mướt và tình cảm cũng dạt dào.

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bút ngát

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.

Ca dao làm cho ta thường thây rõ từng cây lúa một trong cả cánh đồng lúa rộng mênh mông đó:

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai.

Để có được ngày hôm nay, bao anh hùng đã ngã xuống. Các câu ca dao xưa còn in sâu những nét đó.

Lạy trời cho cả gió lên,

Cờ vua Bình Định bay trên khung thành.

Với tấm lòng quý trọng, nhân dân xưa luôn mong ước hòa hình trên đất nước. Họ mong muốn gió nổi thật to để cờ nghĩa quân của đức vua hay phần phật trên khắp mọi miền.

Đống Đa ghi để lại đây

Bên kia Thanh Miếu, bên này Bộc An.

Chính ca dao đã giúp em thêm hiểu về cội nguồn lịch sử vẻ vang.

Ca dao xưa thực sự là một nguồn tình cảm vô cùng phong phú, nó bồi đắp cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là tuổi thơ chúng em, một tình cảm sâu sắc với quê hương đất nước và lòng tự hào về dân tộc.

HỌC TỐT NHÉ!!!

18 tháng 10 2016

  Trong cuộc sống của mỗi người, chắc ai cũng từng đến trường, để tiếp thu những kiến thức, những điều mới mẻ mà thầy cô và bạn bè mang lại. Ngôi trường, nơi ươm những ước mơ, nơi để lại biết bao nhiêu kỷ niệm vui lẫn những kỷ niệm buồn của một thời áo trắng, một thời để nhớ một thời để thương.Mái trường đem lại niềm vui cho nhiều học sinh. Nhiều bạn đã thể hiện tài năng từ mái trường tiểu học, và họ ít nhiều đều giữ được những kỷ niệm đẹp về mái trường xưa.Dưới một mái trường, những người dạy học mới thực sự có những suy nghĩ chín chắn về công việc, về học sinh và về các đồng nghiệp của mình.Trong suốt quãng đường dài giữa hai mùa hạ, người giáo viên có đủ thì giờ để đưa học sinh của mình đến bờ bên kia. Cô giáo được xem là người mẹ hiền và tập thể giáo viên cũng là gia đình của mỗi thầy giáo, cô giáo.Gia đình này giúp cho mỗi người làm công tác giáo dục thêm gắn bó với nơi mình đang làm việc. Và một cách tự nhiên từ đáy lòng mình, mỗi giáo viên đã gọi ngôi trường mình đang giảng dạy là "mái trường của tôi "."Mái trường của tôi" là tình cảm, là tấm lòng, là niềm tin của mỗi giáo viên gửi vào nơi mà mình gắn bó bao năm tháng! "Mái trường của tôi"cũng là tiếng nói tự hào về những công việc đã làm được của nhà trường để góp phần làm cho quê hương thêm tươi đẹp.

18 tháng 10 2016

Làm ơn hãy giúp mình với, mọi người ơi!!!!!!!!!

Mình đang cần gấp lắm! 

Ai giúp mình thì mình thanks nhiều lắm nhé!

24 tháng 9 2018

dựa vào gợi ý mak lm nha

a. I. Mởbài
Thời gian và không gian gặp cơn mưa.
II. Thân bài
1. Những dấu hiệu ban đầu
-Trời đang sáng bỗng tối sầm lại, gió mang cái lạnh đột ngột đến, một vài hạt mưa rơi loạt soạt trên mái nhà.
Tiếng người í ới gọi trong xóm, tiếng chân chạy khẩn trương cất dọn đồ đạc, thóc lúa, quần áo.
2. Tả cơn mưa
- Hạt mưa rơi nhanh dần với tiếng động mỗi lúc một lớn.
- Mưa càng to, gió càng lớn, tiếng mưa quất vi vút.
- Tiếng sấm rền vang, thỉnh thoảng những tia chớp lóe lên với một mùi khét lẹt.
- Tiếng nước chảy ồ ồ trong các ống máng.
3. Cảnh sinh hoạt trong mưa
- Người đi đường chạy trú mưa vào các nhà, hàng quán bên đường.
- Những người không chạy kịp, bị ướt.
- Trê con dầm mình tắm mưa, thích thú chơi đùa.
4. Cơn mưa ngớt
- Trời quang hẳn ra.
- Một vài giọt mưa rơi nhẹ rồi cơn mưa ngừng hẳn.
III. Kết luận
Sau cơn mưa, trời đẹp và mát mẻ. Mọi người lại tiếp tục công việc của mình.

hok tốt

24 tháng 9 2018

Tôi vừa vào đến nhà thì trời chuyển cơn mưa.

Thoạt nhiên, chỉ có một vạt mây đen hiện lên ở chân trời phái Tây. Vạt mây lớn dần, chạy tới rất nhanh và chẳng mấy chốc làm thành một mảng đen kịt phía trên đầu. Một cơn gió thổi đến, làm rung động hết mọi lá cây, ngọn cỏ. Mặt đất như chợt rung mình bởi một làn hơi lạnh đột ngột giữa cái nắng trư hè.

Không kịp suy nghĩ, tôi vụt chạy ra sân, vơ vội dây quần áo đang phơi. Khắp xunh quanh bỗng vang lên những tiếng í ơi gọi nhau. Trên đường làng càng lúc càng xuât hiện nhiều bóng người chạy vội. Có cả mấy chiếc xe máy, xe đạp, người ngồi trên xe đạp nhanh, măt căng thẳng nhìn đường, cố chạy thật nhanh về nhà.

Nhưng không kịp nữa rồi! Một cơn gió lạnh đã vút qua làm xao xuyến cả mặt đất, bầu trời; trời chợt tối sầm lại rồi cùng lúc, một tiếng “rào” rất to vang khắp bốn bề. Nhìn ra trước mặt, những dòng mua chen nhau rơi xuống đất. Gió thổi mạnh hơn, như muốn bắt những hạt mưa phải bay xa, và trong cuộc vật lộn ấy, mưa rơi thành những hạt chéo góc, có lúc quằn quại, tung tóc lên.

Một làn chớp sáng dựng đứng giữa trời, xanh lè, kèm theo một tiếng nổ đinh tai và một mùi khết lẹt. Sau cái hiệu lệnh lạ lùng ấy, mưa đổ xuống như thác. Không còn là tiếng rào rào nữa mà là rầm rầm, mưa đổ xuống như thác, đổ xuống mái nhà, ngọn cây, mặt đất. Không còn nhận ra những dòng mưa, chỉ thấy nước che trước mặt. Nước ròa trên mái nhà, nước vi rút trên cây, nước chạy ào ào chảy trong ống máng nước ồ ồ đổ xuống mương, rạch.

Trên đường làng vắng hẳn người qua lại. Dưới mấy cái quán nước bên đường, người chen chúc đến mấy vòng, xe đạp, xe máy để ngổn ngang bên lề đường cho mưa dội. Người trú mưa cũng chẳng khá khô, gió đưa mưa luồn qua mái quán, làm áo quần, tóc tai họ ướt sung. Có lẽ vì thế mà trên đường, thỉnh thoảng lại có một chiếc xe vúi qua, người trên xe áo quần ướt lướt thướt sát vào thân.

Chỉ có mấy đứa trẻ là khoái, chúng đổ ra đường từ lúc mưa bắt đầu to. Chúng chạy đi chạy lại, hả hê để cho những dòng nước đổ ào xuống đầu, xuống lưng, có đứa vừa chạy vừa la hét. Vài đứa còn có sáng kiến bày trò đá bóng. Quả bóng chạy lệt sệt trong nước. Cầu thủ vừa reo vừa tranh bóng và ngã oành oạch.

Trời tự nhiên hừng sáng. Cơn mưa đang lớn bỗng nhỏ lại rồi tạnh hẳn. Chỉ còn tiếng nước tí tách trên ngọn cây và tiếng rào rào nhỏ dần trên ống máng.

Thế là cơn mưa rào đã đi qua, cũng đột ngột như khi nó đến. Bầu trời lại xanh biếc và chói sang. Từ các chỗ trú mưa, người người đổ ra đường, tiếp tục công việc. Trong các sân nhà, đồ đạc, quần áo lại được đem ra phơi trong nắng.

^-^

12 tháng 5 2020

Hồ Chí Minh, vị cha già của dân tộc Việt Nam, người đã đời đời gắn bó, chiến đấu cùng nhân dân trong hai cuộc kháng chiến trường kì không ngại gian lao, không cần sự đền đáp. Bác đã hiến trọn cuộc đời mình cho dân tộc, cho đất nước Việt Nam. Ở Người hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp mà thế hệ chúng ta cần nên noi theo và học hỏi. Một trong số đó là lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Người. Thật vậy, trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc ta, công lao của Bác Hồ dành cho đất nước là vô cùng to lớn được toàn dân tộc Việt Nam đời đời ghi nhớ. Đặc biệt với lứa tuổi học sinh thì công ơn đó lại càng sâu nặng. Vì thế, ai ai cũng ra sức học tập, cố gắng tiếp thu nhiều hơn những phẩm chất tốt đẹp của Người. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, lối sống giản dị vô cùng có ích, giúp cho mọi người biết sống giản dị, phù hợp với lứa tuổi, với hoàn cảnh gia đình. Lối sống giản dị của Người được thể hiện trong tất cả mọi việc, trong từng bữa cơm, trong từng phong cảnh sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món đơn giản, căn nhà cũng chỉ có vài ba phòng nhưng lúc nào cũng gió lộng, hòa hợp với thiên nhiên. Tuy nó đơn sơ, mộc mạc nhưng được Bác dành nhiều tình cảm cho tất cả các vật dụng trong đó. Từ chiếc bàn, chiếc ghế, cái giường ngủ của Bác nữa. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết: Nhà Bác đơn sơ một góc vườn Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn Giường mây, chiếu cói đơn chăn gối Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn. Tất cả những vật dụng chỉ có thế nhưng Bác vẫn làm việc và sống vui vẻ với hoàn cảnh hiện tại của mình. Nỗi băn khoăn lớn nhất của Bác chỉ mong sao dân tộc ta thoát khỏi vòng lệ thuộc của các nước phương Tây để có một cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc. Bác luôn luôn quan tâm và gần gũi, cởi mở với người khác. Trong thời phong kiến, vua chúa đều có rất nhiều người hầu, kẻ hạ; những món ăn toàn là sơn hào hải vị, tất cả đều được chuẩn bị thật tốt, không một chút sai sót nào. Nhưng đối với Bác thì không phải thế! Vì vậy, người giúp việc của Bác chỉ đếm trên đầu ngón tay, Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi là những người may mắn được chăm sóc và gần gũi với Bác nhất. Thế nhưng, những gì Bác tự làm được thì Bác không cần ai giúp. Bác đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Bác đã làm việc và chịu không ít khó khăn trên đất khách. Thế nhưng, sự giản dị của Bác vẫn còn mãi. Dù Bác đã làm gì, từ một đầu bếp, một người cào tuyết, đốt lò hay khi đã là lãnh tụ, Bác vẫn là Bác, vẫn chiếc áo kaki sờn màu cùng với đôi dép cao su đã gắn bó với Bác, trên mọi nẻo đường. Chính vì điều đó mà hình ảnh của Bác sẽ đời đời khắc sâu trong trái tim của người dân Việt Nam. Với mọi người Bác rất quan tâm và luôn chăm sóc cho những người xung quanh. Lối sống giản dị của Bác còn được thể hiện qua cả lời ăn, tiếng nói. Bác là người luôn nghĩ cho người khác. Bác thức trọn đêm để chờ tin thắng trận, nhường phần ăn của mình cho chiến sĩ bị bệnh. Bác thật là nhân hậu, cao cả. Không chỉ có thế, Bác cũng thường xuyên quan tâm đến các em nhi đồng. Bác khuyên mọi người phải biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Các cấp lớn hơn thì phải chăm lo cho dân cho nước. Bác là một người giản dị chính trực, công bằng trong mọi việc. Một vị lãnh tụ lại biết xuống ruộng làm việc cùng mọi người, chỉ dẫn tận tình về sâu, bệnh của cây lúa cho người nông dân được biết. Nếu như trong cuộc sống có những kẻ tham ô, hối lộ, làm những việc đổi trắng thay đen thì Bác Hồ phê phán nhưng cũng cho họ cơ hội sửa chữa. Bác đã đi xa nhưng lời dạn dò lo cho dân, cho nước, phải biết xây dựng đất nước phát triển thì vẫn luôn còn mãi. Là người con của dân tộc Việt Nam, mọi người phải ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, để xây dựng một đất nước phồn thịnh và phát triển hơn. Đặc biệt, lối sống giản dị phải được mọi người áp dụng trong học tập, trong cả công việc của mình. Bởi vì, đó là phẩm chất tốt mà mỗi con người chúng ta cần có.

13 tháng 5 2020

Ko cho chép mạng mà hỏi tui , rồi tui trả lời thì bạn cũng được coi là chép mạng thôi