K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão), Qua đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan), Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), ... 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

- Những bài thơ cùng đề tài mùa xuân

+ “Mùa xuân chín” (Hàn Mặc Tử): bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống cùng tâm hồn khát khao giao cảm với cuộc đời của nhà thơ.

+ “Mùa xuân xanh” (Nguyễn Bính): sức sống mùa xuân đậm chất “chân quê”, niềm vui sống, sự chan hoà giữa con người với tạo vật. 

+ “Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải): bức tranh mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên, đất nước và con người, thể hiện những ước nguyện cống hiến khiêm nhường mà cao đẹp của nhà thơ.

+ “Nguyên tiêu” (Hồ Chí Minh): bức tranh thiên nhiên mùa xuân nơi núi rừng tràn ngập sức sống, thi vị, thể hiện tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan và ý thức trách nhiệm với dân tộc của Bác. 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 12 2023

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn và những hiểu biết về Nguyễn Trãi trong các bài đã học để đọc bài Bảo kính cảnh giới (Bài 43).

Một số chú ý quan trọng về Nguyễn Trãi các em cần nhớ:

+ Nguyễn Trãi Sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương), sau dời về làng Ngọc Ổi, xã Sơn Nam Thượng, huyện Thượng Phúc, lộ Đông Đô (nay thuộc Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội).

+ Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, hai cha con ông đều ra làm quan nhà Hồ. Năm 1406, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc. Tương truyền, Nguyễn Trãi để giữ trọn đạo hiếu định đi cùng cha, nhưng nghe lời cha dặn, ông đã quay về tìm đường cứu nước. 

+ Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, dâng Bình Ngô sách (Kế sách đánh đuổi quân Minh), củng Lê Lợi và các tướng lĩnh bàn bạc việc quân, vạch ra đường lối chiến lược của cuộc khởi nghĩa

+ Sau ngày hoà bình lập lại, Nguyễn Trãi đem hết tâm huyết, tài năng, sức lực tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, do những mâu thuẫn nội bộ của triều đình phong kiến, do bọn quyền thân, gian thân lộng hành, Nguyễn Trãi không còn được tin dùng như trước. Ông lui về ở ẩn tại Côn Sơn nhưng rồi lại hăm hở ra giúp đời, giúp nước khi được vua Lê Thái Tông trọng dụng. 

+ Giữa lúc Nguyễn Trãi đang giữ trọng trách công việc quốc gia thì năm 1442 xảy ra vụ án Lệ Chi viên (Trại Vải ở Gia Lương, Bắc Ninh) đầy oan khốc khiến ông bị khép tội “tru di tam tộc” (giết cả ba họ). 

+ Năm 1464, Lê Thánh Tông đã minh oan cho Nguyễn Trãi, cho sưu tầm lại thơ văn của ông. Năm 1980, nhân Kỉ niệm 600 năm sinh của ông, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã vinh danh Nguyễn Trãi là Danh nhân văn hoá kiệt xuất.

+ Nguyễn Trãi là một tài năng lỗi lạc về tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hoá, văn học,...

- Bảo kính cảnh giới (Bài 43) là bài thơ Nôm Đường luật viết theo thể thất ngôn xen lục ngôn của Nguyễn Trãi trong tập thơ Quốc âm thi tập, mục Bảo kính cảnh giới (Gương báu khuyên răn).

- Đọc trước bài thơ, tìm hiểu kĩ các chú thích để hiểu rõ các từ Việt cổ.

+ Ví dụ: Tiễn là đầy, thừa; hồng liên là sen hồng; tịch dương là nắng chiều; …

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 8 2023

Dàn ý

1. Mở đầu

- Nêu vấn đề (đề tài) được lựa chọn để nghiên cứu: đặc điểm hình thức thơ Đường Luật qua một số bài thơ trung đại đã học.

- Nêu lí do, mục đích, phương pháp nghiên cứu.

+ Lí do: bản thân cảm thấy hứng thú với thơ Đường luật sau khi được học và tìm hiểu qua một số bài thơ trung đại.

+ Mục đích: giúp mọi người hiểu rõ và hứng thú khi học thơ Đường luật.

+ Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu qua sách vở.

2. Nội dung

- Giới thiệu một số bài thơ Đường luật đã học hoặc được biết đến.

- Phân tích bố cục chung của một bài thơ Đường luật qua một số bài thơ đã tìm hiểu.

- Giới thiệu về quy luật vần, đối, niêm, luật trong thơ Đường luật.

3. Kết luận

Khái quát, tổng hợp các vấn đề đã trình bày.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 8 2023

Bài làm

     PGS - TS Lã Nhâm Thìn từng nhận xét: “Thơ Nôm Đường luật là một trong những thể loại độc đáo và đạt được nhiều thành tựu lớn bậc nhất của văn học Việt Nam. Có nhiều tác giả, cũng có rất nhiều những đỉnh cao giá trị văn học thuộc về thơ Nôm Đường luật”. Quả thật, thơ Nôm Đường luật là một thể loại “có một không hai”, nó dường như luôn có ma lực hấp dẫn khiến không ít những người tâm huyết với nó đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu nhằm tìm ra ngọn nguồn của sức hấp dẫn ấy. Và chúng tôi cũng không phải là một ngoại lệ. Thơ Nôm Đường luật là một “thể loại có nguồn gốc ngoại lai”, chịu ảnh hưởng sâu sắc của thể loại thơ Đường luật Trung Quốc. Song, ảnh hưởng mà không bị “hoà loãng”, “hòa tan”. Trên bước đường dân chủ hóa, dân tộc hoá nền văn học Việt Nam, cha ông ta một mặt tiếp thu những thành tựu văn học của thơ Đường, mặt khác không ngừng Việt hoá, sáng tạo nhằm biến nó thành một di sản văn học mang đậm dấu ấn phong cách con người trung đại Việt Nam. Trong quá trình học tập, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về quá trình tiếp thu, Việt hoá và sáng tạo thể thơ Đường luật trong thơ Nôm của dân tộc, song xuất phát từ hệ thống cơ bản của đặc trưng thể loại thơ Đường luật thì chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách sâu sắc. Với tư cách người nghiên cứu khoa học về kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường Luật qua một số bài thơ trung đại đã học như: Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà, Bánh trôi nước,... Một mặt, để làm quen với các thao tác nghiên cứu văn học, mặt khác đây cũng là cơ hội để tiếp cận với một hiện tượng văn học vốn rất hấp dẫn và phong phú của nền văn học trung đại Việt Nam.

   Thơ đường luật hay còn được gọi với cái tên là thơ luật đường. Đây là một thể thơ đường với các luật được xuất hiện từ thời nhà Đường của Trung Quốc. Là một trong những dạng thơ đường phát triển rất mạnh mẽ không chỉ trên chính quê hương của nó mà còn nổi tiếng ở một số đất nước lân cận với tư cách là thể loại thơ tiêu biểu nhất của nhà Đường nói riêng và tinh hoa của thi ca Trung Hoa nói chung. Người ta còn gọi thơ Đường luật là thơ cận thể để đối lập và phân biệt với thể loại thơ cổ thể được sáng tác không tuân theo các luật ấy. Thơ Đường luật có một hệ thống các quy tắc rất phức tạp, những quy tắc này được thể hiện ở 5 điều sau: Niêm, Luật, Đối, Vần và Bố cục. Xét về hình thức thì thơ đường luật được chia thành các dạng như: Thất ngôn bát cú: tám câu, mỗi câu sẽ có 7 chữ. Đây được xem là dạng phổ biến nhất của thể thơ Đường luật. Thất ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 7 chữ. Ngũ ngôn bát cú: 8 câu, mỗi câu 5 chữ. Ngũ ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 5 chữ. Ngoài những dạng được kể trên thì còn rất nhiều dạng không phổ biến khác. Người Việt Nam khi làm thơ đường luật cũng hoàn toàn tuân theo những nguyên tắc này.

     Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng và thanh trắc, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng gồm các chữ có dấu huyền hay không dấu; thanh trắc gồm các dấu: sắc, hỏi, ngã, nặng.

     Nếu chữ thứ 2 của câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là bài có "luật bằng"; nếu chữ thứ 2 câu đầu dùng thanh trắc thì gọi là bài có "luật trắc". Trong một câu, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, và chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Ví dụ, nếu chữ thứ 2 và 6 là thanh bằng thì chữ thứ 4 phải dùng thanh trắc, hay ngược lại. Nếu một câu thơ Đường mà không theo quy định này thì được gọi "thất luật".

     Ví dụ: xét câu "Bước tới đèo Ngang bóng xế tà" trong bài Qua Đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan, có các chữ "tới" (thứ 2) và "xế" (thứ 6) giống nhau vì đều là thanh trắc còn chữ "Ngang" là thanh bằng thì đó là bài thất ngôn bát cú luật trắc.


 Soạn văn 10, ngữ văn 10 Cánh Diều  Bài 2: Thơ Đường luật
Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều - chi tiết

arrow_forward_iosĐọc thêm

Play


00:00
00:29
01:00
Unmute
Play
Đề bài

Em hãy viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường Luật qua một số bài thơ trung đại đã học.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Xác định yêu cầu cần thực hiện của bài tập, xem lại phần Kiến thức ngữ văn đọc lại các bài thơ trung đại đã học chú ý đến các yếu tố như thể loại thể thơ, bố cục các bài thơ, số câu trong một bài, số từ trong một câu,....

- Đọc lại các bài thơ Đường luật trong bài 6 và các bài thơ Đường luật đã học ở trung học cơ sở sưu tầm một số ý kiến kiến thức bên ngoài về thơ Đường Luật.

Lời giải chi tiết

Dàn ý

1. Mở đầu

- Nêu vấn đề (đề tài) được lựa chọn để nghiên cứu: đặc điểm hình thức thơ Đường Luật qua một số bài thơ trung đại đã học.

- Nêu lí do, mục đích, phương pháp nghiên cứu.

+ Lí do: bản thân cảm thấy hứng thú với thơ Đường luật sau khi được học và tìm hiểu qua một số bài thơ trung đại.

+ Mục đích: giúp mọi người hiểu rõ và hứng thú khi học thơ Đường luật.

+ Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu qua sách vở.

2. Nội dung

- Giới thiệu một số bài thơ Đường luật đã học hoặc được biết đến.

- Phân tích bố cục chung của một bài thơ Đường luật qua một số bài thơ đã tìm hiểu.

- Giới thiệu về quy luật vần, đối, niêm, luật trong thơ Đường luật.

3. Kết luận

Khái quát, tổng hợp các vấn đề đã trình bày.

 

Bài làm

     PGS - TS Lã Nhâm Thìn từng nhận xét: “Thơ Nôm Đường luật là một trong những thể loại độc đáo và đạt được nhiều thành tựu lớn bậc nhất của văn học Việt Nam. Có nhiều tác giả, cũng có rất nhiều những đỉnh cao giá trị văn học thuộc về thơ Nôm Đường luật”. Quả thật, thơ Nôm Đường luật là một thể loại “có một không hai”, nó dường như luôn có ma lực hấp dẫn khiến không ít những người tâm huyết với nó đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu nhằm tìm ra ngọn nguồn của sức hấp dẫn ấy. Và chúng tôi cũng không phải là một ngoại lệ. Thơ Nôm Đường luật là một “thể loại có nguồn gốc ngoại lai”, chịu ảnh hưởng sâu sắc của thể loại thơ Đường luật Trung Quốc. Song, ảnh hưởng mà không bị “hoà loãng”, “hòa tan”. Trên bước đường dân chủ hóa, dân tộc hoá nền văn học Việt Nam, cha ông ta một mặt tiếp thu những thành tựu văn học của thơ Đường, mặt khác không ngừng Việt hoá, sáng tạo nhằm biến nó thành một di sản văn học mang đậm dấu ấn phong cách con người trung đại Việt Nam. Trong quá trình học tập, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về quá trình tiếp thu, Việt hoá và sáng tạo thể thơ Đường luật trong thơ Nôm của dân tộc, song xuất phát từ hệ thống cơ bản của đặc trưng thể loại thơ Đường luật thì chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách sâu sắc. Với tư cách người nghiên cứu khoa học về kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường Luật qua một số bài thơ trung đại đã học như: Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà, Bánh trôi nước,... Một mặt, để làm quen với các thao tác nghiên cứu văn học, mặt khác đây cũng là cơ hội để tiếp cận với một hiện tượng văn học vốn rất hấp dẫn và phong phú của nền văn học trung đại Việt Nam.


     Thơ đường luật hay còn được gọi với cái tên là thơ luật đường. Đây là một thể thơ đường với các luật được xuất hiện từ thời nhà Đường của Trung Quốc. Là một trong những dạng thơ đường phát triển rất mạnh mẽ không chỉ trên chính quê hương của nó mà còn nổi tiếng ở một số đất nước lân cận với tư cách là thể loại thơ tiêu biểu nhất của nhà Đường nói riêng và tinh hoa của thi ca Trung Hoa nói chung. Người ta còn gọi thơ Đường luật là thơ cận thể để đối lập và phân biệt với thể loại thơ cổ thể được sáng tác không tuân theo các luật ấy. Thơ Đường luật có một hệ thống các quy tắc rất phức tạp, những quy tắc này được thể hiện ở 5 điều sau: Niêm, Luật, Đối, Vần và Bố cục. Xét về hình thức thì thơ đường luật được chia thành các dạng như: Thất ngôn bát cú: tám câu, mỗi câu sẽ có 7 chữ. Đây được xem là dạng phổ biến nhất của thể thơ Đường luật. Thất ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 7 chữ. Ngũ ngôn bát cú: 8 câu, mỗi câu 5 chữ. Ngũ ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 5 chữ. Ngoài những dạng được kể trên thì còn rất nhiều dạng không phổ biến khác. Người Việt Nam khi làm thơ đường luật cũng hoàn toàn tuân theo những nguyên tắc này.
     Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng và thanh trắc, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng gồm các chữ có dấu huyền hay không dấu; thanh trắc gồm các dấu: sắc, hỏi, ngã, nặng.

     Nếu chữ thứ 2 của câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là bài có "luật bằng"; nếu chữ thứ 2 câu đầu dùng thanh trắc thì gọi là bài có "luật trắc". Trong một câu, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, và chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Ví dụ, nếu chữ thứ 2 và 6 là thanh bằng thì chữ thứ 4 phải dùng thanh trắc, hay ngược lại. Nếu một câu thơ Đường mà không theo quy định này thì được gọi "thất luật".

     Ví dụ: xét câu "Bước tới đèo Ngang bóng xế tà" trong bài Qua Đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan, có các chữ "tới" (thứ 2) và "xế" (thứ 6) giống nhau vì đều là thanh trắc còn chữ "Ngang" là thanh bằng thì đó là bài thất ngôn bát cú luật trắc.
     Luật bằng trắc trong thể Thất ngôn tứ tuyệt và Thất ngôn bát cú có thể nôm na liệt kê như sau, nếu chỉ vần bằng bằng chữ "B", vần trắc bằng chứ "T", những vần không có luật để trống, thì luật trong các chữ thứ 2-4-6-7 có thể viết là:

1. Luật bằng trắc

     Luật thơ Đường sẽ căn cứ dựa trên thanh trắc và thanh bằng, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong cùng một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng bao gồm những chữ không có dấu hoặc dấu huyền; thanh trắc bao gồm tất cả các dấu còn lại: sắc, hỏi, ngã, nặng.

     Nguyên tắc cố định của một bài thơ Đường luật là ý nghĩa của hai câu 3 và 4 phải "đối" nhau và hai câu 5, 6 cũng "đối" nhau. Đối thường được hiểu là sự tương phản (về nghĩa kể cả từ đơn, từ ghép, từ láy) bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ. Đối chữ: danh từ đối danh từ, động từ đối động từ. Đối cảnh: trên đối dưới, cảnh động đối cảnh tĩnh... Nếu một bài thơ Đường luật mà các câu 3, 4 không đối nhau, các câu 5, 6 không đối nhau thì bị gọi "thất đối".
Ví dụ: hai câu 3, 4 trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông rợ mấy nhà,

     "Lom khom" đối với "lác đác" (hình thể và số lượng - thực ra hai câu này chưa phải đối hoàn chỉnh), "dưới núi" đối với "bên sông" (vị trí địa hình), song nếu nối hình ảnh hai câu trên "lom khom dưới núi" và "lác đác bên sông" thì vì một câu diễn tả về cảnh động, còn một câu diễn tả về cảnh tĩnh, nên sự đối lập có thể chấp nhận được. Một điểm nên chú ý là cách dùng từ láy âm "lom khom" chỉ dáng người của câu trên, và "lác đác" chỉ số lượng của câu dưới. Hai vế tiếp: "tiều vài chú" đối với "rợ mấy nhà" (đối lập về số lượng và tĩnh/động). Sự đối lập của hai vế cuối có thể coi là hoàn chỉnh. Xin xem thêm về thơ đối hoặc Câu đối Việt Nam để hiểu thêm về luật đối trong thơ.
     Nhị tứ lục phân minh (Câu 2,4,6 phải đối ý).

2. Niêm

     Các câu trong một bài thơ Đường luật giống nhau về luật thì được gọi là "những câu niêm với nhau" (niêm = giữ cứng, ở đây được hiểu là giữ giống nhau về luật). Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nhì trong cả hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Ở những câu theo nguyên tắc là cần phải niêm, nếu tác giả sơ suất mà làm thành không niêm thì bài đó bị gọi là "thất niêm".

     Nguyên tắc niêm trong một bài thơ Đường luật chuẩn (thất ngôn bát cú) như sau:

Câu 1 niêm với câu 8

Câu 2 niêm với câu 3

Câu 4 niêm với câu 5

Câu 6 niêm với câu 7

    Còn đối với Nguyên tắc niêm ở thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt: Câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 1. Chẳng hạn với luật vần bằng:
- B - T - B B

- T - B - T B

- T - B - T T

- B - T - B B

- B - T - B T

- T - B - T B

- T - B - T T

- B - T - B B

Ví dụ: Xét trong bài thơ Qua đèo Ngang, hai câu thứ 2 và thứ 3:

Cỏ cây chen đá lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú

3. Vần

     Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Trong một bài thơ Đường luật chuẩn, vần được dùng tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Những câu này được gọi là "vần với nhau". Nếu một bài thơ Đường luật mà chữ cuối của một trong các câu này không giống nhau về vần thì được gọi "thất vần".

     Những chữ có vần giống nhau hoàn toàn gọi là "vần chính", những chữ có vần gần giống nhau gọi là "vần thông". Hầu hết thơ Đường luật dùng vần thanh bằng, nhưng cũng có các ngoại lệ.

Ví dụ: hai câu 1, 2 trong bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:
Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

     Hai chữ "tà" và "hoa" được xem là vần với nhau, nhưng ở đây là "vần thông" vì chỉ phát âm gần giống nhau.

4. Bố cục

     Bố cục một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật theo truyền thống thường được chia gồm 4 phần: Đề, Thực (hoặc Trạng), Luận, Kết. "Đề" gồm 2 câu đầu trong đó câu đầu tiên gọi là câu phá đề, câu thứ 2 gọi là câu thừa đề, chuyển tiếp ý để đi vào phần sau. "Thực" gồm 2 câu tiếp theo, giải thích rõ ý đầu bài. "Luận" gồm 2 câu tiếp theo nữa, bình luận 2 câu thực. "Kết" là 2 câu cuối, kết thúc ý toàn bài, trong đó câu số 7 là câu "thúc" (hay "chuyển") và câu cuối là "hợp". Có người cho rằng Hai câu đề giới thiệu về thời gian, không gian, sự vật, sự việc. Hai câu thực trình bày, mô tả sự vật, sự việc. Hai câu luận diễn tả suy nghĩ, thái độ, cảm xúc về sự vật, hiện tượng. Hai câu kết khải quát toàn bộ nội dung bài theo hướng mở rộng và nâng cao
     Đối ý: Một nguyên tắc cố định trong một bài thơ được sáng tác theo thể loại đường luật chính là ý nghĩa của câu thứ 3, thứ 4 phải đối nhau và cả 2 câu thứ 5, thứ 6 cũng phải đối nhau. Đối chính là sự tương phản về nghĩa của cả từ đơn, từ láy hoặc từ ghép và nó bao gồm cả sự tương đương trong cách mà tác giả sử dụng từ ngữ. Đối chữ là động từ đối động từ, danh từ với danh từ. Đối cảnh là cảnh đội đối với cảnh tĩnh, trên đối với dưới… Nếu trong một bài thơ đường luật mà các câu 3, 4 không đối nhau hoặc những câu 5, 6 không đối nhau thì được gọi “thất đối”.

      Thơ thất ngôn bát cú có luật lệ gò bó khó làm nhất nhưng chính điều đó lại được người xưa ưa thích nhất, thường dùng để bày tỏ tình cảm ý chí, ngâm vịnh, xướng họa... Và trong tất cả các kỳ thi xưa đều bắt thí sinh phải làm.

      Tại quê hương của Đường thi cũng là nơi mà phong trào tập cổ, sáng tác thơ Đường luật rầm rộ nhất, lý luận thi pháp thơ Đường luật Trung Quốc không có khái niệm Đề, Thực, Luận, Kết mà thay bằng khái niệm đầu liên, hàm liên, cảnh liên, vĩ liên, nói ngắn gọn bằng tổ hợp bốn từ Khởi (khai), Thừa, Chuyển, Hợp. Tuy nhiên cách phân chia này cũng không khác gì cách phân Đề, Thực, Luận, Kết về mặt ý nghĩa. Tuy nhiên, đa phần tài liệu Việt Nam vẫn đi theo cách chia Đề, Thực, Luận, Kết. Vì vậy, khi học hoặc tiếp cận Đường luật.
      Một quan niệm khác áp dụng cấu trúc 2-4-2 cho bài thơ thất ngôn bát cú. Theo đó quan niệm này đứng ở góc độ không gian-thời gian nghệ thuật để khảo sát toàn bài dựa theo logic hai câu đầu và hai câu cuối bài thơ Đường luật thường yếu tố thời gian chiếm vị trí chủ đạo, còn bốn câu giữa trật tự không gian là chủ đạo và tác giả dường như dừng lại để quan sát sự vật.

      Cũng cần nhắc đến quan điểm "Cảnh-Tình" của Kim Thánh Thán khi chia bài thất ngôn bát cú thành hai phần đều nhau, theo đó bốn câu trên của bài nặng về cảnh và bốn câu dưới nặng về tình.

      Hiện nay, các nhà nghiên cứu có xu hướng không cố tìm quy luật chung về bố cục để áp dụng trong hàng loạt bài thơ mà áp dụng quan điểm nghiên cứu đã có từ thời Minh mạt Thanh sơ ở Trung Hoa, quan điểm bám sát và tuân thủ cách phân chia bố cục của từng bài thơ theo mạch cảm xúc của thi nhân biểu hiện trong bài. Một ví dụ là bài thơ hết sức nổi tiếng Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan hoàn toàn có thể được phân tách theo bố cục 1/7, hoặc bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến có thể bố cục 7/1 hoặc 1/6/1.

      Khi làm thơ Đường Luật thì chúng ta phải giữ cho đúng niêm luật. Nếu không tuân theo đúng quy tắc thì dù nội dung bài thơ của bạn có hay đến mấy đi nữa thì cũng không được chấp nhận.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

Lập dàn ý cho bài viết:

Phần mở đầu

+ Giới thiệu chung về thơ Đường luật trung đại và ý nghĩa của việc tìm hiểu hình thức thơ Đường luật. 

+ Nêu cách thức tiến hành nghiên cứu.

Phần nội dung

+ Giới thiệu các bài thơ Đường luật trung đại đã học và cách phân loại chúng. 

+ Phân tích bố cục chung của một bài Đường luật thất ngôn bát cú, các câu đề, thực, luận, kết và vai trò của chúng trong bài thơ. Từ đó, giới thiệu thêm về thơ tứ tuyệt. Ví dụ: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương).

+ Giới thiệu vấn, đối, niêm, luật trong thơ Đường luật (có thể lập bảng niệm, luật của thơ Đường luật); nêu tác dụng của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung. 

+ Phân tích sự sáng tạo về hình thức của thơ Nôm Đường luật.

Phần kết luận

Khái quát, tổng hợp lại vấn đề đã được trình bày.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

     PGS - TS Lã Nhâm Thìn từng nhận xét: “Thơ Nôm Đường luật là một trong những thể loại độc đáo và đạt được nhiều thành tựu lớn bậc nhất của văn học Việt Nam. Có nhiều tác giả, cũng có rất nhiều những đỉnh cao giá trị văn học thuộc về thơ Nôm Đường luật”. Quả thật, thơ Nôm Đường luật là một thể loại “có một không hai”, nó dường như luôn có ma lực hấp dẫn khiến không ít những người tâm huyết với nó đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu nhằm tìm ra ngọn nguồn của sức hấp dẫn ấy. Và chúng tôi cũng không phải là một ngoại lệ. Thơ Nôm Đường luật là một “thể loại có nguồn gốc ngoại lai”, chịu ảnh hưởng sâu sắc của thể loại thơ Đường luật Trung Quốc. Song, ảnh hưởng mà không bị “hoà loãng”, “hòa tan”. Trên bước đường dân chủ hóa, dân tộc hoá nền văn học Việt Nam, cha ông ta một mặt tiếp thu những thành tựu văn học của thơ Đường, mặt khác không ngừng Việt hoá, sáng tạo nhằm biến nó thành một di sản văn học mang đậm dấu ấn phong cách con người trung đại Việt Nam. Trong quá trình học tập, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về quá trình tiếp thu, Việt hoá và sáng tạo thể thơ Đường luật trong thơ Nôm của dân tộc, song xuất phát từ hệ thống cơ bản của đặc trưng thể loại thơ Đường luật thì chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách sâu sắc. Với tư cách người nghiên cứu khoa học về kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường Luật qua một số bài thơ trung đại đã học như: Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà, Bánh trôi nước,... Một mặt, để làm quen với các thao tác nghiên cứu văn học, mặt khác đây cũng là cơ hội để tiếp cận với một hiện tượng văn học vốn rất hấp dẫn và phong phú của nền văn học trung đại Việt Nam.

     Thơ đường luật hay còn được gọi với cái tên là thơ luật đường. Đây là một thể thơ đường với các luật được xuất hiện từ thời nhà Đường của Trung Quốc. Là một trong những dạng thơ đường phát triển rất mạnh mẽ không chỉ trên chính quê hương của nó mà còn nổi tiếng ở một số đất nước lân cận với tư cách là thể loại thơ tiêu biểu nhất của nhà Đường nói riêng và tinh hoa của thi ca Trung Hoa nói chung. Người ta còn gọi thơ Đường luật là thơ cận thể để đối lập và phân biệt với thể loại thơ cổ thể được sáng tác không tuân theo các luật ấy. Thơ Đường luật có một hệ thống các quy tắc rất phức tạp, những quy tắc này được thể hiện ở 5 điều sau: Niêm, Luật, Đối, Vần và Bố cục. Xét về hình thức thì thơ đường luật được chia thành các dạng như: Thất ngôn bát cú: tám câu, mỗi câu sẽ có 7 chữ. Đây được xem là dạng phổ biến nhất của thể thơ Đường luật. Thất ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 7 chữ. Ngũ ngôn bát cú: 8 câu, mỗi câu 5 chữ. Ngũ ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 5 chữ. Ngoài những dạng được kể trên thì còn rất nhiều dạng không phổ biến khác. Người Việt Nam khi làm thơ đường luật cũng hoàn toàn tuân theo những nguyên tắc này.

     Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng và thanh trắc, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng gồm các chữ có dấu huyền hay không dấu; thanh trắc gồm các dấu: sắc, hỏi, ngã, nặng.

     Nếu chữ thứ 2 của câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là bài có "luật bằng"; nếu chữ thứ 2 câu đầu dùng thanh trắc thì gọi là bài có "luật trắc". Trong một câu, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, và chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Ví dụ, nếu chữ thứ 2 và 6 là thanh bằng thì chữ thứ 4 phải dùng thanh trắc, hay ngược lại. Nếu một câu thơ Đường mà không theo quy định này thì được gọi "thất luật".

     Ví dụ: xét câu "Bước tới đèo Ngang bóng xế tà" trong bài Qua Đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan, có các chữ "tới" (thứ 2) và "xế" (thứ 6) giống nhau vì đều là thanh trắc còn chữ "Ngang" là thanh bằng thì đó là bài thất ngôn bát cú luật trắc.

     Luật bằng trắc trong thể Thất ngôn tứ tuyệt và Thất ngôn bát cú có thể nôm na liệt kê như sau, nếu chỉ vần bằng bằng chữ "B", vần trắc bằng chứ "T", những vần không có luật để trống, thì luật trong các chữ thứ 2-4-6-7 có thể viết là:

1. Luật bằng trắc

     Luật thơ Đường sẽ căn cứ dựa trên thanh trắc và thanh bằng, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong cùng một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng bao gồm những chữ không có dấu hoặc dấu huyền; thanh trắc bao gồm tất cả các dấu còn lại: sắc, hỏi, ngã, nặng.

     Nguyên tắc cố định của một bài thơ Đường luật là ý nghĩa của hai câu 3 và 4 phải "đối" nhau và hai câu 5, 6 cũng "đối" nhau. Đối thường được hiểu là sự tương phản (về nghĩa kể cả từ đơn, từ ghép, từ láy) bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ. Đối chữ: danh từ đối danh từ, động từ đối động từ. Đối cảnh: trên đối dưới, cảnh động đối cảnh tĩnh... Nếu một bài thơ Đường luật mà các câu 3, 4 không đối nhau, các câu 5, 6 không đối nhau thì bị gọi "thất đối".

Ví dụ: hai câu 3, 4 trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông rợ mấy nhà,

     "Lom khom" đối với "lác đác" (hình thể và số lượng - thực ra hai câu này chưa phải đối hoàn chỉnh), "dưới núi" đối với "bên sông" (vị trí địa hình), song nếu nối hình ảnh hai câu trên "lom khom dưới núi" và "lác đác bên sông" thì vì một câu diễn tả về cảnh động, còn một câu diễn tả về cảnh tĩnh, nên sự đối lập có thể chấp nhận được. Một điểm nên chú ý là cách dùng từ láy âm "lom khom" chỉ dáng người của câu trên, và "lác đác" chỉ số lượng của câu dưới. Hai vế tiếp: "tiều vài chú" đối với "rợ mấy nhà" (đối lập về số lượng và tĩnh/động). Sự đối lập của hai vế cuối có thể coi là hoàn chỉnh. Xin xem thêm về thơ đối hoặc Câu đối Việt Nam để hiểu thêm về luật đối trong thơ.

     Nhị tứ lục phân minh (Câu 2,4,6 phải đối ý).

2. Niêm

     Các câu trong một bài thơ Đường luật giống nhau về luật thì được gọi là "những câu niêm với nhau" (niêm = giữ cứng, ở đây được hiểu là giữ giống nhau về luật). Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nhì trong cả hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Ở những câu theo nguyên tắc là cần phải niêm, nếu tác giả sơ suất mà làm thành không niêm thì bài đó bị gọi là "thất niêm".

     Nguyên tắc niêm trong một bài thơ Đường luật chuẩn (thất ngôn bát cú) như sau:

Câu 1 niêm với câu 8

Câu 2 niêm với câu 3

Câu 4 niêm với câu 5

Câu 6 niêm với câu 7

    Còn đối với Nguyên tắc niêm ở thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt: Câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 1. Chẳng hạn với luật vần bằng:

- B - T - B B

- T - B - T B

- T - B - T T

- B - T - B B

- B - T - B T

- T - B - T B

- T - B - T T

- B - T - B B

Ví dụ: Xét trong bài thơ Qua đèo Ngang, hai câu thứ 2 và thứ 3:

Cỏ cây chen đá lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú

3. Vần

     Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Trong một bài thơ Đường luật chuẩn, vần được dùng tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Những câu này được gọi là "vần với nhau". Nếu một bài thơ Đường luật mà chữ cuối của một trong các câu này không giống nhau về vần thì được gọi "thất vần".

     Những chữ có vần giống nhau hoàn toàn gọi là "vần chính", những chữ có vần gần giống nhau gọi là "vần thông". Hầu hết thơ Đường luật dùng vần thanh bằng, nhưng cũng có các ngoại lệ.

Ví dụ: hai câu 1, 2 trong bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

     Hai chữ "tà" và "hoa" được xem là vần với nhau, nhưng ở đây là "vần thông" vì chỉ phát âm gần giống nhau.

4. Bố cục

     Bố cục một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật theo truyền thống thường được chia gồm 4 phần: Đề, Thực (hoặc Trạng), Luận, Kết. "Đề" gồm 2 câu đầu trong đó câu đầu tiên gọi là câu phá đề, câu thứ 2 gọi là câu thừa đề, chuyển tiếp ý để đi vào phần sau. "Thực" gồm 2 câu tiếp theo, giải thích rõ ý đầu bài. "Luận" gồm 2 câu tiếp theo nữa, bình luận 2 câu thực. "Kết" là 2 câu cuối, kết thúc ý toàn bài, trong đó câu số 7 là câu "thúc" (hay "chuyển") và câu cuối là "hợp". Có người cho rằng Hai câu đề giới thiệu về thời gian, không gian, sự vật, sự việc. Hai câu thực trình bày, mô tả sự vật, sự việc. Hai câu luận diễn tả suy nghĩ, thái độ, cảm xúc về sự vật, hiện tượng. Hai câu kết khải quát toàn bộ nội dung bài theo hướng mở rộng và nâng cao

     Đối ý: Một nguyên tắc cố định trong một bài thơ được sáng tác theo thể loại đường luật chính là ý nghĩa của câu thứ 3, thứ 4 phải đối nhau và cả 2 câu thứ 5, thứ 6 cũng phải đối nhau. Đối chính là sự tương phản về nghĩa của cả từ đơn, từ láy hoặc từ ghép và nó bao gồm cả sự tương đương trong cách mà tác giả sử dụng từ ngữ. Đối chữ là động từ đối động từ, danh từ với danh từ. Đối cảnh là cảnh đội đối với cảnh tĩnh, trên đối với dưới… Nếu trong một bài thơ đường luật mà các câu 3, 4 không đối nhau hoặc những câu 5, 6 không đối nhau thì được gọi “thất đối”.

      Thơ thất ngôn bát cú có luật lệ gò bó khó làm nhất nhưng chính điều đó lại được người xưa ưa thích nhất, thường dùng để bày tỏ tình cảm ý chí, ngâm vịnh, xướng họa... Và trong tất cả các kỳ thi xưa đều bắt thí sinh phải làm.

      Tại quê hương của Đường thi cũng là nơi mà phong trào tập cổ, sáng tác thơ Đường luật rầm rộ nhất, lý luận thi pháp thơ Đường luật Trung Quốc không có khái niệm Đề, Thực, Luận, Kết mà thay bằng khái niệm đầu liên, hàm liên, cảnh liên, vĩ liên, nói ngắn gọn bằng tổ hợp bốn từ Khởi (khai), Thừa, Chuyển, Hợp. Tuy nhiên cách phân chia này cũng không khác gì cách phân Đề, Thực, Luận, Kết về mặt ý nghĩa. Tuy nhiên, đa phần tài liệu Việt Nam vẫn đi theo cách chia Đề, Thực, Luận, Kết. Vì vậy, khi học hoặc tiếp cận Đường luật.

      Một quan niệm khác áp dụng cấu trúc 2-4-2 cho bài thơ thất ngôn bát cú. Theo đó quan niệm này đứng ở góc độ không gian-thời gian nghệ thuật để khảo sát toàn bài dựa theo logic hai câu đầu và hai câu cuối bài thơ Đường luật thường yếu tố thời gian chiếm vị trí chủ đạo, còn bốn câu giữa trật tự không gian là chủ đạo và tác giả dường như dừng lại để quan sát sự vật.

      Cũng cần nhắc đến quan điểm "Cảnh-Tình" của Kim Thánh Thán khi chia bài thất ngôn bát cú thành hai phần đều nhau, theo đó bốn câu trên của bài nặng về cảnh và bốn câu dưới nặng về tình.

      Hiện nay, các nhà nghiên cứu có xu hướng không cố tìm quy luật chung về bố cục để áp dụng trong hàng loạt bài thơ mà áp dụng quan điểm nghiên cứu đã có từ thời Minh mạt Thanh sơ ở Trung Hoa, quan điểm bám sát và tuân thủ cách phân chia bố cục của từng bài thơ theo mạch cảm xúc của thi nhân biểu hiện trong bài. Một ví dụ là bài thơ hết sức nổi tiếng Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan hoàn toàn có thể được phân tách theo bố cục 1/7, hoặc bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến có thể bố cục 7/1 hoặc 1/6/1.

      Khi làm thơ Đường Luật thì chúng ta phải giữ cho đúng niêm luật. Nếu không tuân theo đúng quy tắc thì dù nội dung bài thơ của bạn có hay đến mấy đi nữa thì cũng không được chấp nhận.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 8 2023

Bài viết chi tiết

     Một mùa thu đầy lãng mạn và trữ tình đã trở thành đề tài quen thuộc trong những trang thi ca. Hữu Thỉnh – một cây bút trưởng thành từ quân đội, với những lời thơ nhẹ nhàng, sâu lắng đã mang đến cho độc giả bao cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời. Bằng sự sáng tạo, tâm hồn nhạy cảm trước sự vật, sự tinh tế trong cách sử dụng từ ngữ, tác giả đã vẽ nên một bức tranh Sang thu thật quen thuộc và cũng thật mới lạ.

     Sang thu với chủ đề về thiên nhiên mùa thu kết hợp cùng cảm hứng chủ đạo là những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong những ngày hạ mạt thô sơ giữa thời khói lửa. Bên cạnh đó, là những nét độc đáo trong nghệ thuật, cách sử dụng từ ngữ sáng tạo, hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa để làm nổi bật lên chủ thể trữ tình được nói đến trong bài – mùa thu.

     Nếu Xuân Diệu lấy sắc “mơ phai” của lá để báo hiệu thu tới thì Hữu Thỉnh cảm nhận qua “hương ổi”, một mùi hương quen thuộc với miền quê Việt Nam: Bỗng nhận ra hương ổi/ Phả vào trong gió se. Động từ mạnh “phả” mang nghĩa bốc mạnh, tỏa ra thành luồng. Người nghệ sĩ ấy không tả mà chỉ gợi liên tưởng cho người đọc về màu vàng ươm, hương thơm nồng nàn của “hương ổi” tỏa ra những cuối hạ, đầu thu đang phả vào trong “gió se”.

     Dấu hiệu tiếp theo là hình ảnh sương thu khi Sương chùng chình qua ngõ/ Hình như thu đã về. Sương thu đã được nhân hóa qua từ láy tượng hình “chùng chình” diễn tả những bước đi rất thơ, rất chầm chậm để mang mùa thu đến với nước nhà. Chữ “se” hiệp vần với “về” tạo nên những nhịp thơ nhẹ nhàng, thơ mộng, gợi cảm như chính cảm giác mà mùa thu mang đến vậy. Khổ thơ đầu được Hữu Thỉnh cảm nhận ở đa giác quan, thể hiện một cách sáng tạo những đặc trưng, dấu hiệu thu đến nơi quê nhà thanh bình.

     Không gian nghệ thuật của bức tranh “Sang thu'" được mở rộng, ở chiều cao, độ rộng của bầu trời với cánh chim bay và đám mây trôi, ở chiều dài của dòng sông qua khổ thơ thứ hai:

Sóng được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây màu hạ

Vắt nửa mình sang thu

     Nước sông màu thu trên miền đất Bắc trong xanh, êm đềm, tràn đầy nên mới “dềnh dàng”, nhẹ trôi mãi như đang cố tình chảy chậm lại để được cảm nhận rõ nhất những nét đẹp của thiên nhiên tiết trời khi vào thu. Đối lập với sự “dềnh dàng” ấy là sự “vội vã” của những đàn chim đang bay về phương Nam tránh rét. Những đàn chim ấy khiến ta liên tưởng đến đàn ngỗng trời mà thi sĩ Nguyễn Khuyến đã nhắc đến trong Thu vịnh: Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Dòng sông, cánh chim, đám mây mùa thu đều được nhân hóa. Tác giả sử dụng động từ “vắt” để miêu tả cho mây. Đám mây như được đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống, gợi sự tinh nghịch, dí dỏm, chủ động. Bốn câu thơ đã khắc họa những biến chuyển tinh tế của cảnh vật từ mùa hè sang mùa thu. Mỗi cảnh vật lại có một đặc trưng riêng nhưng tất cả đã làm cho bức tranh mùa thu thêm thi vị hơn.

     Những dư âm của mùa hạ vẫn còn: đó là ánh nắng, là những cơn mưa, là tiếng sấm giòn. Tuy nhiên, tất cả đã trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn, không còn bất ngờ và gắt gỏng nữa. Đồng thời, những suy ngẫm của tác giả về cuộc đời cũng được gửi gắm qua những câu từ nhẹ nhàng ấy.

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

     Nắng, mưa, sấm, những hiện tượng của thiên nhiên trong thời điểm giao mùa: mùa hạ - mùa thu được Hữu Thỉnh cảm nhận một cách tinh tế. Các từ ngữ “vẫn còn, đã vơi dần, bớt bất ngờ” gợi tả rất hay thời lượng và sự hiện hữu của sự vật, của thiên nhiên như nắng thu, mưa thu, tiếng sấm buổi đầu thu. Mùa hạ như còn níu giữ. Nắng, mưa, sấm mùa hạ như còn vương vấn hàng cây và đất trời. Nhìn cảnh vật sang thu buổi giao mùa, từ ngoại cảnh ấy mà nhà thơ suy ngẫm về cuộc đời. “Sấm" và “hàng cây đứng tuổi" là những ẩn dụ tạo nên tính hàm nghĩa của bài " Sang thu”. Nắng, mưa, sấm là những biến động của thiên nhiên, còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những thay đổi, biến đổi, những khó khăn thử thách trong cuộc đời. Hình ảnh ‘‘hàng cây đứng tuổi'' là một ẩn dụ nói về lớp người đã từng trải, được tôi luyện trong nhiều gian khổ, khó khăn.

     Sang thu Là một bài thơ hay của Hữu Thỉnh. Bao cảm xúc dâng đầy trong những vần thơ đẹp, hữu tình, nên thơ. Nhà thơ không sử dụng bút màu vẽ nên những cảnh thu, sắc thu rực rỡ. Chỉ là một số nét chấm phá, tả ít mà gợi nhiều nhưng tác giả đã làm hiện lên cái hồn thu thanh nhẹ, trong sáng, êm đềm, mênh mang... đầy thi vị.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ yêu cầu của một bài viết phân tích nội dung và nghệ thuật tác phẩm trữ tình.

- Tìm ý và lập dàn ý chi tiết.

- Tham khảo ngữ liệu.

- Viết bài.

- Sửa lỗi (nếu có).

Lời giải chi tiết:

Dàn ý

I. Mở bài

     Giới thiệu vấn đề nghị luận: phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh).

II. Thân bài

1. Nội dung

     Bài thơ thể hiện những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong những ngày hạ mạt thô sơ giữa thời khói lửa.

2. Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật

a. Khổ 1: Tín hiệu của sự chuyển mùa

- Dấu hiệu “hương ổi” → mang đậm hương vị miền quê.

- Động từ mạnh “phả” → gợi liên tưởng cho người đọc về màu vàng ươm, hương thơm nồng nàn của “hương ổi” tỏa ra những cuối hạ, đầu thu đang phả vào trong “gió se”.

- Dấu hiệu “sương thu” kết hợp từ láy tượng hình “chùng chình” → gợi những bước đi chầm chậm sang của mùa thu.

b. Khổ 2: Quang cảnh trời đất khi vào thu

- Từ láy “dềnh dàng” → dòng chảy không còn vội vã, như muốn đi chậm lại để tận hưởng những vẻ đẹp nên thơ, trữ tình của mùa thu.

- Nhân hóa “chim vội vã” → đối lập với sự “dềnh dàng” của dòng sông, những đàn chim đang hối hả đi tìm thức ăn và bay về phương Nam xa xôi để tránh rét.

- Động từ “vắt” được dùng để miêu tả hình ảnh đám mây mùa hạ: đám mây được đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống, gợi sự tinh nghịch, dí dỏm, chủ động.

c. Khổ 3: Cảm nhận và suy nghĩ của nhà thơ về cuộc đời

- Các từ ngữ vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt bất ngờ được dùng rất hay để miêu tả về thời lượng và sự xuất hiện của sự vật nắng, mưa, sấm.

- Nắng, sấm, mưa: hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những biến đổi, những khó khăn, thử thách trong cuộc đời con người.

- Hàng cây đứng tuổi: ẩn dụ cho những con người từng trải, được tôi luyện qua những gian lao, thử thách của cuộc đời.

III. Kết bài

     Khẳng định lại giá trị của bài thơ.

Bài viết chi tiết

     Một mùa thu đầy lãng mạn và trữ tình đã trở thành đề tài quen thuộc trong những trang thi ca. Hữu Thỉnh – một cây bút trưởng thành từ quân đội, với những lời thơ nhẹ nhàng, sâu lắng đã mang đến cho độc giả bao cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời. Bằng sự sáng tạo, tâm hồn nhạy cảm trước sự vật, sự tinh tế trong cách sử dụng từ ngữ, tác giả đã vẽ nên một bức tranh Sang thu thật quen thuộc và cũng thật mới lạ.

     Sang thu với chủ đề về thiên nhiên mùa thu kết hợp cùng cảm hứng chủ đạo là những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong những ngày hạ mạt thô sơ giữa thời khói lửa. Bên cạnh đó, là những nét độc đáo trong nghệ thuật, cách sử dụng từ ngữ sáng tạo, hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa để làm nổi bật lên chủ thể trữ tình được nói đến trong bài – mùa thu.

     Nếu Xuân Diệu lấy sắc “mơ phai” của lá để báo hiệu thu tới thì Hữu Thỉnh cảm nhận qua “hương ổi”, một mùi hương quen thuộc với miền quê Việt Nam: Bỗng nhận ra hương ổi/ Phả vào trong gió se. Động từ mạnh “phả” mang nghĩa bốc mạnh, tỏa ra thành luồng. Người nghệ sĩ ấy không tả mà chỉ gợi liên tưởng cho người đọc về màu vàng ươm, hương thơm nồng nàn của “hương ổi” tỏa ra những cuối hạ, đầu thu đang phả vào trong “gió se”.

     Dấu hiệu tiếp theo là hình ảnh sương thu khi Sương chùng chình qua ngõ/ Hình như thu đã về. Sương thu đã được nhân hóa qua từ láy tượng hình “chùng chình” diễn tả những bước đi rất thơ, rất chầm chậm để mang mùa thu đến với nước nhà. Chữ “se” hiệp vần với “về” tạo nên những nhịp thơ nhẹ nhàng, thơ mộng, gợi cảm như chính cảm giác mà mùa thu mang đến vậy. Khổ thơ đầu được Hữu Thỉnh cảm nhận ở đa giác quan, thể hiện một cách sáng tạo những đặc trưng, dấu hiệu thu đến nơi quê nhà thanh bình.

     Không gian nghệ thuật của bức tranh “Sang thu'" được mở rộng, ở chiều cao, độ rộng của bầu trời với cánh chim bay và đám mây trôi, ở chiều dài của dòng sông qua khổ thơ thứ hai:

Sóng được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây màu hạ

Vắt nửa mình sang thu

     Nước sông màu thu trên miền đất Bắc trong xanh, êm đềm, tràn đầy nên mới “dềnh dàng”, nhẹ trôi mãi như đang cố tình chảy chậm lại để được cảm nhận rõ nhất những nét đẹp của thiên nhiên tiết trời khi vào thu. Đối lập với sự “dềnh dàng” ấy là sự “vội vã” của những đàn chim đang bay về phương Nam tránh rét. Những đàn chim ấy khiến ta liên tưởng đến đàn ngỗng trời mà thi sĩ Nguyễn Khuyến đã nhắc đến trong Thu vịnh: Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Dòng sông, cánh chim, đám mây mùa thu đều được nhân hóa. Tác giả sử dụng động từ “vắt” để miêu tả cho mây. Đám mây như được đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống, gợi sự tinh nghịch, dí dỏm, chủ động. Bốn câu thơ đã khắc họa những biến chuyển tinh tế của cảnh vật từ mùa hè sang mùa thu. Mỗi cảnh vật lại có một đặc trưng riêng nhưng tất cả đã làm cho bức tranh mùa thu thêm thi vị hơn.

     Những dư âm của mùa hạ vẫn còn: đó là ánh nắng, là những cơn mưa, là tiếng sấm giòn. Tuy nhiên, tất cả đã trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn, không còn bất ngờ và gắt gỏng nữa. Đồng thời, những suy ngẫm của tác giả về cuộc đời cũng được gửi gắm qua những câu từ nhẹ nhàng ấy.

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

     Nắng, mưa, sấm, những hiện tượng của thiên nhiên trong thời điểm giao mùa: mùa hạ - mùa thu được Hữu Thỉnh cảm nhận một cách tinh tế. Các từ ngữ “vẫn còn, đã vơi dần, bớt bất ngờ” gợi tả rất hay thời lượng và sự hiện hữu của sự vật, của thiên nhiên như nắng thu, mưa thu, tiếng sấm buổi đầu thu. Mùa hạ như còn níu giữ. Nắng, mưa, sấm mùa hạ như còn vương vấn hàng cây và đất trời. Nhìn cảnh vật sang thu buổi giao mùa, từ ngoại cảnh ấy mà nhà thơ suy ngẫm về cuộc đời. “Sấm" và “hàng cây đứng tuổi" là những ẩn dụ tạo nên tính hàm nghĩa của bài " Sang thu”. Nắng, mưa, sấm là những biến động của thiên nhiên, còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những thay đổi, biến đổi, những khó khăn thử thách trong cuộc đời. Hình ảnh ‘‘hàng cây đứng tuổi'' là một ẩn dụ nói về lớp người đã từng trải, được tôi luyện trong nhiều gian khổ, khó khăn.

     Sang thu Là một bài thơ hay của Hữu Thỉnh. Bao cảm xúc dâng đầy trong những vần thơ đẹp, hữu tình, nên thơ. Nhà thơ không sử dụng bút màu vẽ nên những cảnh thu, sắc thu rực rỡ. Chỉ là một số nét chấm phá, tả ít mà gợi nhiều nhưng tác giả đã làm hiện lên cái hồn thu thanh nhẹ, trong sáng, êm đềm, mênh mang... đầy thi vị.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

* Dàn ý tham khảo:

I – Mở bài

- Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Khuyến và tác phẩm “Thu điếu”

II – Thân bài

1. Đánh giá về nội dung

a. 6 câu đầu: cảnh thu

- Mở đầu bài thơ “Thu điếu” là bức tranh phong cảnh mùa thu lãng mạn, thơ mộng nhưng cũng rất mộc mạc, giản dị từ cái nhìn cận cảnh:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

  Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

  Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

  Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

- Từ không gian cận cảnh, nhà thơ phóng tầm mắt qua cái nhìn viễn cảnh, mở ra một không gian cao và rộng, trong và sâu:

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

  Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

b. 2 câu cuối: tình thu

- Kết thúc bài thơ, hình ảnh con người mới xuất hiện thật nhỏ bé. Con người ở đây phải chăng chính là thi sĩ trong tư thế câu cá nhàn nhã, đợi chờ. Đối với nhà thơ, đi câu như một cái cớ để hoà mình với thiên nhiên, đất trời, tận hưởng khí thu. Và đây cũng là cách thi sĩ tránh xa những lo toan, những xô bồ ồn ã, phức tạp của đời sống xã hội.

“Tựa gối buông cần lâu chẳng được

  Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

2. Đánh giá nghệ thuật

- Cách sử dụng ngôn ngữ Nôm

- Cách dùng từ láy

- Cách gieo vần

3. Đánh giá về thành công của tác giả trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật

III – Kết bài

- Khái quát vị trí, ý nghĩa của tác phẩm với sự nghiệp văn học của tác giả

- Chỉ ra tác động của tác phẩm với người đọc và với cá nhân người viết

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

* Bài mẫu tham khảo

Nguyễn Khuyến được coi là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam với chất giọng thơ thuần hậu, hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc, gần gũi. Những sáng tác của ông đã để lại giá trị quý báu cho kho tàng văn học Việt Nam. Trong đó, “Thu điếu” là một bài thơ đặc biệt, nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến.

“Thu điếu” Bài thơ được viết trong thời gian Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn. Vì vậy bài thơ không chỉ đơn giản tái hiện cảnh sắc thiên nhiên mùa thu mà còn chất chứa những tâm sự, suy tư của tác giả. Mở đầu bài thơ “Thu điếu” là bức tranh phong cảnh mùa thu lãng mạn, thơ mộng nhưng cũng rất mộc mạc, giản dị từ cái nhìn cận cảnh:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

  Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”

 “Ao” là một không gian nhỏ hẹp, là hình ảnh quen thuộc, gần gũi của vùng đồng bằng Bắc Bộ.   Mùa thu đến gợi ra cảm giác se se lạnh, cái lạnh ấy như thấm sâu vào từng cá thể của không gian. Lạnh không chỉ lan toả trong không khí mà còn toả ra từ làn nước màu thu. Không gian trong xanh, tĩnh lặng mang đậm chất thu. Ao nước trong tưởng như có thể nhìn thấy đáy. Đây cũng là cái dịu dàng, trong trắng, thanh sơ của mùa thu. Nổi bật trong nền cảnh thu ấy là hình ảnh chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Chiếc thuyền câu mang theo dáng vẻ con người, ung dung, thư thái nhẹ nhàng tận hưởng cảm giác thư giãn khi câu cá. Số từ “một” kết hợp với tính từ “tẻo teo” gợi ra dáng vẻ cô đơn, lẻ bóng của con thuyền hay chính là con người. Dường như nhà thơ đang thu mình vào một thế giới riêng biệt, tách khỏi hiện thực xô bồ để tận hưởng một cuộc sống bình yên.

“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

  Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

          Trên mặt nước hiền hoà, yên ả, những làn sóng gợi nhẹ lăn tăn, phản chiếc sắc xanh của nền trời thu. Không gian mùa thu trở nên thật khoáng đạt, thuần khiết. Giữa không gian phẳng lặng, yên ả, mọi sự chuyển động đều vô cùng nhẹ nhàng, tinh tế thì hình ảnh “lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” đã trở thành điểm nhấn. Màu xanh biếc của sóng, của trời hài hoà trong màu vàng của lá tạo nên một không gian đậm chất thu. Nghệ thuật đối được sử dụng điêu luyện, “lá vàng” với “sóng biếc”, tốc độ “vèo” của lá bay tương ứng với mức độ “tí” của “sóng gợn”. Hẳn phải có một tài quan sát vô cùng tinh tế, nhạy cảm, thi sĩ mới có thể nhận ra những chuyển động dù là nhỏ nhất của không gian.

Từ không gian cận cảnh, nhà thơ phóng tầm mắt qua cái nhìn viễn cảnh, mở ra một không gian cao và rộng, trong và sâu.

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

Mặt nước trong và bầu trời cũng vô cùng trong xanh. Những đám mây trắng nhè nhẹ lững lờ trôi như điểm nhấn của nền trời xanh ngắt.  “Ngõ, ao, vườn cây” là những hình ảnh quen thuộc của làng quê  Bắc Bộ mộc mạc, giản dị. “Ngõ trúc quanh co” gợi ra độ sâu của không gian, những hàng trúc nối đuôi nhau kéo một màu xanh dài bất tận. Có thể nói, bức tranh thu của Nguyễn Khuyến được bao chùm bởi một sắc xanh biếc: xanh của mặt nước, xanh của bầu trời và xanh của cây lá. Cái xanh ấy không rực rỡ, chói chang như mùa hè cũng không ảm đạm, nhạt nhoà như mùa đông mà vô cùng hiền hoà, thanh khiết. Xuân Diệu có viết: “Cái thú vị của bài Thu điếu là ở cacd điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi....”. Nhận xét trên được đưa ra từ góc nhìn của hội hoạ. Gam màu xanh đã được Nguyễn Khuyến dùng rất đắt khi tái hiện hài hoà sắc chủ đạo của cảnh thu miền nhiệt đới nước ta.

Như vậy, chỉ với sáu câu thơ đầu, Nguyễn Khuyến đã vẽ nên một bức tranh thu quê thân quen, gần gũi những cũng rất đắc biệt. Trong và tĩnh là đặc điểm nổi bật nhất của cảnh vật được miêu tả trong bài. Mọi sự chuyển động trong không gian đều vô cũng tĩnh lặng, nhẹ nhàng, cảnh sắc trong thơ hài hoà, thanh khiết. Ở đây, trong song hành với tĩnh: càng trong lại càng tĩnh, càng tĩnh lại càng trong. Cái hồn quê dân dã hiện lên một cách sinh động, tự nhiên qua từng dòng thơ, từng con chữ.

“Tựa gối buông cần lâu chẳng được

  Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

Kết thúc bài thơ, hình ảnh con người mới xuất hiện thật nhỏ bé. Con người ở đây phải chăng chính là thi sĩ trong tư thế câu cá nhàn nhã, đợi chờ. Đối với nhà thơ, đi câu như một cái cớ để hoà mình với thiên nhiên, đất trời, tận hưởng khí thu. Và đây cũng là cách thi sĩ tránh xa những lo toan, những xô bồ ồn ã, phức tạp của đời sống xã hội. Câu thơ cuối “Cá đâu đớp động dưới chân bèo” đem lại những cách hiểu độc đáo. Con cá ở đâu đó đớp động hay không có con cá nào đớp động. Nếu hiểu theo cách thứ nhất, thủ pháp lấy động tả tĩnh được Nguyễn Khuyến sử dụng tinh tế nhằm diễn tả sự bình lặng của không gian, đến mức chỉ cần một cái động nhẹ của cá cũng trở thành tâm điểm chú ý. Nếu hiểu theo cách không có con cá nào xuất hiện thì hình ảnh thi nhân dường như không bận tâm đến chuyện câu cá mà đang thực sự hoà mình vào cảnh sắc mùa thu. Tiếng đớp động dưới chân bèo phải chăng là cái động lao xao của lòng người. Con người còn nhiều bộn bè, lo toan, còn nhiều gánh nặng với cuộc đời nhưng đành gác lại tất cả để giữ mình, tránh xa bóng tối xã hội.

Tìm hiểu “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến, bạn đọc không chỉ khám phá cảnh sắc mây trời mà hơn hết, đó là cảm nhận lòng người, tình người. Hình ảnh trung tâm của bài thơ không phải con thuyền hay chiếc lá mà là bóng dáng người câu cá lẻ loi, cô độc. Mọi yếu tố cấu thành bài thơ như từ, vần, nhịp, đối xứng, hoà thanh, phối sắc...đều được cấu trúc hoá mộ cách chặt chẽ, làm nên một không khí tinh thần riêng. Với các từ láy “lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng”, ta không chỉ tưởng tượng dáng dấp hay trạng thái của sự vật khách quan mà còn hiểu được nhiều điều về tâm sự người viết. Từ lạnh lẽo không chỉ nói về khí lạnh toát ra từ mặt nước  cùng vẻ hiu hắt của cảnh vật mà còn gợi nghĩ đến nỗi u uẩn trong lòng nhà thơ. Từ “tẻo teo” vừa miêu tả kích thức bé nhỏ của con thuyền, vừa góp phần đưa đến cho độc giả ý niệm: mọi sự vật không chỉ riêng chiếc thuyền như đang cố thu mình lại để không làm ảnh hưởng tới không khí suy tư trầm mặc của nhà thơ. Cùng việc vẽ ra hình ảnh đám mây đọng lại lưng chừng giữa tầng khong, từ “lơ lửng” đã diễn tả trạng thái phân thân hay mơ màng của người ngồi câu giữa ao thu. Nhưng vì sao tác giả lại có tâm trạng đó? Nguyễn Khuyến là ví dụ điển hình cho người nho sĩ thành công trên con đường học vấn và hoạn lộ trong môi trường đào tạo của chế độ phong kiến xưa. Nhưng khi ông đạt tới đỉnh cao danh vọng cũng là khi Việt Nam bước vào một giai đoạn lịch sử đầy bi thương. Chế độ phong kiến đã trở thành một gánh nặng lịch sử, không đủ khả năng đưa dân tộc đất nước thoát khỏi họa ngoại xâm và nô dịch. Hệ tư tưởng Nho giáo mà nhà thơ từng tôn thờ giờ đây đã không còn phù hợp. Những người trí thức thời bây giờ trở nên lạc lõng bơ vơ bó tay trước những đòi hỏi của thời cuộc. Nguyễn Khuyến Ý thức được sâu sắc vì tất cả những điều đó. Ông luôn băn khoăn, trăn trở, bức rứt vì mình không làm được gì hơn cho đất nước, không có đủ dũng khí xả thân nơi mũi tên hòn đá như nhiều trí sĩ  khác. Nguyễn Khuyến luôn thấy mình cô độc, lạc lõng giữa những biến động của thời cuộc. Điều duy nhất ông có thể làm là tỏ thái độ bất hợp tác với kẻ thù dân tộc, lui về quê ở ẩn nhầm giữ tiết tháo, nhân cách và cũng để quên đi những dằn vặt đau đớn. Từ đây có thể thấy, bức tranh thu có lẽ chỉ là một phương tiện để thi nhân gửi gắm tấm lòng yêu nước sâu đậm.

Bằng ngôn ngữ Nôm đậm chất dân tộc, cùng những hình ảnh thơ giản dị, gần gũi, Nguyễn Khuyến đã vẽ nên bức tranh mùa thu trong, thanh và tĩnh, qua đó, gửi gắm những xao động trong tâm hồn mình đối với quê hương, đất nước.

Bước 1:  Chuẩn bị nóiXác định đề tài: là xác định tên tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch cụ thể mà bạn chọn để giới thiệu. Bạn có thể chọn giới thiệu tác phẩm mà mình đã thực hiện bài viết hoặc một tác phẩm khác.Việc xác định mục đích nói, đối tượng, người nghe, không gian và thời gian nói; tìm ý, lập dàn ý và luyện tập:- Bước tìm ý của bài nói về cơ bản không khác với bước tìm ý cho bài...
Đọc tiếp

Bước 1:  Chuẩn bị nói

Xác định đề tài: là xác định tên tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch cụ thể mà bạn chọn để giới thiệu. Bạn có thể chọn giới thiệu tác phẩm mà mình đã thực hiện bài viết hoặc một tác phẩm khác.

Việc xác định mục đích nói, đối tượng, người nghe, không gian và thời gian nói; tìm ý, lập dàn ý và luyện tập:

- Bước tìm ý của bài nói về cơ bản không khác với bước tìm ý cho bài viết. Tuy nhiên, với bài nói này, bạn cần ghi lại những thông tin cần thiết.

- Bước lập dàn ý: thực hiện như khi lập dàn ý cho bài viết. Nếu đề tài trùng với đề tài bài viết, có thể tận dụng dàn ý của bài viết. Tuy vậy, vẫn cần chuyển dàn ý bài viết thành dàn ý bài nói với các thông tin chuẩn xác để sử dụng khi nói:

- Thông tin về tác phẩm tác giả, bối cảnh…

- Tóm tắt cốt truyện: mâu thuẫn, sự kiện gần các nhân vật chính, cách giải quyết mâu thuấn.

- Nêu những điểm nổi bật về nghệ thuật: người kể chuyện, nhân vật, không gian, thời gian, ngôn ngữ, điểm nhìn...( truyện ngắn, tiểu thuyết), tính xác thực của sự kiện, chi tiết (truyện, kí, hồi kí, du kí…), mâu thuẫn, xung đột, hành đông, lời thoại…kết hợp với một số bằng chứng tiêu biểu trong tác phẩm để chứng minh.

- Nêu một số nhận định quan trọng khi đánh giá, nhận xét về tác phẩm.

Bước 2: Trình bày bài nói

Để tăng sức thuyết phục, truyền cảm và tương tác hiệu quả trong khi nói, bạn cần lưu ý:

- Trình bày rõ ràng, mạch lạc, từ tốn và tập trung nhấn mạnh vào những đánh giá về nội dung và nghệ thuật và tác phẩm, nên triển khai luận điểm ý kiến từ khái quát đến cụ thể.

- Đưa ra lí lẽ và các bằng chứng tin cậy (trích dẫn từ văn bản).
- Sử dụng ngữ điệu linh hoạt, cử chỉ phù hợp, kết hợp sử dụng một số hình ảnh trực quan (nếu có).

- Di chuyển hợp lí trong không gian nói để có tương tác với người nghe, kết hợp tương tác bằng ánh mắt…

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Bài nói mẫu tham khảo:

     Xin chào các bạn, các bạn có biết văn bản Lời má năm xưa là một trong những văn bản hay và đầy ý nghĩa khi nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.

     Văn bản gợi lại câu chuyện tuổi ấu thơ của một chàng trai khi còn là một cậu bé đã lỡ bắn một con chim thằng chài bên bến sông. Nhờ có sự khuyên bảo của má, anh đã vớt nó về, băng bó chữa trị vết thương rồi cố gắng cứu sống nó, nhưng sự áy náy và ân hận về hành động này vẫn còn và đi theo anh đến mãi sau này. Từ chi tiết đó ta thấy được sự giáo dục của những người lớn trong gia đình là vô cùng quan trọng. Người mẹ chính là người đã cứu sống chú chim chài một cách gián tiếp. Nhờ lời nói và sự thấu hiểu, tình yêu thương và lòng vị tha bao dung bà đã giúp con mình hiểu rằng cần phải yêu thương và quý mến các loài vật trên cuộc sống này dù là những loài nhỏ bé nhất

     Văn bản không chỉ mang tới những giá trị đặc sắc về mặt nội dung mà còn sâu sắc về cả phương diện nghệ thuật. Văn bản bộc lộ tâm trạng ăn năn, hối hận và day dứt của nhân vật “tôi” khi nhớ lại hành động mình đã làm với chú chim thằng chài, từ đó cho thấy cậu bé là một người giàu tình cảm, giàu lòng trắc ẩn và lương thiện. Qua văn bản tác giả cũng cung cấp cho người đọc thông tin về loài chim thằng chài (chim bói cá) một loài chim với nhiều phẩm chất tốt đẹp biết hi sinh và giúp đỡ đồng loại, biết tự lập từ rất sớm. Tác giả đã khắc họa hình ảnh người má của nhân vật tôi (người đã thực sự cứu sống chú chim thằng chài trong cơn nguy kịch) với sự lương thiện, thông minh, sâu sắc và thấu hiểu của một người mẹ đã thức tỉnh đứa con ngây dại của mình. Qua đó cho thấy mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là mối quan hệ gần gũi, gắn bó thân thiết và khuyến khích con người nên biết gìn giữ, bảo vệ môi trường

     Có thể thấy văn bản Lời má năm xưa là một văn bản hay có giá trị về cả phương diện nội dung và nghệ thuật.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

Bài làm tham khảo

Xin chào các bạn, các bạn có biết trong văn học Việt Nam có biết bao nhiêu là thể thơ hay và chính những thể thơ ấy đã làm nên những thành công cho biết bao nhiêu thi sĩ. Những thể thơ trong kho tàng thơ ca thật sự rất phong phú đặc biệt là thời thơ ca trung đại chúng ta có vay mượn Trung Quốc. Tiêu biểu trong đó có thể thơ thất ngôn bát cú.

Cách sắp xếp các thanh bằng, trắc theo kiểu "Nhất, tam, ngũ bất luận. Nhị, tứ, lục phân minh" và xen kẽ nhau. Tức là nếu tiếng thứ 2 là thanh bằng thì tiếng thứ 4 là thanh trắc, tiếng thứ 6 thanh bằng và dòng tiếp theo thì ngược lại (nếu câu đầu là 2 = bằng, 4 = trắc, 6 = bằng thì câu kế tiếp sẽ là 2 = trắc, 4 = bằng, 6 = trắc). Chẳng hạn như câu thơ trong bài:

"Canh khuya văng vẳng trống canh dồn"

Thanh B............... T............. B............

"Trơ cái hồng nhan với nước non."

Thanh T........ B.......... T.............

(Tự tình 2 - Hồ Xuân Hương).

Tiếp theo về luật thơ thông thường, thơ thất ngôn bát cú có thể làm theo 2 cách thông dụng:

Thất ngôn bát cú theo Đường luật: Có quy luật nghiêm khắc về Luật, Niêm và Vần và có bố cục rõ ràng.

Thất ngôn bát cú theo Cổ phong: Không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.

Còn một cách khác là theo Hàn luật. Những bài thơ thất ngôn bát cú chữ Nôm thường được gọi là thơ Hàn luật.

Ví dụ như bài thơ tự tình hai của Hồ Xuân Hương thì chúng ta thấy được những cách gieo vần của nó:

"Canh khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn.
Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con."

Ở đây ta thấy chữ dồn hiệp chữ "non", "tròn", "hòn", "con". Như vậy ta thấy được đối với một bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn bát cú thường được gieo vần ở vần chân.

Về cấu trúc của bài thơ theo thể thất ngôn bát cú thì chúng ta có bốn phần: đề thực luận kết. Hai câu đề nêu cảm nghĩ chung về người, cảnh vật, hai câu thực miêu tả chi tiết về cảnh, việc, tình để làm rõ cho cảm xúc nêu ở hai câu đề; hai câu luận: bàn luận, mở rộng cảm xúc, thường nêu ý tưởng chính của nhà thơ; hai câu kết: khép lại bài thơ đồng thời nhấn mạnh những cảm xúc đã được giãi bày ở trên.

Qua đây ta đã hiểu thế nào là một bài thơ làm theo thể thất ngôn bát cú, chúng ta có thể thấy rằng chính những luật và cấu trúc kia đã làm nên cái hay cho những bài thơ làm theo thể thơ này.