K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 11 2016
Sáng nay, trong tiết Văn, chúng em được học về truyền thuyết Thánh Gióng, người anh hùng nhỏ tuổi đã lập nên kì tích quét sạch giặc Ân xâm lược ra khỏi bờ cõi nước ta. Giọng kể truyền cảm, sinh động của cô giáo Hương đã đưa chúng em vào thế giới đầy những hình ảnh huyền ảo, phi thường. Hình tượng đẹp đẽ của Thánh Gióng đã để lại trong tâm trí em một ấn tượng sâu đậm có sức cuốn hút lạ lùng. Đến đêm, trước khi đi ngủ, em giở sách ra đọc lại truyện một lần nữa và ao ước rằng giá như mình vươn vai một cái cũng trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt như Thánh Gióng. Ao ước cháy bỏng ấy đã theo em vào cả giấc mơ,.. Em đang đi giữa một vùng quê yên bình, đầy hoa thơm cỏ lạ. Những ngôi làng được bao bọc bằng lũy tre đằng ngà, thân vàng óng, lá xanh rì rào trước ngọn gió xuân hây hẩy. Dọc đường, ao chuôm nối tiếp nhau thành dãy, mặt nước lung linh soi bóng mây trời. Mỗi hình ảnh đều gợi lại chiến công của Thánh Gióng. Dòng người đông đúc đang hối hả kéo nhau về đền thờ Thánh Gióng. Tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã, náo nức cả một vùng. Em ngước mắt lên nhìn bầu trời xanh thăm thẳm, ồ kia! Lạ chưa! có một đám mây ngũ sắc gióng hệt hình người đang cưỡi ngựa. Đám mây hạ thấp dần, thấp dần và em không tin vào mắt mình nữa. Trước mặt em là Thánh Gióng đầu đội mũ sắt, mặc áo giáp sắt, cưỡi trên lưng ngựa sắt… hiển hiện trên bãi cỏ xanh. Thánh Gióng vui vẻ cất tiếng chào: 

- Chào cậu bé! Ta !à Thánh Gióng. Ta đã nhận được lời nguyện cầu của cậu. Cậu có muốn ta giúp gì chăng?!

Sự ngạc nhiên tột độ đã nhanh chóng biến thành niềm vui mừng khôn xiết. Em vội vàng bày tỏ: - Thưa ngài! Em và các bạn chi ao ước làm sao vươn vai một cái trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt như ngài. Xin hỏi ngài bí quyết để điều đó biến thành hiện thực. Thánh Gióng cười lớn, tiếng cười vang động không gian: - Ồ! Ta hiểu! Tuổi thơ bao giờ cũng có những ước mơ đẹp đẽ lạ thường! Ngày xưa, ta cũng vậy. Chính sự tồn vong của đất nước trước nạn ngoại xâm đã khơi dậy trong ta sức mạnh thần kì. Chính dân làng đã góp gạo nuôi ta lớn nhanh như thổi để đi đánh giặc. Sức mạnh của ta là sức mạnh lòng yêu nước của toàn dân. Việc ta vươn vai một cái trở thành tráng sĩ tượng trưng cho khát vọng chiến thắng quân thù. Ta thay mặt nhân dân trừng trị đích đáng lũ giặc ngông cuồng, dám xâm phạm vào giang sơn gấm vóc của tổ tiên. 

Còn bây giờ, trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, con người không cần phải khổng lồ về thể xác nhưng phải khổng lồ về ý chí và trí tuệ. Một trí tuệ sáng suốt, một nghị lực phi thường trong một thân thể khỏe mạnh là những điều rất cần thiết cho cuộc sống ngày nay. Đó là những lời tâm huyết mà ta muốn nói. Cậu bé hãy suy nghĩ kĩ xem có đúng không. Nếu đúng thì hãy làm theo và ta cũng nói trước rằng đó là cả quá trình phấn đấu lâu dài và gian khổ đấy ! Ta chúc cậu mai sau trở thành người có đức, có tài hữu ích cho đất nước! Thôi, chào cậu! Ta đi đây!

Thánh Gióng dứt lời, ngựa sắt hí vang, bốn vó từ từ nhấc khỏi mặt đất. Cả người lẫn ngựa bay càng lúc càng cao, rồi mờ dần, mờ dần giữa những đám mây trắng như bông.

 Em bàng hoàng tỉnh giấc. Ôi! Thì ra là một giấc mơ! Một giấc mơ lạ lùng! Tiếng nói của Thánh Gióng vẫn văng vẳng đâu đây. Em thấm thía lời khuyên chí tình của ngài. Đúng là chi có thể bằng con đường học tập, rèn luyện và phấn đấu không ngừng thì chúng ta mới biến được những ước mơ đẹp đẽ thành hiện thực.
17 tháng 11 2016

Trời đã về khuya, mọi vật bắt đầu chìm vào trong giấc ngủ, chỉ còn nghe thấy tiếng dế kêu ri ri ngoài vườn. Em vẫn không tài nào ngủ được bởi không khí hội Gióng vẫn còn âm ỉ trong người. Ngồi tựa lưng vào bậu cửa, em mơ màng nhớ lại bầu không khí sôi động cùa đám rước ban chiều.

Đang thả hồn theo mây gió thì bỗng đâu một vầng sáng xuất hiện khiến em hoa cả mắt. Đằng sau vầng sáng đó là một cánh cửa mờ ảo được tạo bằng sương và khói, vẫn chưa hết ngạc nhiên thi vẳng lại từ sau cánh cửa là tiếng ngựa hí vang xen lẫn tiếng binh khí chạm vào nhau nghe sắc lạnh. Tò mò, em bước chân vảo trong làn khói sương và ngạc nhiên thay trước mắt em là một quang cảnh vô cùng hỗn loạn. Xác giặc chất thành đống, những tên còn sống đang toàn loạn tim đường tháo chạy. Từ đằng xa một tráng sĩ thân hình cao lớn vạm vỡ, oai phong lẫm liệt đang vung roi sắt đánh giết quân thù. Lại gần hơn nữa thì thấỵ rõ hơn con ngựa tráng sĩ đang cưỡi không phải ngựa thật mà là một con ngựa sắt miệng còn đang phun lửa về phía kẻ thù. Trận đánh đang hồi ác liệt thi bỗng đâu roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre bên đường quật vào giặc tơi bời. Ngây người trước cảnh tượng cực kì hùng tráng ấy, em không thốt nên lời.

Ước mơ gặp Thánh Gióng đã có trong em từ lâu bởi em luôn xem Ngài là thẩn tượng của mình. Giờ đây khi tận mắt được trông thấy Ngài hùng dũng giết giặc, em không khỏi không cảm động. Bạo dạn, em tiến lại gần Ngài và cất tiếng hỏi hết sức cung kính.

- Ngài có phải Thánh Gióng - ạnh hùng của làng Phù Đổng, người có công đảnh đuổi giặc Ân trong truyền thuyết?

Nhìn em một hồi, Thánh Gióng đáp, giọng sang sảng:

- Đúng vậy. Nhìn ngươi rất lạ, chắc không phải người nơi đây?

- Ngài nói đúng, cháu là người của tương lai ngàn vạn năm sau. Nhưng cháu cũng là “con Rồng cháu Tiên” giống như nhân dân nước Việt, là con cháu của Ngài...

- Ra là vậy. Thế ngươi gặp ta có chuyện gì?

- Thưa, cháu rất ngưỡng mộ tài năng phi thường của Ngài, cháu cũng muốn mình có thể vươn vai thành “Thánh Gióng”. Ngài chỉ cho cháu bí quyết có đươc không?

Nghe ước muốn ngây ngô của em, Thánh Gióng cười vang. Tiểng cười của Ngài làm những bụi tre gần đó rung lên. Xong Ngài nói:

- Cháu yêu, ta rất vui khi thấy cháu quý mến ta, nhưng quả thật ta không có bí quyết nào để nói cho cháu. Có chăng thì đó chính là tình yêu thương và đùm bọc của nhân dân làng Gióng nói riêng và nhân dân Lạc việt nói chung với ta. Cháu thấy đấy, nếu không nhờ cơm gạo, áo quần,... của bà con chòm xóm thì ta đâu có thể dễ đàng vuơn vai thành tráng sĩ như bây giờ. Và nếu không có ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sẳt trợ giúp thì ta thật khó khăn khi đánh đuổi giặc Ân. Chiên thắng vẻ vang này không phải công sức của mình ta. Nó là kết quà cúa tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân Đại Việt. Cháu nhìn xem, thanh roi sắt cứng cáp là thế ấy vậy mà đánh mãi cũng phải gãy, nhưng bó tre thân thuộc kia sao lại bền đến vậy? Bởi nó không chỉ có một mình, nó có sự gắn kết của nhiều thanh tre. Đoàn kết và yêu thương chính là sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù.

Nghe người anh hùng làng Gióng tâm sự, em cảm thấy mình hiểu ra nhiều điều và càng khâm phục Ngài hơn. Em đang định hỏi tiếp thì Ngài đã thúc ngựa hí vang và phóng vút đi. Vẳng lại bên tai chi còn tiếng chào từ biệt. Thế rồi cả người và ngựa từ từ bay lên trời, nhìn từ xa vẫn còn thấy một vệt sáng le lói lẫn vào trong mây khói...

Bỗng có ai đó lay em rồi có tiếng mẹ gọi:

- Dậy đi con! Lên giường mà ngủ chứ! Ngồi đây khéo cảm lạnh bây giờ.

Em mở mắt, choàng tinh giấc. Hoá ra tất cả chỉ là một giấc mơ, một giấc mơ rât thú vị. Giâc mơ đã giúp em hiểu hơn về người anh hùng làng Gióng và hiểu hơn về “bí quyêt” vươn vai Phù Đổng của Thánh Gióng nói riêng và của dân tộc Việt Nam ta nói chung trong những năm tháng đánh giặc cứu nuớc cũng như xây dưng xã hội mới sau này.

20 tháng 3 2017

Nên dùng ngôi kể thứ ba và chỉ cần hai nhân vật mà đề đã nêu. Mỗi nhân vật cần thể hiện được một nét đặc điểm hình dáng, tính cách, một quan điểm sống (tức là đã được nhân hoá). Giọt nước mưa trên lá non thì xinh đẹp nhưng kiêu ngạo và không tự biết mình; vũng nước đục ngầu trong vườn thì điềm đạm, hiểu rõ công việc mình đang làm, không quan tâm đén hình thức... Gọi là cuộc trò chuyện nên rất cần các cuộc đối thoại. Lời hội thoại cần phải ngắn gọn mà sâu sắc, thể hiện được tính cách của từng nhân vật.
Bố cục rõ ràng mạch lạc
- Yêu cầu về nội dung:
Bài văn phải ghi lại cuộc trò chuyện lí thú giữa hai nhân vật: Giọt nước mưa đọng trên lá non và vũng nước đục ngầu trong vườn. Qua cuộc trò chuyện lí thú này, người kể phải gửi gắm trong đó một nội dung giáo dục cụ thể. Đây là một câu chuyện tưởng tượng hoàn toàn
· Yêu cầu cụ thể:
+ Mở bài:
Giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật.
+ Thân bài:
Diễn biến cuộc trò chuyện lí thú của hai nhân vật.
Giọt Nước Mưa xinh đẹp nhưng kiêu ngạo, không tự biết mình.
Vũng Nước điềm đạm, hiểu rõ công việc mình đang làm, không quan tâm đến hình thức.

+ Kết bài:
Kết thúc câu chuyện. Ý nghĩa giáo dục trong thực tiễn cuộc sống.

20 tháng 3 2017


· Yêu cầu chung:

- Yêu cầu về hình thức:

Nên dùng ngôi kể thứ ba và chỉ cần hai nhân vật mà đề đã nêu. Mỗi nhân vật cần thể hiện được một nét đặc điểm hình dáng, tính cách, một quan điểm sống (tức là đã được nhân hoá). Giọt nước mưa trên lá non thì xinh đẹp nhưng kiêu ngạo và không tự biết mình; vũng nước đục ngầu trong vườn thì điềm đạm, hiểu rõ công việc mình đang làm, không quan tâm đén hình thức... Gọi là cuộc trò chuyện nên rất cần các cuộc đối thoại. Lời hội thoại cần phải ngắn gọn mà sâu sắc, thể hiện được tính cách của từng nhân vật.
Bố cục rõ ràng mạch lạc ( Khuyến khích bài làm có cách mở bài và kết thúc độc đáo).
Viết dưới dạng bài tự luận ngắn dài không quá một trang giấy thi.
- Yêu cầu về nội dung:
Bài văn phải ghi lại cuộc trò chuyện lí thú giữa hai nhân vật: Giọt nước mưa đọng trên lá non và vũng nước đục ngầu trong vườn. Qua cuộc trò chuyện lí thú này, người kể phải gửi gắm trong đó một nội dung giáo dục cụ thể. Đây là một câu chuyện tưởng tượng hoàn toàn
· Yêu cầu cụ thể:
+ Mở bài: (0,25 điểm)
Giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật.
+ Thân bài: ( 2,5 điểm)
Diễn biến cuộc trò chuyện lí thú của hai nhân vật.
Giọt Nước Mưa xinh đẹp nhưng kiêu ngạo, không tự biết mình.
Vũng Nước điềm đạm, hiểu rõ công việc mình đang làm, không quan tâm đến hình thức.

+ Kết bài: (0,25 điểm)
Kết thúc câu chuyện. Ý nghĩa giáo dục trong thực tiễn cuộc sống.
Câu 3: (5 điểm)
· Yêu cầu chung:
- Về hình thức:
Học sinh cần viết được bài văn miêu tả có bố cục rõ ràng, lời văn chau chuốt, mượt mà, giàu hình ảnh.
- Về nội dung:
Xác định đúng đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả hợp lí, biết lựa chọn chi tiết và liên tưởng độc đáo, hợp lí.
· Yêu cầu cụ thể:
+ Mở bài: (0,5 điểm)
Giới thiệu hoàn cảnh và đối tượng miêu tả: khung cảnh màn đêm yên tĩnh.
+ Thân bài: (4 điểm)
· Lúc bước ra sân: bao quát không gian (1 điểm)
- Màn đêm thăm thẳm, vầng trăng tròn nho nhỏ. Khu vườn tràn ngập ánh trăng, bóng cây...
- Gió thổi, lá cây xào xạc rung động, mùi hương trái chín lan toả ngào ngạt. Tiếng côn trùng rả rích kêu...
· Ngồi lặng ngắm cảnh vật xung quanh:(2 điểm)
- Gió thổi nhẹ, tiếng lá xào xạc nghe rõ hơn.
- Không gian mát mẻ, trong lành...
- Các nhà trong xóm: ánh điện sáng trưng, tiếng cười nói vui vẻ, tiếng ru êm đềm ngọt ngào...
- Ánh trăng càng về khuya càng lung linh soi sáng không gian, cảnh vật.
· Lúc bước vào nhà:
- Qua khung cửa sổ: vầng trăng tròn, ánh trăng huyền ảo, tiếng chim đêm khắc khoải trong kẽ lá. Tất cả dần đi vào tĩnh lặng.

+ Kết bài: (0,5 điểm)

Cảm nghĩ về đối tượng miêu tả. Liên hệ với tình yêu thiên nhiên, quê hương.

30 tháng 12 2016

Đêm đã khuya, tôi đang nằm đọc truyện thì chợt có tiếng nói khe khẽ. Tôi nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Tôi hơi chột dạ vì mình đã khóa cửa kỹ lắm rồi, mà hình như là có trộm. Nhưng rõ ràng tiếng nói ấy vọng ra từ phía bàn học. Tôi để ý và phát hiện ra, đó là cuộc nói chuyện giữa các bạn đồ dùng học tập và cũng nhờ cuộc trò chuyện đó mà tôi đã hiểu được tâm sự của những người bạn thầm lặng bên mình.

Tôi phải tự thú thật rằng tôi là một đứa con gái chẳng mấy nết na, hiền dịu mà ngược lại, rất nghịch ngợm và chẳng gọn gàng. Học xong là sách vở, bút thước của tôi lại bày bừa khắp mặt bàn. Bố mẹ nhắc tôi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa sửa được cái tính đấy cho đến khi nghe được cuộc nói chuyện này. Đầu tiên là lời than thở của chị hộp bút: "Tôi chẳng biết anh thước ko, chị bút chì, mấy cô cậu sách vở sướng hay khổ nhưng tôi thấy mình bị hành hạ ghê quá! Hồi xưa tôi còn là một chiếc hộp bút đẹp đẽ, mới mẻ và trắng trẻo mà giờ đây mặt mũi tôi nhem nhuốc toàn mực là mực, những mảng da thì loang loang lổ lổ. Cô chủ thấy những hình thù nào đẹp là lại dán vào, chán rồi thì lại hóc ra. Những mảng da của lôi cũng dần bị bóc theo. Cái xương sống của tôi giờ cũng sứt mất mấy miếng, đau ơi là đau".

Anh thước kẻ nghe vậy cũng thông cảm cho chị hộp bút và kể lể chuyện của mình:

– Ừ, tôi cũng thấy chị hộp hút khổ thật nhưng tôi nào khác chị. Ngày cô chủ mới mua tôi về, những vạch in số của tôi còn rõ ràng nhưng sau mấy bữa, những con số đó bị cô chủ cậy hết và viết những cái gì linh tinh vào mình tôi. Cô ấy còn lấy dao vạch vạch những hình thù quái dị vào người tôi nữa. Tôi còn là một vũ khí để chiến đấu với mấy thằng con trai hay lấy đồ của cô chủ nên người tôi sứt mấy mảnh liền. Cô chủ thật là…

Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen ngang vào: "Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng em còn bị dập ghim vào người, cô chủ còn vẽ vời lên người chúng em nữa. Ôi, đau lắm! Đau lắm!". Nghe những lời tâm sự đó, tôi mới ngồi nhớ lại những lần tôi làm chúng bị đau, bị bẩn. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập đúng là bị tôi làm xấu, làm hỏng thật nhiều.

Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp việc học tập của chúng ta thêm tốt hơn. Tôi sẽ và đang cố gắng không bừa bộn và giữ gìn chúng cẩn thận hơn. Nếu bạn nào giống tôi thì cũng phải sửa đấy!

30 tháng 12 2016

Tính tôi rất cẩu thả nên tôi thường xuyên bị bố mẹ mắng vì tội góc học tập không gọn gàng, ngăn nắp; đã thế lại hay làm hỏng, làm mất sách vở và đồ dùng học tập. Mỗi khi thấy tôi chui vào gầm giường, gầm bàn để tìm đồ dùng học tập là đứa em trai tôi lại trêu: "Chị phải đăng tin tìm trẻ lạc thôi!".

Một đêm, tôi tỉnh giấc và nghe có tiếng nói chuyện rì rầm. Tôi như không tin vào tai mình, dường như chúng đang bàn tán về tôi. Tôi nhắm mắt, nằm im không cựa mình và dỏng tai lên nghe. Đầu tiên là tiếng nói rất nhỏ, giọng đầy than thở: "Cô chủ chẳng bao giờ biết thương xót tôi. Lúc mới được mua về, tôi đẹp vô cùng. Bộ quần áo màu xanh ngọc của tôi lúc nào cũng bóng lộn và lộng lầy. Ngòi bút tôi màu trắng, sáng loáng. Vậy mà chẳng được bao lâu, lớp quần áo của tôi bị bong ra nham nhở, trông sần sùi và xấu xí. Cô chủ viết chẳng nhẹ nhàng gì cả, cứ nghiến răng mà viết, khiến tôi lúc nào cũng bị vằn xuống, đau nhức hết cả người. Đã thế, từ khi mua về, cô chủ chẳng bao giờ chịu tắm rửa, lau chùi cho tôi, mực thì đóng két lại ở đầu bút. Tôi buồn quá. Tôi nghĩ, chắc hẳn đây là lời than thồ của chiếc bút máy. cắt đứt dòng suy nghĩ của tôi là một giọng nói khác. Dù sao cậu vẫn còn sướng hơn tôi. Cậu còn được có chủ dùng thường xuyên, còn được cô ấy để ý, chứ như thân bút chì tôi, cô chủ vứt linh tinh khắp nơi. Đấy là chưa kể mỗi lần làm rơi, ngòi bút bị gãy khiến tôi đau vô cùng, thân bút chì tôi phục vụ cô chủ hết mình mà cô chủ chẳng biết đến. Tôi có bị rơi ở đâu, cô chủ cũng chẳng thèm quan tâm”. Bút chì vừa lên tiếng thì đến lượt thước kẻ: "Tôi mới là người khổ nhất. Lúc mới mua, tôi cũng bóng lộn. Chẳng được bao lâu, tôi bị sứt mẻ nham nhở hết. Đây các bạn nhìn xem, mình tôi đầy thương tích. Đã thế, cô chủ còn khắc lên mình tôi đủ thứ hình khiến người tôi lúc nào cũng đau ê ẩm. Không chỉ có vậy, cô chủ còn dùng tôi làm vũ khí để đánh nhau. Trong một lần đùa nghịch tôi đã bị gãy mất một phần. Ôi! Chẳng biết lúc nào cô chú sẽ vứt tôi vào thùng rác".

"Nhưng tất cả các bác không khổ bằng cháu. Mới đầu cháu được bọc cẩn thận, người lúc nào cũng thơm tho và sạch sẽ. Vậy mà cô chủ nào có yêu quý cháu. Cô chủ làm cho gáy của cháu bị gãy hết, có quyển còn rời gáy, mất lớp áo bảo vệ. Cô chủ đối xử với cháu rất tàn tệ. Cô ấy vẽ lên cháu, dây mực lem nhem hết cả người cháu, có đôi lúc còn xé cháu ra. Cháu càng ngày càng trở nên xơ xác và tiêu điều. Đôi lúc cháu còn phải sống nơi góc tủ lạnh lẽo". Hoá ra lũ đồ dùng học tập của tôi đang trò chuyện với nhau. Chúng đang kể với nhau nỗi khổ của mình. Chúng nói đúng quá! Chỉ có tôi là đáng bị chê trách. Tôi chẳng bao giờ yêu quý chúng dù chúng hết mình phục vụ tôi.Ngay sáng hôm sau, tôi thức dậy dọn dẹp ngăn nắp đồ đạc của mình và tân trang cho toàn bộ lũ đồ dùng học tập, sách vở. Tôi chỉ sợ chúng sẽ bỏ tôi mà đi. Tôi tự hứa với mình từ nay sẽ yêu quý và giữ gìn chúng cẩn thận. Bởi chúng chính là những người bạn thân thiết của tôi.

25 tháng 1 2017

kho qua a

25 tháng 1 2017

haizzzzzzzz

13 tháng 3 2017

Một chú Bướm màu sắc sặc sỡ xậy xòe, nhởn nhơ trong rừng cây. Bướm bỗng phát hiện Ong mật đang cần cù hút nhụy trên một bông hoa. Bướm sà xuống, buông lời thăm hỏi:

- Chào Ong mật, mấy khi gặp được bạn vàng! Trời đất phú cho chúng ta đôi cánh, hạnh phúc thật! Đất trời là của chúng ta, không gian bao la tha hồ du ngoạn. Đời là một cuộc du lịch dài, phải không Ong?

- Sao đời chỉ là một cuộc du lịch ư? Không thể thế được, Bướm ạ!

Bướm vẫn lải nhải:

- Con người có đôi chân, chúng ta có đôi cánh. Chân chẳng để rong chơi, cánh chẳng để bay nhởn nhơ thì còn để làm gì? Sống là để tìm hạnh phúc. Hạnh phúc biết bao nhiêu nếu trọn đời la cà trong các công viên, “dập dìu cùng gió sơm mây chiều trong bộ quần áo đẹp. Mùa xuân ư? Mùa của lễ hội. Từ chót vót đỉnh núi Ba Vì và 99 cánh rừng xung quanh đó, ngàn vạn Bướm Trắng, Bướm Nâu bay đi trẩy hội mùa xuân, mở những vũ hội bất tận trong không trung để rồi xuân qua hè tới, lại kéo nhau về mùa lượng trên những núi rừng trong những bộ trang phục rực rỡ như muôn màu hoa. Đó là cách sống củ loài bướm chúng tôi.

Ong vốn ít nói, lặng lẽ suy tư nhưng không thể chịu được cái triết lí lỗi thời của Bướm. Ong liền cất tiếng.

- Bướm có biết một nhà văn đã nói về chúng ta không? Ong bảo: “Nhện nằm ỳ một chỗ, Bướm loăng quăng suốt ngày, cho nên trong lịch sử tiến hóa của nhân loại không hề có mặt Nhện và cũng chẳng cso mặt Bướm, chỉ có mặt Ong mà thôi”, Ong bay đó đây để đem lại cho đời những dòng mật ngọt chữa bệnh, nuôi người.

Bướm cố bào chữa:

- Nhưng cuộc sống của các bạn gò bó, vất vả quá, ai mà chịu được. Các nhà khoa học bảo rằng xã hội loài ông là xã hội nghiêm ngặt, đi về không được nhầm cửa nhầm nhà, chân không có phần hoa, người không có sản phẩm thì đừng hòng vào tổ, mấy chú ong trực ca sẽ đuổi thẳng tay, không nhân nhượng. Chao ôi, khiếp quá, còn gì tự do! Khoa học còn tính toán rằng muốn có một ký mật hoa, giả sử Ong chỉ có một thân một mình thì Ong phải bay đi bay về tất cả 45 vạn ki lô mét, áng chừng hơn 10 lần vòng trái đất. Thú thật, chỉ nghĩ đến cũng nhói tim rồi.

Ong không có nhiều thời gian để tiếp chuyện gã Bướm lêu lổng, vô tích sự ấy. Rừng cây đang dâng hoa, con người đang chờ mật, Ong hồi hả bay đi theo cách sống của mình:

- Thà làm loài Ong vất vả và hi sinh kiếm mật cho đời chứ nhất định không thể làm loài Bướm ích kỷ, lười biếng, chỉ biết bay lượn rong chơi.

13 tháng 3 2017

Trong khu rừng cây rậm rạp, um tùm có một chú Bướm vàng với những chấm đen trên cánh đang xập xòe nhởn nhơ dạo chơi. Bướm bay qua những cành cây với một vài bông hoa đang nở rộ đón chào.

Bỗng Bướm phát hiện một chú Ong mật đang mải mê hút mật trên một bông hoa mà Bướm vừa đến. Bướm bay tới, buông lời thỏ thẻ:

- Chào Ong mật, đến hôm nay tôi mới gặp lại bạn. Ô, lúc nào bạn cũng cần cù hút mật. Tại sao bạn không đi du ngoạn, vui chơi như tôi? Trời cho ta đôi cánh để bay lượn tung tăng kia mà! Chúng ta thật diễm phúc, suốt đời chỉ biết du ngoạn mà thôi, phải không Ong?

- Ô, bạn nói sao? Suốt đời bạn chỉ biết du ngoạn thôi à! Không thể đơn giản như thế đâu, cũng có đến một lúc nào đó bạn nên làm việc như tôi đây này, Bướm ạ!

Vẫn cái giọng thỏ thẻ ấy vang lên:

- Trời cho ta đôi cánh, còn con người ở đời lại được đôi chân. Cánh chẳng để bay nhởn nhơ, chân chẳng để rong chơi thì để làm gì? Bạn chẳng biết gì cả, suốt ngày lo làm lụng, thật là mệt nhọc. Còn tôi chỉ biết bay khắp nơi, bay dập dìu qua những rừng cây trái ngọt, những vườn hoa màu sắc rực rỡ suốt cả bốn mùa. Xuân đến, loài bướm chúng tôi được khoác lên những bộ trang phục mới để dạo chơi, thật là hạnh phúc!
Ong vốn ít nói nhưng nghe cái giọng chua loét ấy của Bướm, bèn cất tiếng:

- Bướm có biết con người nói gì về chúng ta không? Bướm suốt ngày chỉ biết rong chơi, còn loài Ong chúng tôi bay đây đó để tìm mật giúp con người chữa bệnh và đem lại cuộc sông con người nhiều điều tốt đẹp.

Bướm nghe thế, vội tranh cãi:

- Ô, cuộc sống bạn lúc nào cũng bận bịu, vất vả như vậy, ai mà chịu được. Các nhà khoa học đã bảo rằng xã hội loài ong là một xã hội nghiêm ngặt, đi làm về phải có phấn hoa, có sản phẩm thì mới được vào cửa, mà khi vào không được lộn cửa lộn nhà. Còn nếu không có sản phẩm thì đừng hòng vào cửa. Ôi! Cuộc sống của bạn sao lại gò bó như thế! Còn cuộc sống tôi thì khác hẳn, suốt ngày tôi chỉ biết dạo chơi, chỉ biết đi khắp nơi để tìm nhiều điều mới mẻ, tốt đẹp. Tôi không phải làm nhiều chi cho cực cái thân!

Ong và bướm

Tuy trò chuyện với Bướm nhưng Ong vẫn không ngừng làm việc. Ong vẫn mải mê hút mật. Nghe Bướm nói, Ong rất bực mình nhưng cố lặng thinh bởi Ong còn làm biết bao công việc. Trong khu rừng bao la này có biết bao bông hoa chứa đầy ắp mật vàng óng đang chờ đón Ong. Vì vậy, Ong không nỡ bỏ lỡ công việc để phân giải đối với gã Bướm lười biếng này Ong phải đi làm đây. Ong sẽ chắt chiu cho con người những giọt mật ngọt ngào tươi mát và làm cho cuộc sống của chúng ta ngày tốt đẹp hơn

24 tháng 1 2018

Mỗi năm, khi đông qua xuân tới, tôi lại bồi hồi khi thấy mình đứng tuổi. Nhìn các dế con, dế cháu bây giờ tôi như nhìn thấy chính mình của nhiều năm về trước, cũng nhanh nhẹn, nhiệt tình nhưng hay xốc nổi. Vì thế, thỉnh thoảng tôi kể lại cho con cháu nghe về cuộc phiêu lưu truớc đây, giúp chúng rút ra bài học bổ ích. Bỗng nhớ tới anh bạn Dế Choắt hàng xóm, tôi kể lại cho chúng nghe một kỉ niệm buồn mà tôi không bao giờ muốn nhắc lại nữa...

Hôm đó, một buổi sáng mùa xuân, mưa bụi bay lất phất. Dế con, dế cháu hội họp đông đủ ở nhà tôi. Trong niềm xúc động, tôi bùi ngùi nhớ về anh bạn Dế Choắt đáng thương, vì tôi mà nhận một kết cục bi thảm. “Các con biết không, trước đây ta có một người bạn hàng xóm Dế Choắt. Nhà anh ở ngay kế bên nhà ta. Không được may mắn khoẻ mạnh, Choắt yếu ớt, ốm đau thường xuyên. Nhìn anh ta đã thấy ngay cái vẻ yếu đuối, sợ sệt. Người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.... còn mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Tính nết thì ăn xổi ở thì, cũng do hay ốm đau mà Choắt không làm được gì cả. Cái nhà anh ta ở mới tuềnh toàng làm sao, đào rất nông mà không có các ngách thông nhau để chạy khi hiểm nghèo. Thật không có đầu óc nhìn xa trông rộng. Choắt ăn ở như thế làm ta tức tối lắm mà sinh ra coi thường. Ta khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, lại thêm tính nông nổi của tuổi trẻ nên Choắt sợ lắm. Có hôm sang chơi, nhìn nhà cửa luộm thuộm, bề bộn, ta lên giọng mắng mỏ, dạy cho Choắt một bài học. “Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn”. Lúc đó không hiểu sao ta lại nói như vậy với một anh chàng ốm yếu chăng làm được gì như Dế Choắt. Có lẽ ta không còn đủ tỉnh táo để suy xét điều gì nữa, ta chỉ nói cho sướng miệng, chỉ muốn ra oai để thoả mãn tính tự kiêu của mình mà không để ý đến cảm giác người khác như thế nào. Trước những lời mắng mỏ của ta, chàng Dế chỉ im lặng ngoan ngoãn. Càng như thế ta càng cho mình ghê gớm lắm. Rồi Choắt dè dặt nhờ vả ta đáo giúp một cái ngách thông sang bên nhà mình, phòng khi tắt lửa tối đèn có thể chạy sang. Nhưng lúc đó, tính ích kỉ, coi thường người khác của ta trỗi dậy mạnh mẽ. Không suy nghĩ, ngay lập tức ta thẳng thừng từ chối và không quên kèm theo một điệu bộ khinh khỉnh. Xong, ta ra về mà trong lòng không một chút bận tâm, bỏ mặc anh Choắt đáng thương...

Cái thói hung hăng, hống hách ấy chỉ mang vạ vào thân thôi các con biết không. Vì cái thói ấy mà giờ đây ta vẫn còn ôm một nỗi ân hận, ân hận mãi suốt cuộc đời và không thể làm lại được. Thế nên ta mong các con hãy lắng nghe những điều ta sắp nói đây để mà không bao giờ được lặp lại những sai lầm đó.

Hôm ấy, nhìn thấy chị Cốc bỗng ta nghĩ ra một trò nghịch dại và rủ Choắt chơi cùng Dù đang lên cơn hen, Choắt vẫn gắng gượng trả lời câu hỏi của ta. Nhưng khi nghe nhắc đến tên chị Cốc thì Choắt ta hoảng sợ xin thôi, đã thế còn khuyên ta đừng trêu vào, phải biết sợ. Nghe thật tức cái tai. Đời này ta nào đâu biết sợ ai ngoài ta, chỉ có ta quát tháo và dọa nạt người khác chứ làm gì có chuyện kẻ khác bắt nạt ta. Tức giận, ta quay lại cất tiếng trêu chị Cốc, chứng minh cho Choắt thấy sự dũng cảm của mình. Nhưng chị Cốc không phải hiền lành. Nghe tiếng trêu, chị ta trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Lúc đó quả ta có thấy sợ nên vội chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh. Lúc bấy giờ, ta không hề nghĩ đến anh bạn Dế Choẳt tội nghiệp và cũng không thể tưởng tượng được chuyện sắp xảy ra. Đến hôm nay nghĩ lại, ta vẫn còn thấy rùng mình.

Không may, chị Cốc không thấy ta nhưng lại thấy Dế Choắt đang loay hoay ngoài cửa hang. Chị đổ cho Choắt nhưng tất nhiên là anh ấy nói không phải. Để trút giận lên kẻ dám bạo gan trêu mình, chị Cốc mồi câu “Chối này” lại giáng một mỏ xuống người Choắt. Nằm tận đáy hang mà ta cũng khiếp đảm, im thin thít huống chi người yếu đuối như Choắt làm sao chịu được vài nhát mổ ấy. Lúc đó, ta giận con mụ Cốc kia sao độc ác mà không nghĩ ra rằng lỗi lầm là do mình gây nên. Chị Cốc đi rồi ta mới dám bò sang tìm Choắt. Ta không nghĩ mọi sự nghiêm trọng đến mức này. Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Nhìn Choắt ta mới nhận ra nguyên do là từ mình. Ta hối hận lắm. Ta nhận tội với Choắt nhưng cũng chẳng thể làm Choắt sống lại được. Và không ngờ trước khi ra đi, một người yếu đuối như Choắt đã nói lại với ta những điều thấm thía: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy". Thế rồi Dế Choắt ra đi. Thôi thôi, thế là ta đã gây nên tội. Vì ta, chi tại cái tính ngông cuồng, kiêu căng, ích kỉ của ta mà Choắt đã phải lìa xa cõi đời. Choắt ra đi để lại cho ta bài học đương đời đầu tiên đau xót...Đứng lặng giờ lâu trước mộ, lòng ta nặng trĩu..

Các con của ta. Hôm nay ta đã kể cho các con nghe về lỗi lầm, sai trái một thời của ta. Hi vọng rằng, từ câu chuyện ấy các con sẽ tự rút ra bài học cho mình để không đi theo vết xe đổ. Các con hãy nhìn ngoài kia xem, mùa xuân đã tới rồi, cuộc đời sẽ mở sang một trang mới. Ta chúc các con sẽ thành những người tốt.



đây

25 tháng 1 2018

Bn oi trong cuoc phieu luu de men quay lai gap de choat bn nhoa