K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo:

Môi trường xích đạo ẩm:

vị trí: từ 5 độ Bắc đến 5 độ Nam

khí hậu:

-nhiệt độ trung bình năm: từ 25 độ c đến 28 độ c, biên độ nhiệt thấp

-lượng mưa: nhiều quanh năm, trung bình từ 1500mm đến 2500mm

-độ ẩm: cao trên 80 %

=> môi trường xích đạo ẩm : môi  trường nắng nóng, mưa nhiều quanh năm

môi trường nhiệt đới: 

vị trí: từ 5 độ bắc đến chí tuyến bắc

-từ 5 độ nam đến chí tuyến nam

nhiệt độ:

-cao quanh năm, nhiệt độ trung bình năm cao trên 20 độ c

-lượng mưa tb năm: 500mm đến 1500mm

độ ẩm: cao trên 80 độ c

môi trường nhiệt đới gió mùa:

vị trí: phân bố chủ yếu ở khu vực đông nam á và nam á

khí hậu:

+một năm có 2 mùa:

-mùa hạ: gió từ biển thổi vào đất liền theo hướng đông nam, tây nam. Thời tiết mát mẻ và mưa lớn

-mùa  đông: gió từ đất liền thỏi ra biển theo hướng đông bắc, thời tiết khô và lạnh

-nhiệt độ: tb cao trên 20 độ c

-lượng mưa tb: từ 1000mm/năm => tập trung chủ yếu vào mùa mưa chiếm tới 70% đến 95% lượng mưa cả năm

-nhiệt độ lượng mưa thay đổi theo mùa gió

- thời tiết diễn biến bất thường, mùa mưa có năm đến sớm có năm đến muộn, lượng mưa có năm ít có năm nhiều=> dễ gây ra hạn hán hay lũ lụt

 

29 tháng 1 2022

refer:

 

a. Đới nóng (nhiệt đới)

 nhiệt đới là khu vực địa lý trên Trái Đất nằm trong khoảng có đường ranh giới là hai đường chí tuyến: hạ chí tuyến ở Bắc bán cầu và đông chí tuyến ở Nam bán cầu, bao gồm đường xích đạo.

Vị trí địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Khu vực này nằm giữa khoảng 23°26'21" vĩ bắc đến 23°26'21" vĩ nam, và bao gồm toàn bộ các phần của Trái Đất mà Mặt Trời có thể lên tới thiên đỉnh ít nhất một lần trong năm dương lịch. (Trong các khu vực ôn đới nằm về phía bắc của hạ chí tuyến và về phía nam của đông chí tuyến thì Mặt Trời không bao giờ lên tới cao độ 90°, hay ngay ở trên đỉnh đầu). Trong một số ngôn ngữ người ta sử dụng từ tropic (tiếng Anh), tropen (tiếng Đức) v.v. có nguồn gốc từ tropos của tiếng Hy Lạp mang nghĩa "trở lại", do vị trí biểu kiến của Mặt Trời dao động giữa hai chí tuyến với chu kỳ xác định độ dài của một năm.

– Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.

– Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu ánh sánh Mặt Trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng.

– Gió thổi thường xuyên: Tín phong.

– Lượng mưa TB: 1000mm – 2000mm.

1 tháng 2 2022

refer : ( dựa vào các ý viết ra bài thuyết trình nha ) 
 Các siêu đo thị trên 8 triệu người tại đới nóng
Mê-hi-cô Xi-ty, Ri-ô Đe-gia-nê-rô, Xao Pao-lô, Cai-rô, La-gôt, Bắc Kinh, Xơ-un, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca – Cô-bê, Thiên Tân, Thượng Hải, Ma-ni-la, Gia-các-ta, Niu Đê-li, Mum-bai, Ka-ra-si, Côn-ca-ta.
Nguyên nhân của sự di dân
Di dân ở đới nóng có nhiều nguyên nhân khác nhau, không giống nhau ở các nước và các thời kì. Có nguyên nhân về tự nhiên, có cả nguyên nhân về kinh tế – xã hội ; có nguyên nhân tiêu cực nhưng cũng có nguyên nhân tích cực.

+ Di dân từ nông thôn vào thành phố để kiếm công ăn việc làm và nâng cao mức sống;
+ Di dân do thiên tai, hạn hán,
+ Di dân do các cuộc xung đột tộc người;
+ Di dân để khai hoang, xây dựng những vùng kinh tế mới;
+ Di dân để xây dựng các công trình công cộng hoặc các khu công nghiệp;
+ Di dân với mục đích khai thác tài nguyên,…
Tốc độ tăng tỉ lệ dân đô thị:
+ Châu Á là (37 / 15) X 100% = 146,7%
+ Châu Âu là (73 / 56) X 100% = 130,4%
+ Châu Phi là (33 / 15) X 100% = 220,0%
+ Bắc Mĩ là (75 / 64) X 100% = 117,2%
+ Nam Mĩ là (79 / 41) X 100% = 192,7%

19 tháng 11 2021

Châu Phi hay Phi Châu (l'Afrique, Africa) là châu lục đứng thứ hai trên thế giới về dân số (sau châu Á), thứ ba về diện tích (sau châu Á và châu Mỹ). Với diện tích khoảng 29.661.703 km² (11.452.448 mi²) (chưa bao gồm cả các đảo cận kề) chiếm 19% đất đai của Trái Đất. Với 1.384.087.771 người sinh sống ở 54 quốc gia tính đến 2021, châu Phi chiếm khoảng 17,52% dân số thế giới

19 tháng 11 2021

 Tham khảo:

Châu Phi là châu lục đứng thứ hai trên thế giới về dân số (sau châu Á), thứ hai về diện tích của lục địa (sau lục địa Á-Âu) và diện tích đứng thứ ba trên thế giới (sau châu Á và châu Mĩ)

        Với diện tích khoảng 30.221.532 km² bao gồm cả các đảo cận kề thì nó chiếm 20,4% tổng diện tích đất đai của Trái Đất. Với 1.225.100.000 người sinh sống ở 54 quốc gia tính đến 2016, châu Phi chiếm khoảng 16,4% dân số thế giới. 

        Châu Phi là phần lớn nhất trong số 3 phần nổi trên mặt nước ở phía nam của bề mặt Trái Đất. Nó bao gồm khu vực bao quanh một diện tích khoảng 30.221.532 km² tính cả các đảo. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam nên có khí hậu nóng quanh năm.

         Bị Địa Trung Hải ngăn cách với châu Âu, đại lục này nối liền với châu Á về phía tận cùng đông bắc bằng eo đất Suez có bề rộng 130 km . Về mặt địa lý thì bán đảo Sinai của Ai Cập nằm về phía đông kênh đào Suez. Từ điểm xa nhất về phía bắc là Ras ben Sakka ở Tunisia, nằm về phía tây mũi Blanc, ở vĩ độ 37°21' bắc, tới điểm xa nhất về phía nam là mũi Agulhas ở Nam Phi, 34°51′15″ nam, có khoảng cách khoảng 8.000 km (5.000 dặm); từ Cabo Verde, 17°33′22″ tây, tức điểm xa nhất về phía tây tới Ras Hafun ở Somalia, 51°27′52″ đông, có khoảng cách xấp xỉ 7.400 km. Độ dài của bờ biển là 26.000 km. Sự thiếu vắng các chỗ lõm sâu dọc theo bờ biển được so sánh thể hiện theo thực tế bằng tầm cỡ châu Âu, nơi có diện tích chỉ 9.700.000 km² nhưng lại có đường bờ biển tới 32.000 km.

           Các đường cấu trúc chính của châu lục này được thể hiện theo cả hai hướng tây-đông (ít nhất là ở phần bán cầu bắc) của những phần nằm về phía bắc nhiều hơn và hướng bắc-nam ở các bán đảo miền nam. châu Phi vì thế có thể coi là tổ hợp của hai phần vuông góc với nhau, phần phía bắc chạy theo hướng từ đông sang tây, phần phía nam chạy theo hướng bắc-nam.

           Địa hình châu Phi khá đơn giản. Có thể coi toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m; trên đó chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp. Phần đông của lục địa được nâng lên mạnh, nền đá bị nứt vỡ và đổ sụp, tạo thành nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài. châu Phi có rất ít núi cao và đồng bằng thấp.

           Châu Phi có nguồn khoáng sản phong phú, là châu lục đang nắm giữ 90% lượng Cobalt, 90% Platin, 50% Vàng, 98% Crom, 70% Tantalite, 64% Mangan và một phần ba lượng Urani của thế giới. Cộng hòa Dân chủ Congo có 70% lượng Coltan của thế giới, một loại Khoáng sản được dùng để sản xuất tụ điện Tantalum cho các thiết bị điện tử như điện thoại di động. Guinea là quốc gia xuất khẩu Bô xít lớn nhất thế giới. Ngoài ra, còn có nhiều dầu mỏ và khí đốt.

            Châu Phi có khí hậu nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 20 °C, thời tiết ổn định. Lượng mưa tương đối ít và giảm dần về phía hai chí tuyến, hình thành những hoang mạc lớn, lan ra sát biển. Sa mạc Sahara là hoang mạc cát lớn nhất thế giới.

Các môi trường tự nhiên của châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo: Môi trường xích đạo ẩm với thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm, gồm bồn địa Congo và miền duyên hải phía bắc vịnh Guinea; Hai môi trường nhiệt đới: càng xa Xích đạo lượng mưa càng giảm, rừng rậm nhường chỗ cho rừng thưa & xavan cây bụi. Nhờ nguồn thức ăn phong phú, xavan là nơi tập trung nhiều động vật ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ...) và động vật ăn thịt (sư tử, báo gấm...); Hai môi trường hoang mạc, gồm sa mạc Sahara ở phía bắc & hoang mạc Kalahari, hoang mạc Namib ở phía nam. Khí hậu khắc nghiệt, mưa rất hiếm, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn. Thực vật, động vật nghèo nàn; Hai môi trường địa trung hải ở phần cực Bắc và phần cực Nam châu Phi. Mùa đông mát mẻ và có mưa, mùa hạ nóng và khô. Thảm thực vật là rừng cây bụi lá cứng.

Châu Phi là cái nôi của loài người. Trong suốt thời kỳ tiền sử của loài người, châu Phi giống như các châu lục khác đã không có các quốc gia mà chủ yếu là các nhóm người săn bắn theo bầy đàn sinh sống. Khoảng năm 3300 TCN, nhà nước Ai Cập cổ đại đã ra đời và phát triển, nó đã tồn tại với các mức độ ảnh hưởng khác nhau cho đến khoảng năm 343 TCN. Các nền văn minh khác bao gồm Ethiopia, vương quốc Nubia, các vương quốc Sahel Ghana, Mali và Songhai và Đại Zimbabwe.

Năm 1482, người Bồ Đào Nha đã thiết lập trạm thương mại đầu tiên (trong số nhiều trạm như thế) dọc theo bờ biển Guinée ở Elmina. Sự phát hiện ra châu Mỹ năm 1492 đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ trong buôn bán nô lệ mà trước thời kỳ của người Bồ Đào Nha thì việc buôn bán này trên đất liền gần như chỉ là những trường hợp hãn hữu.

          Nhưng cùng vào thời điểm này thì chế độ nông nô đã đi vào giai đoạn kết thúc ở châu Âu và trong đầu thế kỷ XIX, các lực lượng thực dân châu Âu đã tiến hành sự "tranh giành châu Phi" vô cùng khủng khiếp và đã chiếm đóng nhiều vùng đất của châu lục này, tạo ra nhiều quốc gia thuộc địa, chỉ để sót lại 2 quốc gia độc lập là Liberia, thuộc địa của người Mỹ da đen và Ethiopia. Sự chiếm đóng này còn tiếp diễn cho đến tận sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, khi các nước thuộc địa dần dần giành được quy chế độc lập hình thức.

          Ngày nay, châu Phi là quê hương của trên 50 quốc gia độc lập, tất cả trong số đó có đường biên giới được tạo ra trong thời kỳ chủ nghĩa thực dân của người châu Âu.

Vị trí, đặc điểm địa lý tự nhiên đa dạng, tương phản và độc đáo có ảnh hưởng quyết định đối với sự tiến hóa tự nhiên, đặc biệt là chế độ khí hậu - thủy văn, thực vật và động vật.

* Ranh giới chuyển tiếp khí hậu nhiệt đới Bắc - Nam Việt Nam

Dãy núi trung bình Trường Sơn Bắc với các đỉnh cao như Đông Ngại (1.774m), núi Mang (1.702m) phân bố liên tục theo hướng Tây Bắc - Đông Nam ở phía Tây, Tây Nam cùng với dãy núi trung bình á vĩ tuyến Bạch Mã - Hải Vân đâm ra tận biển và án ngữ phía Nam đã biến lãnh thổ Thừa Thiên Huế thành địa bàn giao tranh giữa các khối không khí hình thành từ nhiều trung tâm khí áp khác nhau và là ranh giới tự nhiên của khí hậu nhiệt đới ẩm chuyển tiếp hai miền Nam - Bắc Việt Nam cũng như Đông - Tây Trường Sơn. Ở đây hình thành chế độ khí hậu rất đặc biệt, vừa mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa miền Bắc với mùa đông lạnh, vừa thể hiện khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình của miền Nam. Trong đó, tương tác giữa gió mùa đông Đông Bắc và gió mùa hè Tây Nam với địa hình là có ảnh hưởng rõ rệt nhất đến chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc biệt này. Thật vậy, đối với gió mùa đông Đông Bắc giá lạnh các dãy núi trung bình án ngữ ở phía Tây và Nam có tác dụng như là bức tường thiên nhiên ngăn chặn không khí lạnh và hơi nước ngưng tụ lại ở sườn Đông Trường Sơn và sườn Bắc Bạch Mã - Hải Vân, đồng thời gây ra “mưa địa hình" với lượng mưa lớn vào loại bậc nhất nước ta. Còn vào mùa hè lại xuất hiện gió Tây Nam do khối không khí nhiệt đới biển bắc Ấn Độ Dương xâm nhập vào lãnh thổ nước ta gây ra. Do tác động của hiệu ứng “phơn” gió mùa hè nhiệt đới biển Tây Nam khi đối mặt với dãy Trường Sơn hầu như để lại toàn bộ lượng ẩm, gây ra mưa (mùa hè) trên lãnh thổ Tây Trường Sơn và trở thành gió mùa hè Tây Nam khô nóng khi thổi qua các tỉnh sườn Đông Trường Sơn.

* Hệ thống thủy văn đa dạng, độc đáo ở Việt Nam và khu vực

Trừ sông A Sáp bắt nguồn từ sườn Tây Trường Sơn, chảy sang đất nước CHDCND Lào, hệ thống sông suối Thừa Thiên Huế đều xuất phát từ sườn Đông Trường Sơn, chủ yếu chảy qua địa hình dốc và cấu tạo từ đá cứng nên thường ngắn, dốc và nhiều thác ghềnh. Đặc điểm hình thái sông ngòi này cùng với lượng mưa lớn và tập trung vào mùa mưa là nguyên nhân gây ra chế độ thủy văn phức tạp và biến động khác thường: nhiều lũ lụt lớn gây tai họa cho cư dân và môi trường về mùa mưa lũ và thiếu nước trong mùa khô cho sản xuất và đời sống.

Ngoài sông suối, hồ ao tự nhiên và nhân tạo, trong quá khứ xa xưa nhờ hội tụ đủ các điều kiện địa lý tự nhiên và môi trường thuận lợi mà trên thủy vực vùng biển ven bờ cổ (gần trùng với lãnh thổ đồng bằng và đầm phá hiện tại) các trằm bàu, hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và đầm An Cư rộng nhất Việt Nam và Đông Nam Á đã hình thành, tiến hóa đến tận ngày nay. Sự xuất hiện các trằm bầu, hệ thống đầm phá kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, rộng tới 23.100ha và nối thông với biển Đông thông qua các cửa không những làm tăng tính đa dạng và độc đáo của hệ thống thủy văn nước ta, mà còn ảnh hướng rất lớn đến tiến hóa tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng trong quá khứ cũng như hiện tại.

* Nơi giao thoa, hội tụ các luồng động vật và thực vật của khu hệ phương Bắc và khu hệ phương Nam

Trước hết, khí hậu nhiệt đới chuyển tiếp Bắc - Nam là yếu tố ảnh hưởng quyết định nhất đến sự giao thoa, hội tụ nhiều luồng thực vật và động vật thuộc khu hệ phương Bắc di cư xuống và khu hệ phương Nam di cư lên. Thêm vào đó, điều kiện địa hình đa dạng còn làm tăng đáng kể mức độ đa dạng sinh học. Ở đây các loài đặc hữu, những loài quý hiếm được ghi vào Sách đỏ Việt Nam, Sách đỏ thế giới thường chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhiều địa phương khác ở nước ta. Do vật, việc duy trì đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn gen quý hiếm là vô cùng cấp thiết và không chỉ có ý nghĩa đối với Việt Nam, mà cả khu vực và thế giới.

24 tháng 9 2021

Em tham khảo các ý nha:

- Dân số đông, gia tăng dân số nhanh đã đẩy nhanh tốc độ khai thác tài nguyên làm suy thoái môi trường, diện tích rừng ngày càng thu hẹp, đất bạc màu, khoáng sản bị cạn kiệt, thiếu nước sạch...

- Dân số tăng nhanh tác động lớn đến môi trường:
+ Ô nhiễm nguồn nước: do nước thải sinh hoạt và nước thải từ nhà máy,..
+ Ô nhiễm tiếng ồn: tiếng còi xe, tiếng máy móc từ công trường,..
+ Ô nhiễm không khí: do khí thải từ xe cộ, máy móc,..
+ Ô nhiễm đất: sử dụng nhiều phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, nước thải từ các khu công nghiệp,..
- Vì vậy việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân ở đới nóng sẽ có tác động tích cực tới tài nguyên và môi trường.