K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

a. Điểm tương đồng giữa các hình ảnh “những câu thơ”, “những bài hát” và “đôi mắt em” ở sáu dòng thơ cuối: gợi cho ta nghĩ đến cái đẹp trường tồn của nghệ thuật và tình yêu, vì nó sống mãi trong tâm hồn con người.

b. Điểm khác biệt giữa những hình ảnh trên với hình ảnh “những chiếc lá” ở sáu dòng thơ đầu: một bên là cái đẹp và sự trường tồn, một bên là sự huỷ hoại và tàn phai.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh người phụ nữ ở khổ thơ thứ hai, bến Tầm Dương ở khổ thơ thứ ba và sao Khuê ở khổ thơ cuối: Các hình ảnh đều tượng trưng cho những người nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh trong lịch sử nghệ thuật, điểm chung giữa họ là sự tài hoa và cuộc đời cô đơn, lẻ loi, là số phận bị xã hội lãng quên. Qua đó, ý nghĩa tượng trưng là cái đẹp của nghệ thuật và nỗi đau, nỗi cô đơn ngàn đời của người nghệ sĩ trên hành trình sáng tạo nghệ thuật.

- Cấu tứ bài thơ là sự hoà nhập giữa tiếng đàn hiện tại và những kiếp nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh trong quá khứ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Sáu dòng thơ đầu: Niềm xót thương cho số kiếp hồng nhan bé mọn, hẩm hiu, bất hạnh của nàng Tiểu Thanh.

- Hai dòng thơ cuối: Niềm xót thương cho bản thân (Tố Như) và nỗi mong mỏi có bạn tri âm, ít ra là trong hậu thế có thể thấy hiểu nỗi lòng.

=> Nội dung giữa sáu dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối có mối liên hệ bền chặt. Tác giả trông người lại ngẫm đến ta, thấy càng “thương người” thì càng “thương mình”. Cụm từ “ngã tự cư” trong dòng thơ thứ sáu là cái bản lề giữa hai phần của bài thơ.

=> Tâm sự của Nguyễn Du và thời đại của ông: Nguyễn Du bất an, bơ vơ giữa dòng đời nhiều thăng trầm, loạn lạc, không biết thế thời đâu là đúng, đâu là sai. Lời tâm sự của ông ẩn chứa bao mỗi bi thương của thời đại. Nguyễn Du khóc thương nàng Tiểu Thanh, cũng chính là khóc thương cho chính mình.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Mối quan hệ giữa các hình ảnh trong bốn dòng thơ đầu: Sự đối lập giữa hai từ chỉ thời gian (sớm - chiều), hai hình ảnh (hoa hồng – gai).

- Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh “hoa hồng” và “gai”, “hái bông” và “gai cào”:

+ Hoa hồng: Cái đẹp.

+ Hái hoa: Hành trình đi tìm cái đẹp.

+ Gai: Nỗi đớn đau, cái giá phải trả trên hành trình gian khổ đó.

+ Gai cào: Sự chấp nhận cái giá phải trả để đến với cái đẹp.

Đáp án: 

B. Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả

Đọc bài thơ và tìm hình ảnh dòng sông gắn hình ảnh người mẹ và phân tích nghệ thuật theo các ý sau: - sử dụng từ ngữ ntn? - Có những hình ảnh nào - Biện pháp tu từ nào - Giọng thơ ntn ? = Nội dung Ngày gió giật từng cơn như muốn thổi sông đi Như muốn dìm mẹ trong nước mắt Tôi sinh ra Sau cái lần mẹ vấp vào mỏm đất Bế tôi quay lưng phía gió mùa Tóc bết bùn ròng ròng ngấn nước...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ và tìm hình ảnh dòng sông gắn hình ảnh người mẹ và phân tích nghệ thuật theo các ý sau: - sử dụng từ ngữ ntn? - Có những hình ảnh nào - Biện pháp tu từ nào - Giọng thơ ntn ? => Nội dung Ngày gió giật từng cơn như muốn thổi sông đi Như muốn dìm mẹ trong nước mắt Tôi sinh ra Sau cái lần mẹ vấp vào mỏm đất Bế tôi quay lưng phía gió mùa Tóc bết bùn ròng ròng ngấn nước Mẹ bước về cánh đồng sau vụ gặt Và đêm ấy rơm thơm hơn mọi giấc mơ... Sông đáy ơi Trở về nơi tôi sinh ra Mỏm đất ấy không còn Nhưng cái đấy cái lần mẹ vấp... Sông Đáy ơi Máu của tổ tiên nằm kết ngọc đáy sông Đêm đêm mẹ ra sông nhặt về những gì không thể mất Sông Đáy ơi Hoa gạo tháng ba thường nhắc chuyện mùa màng Rưng rưng đỏ xuống chiều không khói bếp Sông Đáy hằn lên bao nhiêu nếp nhăn Khi cái rét tràn về thổi rách tuổi thơ tôi Rơm rớm máu từng đêm trong mắt mẹ Sông Đáy ơi Cái mỏm đất đã tan duỗi dài theo sông chảy Rồi đùn lên thành đất của làng quê Sông Đáy ơi Cứ chảy lặng đến hao gầy Rồi êm đềm Qua từng vết tím bầm qua từng khúc sông đau.

1
24 tháng 3 2023

Đoạn thơ trên gắn liền hình ảnh của dòng sông Đáy với hình ảnh người mẹ, những vết thương lòng đau đớn trong quá khứ và tình cảm gia đình. Các ý nghĩa phân tích thuật thuật của bài thơ:

Từ ngữ: Bài thơ sử dụng một ngôn ngữ khá tế nhị, đơn giản, lấy cảm hứng từ đời sống bình dân để miêu tả hình ảnh của dòng sông và người mẹ.

Hình ảnh: Các hình ảnh được sử dụng trong bài thơ bao gồm: gió giật, sông chảy, mẹ trong nước mắt, mỏm đất, khói bụi, cánh đồng, khói thơm, máu tổ tiên, hoa gạo, chiều không khói bếp, vết đắm, sông đau. Trong đó, hình ảnh của sông Đáy được nhắc đến nhiều lần và đóng vai trò chính trong bài thơ, tạo nên một bối cảnh quen thuộc cho con người.

Biện pháp tu từ: Bài thơ sử dụng nhiều biện pháp tu từ như lặp, điệp ngữ, ẩn dụ...Ví dụ như "Sông Đáy râm lên bao nhăn nheo/Khi cái rét tràn về tuổi thơ tôi", "Máu của tổ tiên là kết ngọc đáy sông"...

Giọng thơ: Bài thơ mang nhiều xúc cảm đau thương, chân thành, như đa phần tác phẩm của những nhà thơ miền Trung. Có những chi tiết chân thật về cuộc đời sống vùng quê và con người, tạo nên một bức tranh sinh động, tràn đầy sức sống.

14 tháng 1 2018

Hai câu thơ cuối trong bài Lưu biệt khi xuất dương diễn tả hình ảnh kì vĩ lớn lao, khắc họa được tầm vóc kì vĩ, phi thường của chủ thể trữ tình. Tác giả là nhà nho tiên tiến sớm tiếp cận với tư tưởng tiến bộ thông qua Tân thư.Ông hiểu rất rõ sự thất thế, mục ruỗng của xã hội nen đã tìm cho mình một hướng đi riêng nhằm giải phóng dân tộc. Hai câu thơ cuối bài đã nêu bật hình ảnh người chí sĩ yêu nước vượt “muôn trùng sóng bạc” ở “Biển Đông” để hướng tới những điều tốt đẹp dành cho dân tộc. Sóng của biển cả cũng chính là con sóng của nhiệt huyết đang dâng trào, chắp cánh cho ý chí vượt đại dương tìm đường cứu nước thêm phần tự tin. Tư thế cùng khát vọng lên đường của nhân vật trữ tình trong hai câu cuối có sức truyền cảm mạnh mẽ. Phan Bội Châu từ bài này gợi lên được nhiệt huyết của cả một thế hệ mạnh mẽ, can trường, dám bứt phá, thay đổi.

16 tháng 7 2018

- Những hình ảnh không xuất hiện ở sáu câu thơ đầu bài thơ Thu điếu : cá, ánh mặt trời.

- Trong bức tranh thu này, cảnh vật hiện ra đều rất đỗi bình dị, dân dã. Khung cảnh ấy vẫn thường hiển hiện vào mỗi độ thu về trên những làng quê và đi vào tâm thức của bảo người, nhưng lần đầu tiên được Nguyễn Khuyến vẽ ra với nguyên cái thần thái tự nhiên của nó và khiến ta không khỏi ngỡ ngàng, xúc động. Đó là một mùa thua trong trẻo, thuần khiết, mát lành.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Sự tương phản giữa các hình ảnh trong khổ thơ thứ hai:

Vũ trụ thì bao la, vô tận > < con người thì quá nhỏ bé, đơn độc, lẻ loi.

⇒ Sự tương phản cho ta thấy được tâm trạng buồn bã, băn khoăn, ngơ ngác trước không gian rộng lớn cũng như ngã rẽ của cuộc đời. Tác giả cảm nhận rõ sự nhỏ bé, lẻ loi, cô độc của một kiếp người giữa dòng đời rộng lớn. Đây không phải là nỗi buồn của cá nhân ông mà là cảm xúc chung của cả một thế hệ, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ đầu thế kỉ XX.

- Sự tương phản này tiếp tục được triển khai ở các khổ thơ tiếp theo:

+ Khổ thơ thứ ba gợi ảnh vật cô liêu nhưng không có sự gắn kết với nhau, thiếu đi dấu vết của sự sống, của bóng hình con người.

+ Khổ thơ thứ tư gợi cảnh thiên nhiên hùng vĩ nhưng lòng người thì buồn vời vợi bởi nỗi nhớ quê hương.