K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2023

- Sự thay đổi tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử sẽ làm thay đổi dân số trên toàn thế giới tăng lên hoặc giảm xuống.

- Việc di cư (xuất cư, nhập cư) đã làm thay đổi dân số của một khu vực, một quốc gia hoặc địa phương nhưng không làm thay đổi dân số trên toàn thế giới.

- Những nhân tố góp phần làm gia tăng dân số: phong tục tập quán, tâm lí xã hội, tuổi kết hôn, cơ cấu giới, điều kiện tự nhiên,…

16 tháng 5 2022

Ai trl câu này giúp em với ạaaaaa. Chiều em thi r mà thấy phân vân đáp án quá:(((

14 tháng 12 2022

a) Ảnh hưởng tích cực
Đô thị hóa không những góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động mà còn làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ờ các đô thị..

b) Ảnh hưởng tiêu cực
Đô thị hóa nếu không xuất phát từ công nghiệp hóa, không phù hợp, cân đối với quá trình công nghiệp hóa thì việc chuyển cư ồ ạt từ nông thôn ra thành phố sẽ làm cho nông thôn mất đi một phần lớn nhân lực. Trong khi đó thì nạn thiếu việc làm, nghèo nàn ở thành phố ngày càng phát triển, điều kiện sinh hoạt ngày càng thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, từ đó dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế- xã hội

Câu 1: Động vật có quan hệ với thực vật vềA. nơi cư trú.B. nguồn thức ăn.C. nơi cư trú và nguồn thức ăn.D. môi trường sinh sốngCâu 2: Sự gia tăng cơ học sẽ làm cho dân số thế giớiA. luôn luôn biến độngB. không thay đổiC. có ý nghĩa lớnD. có sự thay đổi về quy mô dân sốCâu 3: Cơ cấu lao động của các nước phát triển cóA. tỉ trọng lao động trong khu vực III rất caoB. tỉ trọng lao động trong khu vực...
Đọc tiếp

Câu 1: Động vật có quan hệ với thực vật về

A. nơi cư trú.

B. nguồn thức ăn.

C. nơi cư trú và nguồn thức ăn.

D. môi trường sinh sống

Câu 2: Sự gia tăng cơ học sẽ làm cho dân số thế giới

A. luôn luôn biến động

B. không thay đổi

C. có ý nghĩa lớn

D. có sự thay đổi về quy mô dân số

Câu 3: Cơ cấu lao động của các nước phát triển có

A. tỉ trọng lao động trong khu vực III rất cao

B. tỉ trọng lao động trong khu vực II rất thấp

C. tỉ trọng lao động trong khu vực I rất cao

D. tỉ trọng lao động trong khi vực III rất thấp

Câu 4 : Ảnh hưởng tích cực nào của đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế 

A. Lao động ở khu vực công nghiệp có xu hướng tăng

B. Lao động ở vùng nông thôn có xu hướng giảm

C. Lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh

D. Lao động ở khu vực ngoài nhà nước có có xu hướng giảm

Câu 5: Đô thị hóa làm cho tỉ lệ sinh, tử của thành thị khác như thế nào so với nông thôn ?

A. Tỉ lệ sinh và tử thành thị tương đương nông thôn

B. Tỉ lệ sinh và tử của thành thị cao hơn nông thôn

C. Tỉ lệ sinh và tử của thành thị tăng cao hơn nông thôn

D. Tỉ lệ sinh và tử của thành thị thấp hơn nông thôn

Câu 6: Châu Á có diện tích 31,8 (triệu km2), dân số 4032 (triệu người) thì mật độ dân số sẽ là

A. 162,8 người/km2

B. 126,8 người/km2

C. 182,6 người/km2

D. 128,6 người/km2

Câu 7: Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành một ngành sản xuất hàng hoá thì biểu hiện của xu hướng này là hình thành

A. các hợp tác xã

B. vùng chuyên môn hoá nông nghiệp.

C. vùng sản xuất nông sản.

D. các nông trường quốc doanh

Câu 8: Vai trò quan trọng nhất của nông nghiệp mà không ngành nào có thể thay thế được là

A. cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

B. cung cấp lương thực, thực phẩm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

C. tạo việc làm cho người lao động.

D. sản xuất ra những mặt hàng xuất khẩu để tăng nguồn thu ngoại tệ

1
16 tháng 12 2021

Câu 1: Động vật có quan hệ với thực vật về

A. nơi cư trú.

B. nguồn thức ăn.

C. nơi cư trú và nguồn thức ăn.

D. môi trường sinh sống

Câu 2: Sự gia tăng cơ học sẽ làm cho dân số thế giới

A. luôn luôn biến động

B. không thay đổi

C. có ý nghĩa lớn

D. có sự thay đổi về quy mô dân số

Câu 3: Cơ cấu lao động của các nước phát triển có

A. tỉ trọng lao động trong khu vực III rất cao

B. tỉ trọng lao động trong khu vực II rất thấp

C. tỉ trọng lao động trong khu vực I rất cao

D. tỉ trọng lao động trong khi vực III rất thấp

Câu 4 : Ảnh hưởng tích cực nào của đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế 

A. Lao động ở khu vực công nghiệp có xu hướng tăng

B. Lao động ở vùng nông thôn có xu hướng giảm

C. Lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh

D. Lao động ở khu vực ngoài nhà nước có có xu hướng giảm

Câu 5: Đô thị hóa làm cho tỉ lệ sinh, tử của thành thị khác như thế nào so với nông thôn ?

A. Tỉ lệ sinh và tử thành thị tương đương nông thôn

B. Tỉ lệ sinh và tử của thành thị cao hơn nông thôn

C. Tỉ lệ sinh và tử của thành thị tăng cao hơn nông thôn

D. Tỉ lệ sinh và tử của thành thị thấp hơn nông thôn

21 tháng 1 2017

Đáp án B

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

* Quá trình đô thị hóa chịu tác động của những nhân tố:

- Nhân tố kinh tế - xã hội:

+ Trình độ phát triển kinh tế;

+ Quá trình công nghiệp hoá trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản;

+ Đường lối và hệ thống chính sách của Nhà nước về quy hoạch đô thị;

+ Lối sống nông thôn ngày càng tiếp cận với lối sống đô thị

- Nhân tố tự nhiên.

* Ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường:

- Ảnh hưởng tích cực:

+ Góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế

+ Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản sang khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ;

+ Tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư,...

+ Mở rộng không gian đô thị và cải thiện cơ sở hạ tầng, hình thành môi trường đô thị hiện đại, góp phần giúp người dân có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ tiện nghi và ứng xử văn minh, thực hiện quy định về vệ sinh môi trường tại đô thị,...

- Ảnh hưởng tiêu cực:

+ Đô thị hoá tự phát không gắn với công nghiệp hoá sẽ đẩy nhanh quá trình tập trung dân cư tại các đô thị. Từ đó gây quá tải cơ sở hạ tầng dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng và tạo sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm, quản lí hành chính và trật tự an ninh đô thị. Trong khi đó, ở nông thôn sẽ thiếu hụt nguồn lao động, gây ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế và bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hoá truyền thống tại địa phương.

+ Đô thị hoá làm suy giảm đa dạng sinh học, thay đổi địa hình bề mặt, mực nước ngầm,... Môi trường bị ô nhiễm từ các chất thải trong sản xuất và sinh hoạt ở các đô thị.

18 tháng 6 2018

- Những tiến bộ cùa giao thông vận tải làm cho tốc độ vận tải người và hàng hóa tăng lên, chi phí thời gian cho vận chuyển giảm xuống, đồng thời làm cho các chi phí vận chuyến giảm đáng kể, trong khi mức độ tiện nghi, an toàn tăng lên. Vì vậy, các cơ sở sản xuất đạt tại các vị trí gần các tuyến vận tải lên, các đầu mối giao thông vận tải cũng đồng nghĩa là gần nguồn nguyên liệu và gần nơi tiêu thụ. Việc giảm đáng kể chi phí vận tải ở nhiều nước đã có ảnh hưởng sâu sắc tới bức tranh phân bố của nhiều ngành sản xuất, nhất là các ngành đòi hỏi nhiều chi phí vận tải trong cơ cấu giá thành sản phẩm.

- Do sự tiến bộ của giao thông vận tải, nên dân cư không cần tập trung nơi công sở (nơi họ làm việc.) hay gần các trung tâm thành phố, nơi cung cấp các dịch vụ đa dạng. Họ có thể ở xa hơn tại các vùng ngoại thành, cách xa nơi làm việc hàng chục km mà vẫn đi về hàng ngày. Chính điều này làm cho các thành phố lớn có thể phát triển rộng trên không gian và phát triển nhanh. Còn ở các vùng xa xôi, hẻo lánh, cũng nhờ có giao thông vận tải mà có thể di dân với quy mô lớn đến khai khẩn tài nguyên...

27 tháng 2 2022

  B 

3 tháng 2 2023

Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa:

* Đối với kinh tế - xã hội

- Tích cực:

+ Góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản sang khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ;

+ Tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư,…

- Tiêu cực:

Đô thị hóa tự phát không gắn công nghiệp hóa gây ra nhiều vấn đề:

 + Tập trung nhanh dân cư tại các đô thị => quá tải cơ sở hạ tầng dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng; tạo sức ép đến vấn đề giải quyết việc làm, quản lí hành chính và trật tự an ninh đô thị.

+ Nông thôn thiếu hụt lao động, gây ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế.

* Đối với môi trường

- Tích cực:

+ Mở rộng không gian đô thị và cải thiện cơ sở hạ tầng, hình thành môi trường đô thị hiện đại.

+ Giúp người dân có điều kiện tiếp cận các dịch vụ tiện nghi và ứng xử văn minh => thực hiện quy định về vệ sinh môi trường tại đô thị.

- Tiêu cực:

+ Làm suy giảm đa dạng sinh học, thay đổi địa hình bề mặt, mực nước ngầm,…

+ Môi trường ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và sản xuất,…