K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2017

Nhật Bản
Từ sau năm 1945, Nhật Bàn tập trung khôi phục và phát triển kinh tế. Ngày nay, Nhật Bản là cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kì.
Trong quá trình phát triển, Nhật Bản đã tổ chức lại nền kinh tế, phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn phục vụ xuất khẩu.
Các ngành công nghiệp hàng đầu thế giới của Nhật Bản :
- Công nghiệp chế tạo ô tô, tàu biển.
- Công nghiệp điện tử : chế tạo các thiết bị điện tử, máy tính điện tử, người máy công nghiệp.
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng : máy lạnh...
Các sản phẩm công nghiệp nói trên được khách hàng ưa chuộng và có bán rộng rãi trên thế giới.
Nhờ những thành tựu trong sản xuất công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ... thu nhập của người Nhật Bản rất cao.
Bình quân GDP đầu người của Nhật Bản năm 2001 đạt 33 400 USD. Chất lượng cuộc sống cao và ổn định.

19 tháng 12 2017

Nhật Bản là một nước được ví như con rồng của Châu Á với lịch sử hình thành và phát triển trải qua rất nhiều giai đoạn thăng trầm của chính trị, xã hội cũng như nền kinh tế. Vốn nổi tiếng là một nước khan hiếm về tài nguyên thiên nhiên, lại thường xuyên xảy ra những thiên tai động đất, sóng thần. Nhưng cho đến nay nhờ biết điều hành nền kinh tế, áp dụng các phương tiện khoa học kĩ thuật hiện đại .mà Nhật Bản đã vươn lên trở thành một cương quốc đứng hàng thứ hai trên thế giới. Điểm lại quá trình phát triển của nền kinh tế Nhật Bản, trong bài tiểu luận này ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu lịch sử kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1945-1973-Một giai đoạn được mệnh danh là “phát triển thần kì”.

25 tháng 3 2019

lên Google mà hỏi nha bạn

19 tháng 5 2020

a) Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

-Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ

-Đồi núi thấp dưới 1000m chiếm 85 % diện tích , núi cao trên 2000 m chỉ 1 % diện tích lãnh thổ

b)Cấu trúc địa hình khá đa dạng

-Địa hình nước ta được vận động tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rỏ rệt

-Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam

-Cấu trúc địa hình có 2 hướng chính:

+Hướng TB-ĐN: Vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc

+Hướng vòng cung: Vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Bắc

c)Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

-Xâm thực mạnh ở vùng đòi núi

-Bồi tụ nhanh ở vùnh đồng bằng

d)Địa hình chịu sự tác động mạnh mẽ con người

con người làm giảm diện tích  rừng tự nhiên dẫn đến xâm thự, bóc mòn ở vùng đồi núi tăng , tạo thêm nhiều dạng địa hình mới (đê sông , đê biển)

17 tháng 10 2018

Vì ở đây chuyên hỏi về Toán, Anh, Văn thôi nên nếu bn muốn hỏi các câu hỏi khác thì bn nên lên h để đc giải mã tốt hơn nha

17 tháng 10 2018

Lên h nha

Câu 1:

- Sông ngòi ờ châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.
- Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.
ở Bác A, mạng lưới sông dày và các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc.
Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.
Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á là những khu vực có mưa nhiều nên ở đây mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn. Do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa, các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.
Tây Nam Á và Trung Á là những khu vực thuộc khí hậu lục địa khô hạn nén sông ngòi kém phát triển. Tuy nhiên, nhờ nguồn nước do tuyết và băng tan từ các núi cao cung cấp, ở đây vẫn có một số sông lớn. Điển hình là các sông Xưa Đa-ri-a, A-mu Đa-ri-a ở Trung Á, Ti-grơ và Ơ-phrát ở Tây Nam Á. 
Lưu lượng nước sông ở các khu vực này càng về hạ lưu càng giảm. Một số sông nhỏ bị "chết" trong các hoang mạc cát.
- Các sông của Bác Á có giá trị chủ yếu vé giao thông và thủy điện, còn sông ở các khu vực khác có vai trò cung cấp nước cho sản xuất, đời sống, khai thác thủy điện, giao thông, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Câu 2:

* Đặc điểm vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á:

- Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.

+ Điểm cực  Bắc châu Á là mũi Seliusky, nằm ở vĩ tuyến 77°44' Bắc.

+ Điểm cực Nam châu Á là mũi Piai, nằm ở vĩ tuyến 1°16' Bắc.

- Phía Bắc tiếp giáp với giáp 2 châu lục – Âu và Phi và 3 đại dương lớn:  phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Đông giáp Thái Bình Dương, phía Nam giáp Ấn Độ Dương.

- Đây là châu lục rộng nhất thế giới: chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam là 8500 km; chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất là 9200 km.

* Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu :

+ Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng  xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.

+ Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau : Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng lục địa.

Câu 3:

*Mùa đông

- Các trung tâm áp thấp: A-lê-út, Ai-xơ-len,  Xích đạo, Ôxtrâylia.

- Các trung tâm áp cao: Xi-bia, A-xo, Nam Địa Tây Dương, Nam Ấn Độ Dương.

- Các hướng gió chính theo từng khu vực về mùa đông:

          Hướng gió theo mùa

Khu vực

Hướng gió mùa đông

(tháng 1)

Đông Á

Tây Bắc

Đông Nam Á

Đông Bắc hoặc hướng Bắc

Nam Á

Đông Bắc

*Mùa hạ

- Các trung tấm áp thấp: I-ran.

- Các trung tâm áp cao: Nam Đại Tây Dương, Nam Ấn Độ Dương, Ha-oai, Ô-xtrây-li-a.

- Các hướng gió chính theo từng khu vực về mùa hạ:

          Hướng gió theo mùa

Khu vực

Hướng gió mùa hạ

(tháng 7)

Đông Á

Đông Nam

Đông Nam Á

Tây Nam hoặc hướng Nam

Nam Á

Tây Nam

4 tháng 2 2020

* Những nét khác biệt của các quốc gia Đông Nam Á :

- Tín ngưỡng , phong tục : Một số người Ma - lai-xi - a, In - đô - nê- xi-a theo đạo Hồi, Người Mi-an-ma, Thái Lan,Cam - pu-chia theo đạo Phật,...

- Chính trị : Các nước trong khu vực theo chế độ cộng hòa, một số quốc gia theo chế độ quân chủ lập hiến

lớp 

mấy vậy

bn

ơi

13 tháng 10 2018

lớp 8 đó

17 tháng 5 2020

Đồi núi:

-Các thế mạnh:

+Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram…và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

+Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm-nông nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

Miền núi nước ta còn có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc.Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.

+Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

+Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng….nhất là du lịch sinh thái.

-Các mặt hạn chế:

Ở nhiều vùng núi, địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại….thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.

17 tháng 5 2020

đồi núi :

-Các thế mạnh:

+Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram…và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

+Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm-nông nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

Miền núi nước ta còn có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc.Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.

+Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

+Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng….nhất là du lịch sinh thái.

-Các mặt hạn chế:

Ở nhiều vùng núi, địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại….thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.

*Ryeo*