K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 9 2019

Tham khảo :

I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản

1. Tính liên kết của văn bản

a, Nếu bố En-ri-cô chỉ viết mấy câu như vậy thì En-ri-cô không thể hiểu được điều bố định nói

b, En-ri-cô chưa hiểu ý bố vì:

- Có câu văn nội dung chưa rõ ràng

- Giữa các câu còn chưa có sự liên kết

c, Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì các câu văn phải rõ ràng, nội dung phải có tính liên kết

2. Phương tiện liên kết trong văn bản

a, Trong đoạn văn trên thiếu ý:

     + Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố

     + Nhớ lại điều ấy bố không thể nén được cơn tức giận đối với con

⇒ Điều này khiến đoạn văn tối nghĩa và khó hiểu

b, Đoạn văn thiếu tính liên kết vì không có gì gắn bó với nhau

- Để đoạn văn trở nên hợp lý, có nghĩa cần phải thêm cụm từ “Còn bây giờ” trước câu thứ hai và thay từ “đứa trẻ” bằng từ “con” ở câu ba

c, Một văn bản có thiếu tính liên kết phải có điều kiện: Người nói và người viết phải làm thống nhất, gắn bó chặt chẽ nội dung với nhau. Các câu trong văn bản phải được liên kết hợp lí

II. Luyện tập

Bài 1 (trang 18 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Trình tự hợp lý: câu (1)→ (4) → (2) → (5) → (3)

Bài 2 (trang 18 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Về mặt hình thức tưởng chừng đoạn văn có tính liên kết, nhưng phần nội dung hoàn toàn phi logic:

     + Khi nhân vật “tôi” đang nhớ tới mẹ “lúc còn sống, tôi lên mười” thì không thể kể chuyện “sáng nay”, “chiều nay” được nữa

Bài 3 (trang 18 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Bà ơi! Cháu thường về đây, ra vườn, đứng dưới gốc na, gốc ổi mong tìm lại hình bóng của bà và nhớ lại ngày nào bà trồng cây, cháu chạy lon ton bên bà. Bà bảo khi nào có quả bà sẽ dành quả to nhất, ngon nhất cho cháu nhưng cháu lại bảo quả to nhất, ngon nhất phải để phần bà. Thế là bà ôm cháu vào lòng, hôn cháu một cái thật kêu.

Bài 4 (Trang 18 sgk ngữ văn 7 tập 1)

- Hai câu trên đặt cạnh nhau tạo cảm giác không có sự liên kết chặt chẽ giữa chúng nhưng đọc tiếp câu sau: “mẹ sẽ đưa con đến trường… một thế giới kì diệu sẽ mở ra” sẽ tạo được tính liên kết chặt chẽ cho đoạn văn

Bài 5 (Trang 19 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Thông qua chuyện Cây tre trăm đốt, chúng ta hiểu vai trò của liên kết đối với văn bản:

Nếu không có liên kết, các câu sẽ tồn tại rời rạc nhau, không thể tạo thành chỉnh thể hoàn chỉnh

5 tháng 9 2019

https://vietjack.com/soan-van-7/lien-ket-trong-van-ban.jsp

5 tháng 10 2017
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Đề văn biểu cảm Đọc các đề sau: (1) Cảm nghĩ về dòng sông (hoặc dãy núi, cánh đồng, vườn cây,...) quê hương. (2) Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu. (3) Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ. (4) Vui buồn tuổi thơ. (5) Loài cây em yêu. a) Hãy xác định đối tượng biểu cảm của mỗi đề (về ai? về cái gì? về chuyện gì?). b) Tình cảm cần thể hiện trong mỗi đề là gì? Gợi ý: Trong mỗi đề văn biểu cảm thường có hai nội dung chính cần phải xác định: đối tượng biểu cảm và tình cảm cần thể hiện. Tìm hiểu đề văn biểu cảm là phải xác định được hai nội dung này. Chẳng hạn, trong đề (5), đối tượng biểu cảm là loài cây em yêu, tình cảm cần thể hiện là sự yêu quý của em với loài cây đó. 2. Cách làm một bài văn biểu cảm a) Yêu cầu chung - Phải đặt mình vào trong tình huống mà đề bài gợi ra để có những xúc cảm cụ thể, chân thực; - Từ tình huống đã xác định mới tiến hành tìm ý, lập dàn ý: thể hiện những tình cảm gì? diễn biến ra sao? - Lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp: gián tiếp hay trực tiếp, hay kết hợp cả hai? ngôn ngữ, lời văn ra sao? giọng điệu thế nào? b) Các bước làm một bài văn biểu cảm Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý - Xác định đối tượng biểu cảm; - Xác định định hướng tình cảm cần thể hiện. Bước 2: Lập dàn bài - Xác định nhiệm vụ của từng phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài; - Sắp xếp các ý trong từng phần. Bước 3: Viết thành văn - Lựa chọn giọng văn; - Tập trung làm nổi bật tình cảm đã định hướng ở bước 1; - Viết thành bài theo bố cục 3 phần, diễn đạt các ý (các cung bậc, diễn biến, sắc thái tình cảm,...) theo trình tự đã dự tính trong bước 2. Bước 4: Kiểm tra lại bài viết - Đọc lại toàn bộ bài viết, đánh dấu những chỗ cần sửa chữa, bổ sung; - Sửa về nội dung: có cần thêm hay bớt ý nào không? chỗ nào cần thể hiện sâu hơn nữa? các ý đã đảm bảo liên kết, mạch lạc chưa? - Sửa về hình thức: điều chỉnh từ ngữ, câu, ngắt đoạn, chuyển đoạn. II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG Đọc bài Tản văn của Mai Văn Tạo (SGK, tr 89) và trả lời câu hỏi. a) Bài văn biểu đạt tình cảm gì, hướng tới đối tượng nào? Hãy đặt cho bài văn một nhan đề thích hợp. b) Hãy nêu dàn ý của bài. c) Hãy chỉ ra phương thức biểu cảm của bài văn. Gợi ý: a) Bài văn này biểu đạt tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương An Giang yêu dấu. Có thể đặt nhan đề cho bài văn là: An Giang trong trái tim tôi. b) Dàn ý của bài văn: - Mở bài: Giới thiều tình yêu quê hương An Giang. - Thân bài: Những biểu hiện tình yêu quê hương của tác giả: + Những kỉ niệm tuổi thơ. + Tình yêu quê hương trong chiến đấu và tình yêu đối với những người con anh hùng của quê hương. - Kết bài: Tình yêu quê hương trong suy nghĩ và cảm nhận của người con xa quê (khi đã trưởng thành). c) Bài văn thể hiện những cảm xúc với quê hương bằng những câu văn biểu cảm trực tiếp, rất giàu cảm xúc và dung dị.
5 tháng 10 2017

hay

11 tháng 2 2022

Viết có dấu giúp mình nhé !!!

11 tháng 2 2022

minh hoc may tinh nen ko viet dc tieng viet

sl ban nha

13 tháng 4 2017
Soạn văn, soạn bài, học tốt bài SỐNG CHẾT MẶC BAY (Phạm Duy Tốn) I.
VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Thể loại Sống chết mặc bay được xếp vào thể loại truyện ngắn. Ở Việt Nam, khoảng đầu
thế kỉ XX, khái niệm này còn khá mới mẻ. Thời trung đại cũng đã có truyện hoặc
các tác phẩm có tính chất tự sự nhưng không có tác phẩm nào thể hiện được những
đặc trưng cơ bản của thể loại này.

Truyện ngắn thuộc loại hình tự sự, đặc trưng cơ bản nhất
của nó là ngắn. Tuy nhiên, mức độ dài
ngắn không hoàn toàn quyết định tính chất thể loại. Như trên đã nói, nhiều tác
phẩm (có tính tự sự) thời trung đại nhưng không thể xếp vào loại truyện ngắn bởi
ngoài tính chất về dung lượng, truyện ngắn còn có một số đặc trưng khác. Khác với các truyện dài (ví dụ: tiểu
thuyết) và truyện vừa thường tái hiện trọn vẹn cuộc đời một nhân vật, một sự kiện,
hoàn cảnh,… truyện ngắn chỉ là một lát cắt, một khoảnh khắc, một hiện tượng nổi
bật (cũng có thể khác thường) của cuộc sống. Để đảm bảo với một dung lượng nhỏ
mà chuyển tải được những ý nghĩa lớn, ngôn ngữ truyện ngắn phải hàm súc đến mức
tối đa. Các chi tiết “thừa” (đối với việc thể hiện nội dung cốt truyện),
các chi tiết rườm rà đều bị lược bỏ để tập trung vào những chi tiết chủ yếu nhất.
Trong truyện ngắn, dường như hiện thực đời sống đã được “nén” chặt lại
nhằm mục đích khắc hoạ nổi bật một hiện tượng, một nét bản chất trong quan hệ
nhân sinh hay trong đời sống tâm hồn con người. 2. Tác giả Phạm Duy Tốn (1883-1924) là một trong số ít người có thành
tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại, trong đó Sống chết mặc bay là tác phẩm nổi bật nhất. Mặc dù còn chịu ít nhiều ảnh hưởng của
xu hướng đạo đức truyền thống nhưng những truyện ngắn của Phạm Duy Tốn đã thiên
về phản ánh hiện thực xã hội thối nát thời bấy giờ. Trong Sống chết mặc bay, ông tố cáo giai cấp thống trị độc ác bất nhân,
chỉ ham ăn chơi phè phỡn, để mặc dân chúng trong cảnh ngập lụt. II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Truyện ngắn Sống
chết mặc bay có thể chia làm 3 đoạn: – Đoạn 1 (từ đầu đến “Khúc đê này hỏng mất”): Nguy cơ đê
bị vỡ và sự chống đỡ của người dân. – Đoạn 2 (tiếp theo đến “Điếu, mày!”): Quan phụ mẫu vô trách
nhiệm, mải mê bài bạc trong khi đi hộ đê. – Đoạn 3 (còn lại): Đê bị vỡ, nhân dân lâm vào cảnh thảm
sầu. 2. Theo định nghĩa về phép tương phản: a) Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay: Một bên là người dân
vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả. Bên kia là viên
quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép
ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết
khi đê vỡ. b) Những người dân hộ đê: Làm việc liên tục từ chiều đến
gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả
rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận
xét: “Tình cảnh trông thật là thảm”. c) Viên quan đi hộ đê thì ngồi trong đình ở chỗ cao ráo,
an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn
nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng
trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt
khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo
đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ,
“tình cảnh thảm sầu” không sao kể xiết. d) Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so
sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham
mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với
thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã
dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt. 3. a) Phép tăng cấp đã được sử dụng để miêu tả tình cảnh
nguy ngập của khúc đê. Mưa mỗi lúc một tầm tã. Nước sông càng dâng cao. Dân chúng
thì đuối sức, mệt lử cả rồi. b) Phép tăng cấp cũng được sử dụng để miêu tả thái độ vô
trách nhiệm, lòng lang dạ thú của viên quan. Viên quan hộ đê không cùng dân chống
đỡ mà ngồi trong đình vững chãi, an toàn. Bao kẻ phải hầu hạ quan. Không phải là
vì công việc mà chỉ vì một thú chơi bài. Quan chơi bài nhàn nhã, ung dung. Quan
gắt khi có người quấy rầy. Quan quát mắng, đòi cách cổ, bỏ tù khi có người báo đê
vỡ. Quan sung sướng vì ván bài ù. Mức độ vô trách nhiệm và cáu gắt vô lí của
quan càng thể hiện rõ nét. c*) Sự kết hợp của nghệ thuật tương phản
và tăng cấp đã tố cáo và phê phán hành động ham mê bài bạc và vô trách nhiệm của
viên quan. Nếu viên quan chỉ ham đánh bạc thì đó là thói xấu trong sinh hoạt của
cá nhân y. Nhưng y đánh bạc khi làm công vụ, cụ thể là khi đi hộ đê, liên quan đến
tính mạng và tài sản của dân chúng thì đó là sự vô trách nhiệm. Y thắng ván bài
đã chờ thì y sung sướng là lẽ thường tình. Nhưng y thắng bài khi đê vỡ, y sung
sướng khi bao người dân khổ sở, cùng cực thì sự vui mừng của y là một hành động
phi nhân tính của kẻ lòng lang dạ thú. Chính sự kết hợp này đã làm cho tính chất
tố cáo và phê phán thêm sâu sắc. 4. + Giá trị hiện thực của truyện Sống chết mặc bay là đã phản ánh bộ mặt của giai cấp thống trị mà
tiêu biểu là tên quan có vai trò “cha mẹ” người dân nhưng đã chỉ ham mê bài bạc,
hết sức vô trách nhiệm, làm cho dân chúng khốn khổ vì đê vỡ, nước lụt. + Giá trị nhân đạo của truyện là đã cảm thông với sự vất
vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên tai xảy ra do thái độ vô trách
nhiệm của bọn quan lại. + Giá trị nghệ thuật: Đây là truyện ngắn
viết theo kiểu hiện đại bằng chữ Quốc ngữ. Nhân vật đã bước đầu có tính cách. Tác
giả đã sử dụng biện pháp tương phản, tăng cấp, kết hợp với lời bình luận trực
tiếp để tố cáo và phê phán. Nhân vật quan phụ mẫu đã bộc lộ bản chất xấu xa, vô
trách nhiệm qua các hành động, lời nói của y với tay chân và với người dân. III.
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã, nước sông
Nhị Hà lên to, khúc đê làng X có nguy cơ sẽ vỡ. Hàng trăm hàng nghìn người dân
ra sức chống chọi với sức nước. Thế mà tại ngôi đình trên một khúc đê gần đó,
quan phụ mẫu vẫn ung dung cùng các quan đánh bài. Có người báo đê vỡ, ngài vẫn thản nhiên quát
mắng. Cuối cùng, khi quan ù ván bài thật to, cũng là lúc “khắp mọi nơi miền
đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết,
kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn”. 2. Cách đọc Trong một truyện ngắn, giọng điệu có ý nghĩa rất quan trọng
đối với giá trị của tác phẩm. Với đặc trưng hàm súc, tác giả truyện ngắn tận dụng
tối đa những lợi thế của giọng điệu để thể hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ của
mình, đồng thời khắc hoạ đời sống một cách sâu sắc. Từ giọng điệu của tác giả
cho đến giọng điệu của các nhân vật, khi đọc cần chú ý thể hiện sinh động và chính
xác. Cụ thể, trong truyện ngắn này có những nhân vật chủ yếu sau: – Giọng người kể chuyện (về mặt nào đó có thể coi là giọng
của tác giả): mỉa mai, châm biếm khi viết về nhân vật “quan lớn”, xót
thương khi miêu tả thảm cảnh mà dân chúng đang gặp phải. – Giọng quan
phụ mẫu: vừa hách dịch (khi sai bảo) vừa thờ ơ (khi nghe nói đến cảnh lũ lụt). – Giọng nha lại, thầy đề: nịnh nọt, xun xoe,… 3. Các hình thức đã được vận dụng trong truyện Sống chết
mặc bay:
Hình thức ngôn ngữ Không
Ngôn ngữ tự sự X
Ngôn ngữ miêu tả X
Ngôn ngữ biểu cảm X
Ngôn ngữ người kể chuyện X
Ngôn ngữ nhân vật X
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm X
Ngôn ngữ đối thoại X

4.* Qua ngôn ngữ đối thoại của tên quan phủ, có thể
tháy hắn hiện lên với một nhân cách xấu xa, bỉ ổi. Đó là một tên quan vô trách
nhiệm, tham lam và tàn bạo. Từ đây cũng cần phải rút ra một nhận định rằng:
trong tác phẩm tự sự ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành
nên tính cách của nhân vật.
24 tháng 2 2017

1

. Sắp xếp những câu văn dưới đây theo một thued tự hợp lý để tạo thành một đoạn văn có tính liên kết chặt chẽ.

Những câu văn được sắp xếp theo một thứ tự hợp lí như sau:

(1) Một quan chức của thành phố đã két thúc buổi lễ phát thưởng như sau: “Ra khỏi đây, các con ạ, các con không dược quên gửi một cái chào và một lời cảm ơn đến những người đã vì các con mà không quản mệt nhọc, những người đã hiến cả trí thông minh và lòng dũng cảm cho các con, những người sống và chết vì các con, và họ dây này! “(2) và ông đưa tay chỉ về phía các thầy giáo, cô giáo ngồi trên hành lang. (5) Nghe lời kẽu gọi cảm động, đáp ứng đúng những tình cảm của mình, tất cả học sinh đều đứng dậy, dang tay về phía các thầy, các cồ.

(3) các thầy, các cô đều đứng dậy vẫy mũ, vẫy khăn đáp lại, tất cả đều xúc động về sự biểu lộ lòng mến yêu ấy của học sinh.

2. Các câu văn dưới đây đã có tính liên kết chưa? Vì sao?

Tôi nhớ đến mẹ tôi “lúc người còn sông, tôi lên mười”. Mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài. Sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, tôi nói với mẹ có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ. Còn chiều nay, mẹ hiền từ của tôi cho tôi đi dạo chơi với anh con trai lớn của bác gác cổng.

(Lưu ý: về hình thức, các câu văn này có vẻ rất “liên kết”).

Các câu văn dưới đây, về mặt hình thức có vẻ “liên kết” do sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trùng lặp, nhưng thật ra chưa có sự liên kết nào, vì nội dung các câu chưa có sự gắn bó chặt chẽ thống nhất nhau.

3. Điền những từ ngữ thích hợp vào chỗ trông trong đoạn văn để các câu liên kết chặt chẽ với nhau.

Những từ ngữ được điền vào đoạn văn như sau (từ ngữ in đậm)

Bà ơi! Cháu thường ưề đây, ra vườn, đứng dưới gốc na, gốc ổi mong tìm lại hình bỏng của bà và nhớ lại ngày nào bà thường trồng cây cháu chạy lon ton bên bà. Bà bảo khi nào cây có quả, bà sẽ dành quả to nhất, ngon nhất cho cháu, nhưng cháu lại bảc quả to nhất, ngon nhất phải để phần bà. Thế là bà ôm cháu vào lòng, hôn cháu một cái thật kêu.

4. "Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con.”

Có người nhận xét: Sự liên kết giữa hai câu trên hình như không chặt chẽ, vậy mà chúng vần được đặt cạnh nhau trong văn bản Cổng trường mở ra. Em hãy giải thích tại sao?

“Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Mi: của con”.

Hai câu văn trên, nếu tách khỏi các câu khác trong văn bản thì nội dung ý nghĩa không liên kết nhau, vì câu trước chỉ nói về mẹ và cảa sau chỉ nói về con. Nhưng tiếp theo hai câu trên còn có câu: “Mẹ sỉ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng rồi buông tay mà nói...”. Câu này đề cập cả mẹ và con, có nội dung liên kết với cả ha. câu trên. Nhờ thế, trong đoạn văn, cả ba câu trên vẫn liên kết nhau thành một thể thông nhất. Cho nên sự sửa chữa là không cần thiết.

5. Chắc em biết câu chuyện cố tích kể về một anh trai cày đã đẵn đủ trăm đốt tre nhưng không nhờ đến phép màu của Bụt thì không sao có được cây tre trăm đốt. Câu chuyện ây có giúp em hiểu được điều gì cụ thế hơn về vai trò của liên kết trong văn bản không?

Trong câu chuyện Cây tre trăm đốt, nếu như chỉ có trăm đốt tre mà không nhờ đến phép màu của Bụt thì không sao thành cây tre được. Câu chuyện ấy đã giúp em hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của sự liên kết, không thể có văn bản nếu các câu văn không nối liền nhau.


16 tháng 11 2017

Soạn bài: Tiếng gà trưa

Câu 1:

- Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.

- Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ => Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

Câu 2: Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.

- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).

Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.

Câu 3:

- Hình ảnh người bà:

    + Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

    + Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ.

    + Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=> Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

- Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

Câu 4: Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:

- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.

- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.

- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.

16 tháng 11 2017
Soạn bài: Tiếng gà trưa

Câu 1:

- Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc : trên đường hành quân xa, khi dừng chân nghỉ ngơi bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ.

 

- Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa => tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ => Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm => Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.

Câu 2: Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

 

- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.

- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).

Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.

Câu 3:

- Hình ảnh người bà:

    + Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

    + Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ.

    + Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=> Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

 

- Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

Câu 4: Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:

- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.

- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.

- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.

16 tháng 8 2017

Có 4 bước :

Bước 1 : Tìm hiểu đề và tìm ý

Bước 2 : Lập dàn bài

Bước 3 : Viết bài

Bước 4 : Đọc va sửa chữa

16 tháng 8 2017

ai giup mk tich cho , ket bn nua

11 tháng 10 2016
Trái hẳn với tâm trạng thanh thản của đứa con, người mẹ đêm nay không sao ngủ được. Mọi việc đã xong, người mẹ tự bảo mình cũng hên đi ngủ sớm. Mẹ lên giường nhưng cứ trằn trọc suy nghĩ về con: Con đã đi học từ ba năm trước, hồi mới ba tuổi vào lớp mẫu giáo, đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn. Ngay cả ngôi trường mới, con cũng đã tập làm quen từ những ngày hè. Tuần lễ trước ngày khai giảng, con đã làm quen với bạn bè và cô giáo mới, đã tập xếp hàng, tập đi, tập đứng, để chuẩn bị cho buổi lễ khai trường long trọng này. Mẹ tin là con sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học. Tất cả mọi việc đều đã chuẩn bị chu đáo và thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được nhưng có một điều gi đó làm cho người mẹ bồi hồi khó tả: Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: "Hằng năm, cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yểm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp". Thì ra những câu văn du dương và đẹp như thơ trong bài Tôi đi học của Thanh Tịnh mà người mẹ học thuộc lòng cách đây đã mấy chục năm, giờ lại hiển hiện rõ ràng trong kí ức, làm sống dậy những kỉ niệm dấu yêu của tuổi học trò. Vậy là đã rõ, người mẹ không ngủ được vì bồi hồi nhớ lại buổi đầu tiên đi học của mình: Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp, khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi Ươi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào. Đây là đoạn văn miêu tả tâm trạng rất tinh tế, gây xúc động thật sự bởi nó gợi lại những kỉ niệm đẹp đẽ về thời thơ ấu của mỗi người. Người mẹ đang trò chuyện với chính lòng mình, đang ôn lại kỉ niệm về ngày đi học đầu tiên của mình. Từ quá khứ trở về hiện tại, người mẹ muốn khắc sâu ấn tượng ngày khai trường đầu tiên vào kí ức của đứa con một cách nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên. Để rồi bất cữ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Để khẳng định tầm quan trọng của ngày khai trường, mẹ kể chuyện bên nước Nhật xa xôi Ị Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội: người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự buổi lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với ban giám hiệu thầy cô giáo và phụ huynh học sinh, đề điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thể hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này. Bài văn kết thúc bằng đoạn văn giàu chất trữ tình: Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
14 tháng 7 2018

Mỗi người chúng ta ai cũng có những kỉ niệm về thời thơ ấu, lần đầu tiên được cắp sách đi tới trường với biết bao nhiêu sự ngỡ ngàng và rụt rè. Có lẽ, ai cũng có một thời như vậy. Là khi lần đầu tiên được mặc bộ đồng phục đẹp, tóc được tết gọn gàng để đi cùng mẹ tới trường- nơi đầu tiên dạy chúng ta cách trưởng thành và làm những người công dân tốt. Và “ Cổng trường mở ra” cũng chính là những kỉ niệm của tác giả Lí Lan viết về những kỉ niệm của chị về tuổi thơ, lần đầu tiên được cắp sách tới trường của mình qua lời kể với đứa con cũng sắp đi học của mình.

Bài văn không hề có cốt truyện cùng những chi tiết mang hành động kịch tính thắt mở nút nhưng lại khiến cho người đọc cảm thấy thích thú và say mê bởi chính những tình cảm trong bài viết. Đây chính là những lời chia sẻ với biết bào những tâm sự mang rất nhiều tình cảm của tác giả, có tình mẹ dành cho đứa con bé bỏng của mình. Đọc bài văn, trong mỗi chúng ta đều cảm nhận được những tình cảm và kí ức dâng trào trên trong lòng mình.

Trong bài viết có xuất hiện hình ảnh của hai nhân vật với những đặc điểm về tính cách và hành động trái ngược nhau. Hình ảnh của người con hiện lên trong mắt người đọc mang vẻ đẹp vô cùng trong sáng, thơ ngây. “ Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thình thoảng con chúm lại như đang mút kẹo”. Đó chính là những hình ảnh đẹp nhất cho những mầm non tương lai của đất nước. Ngày mai chính là ngày khai trường, là ngày mà con chính thức đi học, được nhận sự dậy dỗ ân cần của những người thầy, người cô luôn yêu thương con. Với đứa con, bé vẫn còn nhỏ, những gì bé suy nghĩ chỉ là háo hức cho ngày mai, lo bị đi muộn mà thôi. Đó chính là những suy nghĩ non nớt của con trẻ. Còn người mẹ thì khác, người mẹ lo lắng cho con của mình. Tuy con là người đi học, nhưng mẹ lại nghĩ cho tương lai của con, nghĩ tới chính những kỉ niệm của mình khi mình cũng nhỏ như vậy và đi học. “ Bà đã dẫn mẹ qua cánh cổng của thế giới kì diệu, cánh cổng mang nét đẹp tuổi thơ”. Thế nên mẹ hiểu những cảm giác háo hức và lo lắng của đứa con thân yêu. Mẹ cảm thấy vui và hạnh phúc vì biết rằng, trường là nơi sẽ dạy cho con những điều hay, lẽ phải, cho con cách bước đi và tự lập bằng chính đôi chân của mình. Và mẹ cũng luôn tin tưởng vào đứa con của mình, rồi đây, bé sẽ trưởng thành và mạnh mẽ vượt qua hết những chông gai trong cuộc đời này. Người mẹ nghĩ tới những cảm xúc của mình vào những ngày khai trường của cuộc đời mẹ. Thế nhưng, có lẽ, không có lần khai trường nào lại làm cho mẹ suy nghĩ và bận lòng như ngày khai trường đầu tiên của con. Đến đây, chung sta mới cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ dành cho những đứa con của mình, luôn bao bọc và che chở, yêu thương, chăm lo cho từng bước đường đời của người con.

Mẹ như cánh chim trời theo sát con trong những chặng đường dài và luôn ở bên cạnh con mãi mãi. Mẹ biết rằng, chỉ từ ngày mai thôi, con sẽ được học cách để làm quen và tiếp xúc nhiều hơn với thế giới ở xung quanh mình. Con sẽ học cách lắng nghe thầy cô, chia sẻ với những người thầy cua mình, sẽ biết cách nắm giữ tình bạn, sau này là tình yêu. Mẹ cũng biết những ý nghĩa to lớn của giáo dục đối với con. Mẹ nhớ tới ngày khai giảng ở nước Nhật, cả nước cùng được nghỉ lễ vì học cho rằng, đưa con tới trường khai giảng là điều rất quan trọng và cũng không có gì quan trọng hơn giáo dục con người cả. Trong bài viết, người mẹ không nói với con hay nói với bất kì một người nào mà người mẹ chỉ đang nói với chính bản thân mình. Đó chính là những kỉ niệm của người mẹ về một thời đã qua với những kí ức thuộc về tuổi thơ. Mỗi lúc như vậy, mẹ lại nao lòng nhớ lại về những kỉ niệm của mình và mỉm cười khi nghĩ tới những ngày tháng sau này mà người con sẽ được như vậy.

Tóm lại, bài viết với những lời nhẹ nhàng, tình cảm mang những tình cảm sâu sắc của người mẹ dành cho đứa con của mình. Những tình cảm ấy của mẹ luôn mang theo và dõi theo cuộc sống của người con. Qua đây, chúng ta cũng thấy được tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai của trẻ thơ.

30 tháng 8 2016

eo!! Dài ghê

30 tháng 8 2016

Giup minh voigianroi