K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 4 2016

- Thạch Sanh : tự sự

- Lượm : Tự sự , miêu tả , biểu cảm

- Mưa : miêu tả

- Bài học đường đời đầu tiên : tự sự , miêu tả

- Cây tre Việt Nam : Miêu tả , biểu cảm
 

27 tháng 4 2016

thạch sanh:...................

lượm:..............

đêm nay bác ko ngủ:......................

bài học đường đời đầu tiên: .............

cây tre vn:.............

mà s bn lại làm khác

chỉ theo của mình giúp mk vs gấp lắm nek

2 tháng 5 2016

Chắc là có đâý bn 

 

2 tháng 5 2016

Bài 32 thì phải soạn nhưng bài 34 thì không cần đâu nha bạn! 

Mấy bài này mình học rùi nên bít!!hehe

26 tháng 4 2016

bạn có học trương trình vnen ko

2 tháng 6 2016

Soạn bài tổng kết phần văn 1. Định nghĩa các thể loại (1) Truyền thuyết: Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. (2) Truyện kể kịch: Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: - Nhân vật bất hạnh như người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí…. - Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ. - Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch. - Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, có tính cách như con người). Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. (3) Truyện ngụ ngôn: Loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ đạc hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. (4) Truyện cười: Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống, nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc để phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội. (5) Truyện trung đại Việt Nam: Trong lịch sử văn học Việt Nam, thời trung đại ( thường được tính từ thế kỉ X đến cuối thể kỉ XIX), thể loại truyện văn xuôi chữ Hán đã ra đời, có nội dung phong phú và thường mang tính chất giáo huấn, có cách viết không giống hẳn với truyện hiện đại. Ở đây vừa có loại truyện hư cấu (tưởng tượng nghệ thuật). Cốt truyện hầu hết còn đơn giản. Nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. (6) Văn bản nhật dụng: là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma túy. Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản. 2. Văn bản truyện STT Nhan đề văn bản Nhân vật chính Tính cách và vị trí, ý nghĩa của nhân vật chính 1 Con Rồng, cháu Tiên Lạc Long Quân, Âu Cơ Tổ tiên người Việt – ý nguyện đùm bọc thống nhất cộng đồng người Việt. 2 Bánh chưng, bánh giầy Lang Liêu Người sáng tạo bánh chưng, bánh giầy – thành tựu văn minh nông nghiệp, đề cao nghề nông. 3 Thánh Gióng Cậu bé làng Gióng Anh hùng cứu nước chống ngoại xâm – ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước. 4 Sơn Tinh, Thủy Tinh Sơn Tinh, Thủy Tinh Lũ lụt và cách chế ngự thiên tai – công lao dựng nước các vua Hùng. 5 Sự tích Hồ Gươm Lê Lợi Anh hùng giải phóng đất nước – tính chính nghĩa, nhân dân, khát vọng hòa bình. 6 Sọ Dừa Sọ Dừa Phẩm chất, tài năng đặc biệt dưới lốt vật – giá trị chân chính của con người, tình thương đối với người bất hạnh. 7 Thạch Sanh Thạch Sanh Dũng sĩ diệt ác cứu người – ước mơ, đạo đức, công lí, lí tưởng nhân đạo. 8 Em bé thông minh Em bé Người thông minh – đề cao sự thông minh và trí không dân gian. 9 Cây bút thần Mã Lương Người có tài năng kì lạ - đề cao công lí xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật. 10 Ông lão đánh cá và con cá vàng Bà vợ Kẻ tham lam bội bạc – ca ngợi lòng biết ơn, lên án kẻ bội bạc. 11 Ếch ngồi đáy giếng Con Ếch Kẻ hiểu biết nông cạn mà lại huênh hoang – người ta cần cố gắng mở rộng hiểu biết, tránh kiêu ngạo. 11 Thầy bói xem voi Năm ông thầy bói Những kẻ nhìn sự việc lệch lạc, một phía – phải xem xét sự việc toàn diện. 12 Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Thành viên trong tập thể không thể sống tách biệt – cần gắn bó để tồn tại. 13 Treo biển Người chủ cửa hàng bán cá Người thiếu chủ kiến – cần suy xét kĩ khi nghe ý kiến người khác. 14 Con hổ có nghĩa Con hổ Loài vật có nghĩa – đề cao ân nghĩa trong đạo làm người. 15 Mẹ hiền dạy con Bà mẹ thầy Mạnh Tử Gương sáng về tình thương con và cách dạy con – môi trường sống, đạo đức và chí học hành. 16 Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng Thái y họ Phạm Lương y như từ mẫu -  lòng thương yêu và quyết cứu sống người bệnh, không sợ quyền uy. 17 Bài học đường đời đầu tiên Dế Mè Trẻ tuổi, cường tráng nhưng kiêu căng, xốc nổi – cần suy nghĩ chín chắn trước khi hành động. 18 Bức tranh của em gái tôi Mèo và người anh Người em nhân hậu, người anh hạn chế về tính cách – cần nhìn rõ và sửa khuyết điểm. 19 Buổi học cuối cùng Thầy Ha-men Người thầy yêu nước – qua tình yêu tiếng nói dân tộc. 3. Phương thức biểu đạt. Về phương thức biểu đạt, truyện dân gian, truyện trung đại và truyện hiện đại có phương thức giống nhau: kết hợp tự sự với miêu tả, đôi khi biểu cảm hoặc nghị luận. 4. Văn bản thể hiện truyền thống yêu nước, truyền thống nhân ái. STT Văn bản thể hiện truyền thống yêu nước Văn bản thể hiện lòng nhân ái của dân tộc ta 1 Sông nước Cà Mau   2   Bức tranh của em gái tôi 3 Đêm nay Bác không ngủ Đêm nay Bác không ngủ 4 Lượm   5   Cây tre Việt Nam 6 Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử   
Chúc bạn học tốt

22 tháng 2 2016

 Vào năm 1951, tại chiến khu Việt Bắc, tôi đã có cơ được làm việc cùng Bác Hồ. Vào một buổi tối nọ, lúc đó trời đã rất khuya mà lại còn mưa vậy mà tôi vẫn thấy Bác ngồi đó. Bác ngồi im bên bếp lửa nhóm lửa cho chúng tôi. Tôi thương Bác lắm, Bác như 1 người cha của tôi vậy. Bác đứng dậy, đi dém chăn cho từng người một. Bác sợ mọi người giật mình nên đi rất nhẹ nhàng. Cuối cùng tôi hỏi Bác:" Bác ơi, Bác chưa ngủ, bác có lạnh lắm không?" Bác trả lời :" Chú cứ việc ngủ ngon, ngày mai đi đánh giặc!" Tôi dậy đã đến lần thứ 3, Bác vẫn ngồi đó. Tôi khuyên Bác đi ngủ vì trời sắp sáng. Nhưng Bác không chịu. Bác nói : Bác thương đoàn dân công phải sống khổ cực. Tôi cũng thức luôn cùng bác

21 tháng 2 2017

Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!

Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhôm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhi?

Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.

Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.

Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:

– Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?

Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:

– Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi năm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lám dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư? Trời sắp sáng rồi!!! Tôi vội vã:

– Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi!

Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:

– Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không?

Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.

Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam – Vì Bác là Hồ Chí Minh.

Bạn tham khảo nha!

29 tháng 9 2018

Ý nghĩa của các chi tiết:

a)   Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đi đánh giặc:

-   Ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước trong hình tượng Gióng; ý thức đối với đất nước được đặt lên đầu tiên.

-   Ý thức đánh giặc cứu nước tạo cho người anh hùng những khả năng, hành động khác thường, thần kì.

-   Gióng là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm, lặng lẽ cũng như Gióng ba năm không nói, chẳng cười. Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến, thì họ đứng ra cứu nước đầu tiên, cũng như Gióng, vua vừa kêu gọi đã đáp lời cứu nước.

b)   Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đi đánh giặc:

Để thắng giặc, dân tộc ta phải chuẩn bị từ lương thực, từ những cái bình thường như cơm, cà lại phải đưa cả thành tựu văn hóa, kĩ thuật là vũ khí (ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt) vào cuộc chiến đấu.

c)  Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.

-   Gióng lớn lên bằng những thức ăn, đồ mặc của nhân dân. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ cái bình thường, giản dị.

-  Nhân dân ta yêu nước, ai cũng mong Gióng lớn nhanh đánh giặc cứu nước.

-   Cả dân làng đùm bọc, nuôi dưỡng Gióng. Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ, mà của mọi người, của nhân dân. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh của toàn dân.

d)   Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.

Gióng lớn nhanh như thổi để đáp ứng được nhiệm vụ cứu nước. Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thường như vậy. Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí, tinh thần của một dân tộc trước nạn ngoại xâm.

đ) Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc:

Gióng đánh giặc không chỉ bằng vũ khí, mà bằng cả cỏ cây của đất nước, bằng những gì có thể giết giặc được.

e)   Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời:

-  Gióng ra đời phi thường thì ra đi cũng phi thường. Nhân dân yêu mến, trân trọng, muôn giữ mãi hình ảnh người anh hùng, nên đã để Gióng trở về với cõi vô biên bất tử. Bay lên trời. Gióng là non nước, đất trời, là biểu tượng của người dân Văn Lang. Gióng sống mãi.

-   Đánh giặc xong Gióng không trở về nhận phần thưởng, không hề đòi hỏi công danh. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở.

3. Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Gióng.

Trả lời:

-  Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước.

-   Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng ở buổi đầu dựng nước: sức mạnh của tổ tiên thần thánh (sự ra đời thần kì); sức mạnh của tập thể cộng đồng (bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng); sức mạnh của thiên nhiên, văn hóa, kĩ thuật (ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, tre).

-   Hình tượng khổng lồ, đẹp và khái quát như Thánh Gióng đã nói lên được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

4. Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử. Theo em, truyện Thánh Gióng liên qua đến sự thật lịch sử nào?

Trả lời:

Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến những sự thật lịch sử sau đây:

-   Vào thời đại Hùng Vương, chiến tranh tự vệ ngày càng trở nên ác liệt, đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cả cộng đồng.

-    Số lượng và kiểu loại vũ khí của người Việt cổ tăng lên từ giai đoạn Phùng Nguyên đến giai đoạn Đông Sơn.

-   Vào thời đại Hùng Vương, cư dân Việt cổ tuy nhỏ nhưng đã kiên quyết chông lại mọi đạo quân xâm lược lớn mạnh để bảo vệ cộng đồng.

LUYỆN TẬP 

1. Hình ảnh nào của Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em?

Trả lời:

Các em tùy chọn theo cảm nhận của mình nhưng cố gắng đảm bảo:

Hình ảnh đẹp phải có ý nghĩa về nội dung, hay về nghệ thuật.

Chẳng hạn hình ảnh: Tráng sĩ mặc áo giáp sắt, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.

Đoạn văn miêu tả Gióng đánh giặc thật hào hứng. Hình ảnh người anh hùng làng Gióng oai phong lẫm liệt khi xung trận như khắc sâu vào tâm trí người Việt Nam.

2. Theo em, tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên Hội khỏe Phù Đổng?

Trả lời:

Hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông mang tên Hội khỏe Phù Đổng vì:

-   Đây là hội thi thể thao dành cho lứa tuổi thiếu niên, học sinh - lứa tuổi của Gióng, trong thời đại mới.

-   Mục đích của hội thi là khỏe để học tập, lao động tốt, góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước.

30 tháng 9 2018

cảm ơn nha

22 tháng 12 2019

Đã biết bao bài thơ, bài văn nói về mẹ, nói về những tình cảm thân thiết nhất của mẹ dành cho con. Ôi! Mẹ kính yêu của con. Không có một nhà văn nào, lời bài hát nào có thể sánh được tình cảm của mẹ. Nếu có một ông Tiên hiện ra và ban cho con một điều ước, con sẽ ước rằng: "Mẹ sẽ sống mãi mãi trên cõi đời này, luôn đi với con và sát cánh mãi mãi bên con". Giá như điều đó trở thành sự thật, dù có phải chờ đợi thật lâu thì con vẫn hy vọng mong ước đó sẽ trở thành sự thật.



 

22 tháng 12 2019

                 "Đêm nay con ngủ giấc tròn

                Mẹ là ngọn gió của con suốt đời "

Khi nghe câu hát này, tôi chơi nhớ tới bóng dáng đấng sinh thành, người đã sinh ra tôi, đã khong ngại khó ngại khổ, hi sinh cả nhan sắc và tuổi xuân để nuôi tôi khôn lớn. Và đó chính là mẹ- người luôn đứng vị trí quan trọng nhất trong trái tim tôi.

Mik tự viết đó