K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 12 2022

Tim đập nhanh là căn bệnh thường gặp khi leo cầu thang, hoạt động mạnh, hốt hoảng, lo âu hay sợ hãi… dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh và cách khắc phục căn bệnh này.

Thế nào là nhịp tim đập nhanh?

Nhịp tim nhanh là căn bệnh nói về nhịp tim cao hơn mức bình thường. Trẻ nhỏ trên 10 tuổi và người lớn có mức mạch đập từ 60 đến dưới 100 lần/phút được xem là bình thường. 

Nhịp đập tim cao hơn mức bình thường gọi là nhịp tim nhanh hay còn gọi là nhịp xoang nhanh. Nhịp tim đập nhanh xảy ra khi xuất hiện các yếu tố tác động làm phá vỡ những xung điện kiểm soát tốc độ bơm của tim.

tim đập nhanh

Nhịp tim nhanh là căn bệnh nói về nhịp tim cao hơn mức bình thường

Nguyên nhân bệnh tim đập nhanh

Tim khỏe thường đảm nhận việc bơm máu tốt đi các bộ phận trong cơ thể, có nhịp tim ở mức tối thiểu. Ngược lại, nếu tim yếu buộc phải làm việc cần mẫn hơn, đập nhanh hơn mới đủ cung cấp

máu nên hậu quả nhịp tim tăng cao.

Vì vậy chỉ cần nghe nhịp đập là biết được sức khỏe tim. Nguyên nhân làm tăng nhịp tim rất đa dạng, phổ biến như các lý do sau:

Mắc bệnh cao huyết áp dài kỳ.Van tim không làm đúng chức năng.Lưu thông máu gặp sự cố trục trặc.Viêm màng ngoài tim, các túi xơ bao tim.Viêm cơ tim.Mắc bệnh tim vành.Bộ phận tạo nhịp của tim làm việc kém.Không đủ lượng oxy cung cấp cho cơ tim.Mắc bệnh rối loạn tuyến giáp.Mắc bệnh rối loạn máu, ví dụ như máu đông.Khuyết tật buồng tim trên.Từng mắc bệnh đau tim một hoặc nhiều lần.Chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc quá nhiều muối.Mất cân bằng điện giải.Mắc bệnh về phổi, như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Khả năng đàn hồi mô phổi kém, ảnh hưởng đến chức năng của tim.

Trường hợp tim đập nhanh tạm thời có thể do các nguyên nhân sau:

Thiếu vitamin.Thiếu máu.Sử dụng một số thuốc chữa bệnh.Dùng thuốc chữa bệnh, thuốc bổ quá liều.Quá căng thẳng, sợ hãi, lo lắng.Nhiễm trùng, sốt cao.Ăn quá no, lạm dụng các chất kích thích như: trà, cà phê, thuốc lá…Gắng sức quá mức, ví dụ như leo núi, mang vác vật nặng.

Làm gì để giảm nhịp tim?

Có nhiều cách điều trị bệnh tim đập nhanh nhưng trước tiên phải biết rõ nguyên nhân. Một khi biết rõ nguyên nhân mà không điều trị kịp thời có thể dẫn đến mắc bệnh đau tim do thiếu oxy, tế bào cơ tim bị tiêu diệt, gây co thắt, thiếu máu cục bộ.

Khi điều trị, bác sĩ thường kê đơn dùng thuốc chống loạn nhịp (antiarrhythmics), thuốc làm loãng máu hoặc các loại dược phẩm giảm nhịp tim khác. Đôi khi người ta còn áp dụng cả liệu pháp sốc điện nhẹ để phục hồi chức năng tim. 

Người bệnh có thể thông báo cho bác sĩ biết các loại bệnh, thuốc mà bản thân đang dùng để bác sĩ quyết định thuốc cụ thể và nên điều trị, đồng thời những loại bệnh mà bản thân mắc phải như: cao huyết áp, bệnh tuyến giáp, đái tháo đường…

Ngoài việc dùng thuốc, nên thay đổi lối sống và thực đơn cho phù hợp, tránh dùng các loại thức ăn, đồ uống có thể gây tăng nhịp tim, lạm dụng rượu bia, thuốc lá, thuốc bổ, tăng cường luyện tập giảm béo, áp dụng các liệu pháp giảm stress như: tập dưỡng sinh, ngồi thiền, yoga, đi bộ, bơi lội, liệu pháp giao tiếp, tăng cường cuộc sống giao lưu, vận động, tiếp xúc cộng đồng để làm cho cuộc sống có ý nghĩa, sống vui, khỏe để cuối cùng làm giảm nhịp tim và hạn chế bệnh cho tim.

7 tháng 3 2021

1. nguyên nhân làm cho tim phải tăng nhịp ko mong muốn và có hại cho tim?

– Khi cơ thể có một khuyết tật nào đó như van tim bi hở hay hẹp, mạch máu bị xơ cứng, phổi bị xơ…– Khi cơ thể bị một cú sốc nào đó như sốt cao, mất máu hay mất nước nhiều, quá hồi hộp hay sợ hãi…– Khi sử dụng các chất kích thích (rượu, thuốc lá, hêrôin, đôping. …)

2. nguyên nhân làm tăng huyết áp trong động mạch?

Thừa cân béo phì;Lối sống tĩnh tại, lười vận động;Ăn uống không lành mạnh;Ăn quá nhiều muối;Sử dụng lạm dụng rượu, bia;Hút thuốc lá;Căng thẳng thường xuyên.

1. nguyên nhân làm cho tim phải tăng nhịp ko mong muốn và có hại cho tim?

– Khi cơ thể có một khuyết tật nào đó như van tim bi hở hay hẹp, mạch máu bị xơ cứng, phổi bị xơ…

– Khi cơ thể bị một cú sốc nào đó như sốt cao, mất máu hay mất nước nhiều, quá hồi hộp hay sợ hãi…

– Khi sử dụng các chất kích thích (rượu, thuốc lá, hêrôin, đôping. …)

2. nguyên nhân làm tăng huyết áp trong động mạch?

Thừa cân béo phì;Lối sống tĩnh tại, lười vận động:Ăn uống không lành mạnh;Ăn quá nhiều muối;Sử dụng lạm dụng rượu, bia;Hút thuốc lá;Căng thẳng thường xuyên.

\(a,\)

- Vận động viên thể thao chuyên nghiệp thường có nhịp tim/phút thấp hơn so với người bình thường khi nghỉ ngơi. Nguyên nhân của sự khác nhau này là do sự thích ứng của cơ tim với tập luyện thể thao đều đặn và chuyên nghiệp. Khi tập luyện, tim của vận động viên sẽ phải hoạt động mạnh mẽ hơn để đáp ứng nhu cầu ôxi và dưỡng chất của cơ thể. Điều này dẫn đến việc gia tăng kích thước và hiệu suất của cơ tim. Do đó, khi nghỉ ngơi, nhịp tim của vận động viên thể thao chuyên nghiệp sẽ giảm xuống, giúp tiết kiệm năng lượng và đảm bảo cung cấp đủ ôxi cho các mô bằng mỗi nhịp đập.

\(b,\)

- Huyết áp tâm thất 170 mmHg và huyết áp động 110 mmHg cho thấy bệnh nhân A đang mắc chứng tăng huyết áp. 

- Huyết áp động vượt quá ngưỡng cho phép của người bình thường là >90 mmHg và huyết áp ở tâm thất cũng vượt quá ngưỡng cho phép là > 120 mmHg.

4 tháng 5 2023

Câu 1:
Khi nhịp thở tăng: các thụ quan ở phổi bị kích thích → xuất hiện xung thần kinh truyền về trung ương ở phổi thuộc phân hệ đối giao cảm → xuất hiện xung thần kinh theo dây li tâm đến phổi làm giảm nhịp co và lực co, dãn các phế nang → làm cân bằng nhịp thở luôn ổn định.
Câu 2:
Khi huyết áp tăng: các thụ quan áp bị kích thích → xuất hiện xung thần kinh truyền về trung ương phục trách tim mạch thuộc phân hệ đối giao cảm → xuất hiện xung thần kinh theo dây li tâm đến tim làm giảm nhịp co và lực co, dãn các mạch máu ở da và ruột → làm huyết áp hạ xuống.

Học tốt !
 

4 tháng 5 2023

thks bn nhiều

- Tập thể dục hay làm các việc nặng cơ thể cần tiêu tốn nhiều năng lượng khiến nhịp tim và nhịp thở tăng nên.

- Lo lắng, hồi hộp, căng thẳng cũng khiến nhịp tim và nhịp thở tăng nên.

22 tháng 12 2020

Khi ta hít thở sâu, chậm thì lượng không khí đi vào sẽ được phổi hấp thụ sẽ nhiều hơn, và giải phóng những khí cặn trong phổi. Từ đó dẫn tói hô hấp hiệu quả hơn.

22 tháng 12 2020

Cảm ơn nhiều lắm nè tại mai tui kiểm tra á nên hỏi gấp 

 

30 tháng 11 2017
-Tim co giãn theo chu kỳ.

- Mỗi chu kỳ co giãn gồm 3 pha:
+ Pha dãn chung mất 0,4s: Máu từ tĩnh mạch đổ về tâm nhĩ, một lượng máu xuống tâm thất lúc đầu van nhĩ thất mở sau đó đóng lại.
+ Pha nhĩ có mất 0,1s: áp lực máu tâm nhĩ tăng làm van nhĩ thất mở và tống nốt máu xuống tâm thất.
+ Pha thất co mất 0,3 s: áp lực trong tâm thất tăng, đóng van nhĩ thất, máu được tống vào động mạch.

Vậy : Chu kỳ co dãn của tim là 0,8s. Nhịp tim trung bình ở người là 75 lần/phút.
30 tháng 11 2017

-Tim co giãn theo chu kỳ.

- Mỗi chu kỳ co giãn gồm 3 pha:
+ Pha dãn chung mất 0,4s: Máu từ tĩnh mạch đổ về tâm nhĩ, một lượng máu xuống tâm thất lúc đầu van nhĩ thất mở sau đó đóng lại.
+ Pha nhĩ có mất 0,1s: áp lực máu tâm nhĩ tăng làm van nhĩ thất mở và tống nốt máu xuống tâm thất.
+ Pha thất co mất 0,3 s: áp lực trong tâm thất tăng, đóng van nhĩ thất, máu được tống vào động mạch.

Vậy : Chu kỳ co dãn của tim là 0,8s. Nhịp tim trung bình ở người là 75 lần/phút.

– Có rất nhiều nguyên nhân làm cho tim phải tăng nhịp không mong muốn và có hại cho tim như :

– Khi cơ thể có một khuyết tật nào đó như van tim bi hở hay hẹp, mạch máu bị xơ cứng, phổi bị xơ…
– Khi cơ thể bị một cú sốc nào đó như sốt cao, mất máu hay mất nước nhiều, quá hồi hộp hay sợ hãi…
– Khi sử dụng các chất kích thích (rượu, thuốc lá, hêrôin, đôping. …)
– Cũng có nhiều nguyên nhân làm tăng huyết áp trong động mạch. Huyết áp tăng lúc đầu có thể là kết quả nhất thời của sự tập luyện thể dục thể thao, của một cơn sốt hay những cảm xúc âm tính như sự tức giận… Nếu tình trạng này kéo dài dai dẳng có thể sẽ làm tổn thương cấu trúc thành các động mạch (lớp cơ trơn hoại tử )phát triển mô xơ làm hẹp lòng động mạch) và gây ra bệnh huyết áp cao (huyết áp tối thiểu > 90mmHg, huyết áp tối đa > 140mmHg).
Một số virut, vi khuẩn gây bệnh có khả năng tiết ra các độc tố có hại cho tim, làm hư hại màng tim, cơ tim hay van tim. Ví dụ : bệnh cúm, thương hàn, bạch hầu, thấp khớp…
Các món ăn chứa nhiều mỡ động vật cũng có hại cho hệ mạch.

22 tháng 1 2018

* Dung tích sống:

- Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà một cơ thể có thế hít vào và thở ra.

- Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cận. Dung tích phối phụ thuộc dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển của khung xương sườn trong đó tuổi phát triển, sau đó độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khá nâng co tối đa của các cư thở ra, các cơ này cần luyện tập đều từ bé.

- Cần luyện tập thể dục thể thao đúng cách, thường xuyên đều dặn từ bé sẽ có dung tích sống lí tưởng.

* Giải thích qua ví dụ sau:

- Một người thở ra 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 400ml không khí:

   + Khí lưu thông/phút: 400ml x 18 = 7200ml.

 + Khí vô ích ở khoảng chết: 150ml x 18 = 2700ml

   + Khí hữu ích vào tới phế nang: 7200ml - 2700ml = 4500ml - Nếu người đó thở sâu: 12 nhịp/phút, mồi nhịp hít vào 600ml

   + Khí lưu thông: 600ml x 12 = 7200ml + Khí vô ích khoảng chết: 150ml x 12 = 1800ml

   + Khí hữu ích vào tới phế nang: 7200ml - 1800ml = 5400ml Kết luận: Khi thở sâu và giám nhịp thở trong mỗi phút sẽ tăng hiệu quả hô hấp.

* Biện pháp tập luyện: Tích cực tập thể dục thể thao phối hợp thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé.

7 tháng 9 2016

Một ví dụ: Khi nằm, nhịp tim khoảng 60-70 nhịp/phút. Khi ngồi, nhịp tim tăng lên khoảng là 70-80, khi đứng nhịp tim có thể tăng đến 80-90 nhịp/phút.

Nguyên nhân: khi đứng thì tim cần co bóp mạnh để hút máu từ tĩnh mạch chi dưới chuyển về tim, cần  thêm nhiều lực để chống lại trọng lực hơn là so với trường hợp ngồi hay nằm.

20 tháng 12 2021

Cả ba đáp án A,B và C Tham khảo