K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Sâu răng là tình trạng răng bị tổn thương do vi khuẩn tấn công và phá hủy khoáng làm mất mô cứng của răng. Theo thời gian, các vi khuẩn sẽ tạo trên răng các lỗ nhỏ và dần dần lan rộng ra. Tuy nhiên, tình trạng này còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác kết hợp với nhau, chẳng hạn như mầm mống vi khuẩn có sẵn trong răng, thường xuyên ăn vặt, ít khi đánh răng (hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách), ăn uống nhiều đồ ngọt,...

27 tháng 9 2020

* Giới Khởi sinh (Monera)

- Giới Khởi sinh gồm những loài vi khuẩn là những sinh vật nhân sơ rất bé nhỏ, phần lớn có kích thước khoảng 1-5 um. Chúng xuất hiện khoảng 3.5 tỉ năm trước đây.

- Vi khuẩn sống khắp nơi, phương thức sinh sống rất đa dạng (hoại sinh, tự dưỡng, kí sinh).

* Giới Nguyên sinh (Protista)

Giới nguyên sinh gồm có :

- Tảo: sinh vật nhân thực, đơn bào hay đa bào, có sắc tố quang tự dưỡng, sống trong nước.

- Nấm nhầy: sinh vật nhân thực, dị dưỡng, sống hoại sinh.

- Động vật nguyên sinh: rất đa dạng, cơ thể gồm một tế bào nhân thực, dị dưỡng hoặc tự dưỡng.

* Giới Nấm (Fungi)

- Đặc điểm chung của giới Nấm: sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, phần lớn có thành tế bào chứa kitin, không có lục lạp. Sinh sản hữu tính và vô tính nhờ bào tử. Nấm là sinh vật dị dưỡng: hoại sinh, kí sinh hoặc cộng sinh.

- Các dạng nấm gồm có: nấm men, nấm sợi, nấm đảm.... Người ta cũng xếp địa y (được hình thành do sự cộng sinh giữa nấm và tảo hoặc vi khuẩn lam) vào giới Nấm.

* Giới Thực vật (Plantae)

- Giới thực vật gồm những sinh vật đa bào, nhân thực, có khả năng quang hợp và là sinh vật tự dưỡng, thành tế bào được cấu tạo bằng xenlulôzơ. Phần lớn sống cố định có khả năng cảm ứng chậm.

- Giới Thực vật được phân thành các ngành chính: Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín. Chúng đều có chung một nguồn gốc là Tảo lục đa bào nguyên thủy.

* Giới Động vật (Animalia)

- Giới Động vật gồm những sinh vật đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển nhờ có cơ quan vận động, có khả năng phản ứng nhanh.

- Giới Động vật được chia thành các ngành chính sau: Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Chân khớp, Da gai và Động vật có dây sống.

27 tháng 9 2020

Mình cảm ơn bạn nhiều :3

1. Trong môi trường muối có nồng độ cao sẽ tạo ra môi trường ưu trương khiến nước từ trong tế bào vi khuẩn, nấm,… bị rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh, dẫn đến vi sinh vật gây hại không thể tăng số lượng để phân hủy thực phẩm được. Điều đó giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn.

2. 

- Để giảm béo, nhiều người đã cắt bỏ hoàn toàn chất béo trong khẩu phần ăn. Điều này không nên, bởi vì:

+ Chất béo không chỉ là nguồn sinh năng lượng quan trọng mà còn đóng vai trò là dung môi để hòa tan các vitamin thiết yếu cho cơ thể như A, D, E, K,... và các acid béo như omega 3, omega 6,... Bên cạnh đó, chất béo cũng tham gia vào cấu tạo các tế bào, đặc biệt là các tổ chức não bộ.

+ Bởi thế, nếu thiếu hụt chất béo trong chế độ dinh dưỡng thì việc hấp thu các vitamin tan trong dầu bị ảnh hưởng đồng thời thiếu hụt nguyên liệu để xây dựng cấu trúc tế bào,… dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

- Dưới góc độ sinh học, chúng ta cần duy trì cân nặng bằng cách cân bằng giữa lượng năng lượng hấp thu và lượng năng lượng sử dụng. Cụ thể, nên:

+ Theo dõi cân nặng và lượng năng lượng tiêu thụ

+ Ăn uống lành mạnh, cân đối

+ Tạo thói quen ăn đúng giờ, không thức quá khuya

+ Tập thể dục thường xuyên để duy trì cân nặng

+ Kiểm soát stress để tránh tăng cân

+ Hạn chế uống rượu, bia để duy trì cân nặng

+ …

23 tháng 2 2019

Đáp án: C

- Trong môi trường muối có nồng độ cao sẽ tạo ra môi trường ưu trương khiến nước từ trong tế bào vi khuẩn, nấm,… bị rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh, dẫn đến vi sinh vật gây hại không thể tăng số lượng để phân hủy thực phẩm được. Điều đó giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn.

- Không chỉ giúp kéo dài thời gian sử dụng, thực phẩm ướp muối còn có hương vị đặc trưng khi được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn.

22 tháng 3 2023

Một số biện pháp bảo quản thực phẩm:

- Bảo quản thực phẩm bằng cách ướp muối, ướp đường,…

- Bảo quản thực phẩm bằng cách làm lạnh.

- Bảo quản thực phẩm bằng phương pháp sấy khô, phơi khô.

-  Bảo quản thực phẩm bằng phương pháp đóng gói chân không.