K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 12 2021

Bài văn có ba phần:
+ Mở bài (câu văn đầu): Nhận xét chung về nắng trưa.
+ Thân bài: Tả cảnh vật trong nắng trưa, gồm các đoạn nhỏ:
- Đoạn 1 (Từ Buổi trưa ngồi trong nhà... đến ...bốc lên mãi): Hơi đất trong nắng trưa gay gắt.
- Đoạn 2 (Từ Tiếng gì xa vắng... đến ...hai mi mắt khép lại): Tiếng võng đưa và câu hát ru rời rạc trong nắng trưa.
- Đoạn 3 (Từ Con gà nào... đến ...bóng duối cũng lặng im): Cây cối và con vật trong nắng trưa.
- Đoạn 4 (Từ Ấy thế mà... đến ...cấy nốt thửa ruộng chưa xong): Hình ảnh người mẹ làm việc vất vả trong nắng trưa.
+ Kết bài (câu cuối - Kết bài mở rộng):
Cảm nghĩ về mẹ: Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!

15 tháng 5 2021

nhưng  tương phản

15 tháng 5 2021

hc rui nhung lai quen

Buổi sáng, rất nhiều người yêu nó, yêu màn sương lãng mạn, yêu sự sống đang hồi sinh, yêu bầu không khí trong lành mát mẻ...Buổi chiều, ngọn gió mát thổi nhẹ, hoàng hôn với những vệt sáng đỏ kì quái, khói bếp cùng với làn sương lam buổi chiều. Những điều này tạo nên một buổi chiều mà không ít người yêu thích.Tôi thích buổi sáng, và cũng thích buổi chiều, nhưng tôi còn thích cái mà...
Đọc tiếp

Buổi sáng, rất nhiều người yêu nó, yêu màn sương lãng mạn, yêu sự sống đang hồi sinh, yêu bầu không khí trong lành mát mẻ...

Buổi chiều, ngọn gió mát thổi nhẹ, hoàng hôn với những vệt sáng đỏ kì quái, khói bếp cùng với làn sương lam buổi chiều. Những điều này tạo nên một buổi chiều mà không ít người yêu thích.

Tôi thích buổi sáng, và cũng thích buổi chiều, nhưng tôi còn thích cái mà mọi người ghét: buổi trưa. Có những buổi trưa mùa đông ấm áp, buổi trưa mùa thu nắng vàng rót mật rất nên thơ, buổi trưa mùa xuân nhẹ, êm và dễ chịu. Còn buổi trưa mùa hè, nắng như đổ lửa, nhưng chính cái buổi trưa đổ lửa này làm tôi yêu nó nhất.

Trưa hè, khi bước chân lên đám rơm, tôi thấy mùi rơm khô ngai ngái, những sợi rơm vàng óng khoe sắc, tôi thấy thóc đã khô theo bước chân đi thóc của bố mẹ tôi. Rồi bố mẹ tôi cứ thức trông thóc mà chẳng dám nghỉ trưa. Nhờ buổi trưa này mà mọi người có rơm, củi khô đun bếp, nhờ buổi trưa này mà thóc được hong khô, mọi người được no ấm, và hơn tất cả, nhờ buổi trưa này mà tôi hiểu ra những nhọc nhằn của cha mẹ tôi và của những người nông dân suốt đời một nắng hai sương.

Tôi yêu lắm những buổi trưa mùa hè!
Trả lời câu hỏi:
Tìm các từ chỉ thiên nhiên có trong bài văn

2
29 tháng 10 2017

màn sương, không khí, ngọn gió, hoàng hôn, củi khô,

25 tháng 3 2018

màn sương, không khí , ngọn gió,củi khô, hoàng hôn, mùi rơm khô ngai ngái

So sánh : Nắng như đổ lửa

Tác dụng: Nhấn mạnh cái nắng nóng của buổi trưa hè, từ đó, tình cảm của tác giả đối với buổi trưa đó càng thêm sâu sắc.

Học tốt ^.^

Thanks a lot!!!

23 tháng 10 2018

giúp mình với minh cần gấp 

23 tháng 10 2018

anh không biết lm ????????????????????????????????????????????????????????????????????????????

7 tháng 6 2018

mik trả lời là:

Mùa hè là cái mùa vui vẻ nhất trong năm vì nó là cái khoảng thời gian tươi đẹp giúp chúng ta tạo nên một mảnh ghép nhỏ của tuổi thơ ta.

Chúc bn hc tốt

7 tháng 6 2018

Bài 1:                                       Bài làm:

Hôm nay, khi đi học về, em cất vội cặp sách lên bàn rồi ngồi ngay vào bàn để đọc truyện. Đang đọc thì bỗng nhiên em nghe thấy tiếng nói chuyện rôm rả ở phía bên tủ sách. Tò mò em lén lút đến chỗ cái kệ sách. Hóa ra chị dấu phẩy, bác dấu chấm than, anh dấu chấm hỏi , em dấu hai chấm đang trò chuyện với nhau về ý nghĩa,vai trò của mình trong cuộc sống và trong viết văn. Em đã ghi lại đoạn hội thoại đó. Bây giờ em sẽ ghi lại đoạn hội thoại cho mọi người cùng nghe.

Cả nhóm đang trò chuyện, bàn luận với nhau thì bỗng nhiên người nhỏ nhất trong nhóm, em dấu hai chấm lên tiếng:" Em thấy mình là người quan trọng nhất, vì không có em thì trong các bài văn, câu truyện sẽ không có lời nói của nhân vật, không có em thì câu truyện sẽ trở nên nhàm chán, không chỉ có thế, em còn có thể báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước nhấn mạnh ý trích dẫn trực tiếp, chỉ phần đứng sau có chức năng thuyết minh hoặc giải thích cho phần trước. Anh dấu chấm hỏi không tin, nói:"Nực cười, em à, nếu như không có em thì những bài văn, câu truyện sẽ không bao giờ hay, về những việc khác em có thể làm thì anh hoàn toàn đồng ý, nhưng nếu em không có anh, thì trong những câu hỏi của nhân vật sẽ không ai biết được, ngoài ra, anh có thể dùng để kết thúc câu nghi vấn, em có làm được không?". Chị dấu phẩy xưa nay vốn nhút nhát, rụt rè, ấy vậy mà trong cuộc trò chuyện ngày hôm nay, chị ta cũng lên tiếng: " Còn chị thì sao? đừng quên rằng chị cũng không phải là một dấu câu vô dụng, chị có thể : Ngăn cách thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ, ngăn cách các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu, ngăn cách một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó. Ngăn cách các vế của một câu ghép, các em có thể làm những việc ấy không?" Cả ba người tranh cãi về  về ý nghĩa,vai trò của mình trong cuộc sống và trong viết văn. In lặng một lúc lâu, bác dấu chấm than vuốt râu rồi lên tiếng: " Bác cũng quan trọng, bác có thể dùng để thể hiện cảm xúc diễn đạt với âm lượng lớn (hét to, la làng), và thường là dấu kết thúc câu. Ngoài ra bác còn có tác dụng thể hiện thái độ bất ngờ hoặc bối rối, dùng để khẳng định điều mình đang nói, đấy, các cháu thấy không, ai ai cũng có những công dụng riêng, ý nghĩa riêng của mình trong cuộc sống viết văn đúng không? Đừng khinh thường mọi người nhé! " Các dấu chấm câu đồng loạt lên tiếng: "Vâng ạ!". Cuộc trò chuyện kết thúc, tất cả các dấu câu đều ra về và hiểu được rằng ai ai cũng có ý nghĩa, vai trò của mình trong cuộc sống và trong viết văn đừng nên ganh đua, đố kị. 

Sau khi nghe xong cuộc họp này, em đã hiểu được rằng: "Tất cả những ý nghĩa và cuộc trò chuyện của các dấu câu cho thấy rằng chúng ta phải hiểu hết được ý nghĩa của các dấu câu, tránh dùng các dấu câu đặt sai chỗ đó là một điều cơ bản trong tiếng việt mà chúng tac cần nắm bắt được".

Bài  2:                                                Bài làm:


Trưa mùa hè, không êm nhẹ như mùa xuân , không rót mật lên thơ như mùa thu ,không ấm áp như trưa mùa đông. Trưa hè, nắng như đổ lửa nhưng em vẫn yêu nó nhất vì những buổi trưa hè giúp em hiểu ra rằng phải biết quý trọng từng miếng cơm, hạt gạo vì vào những buổi trưa mùa hè oi bức thì các bác nông dân vẫn phải làm việc vất vả cực nhọc trên cánh đồng để có thể làm ra từng hạt gạo cho chúng ta ăn mỗi ngày, chúng ta không được lãng phí hạt gạo, dù chỉ là một hạt. Việc làm này cho thấy sự vất vả của người nông dân và cũng là một việc làm thể hiện sự biết ơn đối với những người đã làm ra những hạt gạo để chúng ta ăn mỗi ngày.

P/S: Mình không hề chép mạng hay nhìn sách giải nha

câu 3

Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rọi”?

Phương pháp giải:

Vàng rợi là màu vàng ngời sáng, rực rỡ, đều khắp, rất đẹp mắt.

Trong rừng bao gồm những màu sắc gì: “lá vàng như cảnh mùa thu ở trên cây và rải thành thảm dưới gốc, những con mang có màu lông vàng, nắng cũng rực vàng…”

Lời giải chi tiết:

Rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi” vì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng ngời sáng, rực rỡ trong một không gian rộng lớn: lá vàng như cảnh mùa thu ở trên cây và trải thành thảm ở dưới gốc, những con mang có màu lông vàng, nắng cũng rực vàng...

câu 4

Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên?

Phương pháp giải:

Con suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn khiến em yêu mến hơn những cánh rừng và mong muốn mọi người cùng chung sức bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên kì diệu của rừng.



 

15 tháng 3 2018

https://text.123doc.org/document/3168251-suy-nghi-cua-em-ve-noi-dung-mau-chuyen-cho-va-nhan.htm

tham khảo nha

15 tháng 3 2018

Giữa cuộc sống bộn bề lo âu, chúng ta rất cần nhưng yêu thương và sẻ chia, dù nó bình dị, nhỏ nhoi nhưng đó là một tấm lòng đáng trân trọng. Trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương vốn dĩ là một quy luật trong cuộc sống. Đó vẫn là một mối quan hệ nhân quả mà bản thân mỗi người đều nhận ra.

Cho và nhận vừa hữu hình vừa vô hình, đó là một mối quan hệ cần phải trân trọng và gìn giữ. Chúng ta sẽ nhận lại được gì từ sự cho đi đó.

Vậy cho là gì và nhận là gì? Cho chính là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tâm, từ tim của một người. Dù “cho” rất nhỏ, nhất đời thường nhưng đó là cả một tấm lòng đang quý. Nhận chính là được đáp trả, được đền ơn. Cho và nhận là một mối quan hệ nhân quả nhưng ẩn chứa trong đó rất nhiều mối quan hệ tương trọ, bổ sung cho nhau.

Nếu ai nghe nhạc Trịnh chắc chắn sẽ nhớ câu “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi” . Đây là một triết lý mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, một tấm lòng đáng kính trong thiên hạ.

Biểu hiện của cho đi và nhận lại trong cuộc sống thực sự không hiếm. Mỗi người chúng ta hằng ngày đang cho đi nhiều thứ và nhận lại nhiều thứ mà đôi khi chính bản thân mình cũng không nhận ra được. Đó chính là điều kỳ diệu của cuộc sống này. Khi mỗi người sống tốt, sống có ích thì sẽ nhận lại được một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc. Đó chính là cho và nhận.

Ở xung quanh chúng ta luôn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia, giúp đỡ, bao dung, rộng lượng. Họ cần chúng ta, cần sự san sẻ, sự chia ngọt sẻ bùi. Một mánh khi đói bằng một gói khi no là bởi vậy. Chúng ta trao đi yêu thương chúng ta sẽ nhận lại sự thanh thản và niềm vui trong tâm hồn. Dù cái chúng ta nhận lại không phải là vật chất, là những thứ hiển hiện, chỉ là niềm vui, là sự an nhiên mà thôi. Như thế là quá đủ rồi phải không.

Thực sự khi chúng ta trao đi hạnh phúc cho người khác, chúng ta mới cảm thấy rằng cuộc sống của mình thực đáng sống và đáng trân trọng. Có nhiều người làm từ thiện cả một đời, luôn luôn quan tâm đến những người nghèo khổ, mang những miếng cơm, những tấm áo chẳng còn lành lặn với một tấm lòng thực tâm. Họ có một chữ tâm rất lớn, họ trao đi tin yêu rất nhiều mà chẳng mong nhận lại điều gì. Nhưng bạn biết không hằng ngày họ vẫn đang nhận lại cái mà họ đã trao đi đó. Cuộc sống họ là một chữ ‘thiện” ở trong tim, họ thấy lòng mình thanh thản và bĩnh an khi được làm những việc đó.

Bởi vậy những người đang cho đi, đôi khi sự nhận lại không phải trong phút chốc, cũng không hẳn nó sẽ hiển hiện ngay trước mắt. Điều bạn nhận lại có khi là cả một quá trình, sau này bạn mới nhận ra mình được đáp trả nhiều hơn cái cho đi đó.

Tuy nhiên bên cạnh những người luôn biết cho đi thì còn tồn tại rất nhiều người chỉ mong nhận lại, giữ khư khư những gì mình có mà không chịu cho đi. Đây là một thực tế rất đáng buồn. Lối sống này cần phải lên án, vì nó sẽ khiến cho bản thân họ trở nên ích kỷ và đáng ghét. Sự tính toán hơn thua, được mất của họ sẽ khiến cho họ càng ngày càng đánh mất đi chính bản thân mình.

Cho đi là điều mà chúng ta nên làm trong cuộc sống hằng ngày để nhận lại rất nhiều thứ về sau. Bạn sẽ thấy được điều kỳ diệu từ sự cho đi và nhận lại đó.

Mỗi người, mỗi ngày hãy là một người biết san sẻ, biết giúp đỡ người khác để nhận lại sự tĩnh lặng và niềm vui trong cuộc sống

ko rõ nha ~ hok tốt

8 tháng 7 2020

ôi bạn ơi bạn nghĩ ai cũng rảnh để trả lời dăm ba cái câu vớ vẩn này hả bạn hiền 

8 tháng 7 2020

bạn anh thư ơi, vớ vẩn với bạn nhưng mình không biết thật thì mới hỏi chứ mình cũng còn đống bài tập không rảnh đâu

7 tháng 4 2019

Bài gì vậy

30 tháng 11 2021

Bài nào bạn ơi!