K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên là biểu cảm, miêu tả, tự sự. 

Câu 2: Biện pháp điệp cấu trúc "Con đừng quên...". Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình, biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.

- Lời nhắc nhở sâu sắc và tha thiết mong rằng đứa con sẽ mãi ghi nhớ về quê hương đất nước dù có đi đến phương trời nào. 

I.  PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)Cho đoạn văn sau:Bà nội dẫn tôi ra vườn, cái nắng sau mưa nồng ngả vàng pha sắc đỏ, những giọt nước còn đọng lại trên tán lá non. Ở đây cái gì cũng chín, từ trái mít, trái đu đủ, trái chanh, đến cả buồng cau. Trái chín đỏ lừ bên hông cau trắng muốt, tóc Nội cũng trắng phau phau, bà nắm tay tôi, bàn tay bà nhăn nheo, gân guốc. Đêm hôm ấy bà mắc mùng cho tôi ngủ, giường lạ ngủ...
Đọc tiếp

I.  PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Cho đoạn văn sau:

Bà nội dẫn tôi ra vườn, cái nắng sau mưa nồng ngả vàng pha sắc đỏ, những giọt nước còn đọng lại trên tán lá non. Ở đây cái gì cũng chín, từ trái mít, trái đu đủ, trái chanh, đến cả buồng cau. Trái chín đỏ lừ bên hông cau trắng muốt, tóc Nội cũng trắng phau phau, bà nắm tay tôi, bàn tay bà nhăn nheo, gân guốc. Đêm hôm ấy bà mắc mùng cho tôi ngủ, giường lạ ngủ không được. Ba kể hồi trước, ba cùng hai chú ở trên bàn thờ là đồng chí của nhau, các chú ấy hiên ngang và anh dũng lắm, ba bảo Nội là một bà mẹ anh hùng. Tôi hơi bất ngờ, lẽ ra anh hùng phải là cao to, đẹp khỏe chứ!

- Vậy Nội có súng không ba?

- Nội bán ve chai.

- Bán ve chai cũng là anh hùng hở ba?

- Ừ Nội gánh giỏ đi đầu làng cuối xóm. Nội đưa thư cho ba, Nội mang thức ăn, tin tức.

Ba vuốt đầu tôi, cái tay nặng chịch([1]).

- Giá mà các chú ấy còn sống, bây giờ Nội đã có cháu, đâu phải sống một mình.

Tôi nghe gai gai người, nhớ cái dáng còm cõi, nụ cười phúc hậu, đôi mắt già nua nheo nheo. Trông ra ngoài, thấy bóng còng còn in trên vách, tôi nhổm dậy, “con ra ngủ với bà nghe ba”.

(Trích: Người mẹ vườn cau - Nguyễn Ngọc Tư)

Câu 1: (0,75 điểm)Trong đoạn văn, lời thoại “Nội bán ve chai” của người cha đã vi phạm phương châm hội thoại nào?

Câu 2: (0.75 điểm)Từ “chín” trong câu:“Ở đây cái gì cũng chín, từ trái mít, trái đu đủ, trái chanh, đến cả buồng cau” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? 

Câu 3: (1 điểm) Câu“Ba kể hồi trước, ba cùng hai chú ở trên bàn thờ là đồng chí của nhau, các chú ấy hiên ngang và anh dũng lắm, ba bảo Nội là một bà mẹ anh hùng” sử dụng cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Vì sao?

Câu 4: (0.5 điểm)Qua nhân vật người bà, nêu suy nghĩ của em về sự hy sinh của những người phụ nữ trong hoàn cảnh chiến tranh. Viết ngắn gọn trong khoảng 2-3 câu

0
5 tháng 9 2021

Câu thơ cho thấy hình ảnh của mẹ hiện lên nhẹ nhàng, ấm áp như ánh nắng, mẹ luôn dịu dàng, quan tâm ta và giúp ta mọi điều trong cuộc sống

PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) :Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:Có đất nước nào kì diệu đến thế không?Trong hoạn nạn càng chở che đùm bọcCơn hồng thủy làm miền Trung phải khócTriệu trái tim cả dân tộc hướng vềTừ thị thành đến khắp các vùng quêĐã cùng nhau nhường cơm sẻ áoNhững chai nước, thùng mì tôm , nhúm gạoĐang gửi về vùng mưa bão miền Trung( Lưu Hương Quế -...
Đọc tiếp

PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) :
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:
Có đất nước nào kì diệu đến thế không?
Trong hoạn nạn càng chở che đùm bọc
Cơn hồng thủy làm miền Trung phải khóc
Triệu trái tim cả dân tộc hướng về
Từ thị thành đến khắp các vùng quê
Đã cùng nhau nhường cơm sẻ áo
Những chai nước, thùng mì tôm , nhúm gạo
Đang gửi về vùng mưa bão miền Trung
( Lưu Hương Quế - Nguồn Internet)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ? 0,5đ
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ ? 1,5đ
Câu 3. Chỉ ra các biện pháp tu từ đã sử dụng trong bốn câu thơ in đậm? 1đ
PHẦN II: LÀM VĂN( 7 điểm)
Câu 1: Từ đoạn thơ trong phần Đọc - hiểu đã gợi cho em những cảm xúc gì? Hãy ghi lại bằng một đoạn văn ngắn. (2,0 điểm)
Câu 2: (5,0 điểm) Hãy tưởng tượng trong đợt bão lũ vừa qua tại các tỉnh miền Trung, em được tham gia cùng đoàn từ thiện vào vùng rốn lũ…. Hãy kể lại chuyến đi đầy ý nghĩa đó.

0
29 tháng 6 2023

1.

Cụm từ ''biết mấy nắng mưa'' chỉ những vất vả, khó nhọc mà bà đã phải trải qua. Bà phải chịu biết bao khó nhọc, hi sinh nhiều điều nhưng đặc biệt tình yêu thương, sự hi sinh của bà dành cho con cháu là không bao giờ thay đổi. 

Thành ngữ: Dầm mưa giãi nắng

Ý nghĩa: Chỉ những khó khăn, vất vả trong cuộc đời mỗi người phải trải qua

2. 

Bài thơ: Con cò, Nói với con

29 tháng 6 2023

Câu 1:

Em hiểu rằng cụm từ "biết mấy nắng mưa" là sự gợi tả cho cuộc đời khó nhọc, cực khổ không thể xác định được để chăm cháu của người bà trong câu thơ.

Một câu thành ngữ có chứa 2 từ "nắng", "mưa":

"Dầm mưa dãi nắng"

Giải thích ngắn gọn ý nghĩa câu thành ngữ: chỉ đến sự cực khổ trong lao động của con người.

Câu 2:

Kể tên hai bài thơ viết về tình cảm gia đình trong chương trình Ngữ văn lớp 9: "Nói với con" và "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ".

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:“Buổi ấy, bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn nhân gian, Chúa đều ra sức thu lấy, không thiếu một thứ gì. Có khi lấy cả cây đa to, cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về. Nó giống như một cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài ra đến vài trượng, phải một cơ binh khiêng mới...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Buổi ấy, bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn nhân gian, Chúa đều ra sức thu lấy, không thiếu một thứ gì. Có khi lấy cả cây đa to, cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về. Nó giống như một cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài ra đến vài trượng, phải một cơ binh khiêng mới nổi, lại bốn người đi kèm, đều cầm gươm, đánh thanh la đốc thúc quân lính khiêng đi cho đều tay. Trong phủ, tùy chỗ điểm xuyết bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bể đầu non. Mỗi khi đêm thanh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất thường.”

- Ấn tượng về cảnh đêm nơi vườn chúa được miêu tả thế nào?

1
16 tháng 10 2017

Cảnh tượng vườn đêm của chú được miêu tả bằng một câu liệt kê dài: “ Mỗi khi cảnh đêm thanh vắng… là triệu bất thường.”

- Cảnh được miêu tả là cảnh thực, gợi lại cảm giác ghê rợn trước cái tan tác, đau thương chứ không phải cảnh yên bình.

- “Triệu bất thường”, hình ảnh ẩn dụ cảnh bất thường của đêm thanh vắng như báo trước sự suy vong tất yếu của triều đại chỉ biết ăn chơi, hưởng thụ.

23 tháng 3 2022

em chịu