K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 9 2016

Đọc và góp ý jùm nha!!!hihiTập làm văn lớp 7Tập làm văn lớp 7Tập làm văn lớp 7T4:Tập làm văn lớp 7

8 tháng 9 2016

hay wá em thanks cj nhìu nhenyeu

14 tháng 10 2021

help me please

.........(các bn có thể tìm 1 câu ca dao nào đưa vào đây để ns phù hợp vs bài mk viết được ko)Đúng vậy, công ơn của thầy cô giáo rất to lớn và cũng không ai có thể kể hết được. Thầy cô không chỉ dạy cho chúng ta kiến thức bổ ích mà còn dạy cho chúng ta kĩ năng sống ,đạo đức làm người và thầy cô cũng như một người bạn quan tâm chia sẽ và đồng cảm. Đối với em người mà em nhớ...
Đọc tiếp

.........(các bn có thể tìm 1 câu ca dao nào đưa vào đây để ns phù hợp vs bài mk viết được ko)

Đúng vậy, công ơn của thầy cô giáo rất to lớn và cũng không ai có thể kể hết được. Thầy cô không chỉ dạy cho chúng ta kiến thức bổ ích mà còn dạy cho chúng ta kĩ năng sống ,đạo đức làm người và thầy cô cũng như một người bạn quan tâm chia sẽ và đồng cảm. Đối với em người mà em nhớ mà cũng chính là người để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất đó chính là cô giáo chủ nhiệm lớp em từ năm lớp 6 đến bây giờ.

Các bn , cho mk hỏi mk viết mở bài về Cô thế nào có được ko?? có cần bổ sung thêm ý j hok?? hay có chình sửa j cho hay ko?? giúp mk vs nhé

mk viết văn ko hay cho lắm (mk dốt văn lm) , mong mấy bn giúp mk nha

cảm ơn mấy bn nhìu lắm ^^

6
1 tháng 9 2016

ca dao: muốn sang thì bắc cầu kiều

    muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

tục ngữ:không thầy đố mày làm nên

theo mik chon  câu tục ngữ trên thì phù hợp vs nội dung MB của bn hơn

1 tháng 9 2016

Thật sự mjk ko thjk ca dao cho lắm, nếu mjk làm một bài văn câu đầu tiên trong bài văn đó chắc chắn phải là lời một bài hát, bài hát về thầy cô thì quá nhiều rùi nhỉ ^^ còn nếu là ca dao hay bài thơ thì bài đó phải là bài mjk thjk lắm mjk ms chọn thoy.

23 tháng 9 2016

Dàn ý ( Xây dựng bố cục để làm nổi bật lên cảnh sắc của quê hương đất nước )

Mở bài:- giới thiệu chung về cảnh sắc của đất nước

Thân bài: Tả về từng đặc điểm của từng mùa

- mùa xuân :+ không khí ấm áp , dễ chịu

                     +cây cối đâm chồi nảy lộc , hoa nở rực rỡ, chim muôn hót líu lo

-mùa hạ:+ tu hu kêu báo hiệu một mùa hè tới

                +nắng rực rỡ

                + phượng nở đỏ rực khắp sân trường

-mùa thu:+tiết trời se lạnh, thơm hương cốm mới

                 +là mùa khai trường

- mùa đông:không khí lạnh buốt

                     +ao ước được thưởng  thức một ngô nướng

Kết bài: - nêu cảm nghĩ về quê hương đất nước

               - là mời hẹn , chúc sức khẻo

Chúc bạn học tốt hihi

 

24 tháng 3 2019

Ân tình ân nghĩa, thủy chung một lòng là nét đẹp truyền thống của nhân dân Việt Nam ta, là đạo lí làm nên một phần trong cốt cách tâm hồn ta, thể hiện lối ứng nhân xử thế của con người xứ hoa sen. CHính vì vậy, ông cha ta đã đưa ra những bài học làm người vô cùng phong phú và đa dạng. ĐẠo lí " Uống nước nhớ nguồn" đa hóa thân vào tục ngữ, hóa thân vào những lời hát, câu ca, đem lại cho ta bài học nhân sinh thấm nhuần vào trái tim hàng triệu triệu con người Việt Nam ta.

 Vậy "Uống nước nhớ nguồn" là gì? "Uông nước nhớ nguồn" gợi lên mối quan hệ nhân quả giữa nước và nguồn. Nguồn là nơi bắt đầu cỉa nước. Uống nước là thói quen sinh hoạt thường xuyên của con người, nhưng mỗi khi uống nước, có mấy ai nhớ đến nguồn tạo ra dòng nước mát lạnh đó. Vậy, mượn hình ảnh "nước" và "nguồn", ông cha ta  đã khuyên nhủ con cháu đời saukhi hưởng những thành quả đáng quý thì phải nhớ đến công ơn mà các bậc tiền bối đã trao cho ta, đã ban tặng cho ta để tỏ lòng kính mến.

 Tương tự như vậy, vào dịp Tết Nguyên Đán hằng năm, trước mâm ngũ quả sắc mầu, trong khoảnh khắc giao thừa thiêng liêng ấy, mỗi gia đình đều lấy khoảnh khắc này để đặt lễ, thờ cúng thần linh tổ tiên trong nhà, ngoài trời. Nén hương thơm phảng phất thắp trong ngày Tết trước bàn thờ là biểu thị về lòng tưởng nhớ, biết ơn to lớn của con cháu đối với gia tiên qua năm tháng đẫ
 trở thành thuần phong mĩ tục. Trong ngày Tết Vu Lan - ngày lễ báo hiếu truyền thống của nhân dân ta, các nhà đều làm giỗ cúng gia tiên, cúng xong đốt vàng mã cho những người đã khuất. Tục thờ cúng tổ tiên và người thân  trong dịp Tết của mỗi gia đình là biểu hiện của niềm thương nhớ là lòng biết ơn sâu sắc, bền bỉ đối với người đã khuất. ĐÓ là lòng biết ơn với những người đã khuất, còn những người vẫn còn đang chung sông với chúng ta thì sao? Hàng năm vào mồng 1 Tết Nguyên Đán, con cháu sinh sống ở khắp nơi trên tổ quốc đều trở về với cái nôi đầu tiên của con người magn tên "NHÀ". Ở "nhà", cháu chắt trong dòng họ sẽ làm lễ mừng thọ, thầm cầu cho ông bà sống lâu trăm tuổi, hạnh phúc mãi mãi tới cuối đời như là lời cảm ơn  tới các bậc sinh thành. Còn với cha mẹ? Đã bao giờ bạn tự hỏi: " Tại sao mình lại sinh ra trên cõi đời này?" " Tại sao mình lại được lớn lên và trưởng thành" hay chưa?  Đó là nhờ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở cạnh ta ngay cả lúc ta buồn vui, san sẻ, giúp đỡ chúng ta nuôi dưỡng ước mơ để rồi sau này có đi đến phương trời nào đi nữa vẫn không thể quên cái hạnh phúc mang tên "GIA ĐÌNH". Đúng, những việc làm ấy, những biểu hiện ấy bắt nguồn từ thời rất xa xưa nhưng đến bây giờ vẫn còn được lưu truyền mãi, vẫn còn dược lưu giữ mãi bởi những bài học đạo lí nhân sinh đã hóa thân vào những câu ca dao, hóa thân vào lời ăn tiếng nói hàng ngày:

                                                " Công cha như núi Thái Sơn

                                             Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

                                                  Một lòng thờ mẹ kính cha

                                            Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con."

 Như Bác Hồ đã nói: " Các Vua Hùng đã có công dựng nước thì Bác cháu ta phải giữ lấy nước" Quả thực là vậy, các Vua Hùng là người đã đưa chúng ta đến mảnh đất này, mở ra đất nước Văn Lang, mở ra một kỉ nguyên mới để con cháu tiếp tục xây dựng sau này. Chính vì vậy, hàng năm cứ đến mồng 10 tháng 3, con cháu ở mọi miền tổ quốc lại quây quần về mảnh đất Phú Thọ lịch sử để thắp nén nhang, thầm bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị vua Hùng. Do đó mới có câu:

                                                         " Dù ai đi ngược về xuôi

                                                     Nhớ ngày giỗ tổ mồng 10 tháng 3

                                                           Dù ai buôn bán gần xa

                                                      Nhớ ngày giỗ tổ tháng 3 mồng 10."

 Trải qua hơn 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã phải đương đầu với bao kẻ thù xâm lược hung hãn, tàn bạo như Hán, Tống, Minh, Thanh rồi thực dân Pháp, phát xít Nhật và cuối cùng là đế quốc Mĩ. Bao nhiêu người đã ra đi không trở về, xương máu đã đổ xuống để bảo vệ quyền tự do, độc lập cho tổ quốc. Trên khắp đất nước, đâu đau cũng có những đền miếu, chùa chiền và đài tưởng niệm để ghi nhớ công ơn của những anh hùng liệt sĩ đã cống hiến hi sinh cho tổ quốc. Lăng Bác Hồ ở quảng trường Ba Đình là một ví dụ rất điển hình. Những con đường, những mái trường mang tên các vị anh hùng cũng là một cách tỏ lòng biết ơn vô cùng độc đáo. Hay các " mẹ Việt Nam anh hùng", cái danh hiệu ccao quý ấy được trao tặng cho những người phụ nữ đã dành cả cuộc đời mình để cống hiến cho đời, vì nước, vì dân, những người phụ nữ đã phải chịu sự mất mát quá lớn. Chính vì vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, những ngôi nhà tình nghĩa mọc lên xuôi ngược khắp 63 tỉnh thành để phụng dưỡng các mẹ. Những đội quân tình nguyện ngày đêm miệt mài tìm hài cốt đêm về quy nạp ở nghĩa trang liệt sĩ để yên nghỉ. Tất cả những biểu hiện ấy đều chứng minh rằng công việc báo đáp của chúng ta đang càng phát triển bởi những người hậu bối như chúng ta.

 Không chỉ báo dáp công ơn của những người trên, chúng ta còn phải biết ơn những người làm ngành giáo dục, ngành ý tế đã cống hiến cho xã hội. Chính vì thế, danh hiệu cao quý được trao tặng cho những người làm ngành nghề ấy. Hay những ngày lễ như Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11,  ngày Thương binh liệt sĩ 27-7, ngày thầy thuốc Việt Nam 27-2,...

 Ngày nay, các phương tiện thông tin đã lên ngôi nhưng với tôi bài học đạo lí " Uống nước nhớ nguồn" vẫn in mãi trong lòng hàng triệ con người Việt NAm. Phải làm gì để tỏ lòng biết ơn tới các vị tiền bối đã có công với mình? Đó là câu hỏi cho tất cả mọi người, trong đó có bạn và tôi.

6 tháng 4 2019

Mk cảm ơn cậu nha!! 

20 tháng 11 2016

Câu 2: Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

· Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

· Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

· Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.

· Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).

Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.

Câu 3:

- Hình ảnh người bà:

· Tay bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả cho con gà mái ấp.

· Mắng cháu khi xem trộm gà đẻ.

· Bà lo lắng, mong sao thời tiết thuận lợi, để cuối năm bán được gà, mua cho cháu bộ quần áo mơi.

=> Bà là người chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.

- Tình cảm bà cháu trong bài thơ thật sâu nặng, thắm thiết. Bà thương cháu, luôn chắt chiu, dành dụm cho cháu. Cháu luôn yêu thương, quý trọng và biết ơn bà. Khi xa quê, hình ảnh sâu đậm nhất trong tâm hồn cháu là hình ảnh bà.

Câu 4: Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:

· Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.

· Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.

· Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.

16 tháng 11 2016
 

 

2. Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.3. Qua bài thơ, có thể nhận thấy tình cảm của bà và cháu thật sâu nặng và thắm thiết. Bà tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo để cố dành dụm mua cho cháu bộ quần áo mới. Ngược lại, người cháu luôn thương yêu, quý trọng và biết ơn bà.5. Bài thơ này được viết theo thể ngũ ngôn (5 tiếng) nhưng rất sáng tạo và linh hoạt:- Thường mỗi khổ trong một bài ngũ ngôn có 4 câu nhưng bài này chỉ có ba khổ 4 câu, các khổ khác có đến 5 hoặc sáu câu, riêng khổ thứ nhất có đến 7 câu.- Cách gieo vần trong bài thơ cũng rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Mực dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần thấy rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây là một cách để Xuân Quỳnh tạo nên điểm nhấn về cảm xúc. Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc. Các câu thơ này giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.4. Em tán thành với cả 2 ý kiến Vì Những tình cảm lớn lao được viết một cách thật dung dị và tự nhiên: yêu Tổ quốc, quê hương, từ tình yêu bà, yêu “Ổ trứng tuổi thơ”; chiến đấu vì quê hương, vì xóm làng, vì bà và cả “Ổ trứng tuổi thơ” đó. Chính cách nói đó khiến chúng ta tin tình cảm của người cháu trong bài thơ là rất chân thành, mãnh liệt. Người cháu trân trọng hiện tại và tương lai của dân tộc, đất nước.
28 tháng 11 2017

Trong bài thơ “Cảnh khuya” thiên nhiên hiện lên sống động, bình dị mà lung linh, huyền ảo biết bao:

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".

Mở đầu bài thơ, bằng nghệ thuật so sánh tài tình, tác giả đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên đầy ấn tượng

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa".

Tiếng suối cháy róc rách, văng vẳng mơ hồ khiến nhà thơ tưởng như có tiếng hát êm ái, ngọt ngào, trong trẻo, ngân xa của ai đó vọng lại. Cách so sánh ấy không chỉ làm cho tiếng suối lạnh lẽo, xa xôi, vô hồn bỗng trở nên sống động, trẻ trung mà còn làm cho cảnh rừng yên ắng, tĩnh mịch trở nên có hồn người, xao động. Đêm rừng chiến khu bỗng trở nên gần gũi, thân thương với con người, bỗng mang hơi ấm của sự sống con người. Có lẽ trong đêm khuya thanh vắng, Bác đang mê mải với công việc cách mạng thì tiếng suối ngân lên khiến Người rời bàn viết. Khẽ ngước lên, vẻ đẹp của đêm lại quyến rũ Người. Nét đặc sắc và rất riêng biệt của đêm chiến khu tiếp tục tạo ấn tượng cho thị giác:

"Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa".

Câu thơ vẽ nên một hình ảnh hữu tình, ấm cúng: ánh sáng của trăng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây đổ xuống lại bao trùm lên hoa. Nếu câu đầu là trong thơ có nhạc (Thi trung hữu nhạc) thì câu thứ hai này là trong thơ có họa (Thi trung hữu họa). Hình ảnh thơ có vẻ đẹp của bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng. Các sự vật đan lồng vào nhau tạo nên một bức tranh chỉ có hai gam màu sáng tối, trắng đen như nhiều lớp lang, tầng bậc cao thấp lung linh, chập chờn, huyền ảo, sống động mà ấm áp, hòa hợp quấn quýt với hàng chục, hàng trăm sắc hình đa dạng. Trăng - cây cổ thụ - hoa, ba vật thể cách nhau ngàn trùng, cao thấp, lớn bé cùng rất khác nhau nhưng lại đan cài, ôm ấp, nâng đỡ, soi sáng, tôn lên vẻ đẹp của nhau tạo nên một bức tranh nên thơ, sống động, có hồn. Điệp từ "lồng" được nhắc đi, nhắc lại hai lần thật đắt, thật hay bởi nó đã tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ.

Trong bức tranh đêm hiền hòa, dịu êm như thế xuất hiện hình ảnh con người chưa ngủ. "Chưa ngủ" vì “lo nỗi nước nhà” và cũng vì thế bất chợt bắt gặp và chia sẻ với vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên.

Nếu như trong "Cảnh khuya", thiên nhiên hiện lên là cảnh rừng Việt Bắc chập chờn hai gam màu cơ bản trắng - đen thì trong "Rằm tháng giêng thiên nhiên hiện lên lại là vẻ đẹp lồng lộng, bát ngát trăng vàng giữa dòng sông xuân mênh mang:

"Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên.
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền".

Bài thơ được Xuân Thủy dịch là:

"Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền"

Bài thơ vẽ nên cảnh đẹp tuyệt vời của đêm nguyên tiêu, vầng trăng mùa Xuân vừa đúng độ tròn, xinh tươi, soi sáng khắp bầu trời cao rộng, trong trẻo, thoáng đãng. Bầu trời và vầng trăng tưởng như không có giới hạn, dòng sông mùa xuân, màu nước mùa xuân nối liền với bầu trời xuân: “Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên”. Điệp từ "xuân” được nhắc đi nhắc lại ba lần mang âm điệu bay bổng, gợi cảm giác trong trẻo, rộng lớn, thảnh thơi, thanh bình, thú vị làm sao! Thủy, nguyệt, thiên vốn là những chất liệu của thi ca cổ nhưng Bác đã có sự sáng tạo đặc biệt tài hoa để làm nổi bật cái thần của bức tranh "nguyên tiêu": tươi sáng, rực rỡ, tràn đầy sức sống của vạn vật, con người.

Giống như phần lớn những bài thơ về thiên nhiên của Bác, “Nguyên tiêu” không thể thiếu vắng hình ảnh con người, và đó là người chiến sĩ cách mạng. Chỉ có khác một điều, trong “Nguyên tiêu”, hình ảnh người chiến sĩ không hiện lên đơn độc mà được thể hiện qua hình ảnh con thuyền cách mạng ấm cúng tình đồng chí, đồng đội:

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền

Hình ảnh đó mở ra cho ta một cánh cửa kỳ diệu khám phá con người Bác: nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng rất đỗi thiêng liêng, bí mật mà đẹp như trong huyền thoại, nơi bàn chuyện hệ trọng sống còn của đất nước, vậy mà Người vẫn đắm say tận hưởng một vầng trăng đẹp, một vầng trăng viên mãn. Ở đó, cái thực và cái ảo đan xen, hài hòa: "Yên ba thâm xứ" là ảo, "đàm quân sự" là thực, "nguyện chính viên" là thực; nhưng "nguyệt mãn thuyền" là ảo. Song cái ảo đó chính là chất lãng mạn, chất trữ tình trong thơ Bác. Sau hội nghị quan trọng, quyết định những vấn đề liên quan đến vận mệnh của Đảng, của đất nước; con thuyền, con người hòa quyện với thiên nhiên, thấm đẫm, tràn trề lai láng ánh trăng.

“Cảnh khuya” và “Nguyên tiêu”, tuy hai bài thơ đều viết về trăng ở chiến khu Việt Bắc, nhưng ở mỗi bài vẻ đẹp của trăng lại được người thi sĩ cảm nhận bằng một vẻ riêng. Trăng trong “Cảnh khuya” là ánh trăng đã được nhân hoá. Trăng lồng bóng vào cây cổ thụ để giãi “hoa” (hoa trăng) trên mặt đất. Cảnh vật như hiện ra lồng lộng dưới ánh trăng. Thêm nữa, tiếng suối trong đêm trong trẻo như tiếng ai đang ngân nga hát càng làm cho trăng khuya thêm mơ mộng. Trong khi đó, trăng trong Rằm tháng riêng là trăng xuân, trăng mang không khí và hương vị của mùa Xuân. Cảnh ở đây là cảnh trăng ở trên sông, có con thuyền nhỏ trong sương khói. Nhưng điểm đặc biệt nhất phải nói đến đó là sự chan hoà của ánh trăng như tràn đầy cả con thuyền nhỏ.

Hai bài thơ này được Bác viết trong những năm đầu kháng Pháp vô cùng khó khăn gian khổ. Nhưng ở trong thơ, ta vẫn gặp một chủ thể trữ tình rất yêu thiên nhiên, vẫn ung dung làm việc, vẫn chan hoà cùng ánh trăng thơ mộng của núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn dành cho thiên nhiên những niềm ưu ái, không vì việc quân bận rộn mà Người đành hờ hững, từ chối vẻ đẹp thiên nhiên, điều này nói lên phẩm chất lạc quan và phong thái ung dung của Bác.

29 tháng 11 2017

hơi dài bn ạ

12 tháng 9 2018

Mở bài:

- Sau khi vua Hùng thứ 18 đã ra điều kiện: Hôm sau ai đem lễ vật đến trước sẽ cưới được Mị Nương. 

Thân bài:

-Hôm sau Sơn Tinh đem sính lễ đến trước rước được Mị Nương, Thủy Tinh đem đến sau tức giận đuổi theo giao tranh.

- Trận chiến giữa hai chàng trai (Sơn Tinh, Thủy Tinh) xảy ra.

- Thủy Tinh tức giận hô mưa, gọi gió, dâng nước, Sơn Tinh bốc từng quả đồi,  dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ.

- Thủy Tinh đuối sức, đành phải rút lui.

- Trận chiến cứ như thế kéo dài hàng mấy tháng trời.

Kết bài:

- Hằng năm, cứ nhớ lại hận cũ Thủy Tinh vẫn gây ra mưa gió, bão và lũ lụt để trả thù Sơn Tinh. Cho đến ngày nay ta vẫn thấy lũ lụt xảy ra hằng năm vào tháng 7, tháng 8.