K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 2 2019

Học tập là công việc suốt đời đối với mỗi một con người. Lê-nin từng nói: "Học, học nữa, học mãi". Nhưng phải học như thế nào cho đúng? Dân gian ta đã từng nhắc nhở: "Học đi đôi với hành". Chúng ta cần hiểu như thế nào về phương pháp học này?Học là quá trình chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại. Nội dung học là các kiến thức nhân loại được chọn lọc (được phân loại thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) cùng với đó là các kĩ năng, kĩ xảo tương ứng. Quá trình này nhằm đến một cái đích là làm phong phú những hiểu biết của con người, giúp phát triển vẹn toàn nhân cách và đặc biệt việc học trang bị cho mỗi chúng ta những kiến thức, những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp để từ đó tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội đem đến lợi ích cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước. Như vậy, “học” ở đây được hiểu là gắn với vấn đề lí thuyết. Người học giỏi thường được hiểu là người nắm được nhiều nội dung lí thuyết.................................................................

15 tháng 2 2019

– Trung thực là một đức tính cần phải có, quan trọng đối với tất cả mọi người
– Đối với học sinh thì đó là một đức tính càng quan trọng và phải được đặt lên hàng đầu.
– Tuy nhiên, ngày nay một bộ phận học sinh đang mất đi đức tính này trong học tập và thi cử.
– Sự trung thực trong học tập và thi cử của học sinh ngày nay là một vấn đề cần được bàn luận và nhìn nhận một cách nghiêm túc.
– Trung thực trong học tập và thi cử mới có thể để học sinh nhìn nhận đúng năng lực, phản ánh đúng kết quả học tập của mình và có hướng phấn đấu thích hợp.
– Cùng với xu thế hội nhập và hiện đại hóa, học sinh ngày nay trở nên năng động, tự tin và có kiến thức rộng hơn, có điều kiện học tập tốt hơn.
– Tuy nhiên, mặt trái của nó, một số bộ phận học sinh, do thiếu sự quan tâm đúng mức của gia đình, do sự lôi cuốn của xã hội hiện đại đã trở nên xao lãng việc học tập và để đối phó với kiến thức hạn hẹp của mình ở nhà trường, họ phải gian lận trong học tập và thi cử.
– Gian lận trong học tập và thi cử là một việc làm không thể chấp nhận được, vấn đề sẽ như thế nào nếu một học sinh rời ghế nhà trường với một kiến thức hạn hẹp nhưng một kết quả cũng không đến nỗi tệ?
– Khẳng định lại vấn đề đã bàn luận.
– Xã hội và đặc biệt là ngành giáo dục cần có những biện pháp nghiêm túc hơn trong học tập và thi cử của học sinh, đánh giá đúng, chính xác năng lực của từng học sinh, luôn lấy câu “bác sĩ chữa sai thì chết một người, nhưng thầy cô giáo chữa sai thì chết một thế hệ” de giao duc hoc sinh.

Hoặc em có thể lấy thêm dẫn chứng thêm như sau”
Thi cử vốn là một khâu quan trọng trong giáo dục để đánh giá kiến thức cũng như năng lực của học sinh,tránh những trường hợp không hề hiếm trong xã hội ngày nay :”Ngồi nhầm lớp “,”bằng cấp giả”,…

Gian lận trong thi cử xảy ra ở không ít bộ phận học sinh ,dù cho đó là những học sinh xuất sắc .Hậu quả đó là do tác động từ đâu mà có?Có thể là do bản tính ,cũng có thể là do những tác động từ bên ngoài –>mục đích là kiếm được điểm số cao,điểm phẩy tốt,…cũng có thể do áp lực nào khác…
Tình trạng học sinh giỏi “ảo ” có lẽ cũng xuất phát từ căn bệnh quá cũ của XH:”bệnh thành tích”.
“Xã hội ta nói chung lên án, phê phán tỷ lệ tốt nghiệp THPT là không đúng với thực chất trình độ học sinh. Song, mâu thuẫn lại nảy sinh chính ở yếu tố này. Mỗi gia đình đều mong muốn con em họ thi đỗ tốt nghiệp với số điểm cao nhất. Mỗi đơn vị trường học, ngành giáo dục – đào tạo cho đến cấp tỉnh hy vọng thí sinh trường mình, tỉnh mình đỗ tốt nghiệp với tỷ lệ cao nhất. ”

Trước hết, ta hãy xét đến ở một phòng thi. Về phía thí sinh, việc học sinh đi thi mang theo và sử dụng tài liệu hiện nay trở nên khá phổ biến. Những năm gần đây, nếu ai có dịp đi ngang qua các phòng thi sau các giờ thi, chắc hẳn bắt gặp rất nhiều những mảnh phô tô tài liệu thu nhỏ nằm trắng xóa ở các phòng thi hay các dãy hành lang. Học sinh đi thi mang theo chúng khắp cả người và điều đó đã trở thành một phong trào. Giám thị bắt được bộ này thì lại có một bộ khác. Nhiều học sinh nữ còn táo tợn giấu tài liệu vào trong cơ thể để các thầy giáo coi thi không dám khám xét vì sợ “vi phạm thân thể”. Nhiều học sinh, thậm chí là học sinh giỏi dù đã thuộc bài nhưng cũng thủ sẵn tài liệu bên mình để cho chắc ăn hơn. Vì vậy, mới có những trường hợp những học sinh trung thực lại trở nên khó chịu vì mình bị “thiệt thòi” so với những bạn học sinh có học lực yếu hơn. Bài học trung thực ở trường thi đã mất đi tác dụng.

Về phía giám thị, một tâm lý chung được hình thành “các em đã cất công học tập 12 năm đèn sách, không nỡ làm khó dễ các em làm gì, cuối cùng rồi cũng sẽ đậu hết đó mà”. Thế là nảy sinh tình trạng coi thi dễ dãi, cho qua việc thí sinh mang vào và thậm chí sử dụng tài liệu. Có một số trường hợp, giám thị canh chừng thanh tra để cho thí sinh chép tài liệu, thậm chí còn giải giúp bài thi cho thí sinh.

Nói đi cũng phải nói lại ,về phía các bậc giáo dục con em mình dường như chưa quan tâm đúng mức đến “gian lận” trong thi cử và nhiều khi là “nới tay” bỏ quá cho những hành vi thiếu trung thực khiến tình trạng trên ngày càng diễn ra phổ biến hơn,tinh vi hơn.
“Những giáo viên nghiêm túc thì nhiều khi cũng phải chùn tay trước áp lực xã hội, của địa phương, của ngành hay nể nang cả lãnh đạo Hội đồng; đồng thời giáo viên cũng phải lo đến bảo toàn cuộc sống của mình. Đã có giáo viên có trận đòn nhớ đời vì đã coi thi quá nghiêm túc!Mà nếu như có nghiêm túc thì giám thị cũng chẳng được gì, nhiều khi bị đồng nghiệp nhìn với một con mắt e ngại, dè bỉu. Vậy thì, giám thị không lý do gì mà không chọn một giải pháp an toàn?!”
7 tháng 5 2021

tk 

Ý chí nghị lực là bệ phóng đưa con người đến với thành công. Nghị lực, ý chí chính là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống của mỗi con người. Có ý chí, con người luôn vững vàng trước thử thách phong ba. Họ cho khó khăn là trải nghiệm; xem nghịch cảnh là môi trường để rèn luyện. Qua khó khăn đó, ý chí nghị lực được hình thành, được tôi luyện, con người mới có thể hiên ngang, bản lĩnh giữa cuộc đời. Người có ý chí là người luôn dám đương đầu với mọi thử thách, luôn bền gan vững chí trước mọi sóng lớn gió to. Họ sống mạnh mẽ, cứng cỏi, kiên cường; thất bại không nản. Nguyễn Ngọc Ký, Nick Vujicic, Helen Keller… là những tấm gương sáng, đem đến cho ta bài học quý báu về giá trị của ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Người có ý chí nghị lực luôn được mọi người yêu quý và trân trọng. Người có ý chí, nghị lực biết khắc phục hạn chế của bản thân, tìm ra đường đi từ ngõ cụt, biết xuyên thủng màn đêm của khó khăn để bước ra ánh sáng. Bởi thế ý chí nghị lực là sức mạnh vô hạn tận giúp người sở hữu nó chiến thắng tất cả để bước tới thành công.

2 tháng 3 2022

tham khảo

Hiện nay, có một loại dịch bệnh rất nguy hiểm đó là dịch bệnh covid 19 .Vậy dịch covid 19 là gì? Nó có nguy hiểm không? Nguy hiểm đến như thế nào? Đó là bệnh viêm đường hô hấp cấp covid 19. Covid 19 là 1 đại dịch dẫn đến nhiều hiểm họa đe dọa đến tính mạng của nhân dân Việt Nam và cả thế giới. Nó đã gây ra hàng triệu bệnh nhân bị nhiễm bệnh, hàng chục ngàn người tử vong thậm chí là những bệnh nhân đã được chữa khỏi rồi mà vẫn có nguy cơ tái phát lại. Mặc dù đã có loại thuốc chữa giúp chữa loại bệnh này nhưng nó lây lan quá nhanh và sự tái phát lại bệnh khiến các bác sĩ phải đau đầu.Ngoài ra vấn nạn về thực phẩm cũng là một vấn đề rất lớn. Thu hoạch mùa màng thất kém nên lợi dụng từ những việc đó, một số người đã cố tình vi phạm bán các thực phẩm bẩn, gây ô nhiễm. Họ thờ ơ bán những thứ như vậy mà không nghĩ đến những tác hại mà người sử dụng mắc phải. Nếu họ đặt vị trí của mình vào đó, chắc chắn họ sẽ biết bản thân họ độc ác thế nào. Tuy vậy vẫn có một số cá nhân có ý thức tốt, họ lập ra cây ATM gạo, phát cơm miễn phí. Nước Mỹ chịu ảnh hưởng rất lớn từ dịch bệnh này, họ đang đứng trước thảm họa của dịch bệnh. Việt Nam đã xuất khẩu hàng ngàn chiếc khẩu trang qua Mỹ để giúp nước bạn chống dịch tốt hơn, từ đó sự thân thiết giữa hai nước sẽ được gắn kết hơn. Qua bài học xương máu của Trung Quốc đã cho ta thấy rằng không nên xem thường loại dịch bệnh này và hãy biết thương yêu nhau hơn trong hoàn cảnh khó khăn này và hãy cùng nhau chống dịch như chống giặc.

11 tháng 1 2019

A, Mở bài:

* Dẫn dắt vào vấn đề (qua thơ, lời bài hát, những câu danh ngôn,..)

* Nêu vấn đề: Tình yêu ở tuổi học trò -nên hay không nên ?

Đã có rất nhiều ý thơ nói về tình yêu tuổi học trò hồn nhiên, thơ mộng. Ta không thể nào quên được bài thơ “Chút tình đầu” của Đỗ Trung Quân:

Chút tình đầu của tôi có gì

Chỉ một cơn mưa bay ngoài cửa lớp

Là áo người trắng cả giấc ngủ mê

Là bài thơ còn hoài trong cặ

Giữa giờ chơi đem đến lại đem về”

B, Thân bài:

1, Giải thích:

* Tình yêu là gì? – tình cảm nam nữ; rung động của trái tim; là sự yêu mến, đồng cảm, sẻ chia của con người với con người.

* Tuổi học trò là gì? – lứa tuổi từ 18 đổ lại, ngày ngày cắp sách tới trường, là tuổi có nhiều biến đổi tâm lí, chưa nhận thức tốt.

=> Tình yêu tuổi học trò là rung động đầu đời trong sáng, tươi đẹp và ý nghĩa của nam nữ học sinh.

2, Phân tích

* Tình yêu học trò là không nên nếu không biết yêu vì:

– Ảnh hưởng đến việc học

– Chưa chín chắn, chưa phân biệt được tình yêu đích thực

– Tác động xấu tới tâm lí: buồn giận, ghen tuông,…

– Biểu hiện tình yêu quá đà, vượt giới hạn

=> Tiểu kết: Tình yêu tuổi học trò không tốt nếu không biết yêu.

* Tình yêu học trò là nên nếu biết yêu vì:

– Là tình cảm đầu đời trong sáng, đẹp đẽ.

– Là động lực học tập

– Là trải nghiệm, bài học đầu đời

– Giúp cuộc sống tươi đẹp, lạc quan

3, Bài học rút ra

* Tình yêu ở tuổi học trò nên – không nên phụ thuộc vào cách yêu, nhận thức mỗi con người.

* Thế nào gọi là “biết yêu”

– Chọn lựa đối tượng, cân nhắc kĩ càng.

– Lấy tình yêu làm động lực hoàn thiện bản thân.

– Tình yêu phù hợp với lứa tuổi, đạo đức, khuôn phép xã hội.

C, Kết bài:

* Kết lại vấn đề vừa nghị luận

* Mở rộng và nâng cao vấn đề

11 tháng 9 2017

Gợi ý:

- “Học cách viết nỗi đau buồn, thù hận trên cát” nghĩa là học cách tha thứ cho những ai đó đã gây ra cho ta những đau buồn, tai họa, bất hạnh trong cuộc đời.
- “Học cách khắc ghi những ân nghĩa trên đá” nghĩa là luôn biết trân trọng là khắc sâu mãi mãi lòng biết ơn đối với những ai đã giúp đỡ ta, nhất là trong những hoàn cảnh éo le.
Bàn luận
a. Phân tích – chứng minh
- Đau buồn, thù hận là những điều không may, nỗi bất hạnh xảy ra không ai muốn. Đối với mỗi con người, trong cuộc đời ít nhiều cũng trải qua đau buồn, gặp những xung đột, mâu thuẫn có khi dẫn đến thù hận.
- Không tha thứ, bỏ qua, quên đi những chuyện đau buồn, oán hận, lỗi lầm người khác gây ra cho mình thì sẽ mãi gây ra mâu thuẫn, luôn sống trong thù hận, và gây thù hận cho nhau không chỉ ở thế hệ này mà còn ở cả các thế hệ sau.
- Ân nghĩa là những điều tốt, những điều luôn cần có trong mỗi con người. Ghi nhớ, không quên ân nghĩa là truyền thống đạo lí của dân tộc, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.
- Dân tộc ta sống vốn trọng tình nghĩa, có lòng vị tha (“Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”, “mình vì mọi người”)

b. Đánh giá – mở rộng
- Lời khuyên trên đúng với mỗi con người và luôn phù hợp với mỗi thời đại. Đây là một lời khuyên mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
- Phê phán lối sống vô ơn, cũng như những kẻ nuôi dưỡng mầm mống của thù hận.
- Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đối với cái xấu, cái ác lộng hành, chúng ta không nên bàng quan, xem thường mà cần phải đấu tranh không khoan nhượng, có thế mới góp phần cái thiện tồn tại để phát triển và mới tạo điều kiện tốt cho những điều tốt đẹp, cho ân nghĩa trường tồn.
Bài học nhận thức và hành động
a. Nhận thức
- Sống ân nghĩa và biết tha thứ là cách tốt nhất để nuôi dưỡng tâm hồn và làm cho cuộc sống của ta trở nên đẹp đẽ, thực sự có ý nghĩa.

b. Hành động
- Bản thân mỗi người cần nỗ lực vượt lên lòng thù hận, sống nhân ái, vị tha, biết trọng ân nghĩa, … Đó là nét đẹp trong nhân cách làm người.
- Ứng xử cao thượng trong cuộc sống thường ngày, từ những điều nhỏ nhất.

13 tháng 9 2017

1. Giải thích
-“Viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát”: Cách nói hình ảnh để chỉ thái độ khoan dung với những lỗi lầm, biết buông bỏ những điều buồn đau, thù hận.
- “Khắc ghi những ân nghĩa lên đá”: cách nói hình ảnh để chỉ thái độ sống biết ơn với những gì ta được trao tặng trong cuộc sống.
=> Câu nói đề nghị chúng ta hướng tới một thái độ sống, một lối sống tích cực: khoan dung và tri ân.
- Tại sao con người cần biết sống khoan dung (Viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát )?
+ Vì khoan dung đem lại niềm hạnh phúc, sự thanh thản, nhẹ nhõm cho tâm hồn chính chúng ta (VD: câu chuyện “Cậu bé và bao khoai”…)
+ “Nhân vô thập toàn” => Khoan dung đem lại cơ hội sửa chữa lỗi lầm cho người mắc lỗi, hướng họ tới những điều tốt đẹp. Nhiều người nhờ được khoan dung mà trở thành người có ích. “Sự khoan dung là vị thuốc duy nhất để chữa những lỗi lầm đang làm bại hoại con người khắp vũ trụ” (Vôn-te)
(Dẫn chứng: trong VH: “Lỗi lầm và sự biết ơn”, nhân vật Giăng Van-giăng; trong đời sống: những tù nhân được hoàn lương…)
- Tại sao con người cần biết sống tri ân (Khắc ghi những ân nghĩa lên đá)?
+ Vì “cây có cội, nước có nguồn”; mỗi con người được sinh ra, được khôn lớn trưởng thành đều do cha mẹ, gia đình, nhà trường, xã hội… nuôi dưỡng, dạy dỗ, vun trồng, tạo điều kiện để họ phát triển. Do đó, phải biết ơn những người, những gì mà cuộc đời đã ban tặng cho ta.
+ Biết “Khắc ghi những ân nghĩa lên đá” không chỉ là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là một lối sống cần có, phải có ở mỗi người. Bởi nếu không có lòng biết ơn, chúng ta sẽ trở thành những kẻ vô tâm, chỉ biết thụ hưởng thành quả mà không biết đến cội nguồn.
+ Biết tri ân, chúng ta không chỉ trân trọng hơn những giá trị đời sống mà còn có những hành động tích cực, làm đẹp hơn cho cuộc sống.
2. Chứng minh:
Nêu các biểu hiện của lối sống khoan dung và tri ân, dẫn chứng trong VH, thực tế, từ bản thân trải nghiệm của mỗi người.
3. Bình luận:
- Khẳng định ý kiến đúng đắn.
- Mở rộng vấn đề: Khoan dung cũng phải đúng lúc, đúng chỗ; tri ân không chỉ trong suy nghĩ mà phải qua hành động cụ thể…
- Liên hệ thực tế: Còn có những người sống ích kỉ, cố chấp, vô ơn, bội bạc…
- Rút ra bài học cho bản thân.

17 tháng 2 2017

Mở bài : Giới thiệu vấn đề nghị luận và trích dẫn ý kiến / nhận định trong đề thi (Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Không phải chỉ có những điều ngọt ngào mới làm nên yêu thương. )

Hình như tình yêu thương không phải là một đặc trưng của loài người mà còn ở một số loài động vật khác. Thông thường yêu thương được phủ dưới một lớp áo của sự dịu dàng và ngọt ngào. Nhưng sự ngọt ngào chưa đủ để làm nên một tình yêu vĩ đại. Thật vậy, hãy nghĩ đến những khía cạnh khác của yêu thương bên cạnh ngọt ngào.

Thân bài

– Giải thích: Thế nào là yêu thương? Yêu thương tức là có tình cảm gắn bó tha thiết và quan tâm chăm sóc hết lòng.

Có nhiều loại yêu thương như tình mẫu tử, tình thầy trò, tình bạn bè… và có bao nhiêu thời đại, có bao nhiêu con người thì có bấy nhiêu cung cách yêu thương.

Biểu hiện cụ thể của yêu thương?

– Biểu hiện thường thấy nhất của yêu thương là sự ngọt ngào. Có yêu thương, ông bà, cha mẹ mới không giận dữ, quát mắng, rầy la, đánh đập khi con cháu làm việc sai quấy và luôn luôn vuốt ve, dịu dàng, vỗ về, chăm sóc khi con cháu thất bại trên đường đời. Có yêu thương, thầy cô mới không bực mình, la mắng khi học trò nói chuyện, nghịch giỡn trong giờ học, trong lúc thầy cô đang giảng bài. Có yêu thương, anh chị không nề vất vả, mất thời gian mà nhẹ nhàng, từ tốn hướng dẫn các em trong việc học, việc làm…

– Tuy nhiên, tục ngữ Việt Nam có câu: “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” hay “Thuốc đắng dã tật, lời thật mất lòng”. Những câu tục ngữ này đã khẳng định rằng roi vọt, lời mắng chửi có khi cũng là một cung cách biểu hiện của yêu thương. Khi con hư, cha mẹ thường giận dữ la mắng và đánh đòn nhưng ẩn đằng sau đó là một tình yêu thương vô bờ bến. Những lời trách mắng, những đòn roi đó có mục đích cao thượng là muốn con nên người. Khi học trò nói chuyện trong lớp, thầy cô đuổi học trò ra khỏi lớp nhưng trong lòng thầy cô là một tình yêu thương và một sự ngậm ngùi. Mục đích của người thầy là rèn luyện cho học trò mình thành một người tốt.

Dẫn chứng:

– Câu chuyện Lưu Bình – Dương Lễ ngày xưa cũng là một ví dụ cho thấy đôi khi yêu thương phải được ngụy trang bằng sự lạnh lùng và tàn nhẫn. Có những câu chuyện mà cái tát tai không phải của lòng thù hận mà bắt nguồn từ tình yêu thương, mà nhiều năm sau người nhận tát tai mới hiểu ra.

Bàn bạc mở rộng vấn đề :

– Trong thực tế xã hội, những kẻ xấu thường sử dụng những lời ngọt ngào như những thủ đoạn để đánh lừa người khác.

– Trong tình thân bạn bè khi bạn mình sai thì rất cần những lời thẳng thắn như thuốc đắng dẫu có thể làm mất lòng bạn lúc đó nhưng sẽ có ích lợi lâu dài.

– Có những tiểu thuyết và phim ảnh nói về những tình yêu vĩ đại chúng ta bắt gặp bên cạnh những ngọt ngào là những đớn đau và cay đắng.

3 tháng 6 2018

DÀN Ý

- Mở bài : Giới thiệu câu tục ngữ Nga “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”.

- Thân bài :

+ Giải thích câu tục ngữ: xấu hổ; Thái độ của con người đối với việc học và sự hiểu biết.

+ Bàn bạc:

Tại sao đừng xấu hổ khi không biết? Tri thức của nhân loại là vô hạn, khả năng nhận thức của con người là hữu hạn. Không ai có thể biết được mọi thứ, không ai tự nhiên mà biết được. Không biết vì chưa học là một điều bình thường, không có gì phải xấu hổ cả.

Tại sao chỉ xấu hổ khi không học? Vì việc học có vai trò rất quan trọng đối với con người trong nhận thức, trong sự hình thành nhân cách, trong sự thành đạt, trong cách đối nhân xử thế và trong việc cống hiến đối với xã hội. Không học thể hiện sự lười nhác về lao động, thiếu ý chí cầu tiến, thiếu trách nhiệm với bản thân và xã hội. Việc học là một nhu cầu thường xuyên, phổ biến trong xã hội từ xưa đến nay, từ việc nhỏ như “Học ăn, học nói, học gói, học mở” đến những việc lớn như “kinh bang tế thế” , đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, phát triển vũ bão về khoa học công nghệ như hiện nay. Việc học giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn, hoàn hảo hơn.

Muốn việc học có kết quả, cần có phương thức học tập đúng đắn, phong phú: học ở trường, ở gia đình, ở xã hội, ở bạn bè, trong thực tế, trong sách vở, trong phim ảnh. Học phải kết hợp với hành,…

+ Bài học rút ra: Không giấu dốt, không ngại thú nhận những điều mình chưa biết để từ đó cố gắng học tập vươn lên. Khẳng định việc học là một nghĩa vụ thiêng liêng, không chịu học là điều đáng xấu hổ. Không xấu hổ khi không biết nhưng không lấy đó làm điều để tự đánh lừa mình, để biện hộ cho thái độ không chịu học tập, tìm hiểu thêm. Phải biết xấu hổ nhưng xấu hổ đúng với điều cần xấu hổ và biết phấn đấu để không còn phải xấu hổ nữa.

- Kết bài: Khẳng định ý nghĩa xâu xa của câu tục ngữ " Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học " và những bài học mà bản thân cần ghi nhớ từ câu tục ngữ trên. Và phải luôn luôn nhắc nhở bản thân rằng “học, học nữa, học mãi…”.

3 tháng 6 2018

Kiến thức là vô hạn vì thế con người không thể biết hết hoặc biết một cách toàn diện. Khi đó, chúng ta cần phải trao dồi, trau chuốt cho những kiến thức, tri thức mà mình chưa được biết. Khi không biết một kiến thức nào đó, đừng xấu hổ, vì chúng ta chưa tìm hiểu, chưa nghiên cứu về lĩnh vực đấy mà thôi( vô ý ). Lúc ấy, hãy cố gắng rèn luyện, tìm tòi, hỏi! Đó là cách để chúng ta có thêm được nguồn tri thức. Còn không học đồng nghĩa với việc chúng ta cố tình không biết, sẽ làm chúng ta thiếu hiểu biết trước bạn bè. Điều đó dẫn đến việc bị xấu hổ vì không biết một thứ gì cả. Nó làm cho con người ngu dần đi một cách vô ý thức. Nảy sinh ra nhiều hệ lụy khác nhau. Lúc ấy, sẽ trợ thành một thành phần không trí thức, gây chậm phát triển đối với đất nước, xã hội.