K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 3 2022

Việt Nam là một nước giàu truyền thống văn hóa với những giá trị đời sống tinh thần rất đa dạng phong phú. Trong đó, những trò chơi dân gian cũng được xem như là những nét đẹp văn hóa làm nên bản sắc cho dân tộc Việt Nam. Một trong những trò chơi thú vị và khá phổ biến là trò chơi kéo co.

Chẳng biết từ bao giờ, trò chơi kéo co đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta một cách rất tự nhiên. Trò chơi kéo co vốn đã xuất hiện từ thời cổ đại. Những hình chạm trổ trên tường ngôi mộ cổ ở Ai Cập cho thấy người Ai Cập cổ đại đã từng tổ chức những cuộc thi đấu kéo co từ năm 2500 trước Công Nguyên. Dần dần trò chơi kéo co là một trò chơi quen thuộc của trẻ em nông thôn Việt Nam. Kéo co là môn thể thao mang tính đồng đội và là môn trọng vào sức mạnh. Nó không chỉ là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, mà còn là trò chơi thể hiện tinh thần và mang tính đồng đội cao, đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia những trò chơi trong các dịp lễ hội. Ở Việt Nam, kéo co là một trò chơi dân gian truyền thống. Trong các hội hè dã ngoại, trò chơi này luôn hấp dẫn nhiều người tham gia. Vào các dịp lễ tết, kéo co lại là một phần quan trọng trong các lễ hội cổ truyền.

Để chơi kéo co thì rất đơn giản, không phải chuẩn bị gì nhiều, chỉ cần một cái dây thừng chắc chắn, dài khoảng 10 mét hoặc có thể dài hơn cũng được. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài dây thừng cho phù hợp. Luật chơi kéo co thì mỗi nơi một khác nhưng nhìn chung thì đều được chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình, giữa sợi dây có buộc một cái khăn đỏ,bên nào kéo đoạn dây có buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước là thắng. Trò chơi kéo co thì không yêu cầu người chơi là nam hay nữ, ai cũng có thể chơi được chỉ cần có sức khỏe tốt là được. Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Ðang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào kéo thắng hai keo trước là thắng.Trong quá trình thi đấu giữa hai đội người ta cũng cử một người là trọng tài để phân định rõ ràng, thắng thua, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Một trận thi đấu chỉ diễn ra vài giây nhưng cũng có khi căng thẳng hơn kéo dài đến cả vài phút. Trong quá trình chơi phải cần có chiến thuật, kéo hết mình, nhiệt tình dùng hết sức lực . Trò chơi cũng đòi hỏi tinh thần đoàn kết cao, nếu tay hơi bị phồng hoặc bị rát thì người ta vẫn không ngại vất vả, bỏ qua những nỗi đau nhỏ và thi đấu hết mình. Các cổ động viên thì nhiệt tình hò reo, khua chống, chiêng để cổ vũ. Đôi khi sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả cũng khiến cho đội chơi chiến thắng nhanh chóng hơn.

Trò chơi kéo co đem lại cho con người rất nhiều sự bổ ích, đem lại niềm vui tiếng cười, biết được tinh thần đoàn kết trong quá trình tham gia thi đấu. Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, con người dần bị cuốn theo công nghệ hiện đại, giới trẻ cũng dần chơi những trò chơi hiện đại mà quên đi những trò chơi dân gian truyền thống, bổ ích. Thế nhưng trò chơi dân gian kéo co vẫn đem lại những giá trị tinh dần của văn hóa dân tộc Việt và trở thành một nét đẹp mang bản sắc dân tộc.

Trò chơi kéo co vẫn sẽ mãi là thú vui của những trẻ em. Mỗi lần nhìn thấy trò chơi này, em cũng như được sống lại với kí ức tuổi thơ. Hi vọng rằng mọi người hãy chung tay trân trọng, níu giữ nét đẹp truyền thống này.

24 tháng 3 2022

Tham khảo nha

17 tháng 5 2020
  1. Rau muống rửa sạch, chần sơ qua với nước rồi vớt ra rổ để ráo nước.(Chú ý khi chần qua nước t cho vào hạt muối vào để rau thêm xanh nha😜)

    Rau muống xào tỏi 😝 bước làm 1 hìnhRau muống xào tỏi 😝 bước làm 1 hìnhRau muống xào tỏi 😝 bước làm 1 hình

  2. Tỏi đập dập phi thơm rồi đổ rau vào xào. Cho muối, mì chính, dầu hào xào to lửa đảo đều tay cho ra được xanh mà ráo không bị ra nhiều nước. Nêm nếm vừa vặn vì rau đã được chần qua nên là khá mau chín. Không nên xào quá lâu dẫn đến rau bị nhừ cũng như vàng rau

    Rau muống xào tỏi 😝 bước làm 2 hìnhRau muống xào tỏi 😝 bước làm 2 hìnhRau muống xào tỏi 😝 bước làm 2 hình

26 tháng 12 2020
Bài làm Tự lm,ok!đell ai lm cho đâu
26 tháng 12 2020

Mình nghĩ là bn nên trích dẫn 1-2 câu liên quan một chút vào để khiến người đọc dễ hiểu hơn hoặc làm cho bài văn hấp dẫn hơn.

Bn cũng nên hỏi thầy cô bộ môn về vấn đê này nhé :)

#Hoctot

15 tháng 9 2023

- Hồ Xuân Hương là một hiện tượng hiếm hoi “nhà thơ nữ viết về phụ nữ”, người manh nha cho việc đòi nữ quyền.

- Vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến được phản ánh qua thơ Hồ Xuân Hương, tiêu biểu phải kể đến bài thơ “Bánh trôi nước”.

- Hồ Xuân Hương sinh ra vào khoảng cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, hiện nay lai lịch của bà vẫn còn là một điều bí ẩn.

- Nức tiếng là người có tài, thông minh, xinh đẹp lại giỏi thơ Nôm. Thế nhưng cuộc đời của Hồ Xuân Hương năm lần bảy lượt đều gắn với phận “làm lẽ” nhưng không được hưởng hạnh phúc

- Bà được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”, sáng tác bao gồm cả chữ Nôm và chữ Hán. “Bánh trôi nước” là bài thơ tiêu biểu viết về vẻ đẹp và số phận bi thương của người phụ nữ trong xã hội xưa khi không được quyết định cuộc sống của chính bản thân mình đồng thời là tiếng nói đòi bình đẳng cho người phụ nữ

-         “Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”

“Bánh trôi nước” được viết bằng chữ Nôm, theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tức là bài thơ gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ. Thể thơ này có nguồn gốc từ thơ Đường ở Trung Quốc, tuân theo những niêm luật chặt chẽ.

- Thể thất ngôn tứ tuyệt súc tích, ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, mang nhiều tầng ý nghĩa đã làm nên giá trị quý báu của “Bánh trôi nước” về cả mặt nội dung và nghệ thuật.

- Về nội dung, bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa: tả thực chiếc bánh trôi nước, ẩn dụ hình ảnh người phụ nữ. Câu đầu miêu tả chiếc bánh trôi với hình dáng thật đẹp “vừa trắng lại vừa tròn”, qua đó ca ngợi vẻ đẹp trong trắng, dịu dàng, điềm đạm của người phụ nữ. Nhưng “bảy nổi ba chìm” cũng là số phận lênh đênh, lận đận.Câu thơ thứ ba, hình dáng của chiếc bánh đẹp hay xấu, tròn hay méo đều phụ thuộc vào bàn tay người nhào nặn. Mượn hình ảnh ấy, Hồ Xuân Hương thể hiện niềm thương cảm cho số phận vô định của nữ nhi thời bấy giờ : phải phó mặc cuộc đời mình vào tay người đàn ông, hạnh phúc hay khổ đau đều do người chồng quyết định. Qua đó, bà khẳng định vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất truyền thống cao quý của phụ nữ Việt Nam.

- Về giá trị hiện thực, “Bánh trôi nước” đã thành công phản ánh, đả kích chế độ phụ quyền và tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã đối xử bất công với người phụ nữ.

- Về mặt nghệ thuật, Hồ Xuân Hương mượn hình ảnh chiếc bánh trôi gần gũi với đời thường để ẩn dụ hình ảnh người phụ nữ, nhận thấy qua các từ ngữ đặc tả chiếc bánh (“trắng”, “tròn”, “bảy nổi ba chìm”, “rắn nát”, “lòng son”), thành ngữ “bảy nổi ba chìm” để thể hiện số phận long đong của người con gái, điệp từ “vừa” để nhấn mạnh vẻ đẹp của họ. Ngôn ngữ trong bài thơ giản dị, đậm chất dân gian (“mặc dầu”), mở đầu bằng hai từ “Thân em” giống với cách mở đầu quen thuộc của ca dao than thân. Giọng thơ nhịp nhàng cũng là yếu tố làm nên giá trị của “Bánh trôi nước”

- Qua đó, “Bánh trôi nước” thể hiện tài quan sát, liên tưởng, tưởng tượng của bà. Bên cạnh đó, điểm mới của bài thơ này so với các sáng tác đương thời là lời bênh vực, tiếng nói đấu tranh của chính một nhà thơ nữ như Hồ Xuân Hương, đại diện cho phụ nữ - những con người thấp cổ bé họng, không được tôn trọng trong chế độ phong kiến.

24 tháng 3 2022

Tham khảo

Từ xa xưa, lợn là loài vật đã gắn bó thân thiết với người dân Việt Nam, nó là nét đặc trưng của vùng quê lam lũ, con vật hiền lành và được nuôi phổ biến trong những hộ gia đình. Nó đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế của người nông dân nghèo khó.

Trong ngành chăn nuôi gia súc, lợn là loài vật đem đến lợi nhuận kinh tế cao. Ở Việt Nam hiện nay có nhiều giống lợn được người nông dân nuôi như: lợn ỉn, lợn sề, lợn mán, lợn cắp nách. Trong đó loại lợn ỉn được nuôi nhiều nhất, phát triển mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ. Chúng có thân màu đen, hoặc đen khoang trắng, lông chúng thưa, mõm ngắn, bụng sệ khiến lưng của chúng cũng võng xuống theo, có bốn chân nhỏ và thấp chính vì thế mà chúng di chuyển khá chậm chạp, ì ạch và nặng nhọc. Lợn ỉn sau bảy đến tám tháng nuôi sẽ đạt cân nặng là 60 -70 ki-lô-gam. Khi lợn đạt đến cân nặng tiêu chuẩn, người dân có thể bán đi hoắc tiếp tục nuôi để lợn sinh sản ra lứa sau. Mỗi lứa sinh, lợn thường đẻ tới hàng chục con và nuôi chúng bằng sữa mẹ.

Lợn là loài vật rất dễ nuôi, thức ăn của chúng đa phần là bèo cái, khoai nứa hoặc cám và các loại rau như rau lang, rau muống, cây chuối. Chúng ăn rất nhiều, ăn xong nằm ngủ, đặc tính của chúng khá dễ bao gồm hai việc ăn và ngủ, chúng không có những đặc điểm giống như các loài vật khác. Thịt lợn ỉn rất ngon, thịt nạc mềm và da chúng mỏng nên được nhiều người ưa chuộng, dần chúng trở thành thực phẩm phổ biến trên thị trường thực phẩm Việt Nam nói riêng và thị trường nước ngoài nói chung. Trong các gia đình nông thôn, thường hộ nuôi hai lứa lợn, mỗi lứa dăm chục con, không chỉ nuôi lấy thịt, phân của chúng còn được tận dụng bón cho cây trồng.

Ngoài lợn ỉn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ thì cũng có nhiều giống lợn khác phân bố ở các tỉnh thành vùng núi phía Bắc như : lợn rừng, lợn cắp nách, lợn móng cái. Lợn ở trên các vùng núi thường được nuôi thả rông, thân nhỏ, mõm dài,lông cứng, nặng từ bảy đến hơn chục ki lô. Khi đủ độ lớn, chúng được người dân mang ra các phiên chợ địa phương để trao đổi mua bán.

Hiện nay, khi Việt Nam càng tập trung phát triển mạnh về chăn nuôi gia súc, với sự kết hợp của các nhà nghiên cứu và người dân, nhiều giống lợn được nhập khẩu và nuôi theo phương pháp mới, quy mô trang trại lợn hơn, tăng thêm lợi ích kinh tế cho người dân. Ví dụ như giống lợn của nước Anh, chúng có thân trắng hồng, lông mượt, đầu nhỏ và hai tai dựng, thân dài bụng thon gọn và bốn chân cao. Trọng lượng của một con lợn trưởng thành có thể lên tới 100 ki lô, cơ thể khá săn chắc do quy cách chăn nuôi được nâng cao và đổi mới. Giống lợn này hiện nay hầu như đáp ứng nhu cầu của mọi người tiêu dùng trên thị trường, Từ thịt lợn ấy, người ta chế biến được nhiều món ăn dinh dưỡng như: Thịt rang, thịt lợn luộc, thịt ba chỉ, thịt nạc vai băm để nấu canh, kho hay rán cùng với trứng,.. Hầu hết thịt lợn xuất hiện hàng ngày trong các bữa ăn gia đình đến những ngày giỗ, ngày Tết... Bên cạnh đó lợn còn xuất hiện trong những bức tranh Đông Hồ của các nghệ sĩ vẽ tranh, chúng mang một vẻ đẹp giản dị trong đời sống nhân dân Việt Nam.

Lợn là con vật quen thuộc mang lại nhiều lợi ích cho con người, gắn bó thân thiết với người nông dân, với xóm làng, vườn tược và quê hương Việt Nam. 
20 tháng 3 2022

tham khảo

Việt Nam ngoài những phong tục tập quán đa dạng, phong phú, nền văn hiến ngàn năm tuổi thì còn có một hệ thống đồ sộ những trò chơi dân gian, đó là những trò chơi được ông cha ta sáng tạo ra trong quá trình sinh hoạt tập thể. Đó là những trò chơi mang tính giải trí, tính cộng đồng cao bởi nó không phải là trò chơi cá nhân mà đòi hỏi mọi người tập trung lại mới có thể chơi. Vì vậy mà Việt Nam luôn nổi tiếng với bạn bè thế giới bởi tính cố kết cộng đồng vô cùng cao. Tính đoàn kết thể hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống nhưng chỉ cần nhìn qua những khía cạnh nhỏ hơn, thông thường hơn của cuộc sống là có thể thấy rõ được điều này. Một trong những trò chơi dân gian khá phổ biến ở Việt Nam, chính là trò chơi nhảy dây.

Nhảy dây là một trò chơi dân gian vô cùng quen thuộc, đặc biệt là ở những vùng quê, vùng nông thôn ở Việt Nam, giống như trò chơi chi chi chành chành hay chơi xóc hòn thì trò nhảy dây cũng vô cùng đơn giản, chỉ cần một sợi dây là mọi người có thể tham gia. Một trong những đặc trưng riêng biệt của các trò chơi dân gian đó chính là tính cộng đồng cao. Bởi vậy mà bất kể trò chơi dân gian nào cũng đòi hỏi sự tham gia của cả tập thể, nó giúp gắn kết quan hệ giữa người với người trong một cộng đồng. Mang tính giải trí cao bởi thời gian lễ hội diễn ra các trò chơi dân gian thường là vào khoảng thời gian nông nhàn trong sản xuất nông nghiệp, vào cuối những mùa vụ, khi những người nông dân đã hoàn thành công tác mùa vụ, đang trong thời gian chờ bước vào mùa vụ mới.

Trò chơi dân gian nhảy dây cũng có rất nhiều phiên bản và nhiều hình thức chơi, bởi ở những nơi khác nhau thì con người lại có xu hướng chơi những hình thức mà mình cho là thú vị nhất, phù hợp nhất với mình. Trước hết, nói đến trò nhảy dây truyền thống, đây chính là trò chơi đòi hỏi sự nhạy bén, tinh tế và sự khéo léo của đôi chân. Theo đó, sợ dây sẽ dùng trong trò chơi dân gian này chính là dây thừng, dây chão, đây đều là những thứ rất dễ tìm trong cuộc sống xưa, bởi nó là thứ dùng để trói, buộc đồ đạc của người nông dân.

Người chơi sẽ bao gồm từ năm đến mười người, chia ra làm hai nhóm, một nhóm sẽ đảm nhận nhiệm vụ quất dây, nhiệm vụ này cần có hai người, mỗi người đứng ở một đầu của sợi dây, cùng ăn ý cùng quất sợi dây theo hướng xuôi kim đồng hồ. Nghe có vẻ dễ dàng nhưng nhiệm vụ này đòi hỏi sự nhịp nhàng của bàn tay, sự ăn ý của đồng đội, bởi nếu một người quất nhanh, một người quất chậm thì sợi dây thừng sẽ bị rối, người chơi sẽ không thể nhảy vào sợi dây được. Sợi dây thừng được quất lên sẽ tạo thành một vòng cung, có bán kính cao hơn đầu một người, bởi chỉ có như vậy người chơi mới có thể nhảy vào sợi dây, tương tác cùng với nó.

Nhóm còn lại sẽ là nhóm người chơi, nhóm này thì có thể có trên hai người, càng đông càng vui. Nhưng ngược lại, càng đông thì trò chơi càng trở nên khó khăn hơn, bởi đông người sẽ khó trong việc tương tác, nhịp nhàng nhảy. Người chơi sẽ nghe theo nhịp đếm một, hai, ba của người quất dây mà nhảy vào sợi dây, khi sợi dây chạm xuống mặt đất thì người chơi sẽ phải nhảy lên cao, sao cho đôi bàn chân của mình không làm vướng dây, người nhảy được càng nhiều thì sẽ là người chiến thắng. Trò chơi thú vị hơn ở chỗ, đó chính là không phải từng người nhảy một mà sẽ gồm bốn người nhảy một lượt, hai người bên này, hai người bên kia.

Khi có hiệu lệnh để nhảy thì sẽ cùng nhau nhảy vào sợi dây làm sao cho đồng đều nhất, khi có nhiều người cùng nhảy thì sẽ khó có thể điều khiển đôi chân của mình hơn, nhưng nếu hiểu ý của đồng đội, nhịp nhàng nhảy lên được thì sẽ vô cùng đều đặn, đẹp mắt. Đây cũng là mục đích quan trọng của trò chơi, gắn kết mọi người lại với nhau, sau trò chơi mọi người sẽ hiểu nhau hơn, sẽ hiểu hơn quá trình hợp tác để hoàn thành một nhiệm vụ. Thế mới nói, trò chơi dân gian tuy đơn giản, dễ chơi nhưng bao giờ nó cũng ẩn chứa trong đó những ý nghĩa nhân văn cao cả của ông cha ta.

Ở những dị bản khác thì trò chơi nhảy dây không phải dùng dây thừng, dây chão để chơi mà dùng một loại dây khác có độ đàn hồi, co giãn cao hơn, như dây chun, dây nịt… và cùng với đó thì hình thức của trò chơi cũng hoàn toàn khác biệt. Thay vì sợi dây được quất cao lên để người chơi có thể nhảy vào thì trò chơi nhảy dây này sẽ do hai người đứng hai bên, để sợi dây vào chân của mình, người chơi phải nhảy vào khoảng trống của hai sợi dây, theo nhịp độ là: nhảy vào, xoạng ra, bắt chéo, nhảy vào và nhảy ra. Quan trọng là hoạt động nhảy vào nhảy ra phải diễn ra thật nhanh, không được gián đoạn. Hoàn thành xong một phần thì sẽ có phần thi khó khăn hơn, mà người ta gọi là các bàn, thấp nhất là bàn gối, sau đó đến bàn đùi, bàn hông, bàn nách và cao nhất chính là bàn cổ. Cùng với đó là độ cao ngày càng được nâng lên.

Trò chơi dân gian nhảy dây tuy có nhiều phiên bản, ở mỗi phiên bản thì hình thức chơi có sự khác biệt, nhưng điểm chung chính là sự thú vị ở trò chơi, bởi nó đề cao tính cộng đồng, tính gắn kết giữa con người với nhau chứ không đơn giản là một trò chơi nhằm mục đích giải trí.

25 tháng 3 2022

Refer

 

Khác với sự nhẹ nhàng, đằm thắm của hoa đào, hoa mai mang trong mình cái nét cao sang, duyên dáng khiến bất cứ ai cũng phải mê mẩn.

Cây mai có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo một cuốn sách của nhà Minh chép rằng: “Đắc Kỷ ái lãm hàn mai, Trụ tằng ngự tuyết đồng lãm chi”. Nghĩa là Đắc Kỷ thích ngắm hoa mai trong giá lạnh. Trụ vương thường đội tuyết cùng ngắm. Như vậy, cách đây đã hơn 3000 năm, cây mai đã có mặt trên đất nước Trung Quốc. Ở Việt Nam, hoa mai phân bố nhiều nhất tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn, các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa và các vùng núi ở đồng bằng sông Cửu Long.

Khi nhắc đến hoa mai người ta có lẽ nhớ đến nhiều hơn chính là cái sắc vàng rực rỡ. Khó ai mà có thể ngờ được cái màu xanh vàng nhẹ của chiếc nụ chúm chím nhỏ xinh nay mai xòe nở lại đẹp lạ kì đến thế. Năm cánh hoa xòe nở mỏng manh, mềm mại, uốn một đường cong rất nhẹ. Hoa mai nhỏ xinh rực rỡ như đọ cùng sắc nắng, tươi cùng đất trời. Sắc vàng quyện cùng sắc đỏ của những đài hoa tí xíu càng làm nên nét thắm tươi của hoa mai.

Miền Nam không có mùa đông quanh năm có nắng thích hợp cho mai vàng nở rộ, tỏa sắc khoe hương. Chính vì vậy mà mai được mọi người miền trong hết sức yêu mến, ưa chuộng. Mỗi cái tết ở đây bên cạnh bánh chưng, mâm ngũ quả cầu dừa đủ xoài sung,... thì mai hiện diện như sự may mắn đến gõ cửa nhà gia chủ.

Ai cũng hi vọng hoa mai có thể khoe sắc vàng đẹp nhất vào những ngày đầu năm mới, khởi đầu mới. Và khi hoa mai tàn phai nó vẫn để lại một dấu ấn khó phai. Từ những cánh hoa héo úa chuẩn bị về với đất mẹ là những hạt cườm li ti sẫm màu óng ánh dưới cái nắng dịu ngọt.

Bên cạnh sắc vàng phổ biến ấy còn có mai trắng hay còn gọi là bạch mai. Bạch mai tựa như một cô gái đỏng đảnh không dễ tìm mà cũng chẳng dễ trồng. Mới đầu nó mang chút phớt hồng nhưng khi xòe nở lại có màu trắng muốt, tinh khôi. Mỗi chùm hoa nhỏ xinh điểm xuyết lên những nhành cây mềm mại, duyên dáng.

Hương hoa không nồng nàn mà thanh thanh, dịu dàng phảng phất trong gió nhẹ. Dẫu mang vẻ đẹp mong manh là vậy, nhưng nó không hề yếu ớt. Trời càng khắc nghiệt, càng giá lạnh mai trắng lại càng có sức sống bền bỉ, dẻo dai. Có lẽ vì vậy mà không ít người say mê, trân trọng, nâng niu vẻ đẹp của cô gái đỏng đảnh này.

Hoa mai không phải chỉ phân chia bởi hai sắc trắng và vàng, mỗi vùng, mỗi loại hoa sẽ mang những sắc độ, hương thơm, nét quyến rũ riêng biệt. Tuy nhiên không ai có thể phủ nhận được vẻ đẹp, dáng nét rất riêng mà hoa mai được tạo hóa dày công chăm chút. Từ xưa đến nay hoa mai luôn được xem như nguồn thi hứng dồi dào, là hình tượng đẹp trong văn chương, biểu tượng cho sức sống mùa xuân.

Trong tiết đông giá lạnh, trong khi vạn vật như đang run rẩy, co cụm, úa tàn, thì hoa mai vẫn tinh khôi bừng nở bên những lộc non mơn mởn. Với dáng vẻ thanh tao của mình, khí phách của người quân tử được ví với hoa mai. Các nhà nho gặp thời loạn lạc thường ví mình như cành mai nở trong gió đông để giữ mình thanh sạch. Còn vóc dáng của hoa mai thì được ví như người con gái quyền quý, khuê các.

Hoa mai đã đi vào đời sống tinh thần của con người Việt Nam, là biểu tượng không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về. Vì vậy cần nâng niu, trân trọng, thấy được ý nghĩa của hoa mai trong đời sống.

25 tháng 3 2022

refer

 

Khác với sự nhẹ nhàng, đằm thắm của hoa đào, hoa mai mang trong mình cái nét cao sang, duyên dáng khiến bất cứ ai cũng phải mê mẩn.

Cây mai có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo một cuốn sách của nhà Minh chép rằng: “Đắc Kỷ ái lãm hàn mai, Trụ tằng ngự tuyết đồng lãm chi”. Nghĩa là Đắc Kỷ thích ngắm hoa mai trong giá lạnh. Trụ vương thường đội tuyết cùng ngắm. Như vậy, cách đây đã hơn 3000 năm, cây mai đã có mặt trên đất nước Trung Quốc. Ở Việt Nam, hoa mai phân bố nhiều nhất tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn, các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa và các vùng núi ở đồng bằng sông Cửu Long.

Khi nhắc đến hoa mai người ta có lẽ nhớ đến nhiều hơn chính là cái sắc vàng rực rỡ. Khó ai mà có thể ngờ được cái màu xanh vàng nhẹ của chiếc nụ chúm chím nhỏ xinh nay mai xòe nở lại đẹp lạ kì đến thế. Năm cánh hoa xòe nở mỏng manh, mềm mại, uốn một đường cong rất nhẹ. Hoa mai nhỏ xinh rực rỡ như đọ cùng sắc nắng, tươi cùng đất trời. Sắc vàng quyện cùng sắc đỏ của những đài hoa tí xíu càng làm nên nét thắm tươi của hoa mai.

Miền Nam không có mùa đông quanh năm có nắng thích hợp cho mai vàng nở rộ, tỏa sắc khoe hương. Chính vì vậy mà mai được mọi người miền trong hết sức yêu mến, ưa chuộng. Mỗi cái tết ở đây bên cạnh bánh chưng, mâm ngũ quả cầu dừa đủ xoài sung,... thì mai hiện diện như sự may mắn đến gõ cửa nhà gia chủ.

Ai cũng hi vọng hoa mai có thể khoe sắc vàng đẹp nhất vào những ngày đầu năm mới, khởi đầu mới. Và khi hoa mai tàn phai nó vẫn để lại một dấu ấn khó phai. Từ những cánh hoa héo úa chuẩn bị về với đất mẹ là những hạt cườm li ti sẫm màu óng ánh dưới cái nắng dịu ngọt.

Bên cạnh sắc vàng phổ biến ấy còn có mai trắng hay còn gọi là bạch mai. Bạch mai tựa như một cô gái đỏng đảnh không dễ tìm mà cũng chẳng dễ trồng. Mới đầu nó mang chút phớt hồng nhưng khi xòe nở lại có màu trắng muốt, tinh khôi. Mỗi chùm hoa nhỏ xinh điểm xuyết lên những nhành cây mềm mại, duyên dáng.

Hương hoa không nồng nàn mà thanh thanh, dịu dàng phảng phất trong gió nhẹ. Dẫu mang vẻ đẹp mong manh là vậy, nhưng nó không hề yếu ớt. Trời càng khắc nghiệt, càng giá lạnh mai trắng lại càng có sức sống bền bỉ, dẻo dai. Có lẽ vì vậy mà không ít người say mê, trân trọng, nâng niu vẻ đẹp của cô gái đỏng đảnh này.

Hoa mai không phải chỉ phân chia bởi hai sắc trắng và vàng, mỗi vùng, mỗi loại hoa sẽ mang những sắc độ, hương thơm, nét quyến rũ riêng biệt. Tuy nhiên không ai có thể phủ nhận được vẻ đẹp, dáng nét rất riêng mà hoa mai được tạo hóa dày công chăm chút. Từ xưa đến nay hoa mai luôn được xem như nguồn thi hứng dồi dào, là hình tượng đẹp trong văn chương, biểu tượng cho sức sống mùa xuân.

Trong tiết đông giá lạnh, trong khi vạn vật như đang run rẩy, co cụm, úa tàn, thì hoa mai vẫn tinh khôi bừng nở bên những lộc non mơn mởn. Với dáng vẻ thanh tao của mình, khí phách của người quân tử được ví với hoa mai. Các nhà nho gặp thời loạn lạc thường ví mình như cành mai nở trong gió đông để giữ mình thanh sạch. Còn vóc dáng của hoa mai thì được ví như người con gái quyền quý, khuê các.

Hoa mai đã đi vào đời sống tinh thần của con người Việt Nam, là biểu tượng không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về. Vì vậy cần nâng niu, trân trọng, thấy được ý nghĩa của hoa mai trong đời sống.

22 tháng 3 2022

refer

Trong dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc ta, nếu hoa đào là đặc trưng của mùa xuân phương Bắc thì hoa mai lại là đặc trưng của mùa xuân phương Nam. Trong khu vườn hay trước sân mỗi nhà, thường không thể thiếu bóng dáng của cây mai.

Cây hoa mai có nguồn gốc là một loại cây dại mọc trong rừng. Cây cao trên hai mét, thân gỗ, chia thành nhiều nhánh, lá nhỏ cỡ hai ngón tay, màu xanh lục. Tán mai tròn xoè rộng. Cây hoa mai có nhiều loại, phổ biến nhất là mai vàng, sau đó là mai tứ quý, rồi đến mai trắng và mai chiếu thủy.

 

Cây mai vàng dễ sống, ưa đất gò pha cát hoặc đất bãi ven sông. Có thể trồng đại trà thành vườn ruộng hàng vài mẫu mà cũng có thể trồng vài cây trong vườn, hoặc trong chậu sứ. Đất trồng mai có độ ẩm vừa phải và không úng nước. Phân bón cho mai thường là phân bò khô trộn với tro bếp, khô dầu và một ít u-rê, ka-li....

Vào khoảng rằm tháng Chạp (tức 15 tháng 12 Âm lịch) thì người trồng phải tuốt lá cho cây mai. Sau đó giảm tưới nước và bón thúc cho cây nảy nụ. Chỉ sau một tuần là từ các cành, nụ trổ ra chi chít, kết thành từng chùm có cuống rất dài. Bên cạnh mỗi chùm là một túm lá non màu tím nhạt. Trước tết vài ngày, hoa mai lác đác nở. Sáng mùng một Tết, cả cây mai bừng lên một sắc vàng tươi, trông đẹp vô cùng! Mai tứ quý nở quanh năm.

Cánh hoa vàng thẫm nở giữa năm đài hoa tựa như năm cánh sen nhỏ xíu màu đỏ sậm. Khi cánh hoa đã rụng hết, nhụy hoa khô đi thì giữa mỗi bông xuất hiện mấy hạt nhỏ xinh xinh như những hạt cườm, lúc non màu xanh, lúc già chuyển thành màu tím đen lóng lánh. Đứng ngắm vườn mai, ta thầm cảm phục sự mầu nhiệm và hào phóng của tạo hóa.

Mai vàng rực rỡ góp sắc, góp hương với muôn hoa ngày Tết, lại có mai tứ quý cần mẫn, thịnh vượng quanh năm. Mai trắng còn có tên gọi là Bạch Mai. Lúc hoa mới nở có màu hồng phớt, sau chuyển sang trắng, mùi thơm nhẹ nhàng, phảng phất. Mai trắng hơi hiếm bởi khó trồng và được coi là loài hoa quý.

Mai chiếu thủy cây thấp, lá nhỏ lăn tăn, hoa li ti mọc thành chùm màu trắng và thơm ngát, thường được trồng vào chậu hoặc trồng vào hòn non bộ làm cảnh trước sân nhà. Xuân về trên đất phương Nam với màu nắng vàng rực rỡ hòa quyện với không khí tưng bừng náo nức của ngày Tết cổ truyền dân tộc. Nhà ai cũng muốn có một cây mai, hoặc một bình hoa mai tươi nở đúng sáng mồng một đầu năm để lấy may.

 

Trong ba ngày tết, hoa mai chưa khoe sắc vàng rực rỡ thì gia chủ khó mà cảm thấy niềm vui trọn vẹn. Cây mai được xếp vào hàng "tứ quý" trong bộ tranh "tứ bình" đại diện cho bốn mùa trong năm: Mai, lan, cúc, trúc và hoa mai là biểu tượng của mùa xuân. Về mặt ý nghĩa, cây hoa mai tượng trưng cho phẩm giá thanh cao, tốt đẹp của con người.

Trong những năm gần đây, nhân dân miền bắc đón xuân bằng cả sắc hồng thắm của hoa đào và sắc vàng rực rỡ của hoa mai. Hoa mai, hoa đào hiện diện bên nhau, tô điểm thêm cho mùa xuân tràn đầy sức sống của non nước Việt Nam yêu dấu.

thuyết minh về hoa mai

22 tháng 3 2022

tham khảo 

Mùa xuân là mùa của cây trái đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua nhau khoe sắc thắm. Mỗi mùa đều gắn liền với những loài hoa khác nhau. Nhắc đến mùa xuân, nhắc đến ngày tết miền Nam thì không thể không nhắc đến hoa mai. Hoa mai đã trở thành loài hoa đặc trưng của mùa xuân phương nam, là loài hoa gọi mùa xuân về.

Không rõ loài hoa mai xuất hiện từ khi nào, nó đã có từ rất lâu đời từ một loại mai rừng ở đồi núi với dáng vẻ giản dị độc đáo. Người xưa đã đem về trồng để bây giờ nó có thể mang đậm sắc màu Tết của miền Nam nước ta. Dần dần mai đã trở nên quen thuộc đối với người dân Việt Nam.

Hoa mai có rất nhiều loại. Dựa vào màu sắc gồm: Hoàng mai (mai vàng), Bạch mai (mai trắng), Thanh mai (mai xanh), Hồng mai (mai hồng, mai đỏ). Còn dựa vào đặc điểm thì mai gồm có: mai Chiếu Thủy, mai Tứ Quý,... Nhưng mai vàng vẫn là loại phổ biến nhất, đẹp nhất.

Cây mai cũng có những đặc sắc riêng nhất là về hình dạng. Thân mai nhỏ, cành gầy, mỏng manh tạo nên vẻ duyên dáng của người con gái trong tà áo dài trang nhã và đài các. Lá mai màu xanh, nhỏ như lá chanh. Nụ mai thì nhỏ, có màu xanh, thuôn dài mọc thành chùm từ bảy đến mười cái.

Khi nở, hoa mai có năm cánh khoác trên mình một bộ đồ màu vàng rực rỡ mà ai cũng thích. Cánh mai mịn màng, mỏng manh làm cho người ta cảm thấy ấm áp lạ thường. Có thể nói cả cây mai đều có màu vàng chỉ riêng lá màu xanh và phấn hoa thì có màu nâu đỏ. Đặc biệt có những cành mai ghép, hoa nở ra thường có sáu đến mười hai cánh. Mai vàng không có mùi thơm.

Mai thuộc loại dễ trồng và cũng dễ chăm sóc. Người ta thường trồng mai bằng cách chọn những hạt mai nhìn mẩy, phơi khô rồi đem gieo vào đất ẩm, có thể gieo trong chậu hoặc ngoài vườn. Nó ưa đất ẩm và ánh sáng nhưng không chịu được úng. Vì vậy cần trồng cây mai nơi cao ráo và phải thường xuyên tưới nước cho cây. Nếu trồng trong chậu thì cần chú ý bón phân và thay đất hàng năm.

Nếu chăm sóc tốt thì khoảng 5 – 7 năm mai có thể cho hoa. Để có một chậu hoa đẹp thường chú ý cắt nhánh, uống cành, tạo thế để có được những chậu mai có hình dạng độc đáo, mang ý nghĩa sâu sắc, đậm chất triết lí Á Đông. Để mai ra hoa đúng vào ba ngày Tết, người trồng mai thường phải chú ý trút lá và canh thời tiết. Năm nào thời tiết nắng ấm thì trút lá trước Tết khoảng hai mươi lăm ngày. Năm nào rét đậm thì phải trút lá sớm hơn.

Quả thật là vậy, hoa mai lúc nào cũng hiện diện trong nhà của mỗi người cũng giống như mâm ngũ quả không thể thiếu trong ngày Tết. Ý nghĩa của hoa mai là luôn mang lại may mắn cho mọi nhà. Không những thế, mai còn biểu thị cho đức tính trung thực, cho sự lịch lãm, thanh khiết của con người.

Người xưa nói quả không sai, chỉ khi gặp hoạn nạn, khó khăn thì mới biết đâu là bạn thật, đâu là bạn giả. Hoa mai cũng vậy, dù nắng mưa bão bùng, thì mai vẫn ngời ngời một sức sống dai dẳng. Điều đó cũng cho thấy được cây mai cũng rất kiên cường, rất chịu khó dù trong hoàn cảnh nào. Bên cạnh đó hoa mai còn là nguồn khai thác vô tận là một đề tài đặc sắc cho các nhà văn, nhà thơ Việt Nam.

Hoa mai đã đi vào lòng người dân Việt Nam bằng nét đẹp giản dị, thanh tao và dịu dàng. Cũng vì ý nghĩa của nó nên hoa mai trong ngày Tết đã trở thành một truyền thống đặc sắc của miền Nam nước ta để nó luôn mang lại sự an lành, hạnh phúc và niềm may mắn cho mọi nhà.

Hoa mai là sứ giả của mùa xuân phương Nam. Không ai có thể phủ nhận vẻ đẹp của mai cũng như quên được màu sắc hoàng gia của nó. Hoa mai là niềm tự hào của người dân Việt.

9 tháng 3 2021

Tham khảo nha em:

Rau muống luộc là một trong những món ăn quen thuộc trong mỗi gia đình,  nhất là khi hè đến . Thế Nhưng không phải ai trong chúng ta cũng biết cách luộc rau ngon. Sau đây tôi xin phép hướng dẫn cách làm cụ thể. 

     Để có thể chế biến món rau muống luộc, chúng ta cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau : một mớ rau muống, tươi, ngon ,ngọn nhỏ; sấu tươi tầm 3-4 quả. Nếu không có sấu tươi thì có thể sử dụng số đông lạnh hoặc quất, chanh để thay thế. 

     Sau khi đã có đủ nguyên liệu, chúng ta bước vào khâu sơ chế. Rau muống nhặt lấy phần ngọn,  bỏ gốc và những chiếc lá vàng. Sau khi nhật xong thì rửa sạch, vớt ra rổ để cho ráo nước. Tỏi bóc vỏ, giã nhỏ...

     Khi mọi thứ đã được chuẩn bị xong xuôi, chúng ta bắt đầu tiến hành luộc rau. Cho sấu vào soong nước và bắt đầu đun. Khi nước sôi dùng đũa cho rau vào trong nồi. Lúc này phải chú ý là rau phải ngập dưới mặt nước. Khôn khéo thì lên cho một chút muối hoặc gia vị để rau được xanh. Trong quá trình đun lên để lửa to và không nên đậy nắp.  sau khoảng 5 phút thì có thể dùng móng tay để kiểm tra xem rau chín hay chưa. Nếu rau đã chín thì vớt nhân ra rổ cho ráo nước . 1 phút sau có thể ngâm rau đã chín vào trong  nước đá để tạo độ giòn cho rau.

    Yêu cầu thành phẩm rau là khi luộc chín phải giữ được sắc xanh,  ăn giòn, mềm. Nước chấm phải đậm đà, mùi tỏi không quá lồng, vị ớt  không quá cay, mì chính không quá nhợ. Nước rau phải xanh, trong, phải có vị chua của sấu hoặc quất, vị mát của rau,  vị ngọt của mì chính.

    Xã hội phát triển kéo theo sự ra đời của nhiều món ăn hấp dẫn mới, thế nhưng món rau muống luộc sẽ chẳng bao giờ mất đi vị trong bữa cơm của người Việt khi hè đến.

lên mạng có mà