K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 3 2019

Lịch sử ngày 8/3 bắt đầu từ phong trào của nữ công nhân ngành dệt nước Mỹ vào cuối thế kỳ XIX. Ngày 8/3/1857, các công nhân ngành dệt đứng dậy chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại thành phố New York. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Hoa Kỳ trong hãng dệt thành lập công đoàn đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.

Khoảng 50 năm sau, ngày 8/3/1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên các đường phố New York đòi tăng lương, giảm giờ làm việc và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Sau đó, Đảng Xã hội Hoa Kỳ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28/2/1909.

Tuy nhiên, đến ngày 8/3/1910, tại Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ 2 (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch Hội nghị là bà Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã quyết định chọn ngày 8/3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu: “Ngày làm việc 8 giờ”, “Việc làm ngang nhau”, “Bảo vệ bà mẹ và trẻ em”.

Từ đó, ngày 8/3 hàng năm trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, là biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội; vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng.

Ở nước ta, vào ngày 8/3 còn là dịp kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, hai vị nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ nguyên bờ cõi, giang sơn đất Việt.

Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa và nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của các Lạc hầu, Lạc tướng, của những người yêu nước ở khắp các thị quận và đông đảo lực lượng là phụ nữ tham gia khởi nghĩa.

Nguồn gốc và ý nghĩa lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 - Ảnh 1

 

Ý nghĩa ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

Ở một số nước trên thế giới, ngày 8/3 được coi là ngày lễ chính trong năm và tổ chức rất lớn. Trong những xã hội này, đàn ông tặng hoa và quà cho những người phụ nữ trong đời của họ như mẹ, vợ, bạn gái…

Tại một số quốc gia, ngày Quốc tế Phụ nữ được kỷ niệm bằng những hoạt động liên hoan, diễu hành đòi quyền bình đẳng với nam giới, ở các vấn đề thực tiễn như mức lương, cơ hội giáo dục đào tạo, và thăng tiến trong nghề nghiệp, hay là điều kiện an sinh xã hội, chống mại dâm và bạo lực đối với phụ nữ…

Ngày Quốc tế Phụ nữ tại Việt Nam

Ở nước ta, ngày 8/3 còn là ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, 2 vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc, giành lại chủ quyền dân tộc. Niềm tự hào và ý chí vươn lên của phụ nữ Việt Nam một phần cũng có cội nguồn từ truyền thống dân tộc độc đáo đó.

Tại Việt Nam, để thể hiện sự tôn vinh những người phụ nữ, một nửa thế giới, các cơ quan, đoàn thể, gia đình thường tổ chức kỷ niệm ngày 8/3 rất trang trọng, tràn ngập hoa và những lời chúc tốt đẹp. Ngày 8/3 cũng là ngày nam giới thể hiện sự chăm sóc yêu thương cho người phụ nữ mà họ yêu quý.

2 tháng 5 2017

Gợi ý phần thân bài:

- Hiện nay chúng ta có thể nhìn thấy sinh viên hay học sinh việc học chẳng còn quan trọng như ngày xưa. Với hiện tại như bây giờ, các thầy cô chỉ cần cho đề cương sát với đề thi 99,9% thì tỷ lệ học sinh đỗ đạt điểm rất cao.....

- Công nghệ cứ vậy mà tăng với lứa tuổi từ những em bé mới lớp 1 thôi các loại ứng dụng hay cảm ứng các em đều sử dụng một cách thành thạo, chỉ cần xem qua 1 - 2 lần là đã thuộc rồi, xong đó sẽ ảnh hưởng tới việc họ của học sinh. Những loại ứng dụng vậy sẽ là chất gây nghiện cho các em,....

- Hiện nay , không cần học thì chắc là cũng giỏi vì khi vào phòng thi thì có phao,....Làm bùa hỗ trợ, nói cách khác coi phao là kĩ năng của học sinh....

- Học chỉ là học vẹt, học hiểu tạm thời xong là bỏ gần như " chữ thầy trả cho thầy ".....

9 tháng 8 2017
  • Mở bài:

Bàn về vai trò của giáo dục và học tập, lãnh tụ Mandela khẳng định: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để làm thay đổi thế giới. Muốn thành công không có con đường nào khác ngoài con đường học tập. Để bắt kịp thời đại, nước ta cũng đề cao giáo dục là quốc sách, liên tục nâng cao, cải cách, điều chỉnh chương trình học tập, nâng cao hiệu quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Thế nhưng, ý thức học tập của học sinh ngày nay không tương xứng với những kì vọng của đất nước.

  • Thân bài:

* Giải thích:
Ý thức học tập là gì? Ý thức học tập là nhận thức của học sinh về vai trò và lợi ích của việc học đối với sự phát triển con người và toàn xã hội. Ý thức học tập thể hiện qua mục đích, động cơ, phương hướng và cách thức học tập ở trường lớp, trong công việc và ngoài đời sống.

* Hiện trạng ý thức học tập của học sinh hiện nay:
– Có thể nói, so với thế hệ trước, ý thức học tập của học sinh ngày nay rất kém. Hiện tượng học sinh lười biếng học bài, làm bài; học sinh sơ là, bỏ học, trốn học diễn ra khá phổ biến ở các trường học.
– Rất đông học sinh không còn hứng thú với việc học, thấy việc học rất nhàm chán, đến lớp là một việc làm miễn cưỡng, không có niềm vui.
– Học sinh xem thường việc học tập tri thức và rèn luyện kĩ năng. Nhiều học sinh lại không biết học để làm gì, thiếu động lực, mục tiêu và định hướng trong học tập.
– Phần lớn học sinh thụ động trong học tập. Học sinh học để lấy điểm, học để lên lớp, lấy bằng cấp chứ không phải là chiếm lĩnh và làm chủ tri thức.
– Học vào lớp thiếu nghiêm túc, hay nói chuyện và gây mất trật tự trong giờ học, gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giảng dạy.
– Số trường hợp vi phạm kỉ luật trong học tập không ngừng tăng cao, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn.
– Học sinh không thích học hoặc học kém các môn khoa học xã hội. Số học sinh lựa chọn học chuyên ban xã hội ngày càng giảm sút làm mất cân bằng trong nền giáo dục.

* Nguyên nhân:
– Nguyên nhân đầu tiên chính là do sự phát triển của nền kinh tế xã hội khiến cho các giá trị truyền thống bị phá bỏ nhưng các giá trị mới phù hợp chưa kịp hình thành. Khi con người kiếm tiền dễ hơn và trở nên giàu có hơn, họ lơ là việc học và rèn luyện bản thân. Con người trở nên buông thả, học đòi lối sống thời thượng một cách sáo rỗng, lấy sự giải trí tầm thường và lối sống vật chất thực dụng làm mục đích sống. Việc học trở nên nhàm chán, vô nghĩa.
– Sự phát triển của nền công nghệ truyền thông và phương tiện giải trí làm bùng phát nhu cầu hưởng thụ, giải trí tầm thường khiến học sinh chán ghét việc học tập căng thẳng, không còn hứng thú với việc học nữa.
– Sự xâm nhập của các nền văn hóa ngoại lai, sự lan truyền của các lối sống tôn sùng vật chất, trào lưu nổi loạn gây ảnh hương đến văn hóa và tinh thần học tập của đông đảo học sinh.
– Sự suy thoái đạo đức của một số học sinh trong trường học, kéo theo nó là sự lan tỏa của các thói hư tật xấu của nhiều học sinh khác, hình thành băng nhóm chống đối, học sinh quậy phá rất ngang tàng, bướng bỉnh ở một số trường học. Số vụ bạo lực học đường từ đó cũng tăng cao, gây mất trật tự trường lớp, ảnh hưởng đến ý thức học tập của học sinh.
– Quy chế nhà trường chưa thật sự nghiêm khắc trong vấn đề xử lí hành vi vi phạm của học sinh khiến học sinh vi phạm còn tiếp tục tái diễn, nêu gương xấu trong nhà trường.
– Chương trình học tập và phương pháp giảng dạy còn nhiều bất cập. Bài học thiên về giảng dạy lý thuyết, ít các giờ thực hành sinh động, thiếu các giờ hoạt động ngoại khóa năng động, trường học thiếu trang thiết bị, phòng tâm lí để hỗ trợ học sinh. Nhiều khi, học sinh vi phạm cần tư vấn tâm lí, hỗ trợ tinh thần nhưng không có người hỗ trợ, sinh ra bất mãn, không còn thiết tha học tập nữa.
– Gia đình và xã hội chưa thật sự quan tâm đến việc nhắc nhở, rèn luyện ý thức học tập cho họ sinh khiến nhiều học sinh mất định hướng, thiếu niểm tin, không có động lực để học tập tốt, xem việc học là một việc làm miễn cưỡng, không hữu ích.

* Hậu quả:

– Ý thức học tập thiếu nghiêm túc dẫn đến kết quả học tập thấp kém, chất lượng giáo dục ngày càng giảm sút. Học sinh học tập yếu kém, thường xuyên vi phạm, lớp học mât ổn định. Số học sinh bị kỉ luật, bỏ học, nghỉ học tăng cao. Ý thức học tập kém làm nảy sinh nhận thức lệch lạc, đạo đức suy thoái dễ dẫn đến các hành vi phạm pháp.

– Số trường hợp vi phạm kỉ luật tăng cao, bạo lực học đường trong và ngoài nhà trường diễn ra khá phổ biến, gây mất ổn định trường học và xã hội.

– Học sinh lười học, học tủ, học vẹt, học đối phó tuy có bằng cấp nhưng lại thiếu năng lực và kinh nghiệm làm việc gây ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn lao động khi làm việc. Đây là vấn đề nan giải trong nền kinh tế nước ta hiện nay.

– Ý thức họ tập kém của học sinh khiến gia đình lo lắng, xã hội thiếu nguồn lao động chất lượng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Hầu hết những học sinh có ý thức học tập sai lệch dễ sa vào các tệ nạn xã hội, trở thành người xấu, bị xã hội lên án.

* Giải pháp khắc phục:

– Trước hết, gia đình, nhà trường và xã hội phải đề cao vai trò và ý nghĩa của việc học tập đối với con người. Một đất nước vững mạnh là một đất nước ai cũng được đi học, được thụ hưởng nền giáo dục tốt nhất. Giáo dục phát triển, con người có học thức, đem sức mình cống hiến cho công việc, xã hội sẽ ổn định, đất nước giàu mạnh.

– Nâng cao chất lượng giáo dục bằng cách cải cách chương trình học tập và phương pháp giảng dạy sao cho ngắn gọn mà hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.

– Tăng cường sự hứng thú học tập cho học sinh bằng những hoạt động ngoại khóa, thực hành thú vị, sinh động, hấp dẫn ,lôi cuốn có tính giáo dục cao.

– Trường học có chiến lược và giải pháp cụ thể để giáo dục, hỗ trợ học sinh cá biệt, học sinh yếu kém, giúp các em tìm thấy động lực học tập và tiến bộ. Đặc biệt là thành lập phòng tâm lí để hỗ trợ tâm lí kịp thời khi các em có dấu hiệu bỏ bê, lơ là trong học tập. Giáo viên tích cực tìm hiểu, nắm bắt những khó khăn của học sinh, yêu thương, quan tâm và chia sẻ với các em nhiều hơn. Lấy tình thương yêu và sự khích lệ giúp các em phấn đấu học tập. Giáo viên tránh dùng lời lẽ xúc phạm, đe dọa, khiển trách quá đáng khiến các em bất mãn không hợp tác hoặc bỏ học.

– Gia đình và xã hội quan tâm đến việc học và tâm lí các em nhiều hơn nữa. Ở lứa tuổi học trò đang xảy ra quá trình phát triển, thay đổi tâm sinh lí mãnh liệt nhất của đời người. Các em rất dễ bị tổn thương, bị khiêu khích làm nảy sinh các hành động sai lầm, bột phát, thiếu suy nghĩ, không kiềm chế được bản thân, từ đó sai lầm trong hành động và thái độ học tập.

– Bản thân mỗi học sinh phải tự rèn luyện mình theo những chuẩn mực tốt đẹp. Phải phấn đấu học tập nghiêm túc. Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập đối với nhân cách và tương lai của mỗi con người. Nâng cao ý chí, xác định mục tiêu rõ ràng, sống có ước mơ, có hoài bão, hướng đến lý tưởng cao đẹp. Nói không với các thói hư tật xấu, cách học lệch lạc. Nghiêm khắc rèn luyện mình và nhắc nhỏ, động viên, thi đua với bạn bè cùng học tập tiến bộ.

* Bài học:

– Không học tập thì không trở thành người tốt và không thành công trong cuộc sống, bị bạn bè xa lánh, xã hội chê bai, gia đình không hạnh phúc.

– Tri thức làm đẹp con người. Phải luôn sống đẹp, sống hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

  • Kết bài:

Mấy ai thành công mà không bỏ công học tập. Trong cuộc sống ta vẫn thường nghe người này hay người khác không qua trường lớp mà thành công. Đó là may mắn nghìn người mới có một. Phần lớn họ giàu có là bởi do biết dùng mánh khóe, sự lừa dối, sự mua chuộc, tham nhũng, hối lộ mà có. Sự nghiệp ấy chắc gì đã bền vững mãi mãi. Bởi thế hãy say mê học tập, say mê làm việc chắc chắn ta sẽ đạt đến thành công, tìm lấy được niềm vui và hạnh phúc đích thực.

5 tháng 5 2017

Mười bốn tuổi. Mười bốn tuổi với tám năm ngồi trên ghế nhà trường đã giúp tôi trưởng thành và chín chắn hơn rất nhiều. Tôi đã từng nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “Học phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Nhưng đến khi học văn bản “Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, tôi mới thực nhận ra sự học và mối quan hệ giữa học và hành. Ngay từ đầu văn bản, Nguyễn Thiếp đã chỉ ra mục đích chân chính của việc học: “Ngọc không mài không thành đồ vật. Người không học không biết đạo”. Từ đó, ông nghiêm khắc nêu ra và phê phán lối học chuộng hình thức, cưỡi ngựa xem hoa để rồi gây nên những tai hoạ lớn cho bản thân, gia đình và cả đất nước. Để mọi người biết học, biết đạo, tức là quan hệ, ứng xử trong gia đình, xã hội, ông đã xác định phương pháp học đúng đắn để có kết quả cao nhất. Những ý kiến của ông rất chính xác, nào là phải học từ thấp đến cao, học rộng rồi tóm lược cho gọn, học phải đi đôi với hành. Để hiểu rõ được bài học sâu sắc của Nguyễn Thiếp, trước hết ta cần hiểu xem học và hành là gì. Học là quá trình tìm tòi, thu nhận, tích luỹ kiến thức, rèn luyện kĩ năng để có hiểu biết về mọi mặt. Học không chỉ là học trên ghế nhà trường mà ngay từ nhỏ, khi còn sống trong vòng tay của cha mẹ, ta đã được học ăn, học nói, học đi hay, cư xử lễ phép với mọi người. Học phải học từ từ, từ thấp đến cao, từ cơ bản đến phức tạp như xây một ngôi nhà cao, móng có vững bền thì ngôi nhà mới chắc được. Khối óc con người không có khả năng nhớ quá lâu, quá nhiều và tỉ mỉ vì vậy khi có nhiều kiến thức, ta phải biết tóm gọn những ý chính, ý cơ bản. Còn hành có nghĩa là làm, là thực hành. Khi có kiến thức ta phải vận dụng những hiểu biết đó vào thực tế cuộc sống. Có như vậy, học mới có ích, mới không là vô nghĩa. Qua văn bản, tôi đã thấy được vai trò, mục đích to lớn của việc học đối với con người: Học không chỉ cho ta kiến thức, kĩ năng mà còn giúp ta làm việc tốt hơn, có một tương lai tươi sáng hơn. Nhưng quan trọng hơn là ta phải nhận thấy mối quan hệ giữa học và hành, để có phương pháp học tập đúng. Như thế mới có thể học tốt, mới có thể vươn tới đỉnh cao của sự học. Thật vậy. Nếu ta chỉ học mà không hành thì những tri thức kia chỉ là vô ích, con người sẽ không làm được việc gì hoặc làm việc rất lúng túng. Có thể bạn là một cây Toán, cây Văn của trường lớp mà bài tập về nhà không làm, bài văn không chịu viết mà chỉ khư khư ôm quyển sách thì liệu bạn có học tốt lên được không? Hay chỉ làm cho tài năng, năng khiếu của bạn bị mai một, kiến thức bị rỗng, có mà như không. Bạn thích học Vật lí, Hoá học mà không làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, không biết ứng dụng kiến thức về máy cơ đơn giản, về tính chất của ôxi vào đời sống thực tế thì liệu bạn có giữ mãi được những gì mình học, có học tốt được? Hay tình yêu của bạn đối với môn học chỉ ngày một nhạt phai. Có biết bao thủ khoa, á khoa đại học khi ra trường lại không làm được chính nghề mà họ học. Đó là vì học đã không vận dụng, thực hành trong khi học, họ chỉ biết học thuộc lòng. Nếu ai cũng như vậy thì con người sẽ không như “nước đổ đầu vịt” mà là “học trước quên sau”. Nhớ làm sau được khi ta ngồi im như tượng, miệng lẩm nhẩm học thuộc lòng như cầu kinh niệm Phật. Nếu ai cũng như vậy thì thế giới loài người sẽ trở thành một thế giới của những con mọt sách hay sao? Việc hành quan trọng là thế nhưng ý nghĩa của học cũng không hề nhỏ bé. Nếu ta chỉ cắm cúi hành mà không học thì sẽ làm việc một cách khó khăn, lúng túng, sản phẩm làm ra sẽ không đạt chất lượng cao. Tôi đã được đọc một câu chuyện nhỏ. Câu chuyện đó kể vể một con khỉ mồ côi mẹ, sống xa thế giới loài khỉ. Đến khi có người cho nó một quả chuối vàng ươm, nó cầm lên ngắm nghía, ngửi ngửi rồi vứt đi mà không biết bóc ăn. Câu chuyện đơn giản vậy thôi mà hàm chứa một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Chú khỉ con kia là loài khỉ mà không biết ăn chuối đó là vì chú sống không có mẹ, không được học tập về tập tính, thói quen của loài khỉ. Trong câu chuyện đó có thấp thoáng bóng dáng của con người. Con người mà không được học thì cũng không có kiến thức, chẳng phải giống như con khỉ mà không ăn chuối hay sao? Tôi có một vài câu hỏi nữa cần tôi và các bạn tự trả lời. Liệu bạn có thể tính được khối lượng, chất sản phẩm trong một phương trình hoá học nếu không biết cách tính toán. Bạn có thể tính được hiệu suất trong Vật lí nếu không biết hiệu suất là gì. Và bạn có thể vẽ được hình học động nếu không biết chức năng và các phần chính của phần mềm Geogrebra, có thể viết được một bài văn nghị luận chặt chẽ thuyết phục nếu không biết luận điểm là gì, cách sắp xếp các luận điểm theo một trình tự hợp lí ra sao? Câu trả lời là không. Bạn không thể làm được việc gì nếu không có tri thức, không thể có tri thức nếu không học. Học còn ảnh hưởng rất lớn tới tương lai, công việc của chúng ta sau này. Bạn muốn làm một bác sĩ giỏi chữa bệnh cứu người mà lại không học từ bây giờ, không chịu tìm hiểu sâu về y học thì ước mơ kia sẽ không thực hiện được. Bạn muốn làm một công nhân lành nghề mà lại không hay những kỹ thuật, những trang thiết bị hiện đại, tiên tiến thì bạn sẽ không thể nào làm nên những sản phẩm có chất lượng, năng suất cao. Có biết bao những mơ ước đẹp đẽ biến thành những mơ tưởng hão huyền chỉ vì bạn không có ý chí, không học. Ngày nay, xã hổi đã đổi khác, thế giới ngày một văn minh, nước ta đang trên con đường xây dựng Việt Nam công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Người nông dân cũng phải được trang bị đầy đủ tri thức, hiểu biết chính xác về giống cây trồng, vật nuôi, cách chăm sóc, phòng dịch bệnh, sâu bọ. Hơn thế, bà con còn được học tập về những máy móc, phục vụ nông nghiệp, làm tăng năng suất lại tiết kiệm được sức lao động. Nếu con người chỉ biết lao vào công việc mà quên mất việc học thì khác nào cái máy, con rô bốt vô tri vô giác, khác nào một con vẹt học tiếng người, nói tiếng người mà chẳng hiểu mình đang nói gì?. Còn khi ta biết kết hợp việc học với việc hành thì làm việc tốt hơn củng cố được kiến thức, kĩ năng đã học. Ta đã từng nghe danh những tấm gương sáng ở nước nhà và trên thế giới. Như ông vua máy tính Bin Ghết, một tỉ phú của thế giới, là người cần cù học tập sau đó thực hành ngoài cuộc sống và kết quả của việc làm đó là ông đã xây dựng được một mạng lưới vi tính khổng lồ, rải khắp thế giới. Như nhà khoa học Ê-đi-sơn không chỉ thông minh, học giỏi, phát minh ra bóng đèn điện, xe điện mà còn là người cần cù, siêng năng. Có ai biết rằng nhà phát minh đó đã thường xuyên cầm búa làm việc thành thạo như những công nhân lành nghề khác. Lịch sử ta từ trước tới giờ, sáng lên hình ảnh Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn- vị dũng tướng tài ba, hiểu sâu rộng văn chương, binh pháp. Ông đã đem những gì tích luỹ được mà viết Binh Thư yếu lược, mà soạn Bình ngô đại cáo làm súc động trái tim, sục sôi ý chí chiến đấu của bao tướng sĩ. Lí Tiên Hoàng Lí Công Uốn là người học sâu hiểu rộng lịch sử nước ta,sử sách nước ngoài để rồi có quyết định sáng suốt dời đô từ Hoa Lư đến thành Đại La, làm nhân dân muôn đời hạnh phúc, an vui. Trong hai cuộc kháng chiến gian khổ của dân tộc, Hồ Chí Minh như vì sao sáng, sáng cả về học thức uyên thâm, sáng cả về những việc làm, những hi sinh của người cho đất nước. Bên cạnh đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã học tập người xưa, lãnh đạo quân dân kháng chiến chống pháp rồi đánh Mĩ. Nhà nông học Lương Định Của thì sao? Ông đã cùng nhân dân lội xuống ruộng cấy lúa, đem hết tài năng của mình để tạo ra những giống lúa mới đem lại cuộc sống ấm no cho bao người. Nếu bạn bảo “Những vị đó đều là nhân tài kiệt xuất, ta làm sao sánh bằng”. Xin thưa rằng để trở thành nhân tài họ phải học, phải hành chăm chỉ cần cù. Tôi có biết một bạn gái lớp 8 đã vui vẻ nhận lời hướng dẫn em làm Toán viết Văn, đi trồng lạc, trồng ngô cùng bố, sẵn sàng giúp đỡ gia đình. Với cô bạn ấy, đó cũng là thú vui, là cách để củng cố kiến thức cho mình. Chỉ cần một chút để ý thôi, bạn sẽ nhận thấy xung quanh mình có rất nhiều người đã học và hành đúng đắn, đã đạt được những kết quả, thành công lớn lao và ý nghĩa. Thật khâm phục La Sơn Phu Tử. Thật cảm ơn những bài học sâu sắc của tác giả. Từ đây, tôi đã nhận thấy rằng học và hành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Học sẽ giúp hành lưu loát, trôi chảy, hành sẽ giúp học tốt hơn. Ngày nay, bên cạnh những người có ý thức học, kết hợp học với hành thì còn có nhiều học sinh, sinh viên chỉ học lấy hình thức, lấy tiếng là người đi học mà không biết gì, khong thấy được cái sai của mình và cái đúng của học. Mọi người hãy từ bỏ lối học đó, hãy lấy câu “Học đi đôi với hành” để làm cơ sở cho một phương pháp học tập đúng. Học có vai trò to lớn đối với mỗi con người, với cả gia đình và dân tộc. Vì vậy có cách học đúng đắn, học theo lời dạy của bậcm cha ông mới xứng là người con đất Việt. Giờ đây, tôi vẫn vui chơi, nghịch ngợm như trước nhưng tôi đã biết không được nghịch điện, không được bẻ cành hái hoa, không được vứt rác bừa bãi, không được thiếu lễ phép, tôn trọng mọi người. Chắc chắn rằng tôi sẽ còn cố gắng để tìm đến con đường học vấn chân chính, và bạn sẽ có được phương hướng cho mình. Hiểu biết hạn hẹp của tôi chỉ có thể có những suy nghĩa giản đơn, nhỏ bé về sự học vô bờ. Có thể bạn sẽ còn lĩnh hội được những ý nghĩa thâm thuý sâu xa của “Bàn luận về phép học” mà tôi chưa có khả năng. Nhưng bây giờ, trong óc tôi đang hiện lên một ý nghĩa nhỏ bé mà quan trọng “Học có vai trò to lớn nhưng nếu ta cố gắng, phấn đấu, sửa chữa cái sai thì ta sẽ đạt được điều mong muốn.”
P/s : Bn tham khảo nha!

18 tháng 3 2019

Mỗi chúng ta đều có những mục tiêu và đích đến của riêng mình. Trên con đường đi tới thành công đó, không một ai có thể bỏ qua quá trình “học” và “hành”. “Học” và “hành” giữ vai trò hết sức quan trọng đối với thành công mỗi cá nhân. Đặc biệt, từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp chúng ta càng hiểu hơn mối quan hệ giữa “học” và “hành”.

“Học” và “hành” được hiểu là gì? “Học” là hoạt động tiếp thu, chiếm lĩnh kiến thức được truyền lại hoặc tự tìm hiểu qua sách, báo, tivi, tài liệu, từ thực tế cuộc sống…để mở mang vốn hiểu biết, tri thức cá nhân, nâng cao trình độ. “Hành” là những hoạt động thực tiễn được ứng dụng từ những kiến thức đã học. Đó đều là cả quá trình dài lâu. Khi viết bản tấu “Luận học pháp” để gửi lên vua Quang Trung, Nguyễn Thiếp đã trình bày mục đích của việc học trong phần“Bàn luận về phép học”. Ở đây, Nguyễn Thiếp đã chỉ rõ mục đích chân chính của việc học: “Học để hiểu rõ đạo lý, học để làm người”. Từ đó, ông khẳng định phải học phải có phương pháp đúng đắn: “ Học từ thấp đến cao, học rộng rồi tóm lượt cho gọn” và “Phải theo điều học mà làm” có nghĩa là học phải gắn liền với hành.

Quả thực, “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chúng là hai mặt của một quá trình thống nhất, gắn bó, hỗ trợ và nâng cao lẫn nhau. Nếu bạn nắm chắc lý thuyết và tri thức nhưng không vận dụng vào thực tiễn thì đó chỉ là lý thuyết suông, cuộc sống không tránh khỏi lúng túng thiếu kinh nghiệm. Ví như Ê – đi – xơn có trí tuệ hơn người nhờ tinh thần tự học, song nếu ông không đem trí tuệ đó để sáng tạo những phát minh vĩ đại cho loài người thì liệu có ai biết đến và ghi nhớ cống hiến của ông như ngày hôm nay? Những sinh viên y khoa chưa từng tham gia thực hành khám chữa bệnh liệu có thể chữa trị thành công cho người bệnh hay không? Ngược lại, không có tri thức khoa học, không có lý thuyết soi đường dẫn lối, con người ta lại không thể tham gia vào thực tế cuộc sống. Khi ấy, mọi việc sẽ trở nên rối loạn, thậm chí thất bại.

Kết hợp “học” với “hành” là một trong những phương pháp hiệu quả để thành công. Thực tế cuộc sống đã chứng minh từ rất nhiều tấm gương tiêu biểu. Bạn muốn giỏi ngoại ngữ, nhưng bạn ngại giao tiếp, ngại thực hành thì kiến thức có tốt đến đâu cũng không thể nâng cao khả năng của bạn. Nhiều trung tâm Ngoại Ngữ đã chứng minh cách thực hành, nói chuyện trực tiếp với người bản xứ đạt hiệu quả cao hơn việc làm bài tập và thi cử thông thường. Nhìn vào lịch sử dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta ra đi tìm đường cứu nước bằng hai bàn tay trắng. Nhờ tinh thần tự học và cuộc sống giao tiếp thường ngày, Người giỏi tới hơn hai mươi thứ tiếng. Suốt những năm tháng đó, nếu không nhờ “Chủ nghĩa Mác – Lênin” và hành động của Người, liệu dân tộc Việt Nam có được độc lập tự do như ngày hôm nay? Những minh chứng xác thực đó đã chứng minh sức mạnh của “học” đi đôi với “hành”. Tri thức học được sẽ tạo động lực để ta tự tin ứng dụng cải tạo thực tiễn. Trong quá trình vận dụng ấy, không tránh khỏi những khó khăn thất bại, nhưng một lần thất bại lại giúp ta rút ra kinh nghiệm quý giá để nhanh chóng khắc phục và đi đến thành công.

Như vậy, “Bàn về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã đem đến những bài học vô cùng quý giá cho việc học, giúp người đọc phần nào ý thức được mối quan hệ giữa “học” và “hành”. Để rồi từ đó rút ra được bài học cho bản thân mình. “Học phải đi đôi với hành” như Bác Hồ đã từng căn dặn. Chúng ta không thể chỉ học mà quên đi hành. Tích cực, chủ động tiếp thu và chiếm lĩnh tri thức để bồi đắp và trang bị cho mình hành trang sẵn sàng dấn thân vào cuộc sống. Dùng hành động thực để ứng dụng những thứ mình đã học, rút kinh nghiệm, sáng tạo để thành công. Đặc biệt thế hệ trẻ Việt Nam – những chủ nhân tương lai của đất nước cần thực hiện tốt phương pháp này để góp phần dựng xây Tổ Quốc mai sau như lời Hồ Chủ tịch lúc sinh thời : “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, đó chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Biết kết hợp có hiệu quả “học” và “hành”, chắc chắn bạn sẽ hoàn thiện bản thân, trở thành người có tri thức, có đạo đức, tài năng và nhân cách, kỹ năng tài giỏi.

Hơn hai trăm năm đã qua đi nhưng lời dạy thuở nào của Nguyễn Thiếp vẫn còn nguyên giá trị. Đó không chỉ là bài tấu trình vua của một bậc phu tử đời đời kính trọng mà còn là lời khuyên đúng đắn của thế hệ đi trước cho những thế hệ nối bước theo sau. “Học” và “hành” đi đôi với nhau chính là một phương pháp học tập thành công cho mỗi con người.

Chúc bạn học tốt :)).

16 tháng 11 2016

Đó là tình cảm thắm thiết sâu nặng đối với chồng con, trong những hoàn cảnh đau dớn tủi cực, gay cấn nhất, họ không chỉ bộc lộ phẩm chất dịu hiền đảm đang mà còn thể hiện sức mạnh tiềm tàng, đức hy sinh quên mình, chống lại bọn cường bạo để bảo vệ chồng con

 

11 tháng 4 2019

Người này hình như bị cắt chức CTV

12 tháng 4 2019

tiếng thơm muôn đời !

26 tháng 11 2018

Người phụ nữ Việt Nam hiện nay “Đảm đang, tháo vát, chung thủy, giàu lòng hi sinh đó là những đặc điểm có tính chất truyền thống của người phụ nữ Việt Nam trước đây. Cái mới của chị Dậu là sức chiến đấu mạnh khỏe lạc quan và tinh thần phản kháng gan dạ trước kẻ thù. Nhiều người đàn bà khác rơi vào tình cảnh quẫn bách như chị Dậu, có khi đành chịu buông tay khuất phục, nhắm mắt cho cuộc đời trôi theo số mệnh. Nhưng người đàn bà nông dân này cứ thấy lăn sả vào bóng tối như mực, kiếm cách phá tung ra để tìm đường sống. Và chống trả một cách mộc mạc, hồn nhiên, không cần lí lẽ, dường như hành động quyết liệt đó, ngôn ngữ nhân vật nhuần nhị đó là sản phẩm tất yếu của một cuộc đời lương thiện vỗn đã cơ cực lại còn bị giày xéo tàn nhẫn”.

8 tháng 11 2017

người phụ nữ vn ngày ấy là người dũng cảm, yêu thương chồng con và tiềm tàng sức mạnh

20 tháng 3 2021

Tham khảo:

Khi con tu hú” là bài thơ Tố Hữu làm khi ông bị giam trong nhà lao Thừa Phủ (Huế) năm 1939. Trong khoảng thời gian bị bắt giam từ tháng 4/1939 cho đến tháng 3/1942, Tố Hữu đã làm rất nhiều thơ in trong phần Xiềng xích của tập thơ Từ ấy. Đây là một bài thơ nói lên cảm giác mất tự do, ngột ngạt của nhà cách mạng trẻ tuổi. Bài thơ gồm hai phần. Phần đầu (sáu dòng) nói về niềm khao khát tự do. Phần hai (bốn dòng) thể hiện khát vọng hành động, tháo cũi sổ lồng.

Ý thơ bắt đầu từ tiếng chim tu hú, như nhan đề bài thơ đã nêu lên: Khi con tu hú. Đó là tu hú kêu, tiếng kêu vang suốt cả bài thơ, ra ngoài bài thơ, vang mãi. Tu hú kêu báo hiệu mùa hè. Người bị giam trong tù, khép kín giữa bốn bức tường kín mít. Chỉ còn có âm thanh là mối liên hệ với bên ngoài: chỉ có tiếng chim, tiếng chuông, tiếng bước chân, tiếng rao đêm... là báo hiệu cuộc sống bên ngoài. Tự nhiên, âm thanh bên ngoài trở thành biểu tượng của cuộc sống tự do. Cả bài thơ xây dựng trên hình ảnh âm thanh đó.

Âm thanh không chỉ là tiếng kêu. Trong âm thanh thường có cả một thế giới hoài niệm gắn liền với âm thanh ấy. Chẳng hạn khi nghe một giai điệu bài hát, người ta dễ dàng liên tưởng tới cái thời gian và không gian mà người ta say mê với bài hát ấy. Cũng vậy, khi tiếng chim tu hú gọi bầy cất lên làm hiện ra trong tâm trí tác giả một thế giới đồng nội thân thuộc:

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Khung cảnh và chi tiết đúng là của đồng nội vào vụ tháng năm, tháng sáu: lúa chín, trái chín, tiếng ve, ngô vàng, nắng tươi, trời cao, sáo diều bay lượn. Nhà thơ chứng tỏ một tâm hồn thơ đầy ắp ấn tượng về thôn dã. Nhưng hồn thơ còn chứa đựng một điều kì diệu. Ấy là sự liên tưởng tạo thành một phản ứng dây chuyền. Tiếng chim gọi bầy, gọi lúa đang chín và trái cây đang ngọt dần, biết bao là hương vị. Rồi thì bóng râm và dậy tiếng ve ngân — một vầng âm thanh xao xuyến ngập tràn thính giác. Bắp vàng và nắng đào đầy sân gợi lên ánh sáng chan hòa và màu sắc rực rỡ. Cuối cùng âm thanh gợi ra một không gian cao rộng tự do:

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Đây là đỉnh điểm của sự tưởng tượng. Tâm hồn nhà thơ như cũng đang bay lượn, nhào lộn trong không gian cao rộng ấy. Khó có thể hình dung đây là cảnh tượng có thật được nhìn bằng mắt, bởi tác giả đang ở trong tù. Đây chỉ có thể là tấm ảnh mở ra trong một tiếng chim:

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Nhà thơ thì thầm với mùa hè, đây cũng là một hình ảnh mới. Mùa hè của tự do, của nồng nàn, của đam mê. Tiếng kêu của chim tu hú đến đây trở thành tiếng gọi của tự do.

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Hai câu kết đã thể hiện niềm khát khao tự do đến cháy bỏng, đến đỉnh điểm. Sự tương phản của cảnh trời tự do và nhà tù giam hãm đã thôi thúc thêm niềm uất hận, muốn phá tan nhà tù. Con chim cứ kêu nghĩa là tiếng gọi tự do không bao giờ thôi, nghĩa là ý chí vượt ngục luôn luôn thường trực. Bài thơ kết thúc với một sự nung nấu ý chí hành động, một tâm trạng nhức nhối, bồn chồn, một tâm sự không thể ngồi yên, khoanh tay. Điều thú vị là Tố Hữu đã kết thúc chuỗi ngày tù ngục của mình bằng hành động vượt ngục. Con chim cách mạng ấy đã cất cánh tung bay.

Từ bài thơ Từ ấy đến bài thơ Khi con tu hú, ta thấy Tố Hữu làm thơ rất thành thực, thơ đốt lên tự đáy lòng, không chút màu mè, kiểu cách, tỉa tót. Thơ ông truyền cảm bằng thứ tình cảm chân thật của chính mình.

21 tháng 3 2021

ban co the lap dan bai nghi luan cho bai tren duoc khong.Giup minh voi nha.