K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2021

Không cam chịu bị áp bức, bóc lột nặng nề, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi. Thái thú Giao Chỉ là Tiết Tổng đã phải tâu lên vua : “ Giao Chỉ...đất rộng, người nhiều, hiểm trở độc hại, dân xứ ấy rất dễ làm loạn, rất khó cai trị”.
Giữa thế kỉ III, ở quận cửu Chân đã nổi lên cuộc khởi nghĩa lớn của Bà Triệu.
Bà Triệu có tên là Triệu Thị Trinh, là em gái Triệu Quốc Đạt - một hào trưởng lớn ở miền núi huyện Quan Yên, thuộc quận cửu Chân (huyện Yên Định, Thanh Hóa). Bà là người có sức khoẻ, có chí lớn và giàu mưu trí. Năm 19 tuổi, bà đã cùng anh trai tập hợp nhiều nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa, mài gươm luyện võ, chuẩn bị khởi nghĩa.
Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc - Thanh Hóa), Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp của bọn quan lại nhà Ngô ở quận cửu Chân, rồi từ đó đánh ra khắp Giao Châu.
sử nhà Ngô chép : “Năm 248, toàn thể Giao Châu đều chấn động”.
Khi ra trận, Bà Triệu thường mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi, trông rất oai phong lẫm liệt.
Được tin, nhà Ngô với cử viên tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu. Lục Dận huy động thêm lực lượng lớn vừa đánh, vừa mua chuộc, chia rẽ nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền - Hậu Lộc - Thanh Hóa), ở đây, hiện nay còn lăng mộ và đền thờ Bà.

2 tháng 4 2021

Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu:

- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.

- Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa), nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quan lại nhà Ngô ở quận Cửu Chân rồi đánh ra khắp Giao Châu.

- Được tin, nhà Ngô cử tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu, chúng vừa đánh, vừa mua chuộc, tìm cách chia rẽ nghĩa quân.

- Trước thế giặc mạnh, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa).

=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc.

 



Sự hi sinh của bà thể hiện lòng dũng cảm của 1 vị anh hùng

25 tháng 3 2021

Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu:

- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.

- Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa), nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quan lại nhà Ngô ở quận Cửu Chân rồi đánh ra khắp Giao Châu.

- Được tin, nhà Ngô cử tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu, chúng vừa đánh, vừa mua chuộc, tìm cách chia rẽ nghĩa quân.

- Trước thế giặc mạnh, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa).

=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc.

Ý nghĩa :

Tiêu biểu cho tinh thần yêu nước ,ý chí quyết tâm dành lại quyền độc lập, tự chủ của dân tộc ta

Việc nhân dân ta lập đền thờ đã nói lên :

- Nhân dân ta thương tiếc, kính trọng, ghi nhớ công ơn những người đã hi sinh vì độc lập, tự do của đất nước.

- Khẳng định tinh thần không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của nhân dân ta.

15 tháng 4 2023

Ý nghĩa lịch sử:

- Nền độc lập dân tộc được khôi phục.

- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân dân tộc. khẳng định ý thức độc lập của dân tộc.

- Khẳng định vai trò lớn lao của người phụ nữ Việt Nam.

 

15 tháng 4 2023

Thể hiện hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của người Việt , quyết tâm giành độc lập tự chủ của người Việt 

29 tháng 3 2021

Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu tuy thất bại, nhưng đã để lại một dấu son sáng ngời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Dân tộc ta nói chung, vùng đất Thanh Hóa nói riêng rất tự hào đã sinh ra vị nữ Anh hùng đã làm nên những chiến công rạng rỡ cho dân tộc. Tinh thần yêu nước, chí khí quật cường cùng sự hy sinh lẫm liệt của Bà Triệu không chỉ làm cho kẻ thù khiếp sợ mà còn là nguồn cổ vũ lớn lao đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự chủ của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử.

22 tháng 2 2016

Trong SGK cx có mà

23 tháng 2 2016

Câu nói nổi tiếng của Bà Triệu khi tiến hành cuộc khởi nghĩa vào năm 248 là: " Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh đạp bành sóng dữ, chém cá kình ở biển đông. Đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn chứ không chịu cuối khom lưng làm tì thiếp cho người ta ".

1 tháng 3 2016

a) Nguyên nhân

- Chính sách đô hộ, đồng hóa rất tàn bạo của triều đại nhà Ngô.

b) Diễn biến

- Năm 248 cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền ( Hậu Lộc - Thanh Hóa ).

- Nghĩa quân đánh phá các thành ấp của nhà Ngô ở quận Cửu Chân, từ đó đánh ra khắp Giao Châu.

- Nhà Ngô cử Lục Dận đem 6000 quân sang Giao Châu, Lục Dận vừa đánh vừa mua chuột.

c) Kết quả

- Cuộc khởi nghĩa bị dần ác

- Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền Hậu Lộc - Thanh Hóa ).

d)Ý nghĩa

- Khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí quyết dành lại độc lập của dân tộc ta.

3 tháng 3 2016

 

1. Nguyên nhân

Khi nhà Ðông Hán bên Tàu mất ngôi thì đất Giao Châu thuộc về nhà Ðông Ngô cai trị. Nhà Ðông Ngô sai Lục Dận sang làm Thứ Sử Giao Châu. Lục Dận là một kẻ tàn bạo, các quan Tàu dưới quyền lại tham nhũng. Nhân dân đau khổ, căm hờn, những mong có người phất cờ khởi nghĩa để nổi lên hưởng ứng. Người ấy là Bà Triệu.

 

2. Thân thế Bà Triệu

Bà Triệu tên là Triệu Thị Trinh, quê ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa bây giờ. Mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ, Bà ở với anh là Triệu Quốc Ðạt. Dầu là phận nữ nhi, Bà có sức mạnh lại thêm có chí khí và mưu lược. Lúc 20 tuổi, gặp người chị dâu ác độc. Bà bỏ nhà vào núi ở.

Trước cảnh đồng bào bị người Tàu hà hiếp, Bà bèn chiêu mộ binh mã mưu việc cứu nước. Anh Bà khuyên can, Bà đáp rằng: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá Tràng Kình ở biển Ðông, quét sạch bờ cõi để cứu dân ra khỏi cơn đắm đuối, chứ không thèm bắt chước người đời, cúi đầu cong lưng làm tì thiếp cho người ta". Người anh nghe được cũng vào rừng tụ tập nghĩa binh để chờ ngày khởi sự.

 

3. Cuộc khởi nghĩa

Năm 248, thừa lúc lòng dân phẫn uất đến cực độ, Bà cùng anh dấy binh ở quận Cửu Chân. Khi ra trận, Bà cỡi voi, mặc áo giáp vàng, xông pha giữa chốn ba quân như vào chỗ không người. Quân sĩ rất kính phục, gọi bà là Nhụy Kiều Tướng Quân. Bà còn được tôn làm Lệ Hải Bà Vương. Bà đánh với quân Tàu nhiều trận dữ dội. Thanh thế Bà lừng lẫy, vang dội đến Trung Hoa.

 

4. Bại trận tử tiết

Nhà Ðông Ngô vội sai Lục Dận đem một đạo binh rất lớn đi đánh Bà. Bà chống cự hăng hái được sáu tháng. Sau, vì quân ít thế cô, Bà bại trận. Bà chạy đến làng Bồ Ðiền, nay thuộc tỉnh Thanh Hóa, rồi tự tử. Lúc ấy, Bà mới có 23 tuổi. Hiện nay, nơi Bà tự tử vẫn còn đền thờ.

 

5. Treo gương ái quốc

Sau hai Bà Trưng, Bà Triệu, dầu sự nghiệp chưa thành, là vị anh thư thứ ba treo gương ái quốc cho dân tộc, ảnh hưởng lớn lao đến các cuộc khởi nghĩa giải phóng đất nước sau này.

24 tháng 3 2022

D

9 tháng 3 2022

mấy kiến thức này tui quên hết gòi

có ai còn nhớ hông

9 tháng 3 2022

tui quên từ lúc học

20 tháng 3 2022

bạn thi 

20 tháng 3 2022

tham khảo 

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

(3,0 điểm)

- Sự kiện: năm 248, khởi nghĩa Bà Triệu.

+ Thuộc thế kỉ: III.

+ Cách năm hiện tại (năm 2021): 1773 năm.

0,5

- Sự kiện: năm 938, Ngô Quyền chỉ huy quân dân chiến thắng…

+ Thuộc thế kỉ: X.

+ Cách năm hiện tại (năm 2021): 1083 năm.

0,5

- Sự kiện: năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý.

+ Thuộc thế kỉ: XI.

+ Cách năm hiện tại (năm 2021): 1012 năm.

0,5

- Sự kiện: năm 1288, quân dân Đại Việt chiến thắng…

+ Thuộc thế kỉ: XIII.

+ Cách năm hiện tại (năm 2021): 733 năm.

0,5

- Sự kiện: năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

+ Thuộc thế kỉ: XX.

+ Cách năm hiện tại (năm 2021): 91 năm.

0,5

- Sự kiện: năm 1986, Việt Nam tiến hành đổi mới đất nước…

+ Thuộc thế kỉ: XX

+ Cách năm hiện tại (năm 2021): 35 năm.

0,5

2

(2,0 điểm)

Một số đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu là:

- Kí hiệu điểm: Vườn quốc gia, cao su, trâu bò, lợn, thiếc, sắt…

- Kí hiệu đường: Đường máy bay, dòng biển, di cư, hướng di chuyển của bão, ranh giới quốc gia…

- Diện tích: Bãi tôm, bãi cá, vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp, mật độ dân số...