K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 7 2018

chào các bạn mình là cu Shin dễ thương, bây giờ mình sẽ kể cho các bạn nghe về buổi sinh hoạt của gia đình Shin vào tối thứ 7 nhé!

Vừa nghe tiếng bố ngoài cửa, anh em tôi đã cuống quýt chạy đến mở cửa rồi chưa kịp đợi bố cho xe vào nhà đã ôm vai, bá cổ bố, bé Hima còn bắt bố bế nữa! Mẹ nhìn cảnh tượng ấy phì cười nói: “Nào, Hima xuống cho bố rửa mặt cái đã, bố đi đường xa chắc một lắm rồi!”. Thế là bé Hima tụt xuống nhưng còn phụng phịu.

Mẹ cất áo và cặp cho bố rồi nhắc bố đi tắm, nước ấm mẹ vừa pha. Lúc mẹ vào nhà thì Shin tôi đã ríu rít ngồi đoán xem hôm nay bố mua quà gì.

Khi bố xong việc cũng là lúc mẹ pha nước cam cho bố. Mẹ hỏi han bố xem công việc cơ quan tiến triển đến đâu. Trong khi bố mẹ nói chuyện,Shin tôi vui đùa tranh giành nhau những tập truyện, những gói bánh bố mang về làm quà, cả nhà trò chuyện xong, bố cùng tôi lên phòng của tôi.  Bố và tôi chơi trò “bingo” giống như trong tiếng Anh. Bố ra một chủ đề nào đó, ví dụ như “mùa xuân”, tôi sẽ viết năm từ về chủ đề ấy, bố sẽ viết mười từ cũng về chủ đề này. Bố sẽ đọc mười từ của mình, nếu tôi có cả năm từ giống từ của bố thì tôi sẽ hô “bingo”. Bố và tôi chơi rất vui, hết chủ đề này sang chủ đề khác, và cũng khá nhiều lần tôi hô “bingo”. bé Hima phải chơi một mình thì có vẻ ganh tị. rồi Bố chơi ô tô, máy bay, người máy,… với Hima.  Cả nhà tôi trò chuyện vui vẻ, Hima còn lên hát và múa những bài học ở mẫu giáo làm cả nhà còn vui hơn, tiếng cười và vỗ tay vang rộn rã!

12 tháng 1 2022

Lúc trước, tôi tự hỏi rằng: ''cuộc sống này, thời gian này sao lại qua nhanh đến thế ?''trong gia đình,  rất ít khi nào cả nhà được một khoảng thời gian dài dành cho nhau. Chúng tôi phải bận nhiều việc riêng, nào là : đi làm, đi học, việc nhà, ...

    Nhưng thật là kì diệu, vì dịch Covid-19 hiện nay nên gia đình tôi thực hiện theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ rằng: ''Ở nhà là yêu nước''.Loại dịch này như là những tên giặc, Mà không chỉ có gia đình tôi mới tham gia những quy định ấy, tất cả người dân, gia đình trên toàn nước đều thực hiện. Loại đại dịch này có ưu điểm và khuyết điểm của riêng nó. Cũng nhờ đó mà người dân thể hiện tình đoàn kết với nhau, các gia đình có nhiều thời gian ở bên nhau hơn. Cũng nhờ nó mà gia đình tôi được bên nhau, sum họp mỗi ngày, 24/24 giờ. Ngày trước, ai ai cũng phải bận rộn với công việc của riêng mình, không bận tâm gì đến cảm xúc của những người thân xung quanh. Mà nếu có bận tâm thì cũng chả làm được gì, bắt quá thì ngày nghỉ đi chơi thôi. Nhưng bây giờ, gia đình tôi luôn quây quần bên nhau từ những bưa cơm đến giờ rảnh rỗi. Ngoài ra, những đứa con như tôi còn có thể giúp mẹ việc nhà. Tôi cũng thấy vui vẻ, hạnh phúc làm sao khi mình vẫn có ích. 

     Cuối cùng, tôi muốn tất cả mn cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh mang lại sự ên bình cho đất nước ta. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn những bác sĩ đã ko ngại gian nan đấu tranh bảo vệ hòa bình. Tôi yêu Việt Nam và gia đình mình. Cố lên Việt Nam ơi!

6 tháng 12 2017

Vào mỗi buổi tối thứ bẩy thì gia đình tôi cũng như bao gia đình khác đều rất vui vẻ do đây là ngày cuối tuần nên mọi người đều tụ tạp đông đủ ở nhà tôi để chuẩn bị cho buổi sum họp cuối tuần. Thứ bảy vừa rồi nhà tôi vui hơn hẳn mọi khi vì có chị gái tôi đưa các cháu xuống cùng ăn bữa cơm sum họp cuối tuần với gia đình.

Buổi chiều hôm đó mẹ gọi tôi dạy sớm hơn mọi khi để chuẩn bị bữa cơm tối cho gia đình để đợi mọi người về cùng ăn cơm tối với gia đình. Vì hôm nay có đông đủ mọi người nên mẹ tôi bắt một con gà trống rất to để làm thịt đãi mọi người. Riêng gà thì tôi khoái lắm một phần là gà nhà tôi thì khỏi chê một  phần la do gà nhà tôi chỉ khi được mẹ chế biến thì nó mới đậm chất vị ngon của gà. Thế nên tôi hăng hái đi làm gà với mẹ ngay. Chỉ một loáng sau chú gà đã được xử lí rất nhanh gọn  và đã được mẹ chế biến thành rất nhiều món hấp dẫn như gà luộc và cả gà rán nữa. Đúng sáu giờ tối thì cơm nước đã chuẩn bị gần như xong chỉ đợi mọi người về để ăn thôi. Hôm nay bố tôi nghỉ làm đồng sớm hơn mọi ngày để vào phụ mẹ một tay làm bếp. Mẹ tôi thì đang tranh thủ sào rau và rán gà còn tôi thì  đang đơm thức ăn ra đĩa. Riêng bố tôi thì được mẹ phân nhiệm vụ là chặt gà giúp mẹ. Hôm nay còn vui hơn nữa khi chị gái tôi gọi điện là chiều nay sẽ bắt xe từ Hà Nội về. Thế là bữa cơm hôm nay sẽ đông đủ hơn rất nhiều lần. Chỉ một lát sau thế là chị gái và anh rể đã đem xuống là không thể không đem theo thằng cò là đứa cháu mà tôi yêu quý nhất. Anh thì ngồi trên nhà ống nước với bố còn chị thì xuống xem mẹ con tôi còn việc gì không. Một lát sau thì chị gái tôi đã vầ ,lâu lắm rồi chị mới vầ nhà nên gặp được chị ai nấy cũng vui mừng cười vui không ngớt. Thế là đã đông đủ tất cả các thành viên ,chị em chúng tôi nhanh nhẹn bê tất cả các đồ ăn lên trên nhà để chuẩn bị cho bữa cơm cuối tuần. Thằng cò cũng nhanh nhẹn xuống mang giúp tôi ý bát. Gớm lâu  lâu không gặp mà nó đã lớn hơn rất nhiều mà nhanh nhẹn hơn hẳn. Nhìn cái điệu bộ hớn hở của nó là tôi biết chắc nó thích lắm vì lâu lắm rồi nó chưa xuống nhà tôi mà,phần vì nó phải đi học nhiều phần cũng vì nàh xa nên nó không được thường xuyên tới đây. Thế là chỉ một loáng đồ ăn đã được dọn sẵn lên. Đây chính là lúc mọi người chúng tôi quây quần bên mâm cơm ấm áp. Mọi người hỏi nhau rất nhiều chuyện. Chị gái tôi thì kể chuyện đi làm trên Hà Nội,và lâu rồi chị không về nên dường như chị chính alf tâm điểm của bữa cơm hôm nay. Rồi mẹ tôi hỏi chuyện học hành của thằng cò và công việc của hai vợ chồng anh chị,nghe chị tôi kể về những trò phá của nó mà cả nhà tôi bò lăn ra cười. Nghịch là thế nhưng tôi phải công nhận rằng nó rất thông minh và học giỏi nữa. Mới học lớp một thôi mà nó đã có rất nhiều huy chương của tỉnh. Nhắc đến việc học của nó mẹ tôi lại nhắc đến việc học hành của tôi luôn. Tôi ngại đến đỏ cả mặt xấu hổ vì không bằng thằng thằng cháu. Thấy  thế chị tôi cũng nói đỡ cho tôi và cuộc nói chuyện lại được chuyển sang chủ đề khác. Tôi thấy mình đâu đến nỗi tệ đâu chỉ là do thằng cháu tôi nó quá giỏi thôi mà.

Mẹ tôi gắp thức ăn cho hai chị nhắc hai chị không sống với mẹ thì phải ăn uống cho tốt đừng để bị ốm,tôi cũng thấy thương hai chị lắm bởi nhìn chị gầy hơn nhiều thấy thế tôi cũng dành những miếng ngon gắp cho thằng cháu và cả chị nữa. Và rồi cứ thế mọi người ăn uống nói chuyện ,tiếng cười nói vang lên không ngớt làm chung tôi dường như quên đi tất cả mọi lo nghĩ và bây giờ đối với chúng tôi chỉ có gai đình mà thôi. Khoảng chừng một tiếng sau chúng tôi đều đã ăn rất no,ăn xong tôi và chị nhanh chóng thu dọn bát đĩa,anh tôi thì lại tiếp tục nói chuyện uống nước với bố còn chúng tôi thì đi rửa bát. Mẹ tôi thì chuẩn bị một số thức ăn để cho thằng cò mang về. Chẳng mấy chốc đã chín giờ tối mẹ tôi giục thằng cò không chơi nữa chuẩn bị còn về. Khổ thân nó đang chơi dở nó chẳng muốn về tẹo nào. Chị tôi phải thí nó là mai lại xuống nó mới chịu về.

Thế là một buổi chiều thứ bảy ý nghĩa đã kết thúc,trong tôi vẫn còn nguyên cái tâm trạng  sum họp của gia đình tôi. Tôi mong sao những buổi sum họp cuối tuần như thế này sẽ  thường xuyên đông đủ  như thế này bởi những dịp như thế này khiến chúng tôi thêm yêu quý hiểu gia đình mình hơn,

6 tháng 12 2017

Hình ảnh của buổi tối thứ bảy tuần trước như một đoạn phim ngắn hiện rõ lên mồn một trong kí ức tôi. Đó là một buổi tối thật vui vẻ và cũng thật là đầm ấm. Sau bữa cơm chiều, em giúp mẹ dọn dẹp bàn ăn, rửa chén bát xong rồi lên phòng khách dùng la séc và xem truyền hình cùng cả nhà. Bé Mi đã năm tuổi rồi, nhí nhảnh như một con chim sáo hót liến thoắng.

- Bố ơi, bố dùng tăm nhé! - Con mời bố uống nước. Chị Hai vừa mới pha lúc nãy, ngon lắm bô à!

- Thứ hai, bô' cho Mi đi thành phố với bố nhé! Lâu lắm rồi, bố chả cho con đi đâu cả!

- Con nhỏ này, đế cho bố uống nước. Nói gì mà nói lắm thế!

- Em nói với bố chớ bộ em nói với chị à! Mẹ ơi! Mẹ cho con đi thành phố với bố nhé! Con mua quà về cho mẹ!

- Bữa khác đi con. Lần này, bô đi những hai tuần kia mà. Bỏ học hai tuần, mất hai phiếu bé ngoan, cuối năm không được lĩnh thưởng như chị Hai, không được vào lớp Một, thua bé Như con chú Hải là bố mẹ buồn lắm đó!

Nghe mẹ nói vậy, vẻ mặt hớn hở và nhí nhảnh của nó lúc nãy biến mất. Nó xụ mặt xuống có vẻ buồn buồn. Chắc nó cũng đang suy nghĩ... Thấy vậy bố nói:

- Đừng buồn nữa con, dịp khác bố sẽ đưa cả ba mẹ con đi chơi luôn thể.

- Hay quá! Bô cho con với Mi đi Đầm Sen và hồ Kì Hòa nữa nghe bố? - Đầm Sen và hồ Kì Hòa ở đâu chị Hai?

- Ở thành phố đó cưng. Ráng học ngoan rồi chị em mình cùng đi với mẹ nữa. Cả nhà mới vui chứ! Nó thích quá, chạy lại, sà vào lòng bố, hí hửng như con cún con, bắt bố phải hứa với nó. Bô ra điều kiện, học kì một cả hai chị em phải lĩnh thưởng bô' mới cho đi

. Bây giờ nó mới trơ lại vẻ mặt hớn hở như trước, huyên thuyên đủ thứ chuyện trong tuần cho bố nghe: Chuyện trường, chuyện lớp, chuyện bé Như con chú Hải cùng cơ quan với bố trên tỉnh. Tuần rồi bé Như không ngoan, thua nó một phiếu bé ngoan. Rồi như sực nhớ ra một chuyện quan trọng. Nó kể cho bô' nghe tối thứ ba vừa rồi mẹ bị cảm, chị Hai nấu nước xông, nó lấy thuốc, xoa dầu cho mẹ như thế nào... Kể vanh vách không sót một chi tiết nào. Bố xoa đầu nó rồi nói:

- Cả hai chị em như thê' là ngoan lắm! Bố yên tâm vì biết các con đã có ý thức giúp đỡ mẹ. Thôi, con lại ngồi với mẹ xem chương trình “bông hoa nhỏ” đế bố nói chuyện với chị Hai một chút!

Vừa xem ti vi, bố vừa hỏi chuyện học hành của tôi.

- Con vẫn đi học thêm đều đặn đấy chứ? Gắng lên con ạ! Đây là năm cuối cùng của bậc Tiểu học. Mấy năm qua, con đã học lớp chọn. Bô đã bàn với mẹ con rồi. Mi đã lớn, năm tới, em con học lớp Một, mẹ con sẽ kèm cặp cho nó. Còn con, bố sẽ đưa con lên tỉnh học. Bước đầu làm quen với cuộc sống tự lập, sau này còn phải học lên đại học nữa. Con thấy thế nào? 

- Con nhớ mẹ và em lắm!

- Ừ, chỉ thời gian đầu thôi, sau sẽ quen dần. Vậy nghe con! Giờ thì con đưa tập học Anh văn cho bô xem! Em chạy về góc học tập của mình, đưa tập Anh văn cho bố. Nhìn bô chăm chú vào quyển tập, lâu lâu thây bô gật đầu có vẻ hài lòng. Rồi bô quay sang mẹ nói gì mà tôi không rõ. Chỉ thây cả mẹ và bô đều cười thích thú. Ôi! Một buổi tối vui vẻ và đầm ấm biết bao nhiêu! Ngày kia, bô đã đi rồi! “Bố ơi, xong việc, bố lại về với hai chị em con nhé! Chúng con yêu bố lắm! Và cả mẹ nữa đấy!” Thế rồi, giấc ngủ lại đến với tôi lúc nào không biết nữa.

 

1 tháng 2 2016

Bố tôi công tác cách nhà gần 50 cây số nên cuối tuần mới về và do đó chỉ có chiều thứ bảy thì cả nhà tôi mới được đông đủ. 
Không khí gia đình tôi những ngày cuối tuần thường rộn ràng hơn và nhất là vào ngày thứ bảy, bởi cả ba mẹ con tôi, ai cũng ngóng bố về, và liên tục nhắc đến bố. Nào là tiếng cái út nũng nịu hỏi:

- Bố sắp về chưa hả mẹ?

Mẹ âu yếm trả lời:

- Chỉ một lát nữa bố sẽ về nhà. Con ngoan bố về sẽ có quà, còn hư là bố không cho đâu.
Con bé nghe vậy cười tít mắt:

- Con ngoan nhất nhà mẹ nhỉ.

Quay sang tôi nó tranh: 

- Em ngoan hơn chị, bố sẽ cho em nhiều quà hơn.

Tôi mỉm cười ra dáng chị cả:

- Chị sẽ nhường cho em hết. Được chưa. Bây giờ em lên nhà đợi bố để mẹ với chị nấu cơm.
Biết bố thích ăn cánh cua, chiều thứ bảy nào mẹ cũng mua cua về dễ làm món bố thích. Và tôi thường quanh quẩn bên chân mẹ để phụ giúp. Chiều hôm nay cũng vậy, mẹ chuẩn bị mọi thứ từ sáng, đợi đến lúc bố sắp về đến nhà hai mẹ con lại tíu tít chuẩn bị.

Đang mải mê nấu nướng hai mẹ con tôi bỗng nghe thấy út gọi í ới:

- Mẹ ơi bố về. Bố về rồi!

Tiếng nó lại lảng lót:

- Con chào bố ạ. Bố có mua quà cho con không.

Tôi và mẹ chạy lên nhà, bố đã bế út và lấy quà cho bé. Con nhỏ sung sướng ôm cổ bố.
Bố quay sang tôi hỏi:

- Con đang nấu cơm hả. Con ngoan lắm.

Bố cất cặp sách vào nhà, mẹ đã kịp mang một chậu nước mắt lạnh cho bố rửa mặt, còn tôi chạy đi lấy cho bố một cốc nước mắt.

Một lát sau cả nhà tôi đã quây quần bên mâm cơm nóng hổi, từ lúc bố về út luôn ngồi cạnh kể cả lúc ăn cơm. Nó còn đòi gắp thức ăn cho bố và khi bố vừa đưa bát ra tro nó gắp thức ăn vào thì nó lại đánh rơi ngay xuống đất, cả nhà được một phen cười. Bố vừa cười vừa nói:

- Con gái bố ngoan lắm! Tuần này con có được phiếu bé ngoan không?
Nhắc đến phiếu bé ngoan bé vội vàng tụt xuống đất lon ton đi lấy ra khoe với bố. Bố vui sướng nhìn bé rồi quay sang hỏi tội:
- Thế con được mấy điểm mười.

Tôi tự hào khoe với bố:

- Con vẫn luôn dẫn đầu lớp,tuần này bố phải thưởng cho con một chuyến đi công viên đấy.
Nghe đến công viên út vội hét lên:

- Con đi mấy.

- ừ! Bố sẽ đưa cả nhà đi.

Tôi còn kể cho bố nghe chuyện trường lớp ra sao, chuyện nhà tuần qua ra sao. Bố nhìn chúng tôi đầy yêu thương, trừu mến.
Ăn cơm xong, cả nhà tôi đi dạo phố và ăn kem ở Bờ Hồ, thật vui. Buổi tối thứ bảy đường phố thật đông đúc, tấp nập. Hai chị em tôi ca hát líu lo. Tôi chỉ mong ngày nào cũng là thứ bảy để cả nhà tôi được ăn cơm cùng nhau bên nhau.

1 tháng 2 2016

Bố tôi công tác cách nhà gần 50 cây số nên cuối tuần mới về và do đó chỉ có chiều thứ bảy thì cả nhà tôi mới được đông đủ.

Không khí gia đình tôi những ngày cuối tuần thường rộn ràng hơn và nhất là vào ngày thứ bảy, bởi cả ba mẹ con tôi, ai cũng ngóng bố về, và liên tục nhắc đến bố. Nào là tiếng cái út nũng nịu hỏi:

 - Bố sắp về chưa hả mẹ?

Mẹ âu yếm trả lời:

- Chỉ một lát nữa bố sẽ về nhà. Con ngoan bố về sẽ có quà, còn hư là bố không cho đâu.

Con bé nghe vậy cười tít mắt:

- Con ngoan nhất nhà mẹ nhỉ.

Quay sang tôi nó tranh:

- Em ngoan hơn chị, bố sẽ cho em nhiều quà hơn.

 Tôi mỉm cười ra dáng chị cả:

- Chị sẽ nhường cho em hết. Được chưa. Bây giờ em lên nhà đợi bố để mẹ với chị nấu cơm.

 Biết bố thích ăn cánh cua, chiều thứ bảy nào mẹ cũng mua cua về dễ làm món bố thích. Và tôi thường quanh quẩn bên chân mẹ để phụ giúp.

Chiều hôm nay cũng vậy, mẹ chuẩn bị mọi thứ từ sáng, đợi đến lúc bố sắp về đến nhà hai mẹ con lại tíu tít chuẩn bị. Đang mải mê nấu nướng hai mẹ con tôi bỗng nghe thấy út gọi í ới:

- Mẹ ơi bố về. Bố về rồi!

Tiếng nó lại lảng lót:

- Con chào bố ạ. Bố có mua quà cho con không.

Tôi và mẹ chạy lên nhà, bố đã bế út và lấy quà cho bé. Con nhỏ sung sướng ôm cổ bố.

Bố quay sang tôi hỏi: -

 Con đang nấu cơm hả. Con ngoan lắm.

Bố cất cặp sách vào nhà, mẹ đã kịp mang một chậu nước mắt lạnh cho bố rửa mặt, còn tôi chạy đi lấy cho bố một cốc nước mắt.

Một lát sau cả nhà tôi đã quây quần bên mâm cơm nóng hổi, từ lúc bố về út luôn ngồi cạnh kể cả lúc ăn cơm. Nó còn đòi gắp thức ăn cho bố và khi bố vừa đưa bát ra tro nó gắp thức ăn vào thì nó lại đánh rơi ngay xuống đất, cả nhà được một phen cười. Bố vừa cười vừa nói:

 - Con gái bố ngoan lắm! Tuần này con có được phiếu bé ngoan không?

Nhắc đến phiếu bé ngoan bé vội vàng tụt xuống đất lon ton đi lấy ra khoe với bố. Bố vui sướng nhìn bé rồi quay sang hỏi tội:

 - Thế con được mấy điểm mười.

Tôi tự hào khoe với bố:

- Con vẫn luôn dẫn đầu lớp, tuần này bố phải thưởng cho con một chuyến đi công viên đấy.

Nghe đến công viên út vội hét lên:

 - Con đi mấy.

 - ừ! Bố sẽ đưa cả nhà đi.

 Tôi còn kể cho bố nghe chuyện trường lớp ra sao, chuyện nhà tuần qua ra sao. Bố nhìn chúng tôi đầy yêu thương, trừu mến. 74 Ăn cơm xong, cả nhà tôi đi dạo phố và ăn kem ở Bờ Hồ, thật vui.

Buổi tối thứ bảy đường phố thật đông đúc, tấp nập. Hai chị em tôi ca hát líu lo. Tôi chỉ mong ngày nào cũng là thứ bảy để cả nhà tôi được ăn cơm cùng nhau bên nhau.

21 tháng 12 2023

dễ mà tự làm ik

 

10 tháng 12 2020

         Giữa sân trường Bình Minh, tôi là một cây bàng non mới nở. Xung quanh tôi có rất nhiều họ hàng nhà cây. Bên trái là chị Bằng lăng, bên phải là bác Phượng vĩ già nua. Đặc biệt tôi còn sống trong không khí học tập, vui chơi của các bạn học sinh. Tuy nhiên, nếu ngày ra đời của tôi vui sướng, hạnh phúc biết bao nhiêu thì giờ đây tôi lại đau đớn, rỉ máu bấy nhiêu. Tôi đã bị bẻ gãy.

Cuộc đời của tôi bắt đầu từ một trái bàng trên cây mẹ bàng ở một vùng núi xa xôi. Nhân một chuyến công tác, thầy hiệu trưởng đã đem tôi về ươm trồng ở trường Bình Minh này. Khi chia tay mẹ và các anh chị, tôi vừa buồn vừa vui. Buồn vì phải xa gia đình thân yêu của mình, vui vì tôi sẽ được khám phá một vùng đất mới. Ngày đầu tiên đến ngôi trường này, tôi được vun vào đất. Lúc đó xung quanh tôi chỉ là một màu tối tăm, không chút ánh sáng, chỉ cảm nhận được sự ấm áp mà đất mẹ truyền sang cho mình. Thời gian trôi qua. Bỗng, một ngày trên đầu tôi le lói một luồng ánh sáng, tôi đã cố vươn mình lên, tách khỏi lớp vỏ xù xì. Giây phút đầu tiên vươn mình ra khỏi mặt đất có lẽ là giây phút hạnh phúc và sung sướng nhất trong cuộc đời của tôi. Tất cả mọi người đều vui mừng khi tôi ra đời. Ông Mặt trời cười rạng rỡ, bác Phượng vĩ rất mừng đung đưa những cánh tay già nua của mình, chị Bằng lăng cười tươi với sắc hoa tím. Tôi cảm thấy mình như được sống trong vòng tay ấm áp của mẹ và anh chị em, không còn cảm giác rụt rè, cô đơn và lạ lẫm. Được sống trong vòng tay yêu thương của mọi người, chẳng mấy chốc tôi đã trở thành một cậu bàng non bụ bẫm với những chiếc lá xanh mơn mởn, đầy sức sống.

      Các bạn học sinh đã biết đến sự hiện diện của tôi. Một cô bạn học sinh đã reo lên sung sướng khi phát hiện ra tôi. Hằng ngày, vào giờ ra chơi, cô thường lấy nước tắm mát và chăm sóc tôi rất ân cần. Cô học sinh đó tên Ịà Mai. Cô và các bạn luôn có những buổi thảo luận sôi nổi bên cạnh tôi. Mặc dù chỉ là cây bàng non nhưng tôi cũng cảm nhận được sự chăm chỉ của các bạn học sinh đó. Tôi ước gì mình sẽ lớn thật nhanh để trở thành một chàng bàng với tán lá rợp mát để Mai và các bạn ngồi học bài được mát mẻ.

        Tuy nhiên, ngoài các bạn học sinh chăm chỉ đó còn nhiều bạn học sinh nghịch ngợm hay chơi những trò đá bóng, đuổi bắt… mà không chú ý gì đến sự non nớt của một cái cây như tôi. Ngày định mệnh trong cuộc đời tôi là ngày bầu trời u ám, tôi thấy lòng bất an nhưng không hiểu là có chuyện gì. Từ sáng, tôi không thấy Mai và các bạn đâu. Bỗng, từ xa, một nhóm học sinh nam hùng dũng tiến về phía tôi. Bạn cao nhất trong số đó nói rằng: “Cái Mai đã không cho chúng ta chép bài trong giờ kiểm tra Toán hôm nay, giờ chúng ta phải tìm cách trả thù”. Cả nhóm xì xào: “Đúng đấy! Đúng đấy!”. Tôi nghe và biết ngay rằng đó là những bạn lười học và nghịch ngợm trong lớp của Mai. Trong khi mọi người đang nghĩ kế thì một bạn nam mặc áo trắng reo lên: “A! Tớ nghĩ ra rồi. Cái Mai rất yêu quý và chăm sóc cây bàng non này. Giờ chúng ta hãy bẻ gãy nó để trả thù”. Nghe đến đây, cả người tôi run lẩy bẩy, tôi không tin được những điều mình vừa nghe thấy: “Bẻ gãy tôi ư? Thật vậy sao? Tôi sẽ chết ư? Chẳng lẽ cuộc đời tôi lại ngắn ngủi như vậy?…Trời ơi!”. Tôi choáng váng. Bác Phượng vĩ, chị Bằng lăng cố gắng can ngăn. Bác Phượng vĩ rung mình đưa những cánh tay già lên che chở cho tôi, chị Bằng lăng cố gắng hét lên. Nhưng dường như các bạn nam không để ý, một bạn nam to béo nhất tiến sát lại tôi, giơ tay lên. Tôi van xin, khóc lóc mà cậu bạn đó vẫn tóm lấy thân tôi, tim tôi đau nhói. Bây giờ một việc duy nhất tôi làm được lúc này là gồng hết sức lực để chống đỡ lại bàn tay to khỏe của cậu bạn kia. Nhưng dù thế nào đi nữa thì tôi cũng chỉ là một cây bàng non, không thể làm gì nổi trước sức mạnh của cậu bạn nam. Cậu bắt đầu bẻ thân làm tôi chảy máu, những giọt nước mắt tuôn trào. Không chỉ dừng lại ở đó, các bạn kia còn xúm lại bứt từng chiếc lá của tôi. Thân thể tôi đau đớn khôn cùng…Từ một cậu bàng non cành lá mơn mởn giờ đây tôi chỉ còn là một cái cây trơ trụi, rướm máu, ngã gục. Bên cạnh nỗi đau thể xác, trong lòng tôi đau đớn vô vàn vì thái độ thờ ơ, tàn nhẫn của các bạn nam kia. Tại sao các bạn lại không nghĩ đến tâm trạng của tôi, nỗi đớn đau của tôi? Các bạn đó đã không nghĩ đến quy định của nhà trường, không chịu học hành, chỉ biết quay cóp bài. Các bạn đó không nghĩ đến lợi ích mà tôi sẽ đem lại đó là bóng mát, bầu không khí trong lành cho ngôi trường này. Nếu mọi người đều như các bạn nam kia thì những cây xanh như tôi sẽ không còn cơ hội để sinh sống. Đến lúc đó, trái đất sẽ là một màu xám của bụi bẩn.

       Tôi cố gắng vươn mình nhưng có lẽ tất cả đã quá muộn, thân thể đau nhói, nhức buốt, tôi không thể sống được nữa. Tôi nhìn lại lần cuối khung cảnh quen thuộc, vĩnh biệt bác Phượng vĩ, chị Bằng lăng, vĩnh biệt các lớp học, vĩnh biệt cô bạn Mai tốt bụng… Hi vọng sau cái chết của tôi, các bạn nam sẽ hiểu ra sai lầm của mình, biết trân trọng loài cây chúng tôi, bảo vệ môi trường và học tập chăm chỉ hơn. Nếu được như thế tôi sẽ thấy được an ủi vì sự ra đi của mình không phải quá vô nghĩa…

10 tháng 12 2020

                                                     Bài làm 

    tôi là một cây cổ thụ sống ở đây cũng đã được 100 năm nhưng do đã già rồi , càng ngày lại càng yếu ớt đi . không còn được bóng bẩy , mạnh khoẻ như trước nữa ! Do vậy , các anh ở bộ phận làm đẹp cho thiên nhiên đã bàn bạc với nhau để loại bỏ tôi ra khỏi nơi  đầy những thôn làng xinh đẹp này vào ngày mai.

     Tôi còn nhớ vài hôm trước , do yếu ớt nên khi trời nổi phong ba , tôi đã bị gãy đi một 'cánh tay ' . Vừa đau nhức lại vừa tê tái , ui da ! đau quá ! nhớ lại mà tôi vẫn còn cảm thấy sót . Máu của tôi chảy dòng dòng ra như suối  khiến cho bất kì ai nhìn đều phải cảm  thấy bi thương . Vừa lúc đó , có một cậu bé đã không kìm được cảm xúc mà lao tới để 'băng bó ' lại vết thương cho tôi .Vậy mà , chỉ sau vụ đó vài ngày mà tôi đã phải rời xa cậu bé ấy và thôn làng này . Nghĩ đến cái cảnh mà tôi bị chày máyu ở ' cánh tay ' là tôi đã xót . Nay lại còn lớn hơn , tôi bị các anh trong bộ phận đó chặt bằng răng cưa sắc nhọn , thì cảm giác nó còn đau đớn như thế nào nữa ? vừa nghĩ tôi vừa khóc , nước mắt xanh biếc chảy  hàng dài trên thẩn mình tôi.Vậy mà tôi chỉ mới nghĩ được một lúc thôi mà cũng đã tới ngỳ hôm sau rồi . Các anh trong bộ phận đó mang xe cẩu , cưa thật lớn để chuần bị chặt tôi . Khi tôi vừa liếc mắt nhìn vào chiếc cưa thì nước mắt tôi lại tràn ra một cách đau dớn . Chiếc răng cưa chạm vào thịt tôi,máu từ từ rỉ ra từng giọt một từ từ rơi xuống .Đau đớn tôi nghĩ thôi giờ là tạm biệt thôi cánh đồng ơi , cậu bé ơi , thôn làng ơi , hẹn gặp lại vào kiếp sau nhé ! ....

      Rồi tôi từ từ lặng lẽ chườn xuóng mặt đất để đi gặp một nơi nào đó rất xa , tự rưng tôi thấy dường như không còn  bất kì nỗi đau nào ...

4 tháng 1 2021

Các cháu có biết ta là ai không? Ta chính là Thánh Gióng, người năm xưa đã một mình đánh thắng lũ giặc Ân hung ác. Bây giờ ta sẽ  kể cho các cháu nghe về cuộc đời của ta lúc bấy giờ nhé!

        Các cháu ạ! Ta vốn là sứ thần của Ngọc Hoàng sai xuống giúp đỡ dân làng đánh đuổi quân xâm lược đang nhăm nhe xâm chiếm nước ta. Muốn được sống cùng với nhân dân, Ngọc Hoàng ra lệnh cho ta đầu thai xuống một gia đình lão nông hiếm muộn đường con cái. Một ngày đẹp trời ta thấy bà lão phúc hậu vào rừng, ta liền hoá thành một vết chân to và bà lão đã tò mò ướm thử vậy là ta đầu thai vào bà cụ. Khỏi phải nói hai ông bà đã vô cùng mừng rỡ khi chờ mãi, sau mười hai tháng ta mới ra đời. Ông bà càng vui hơn khi thấy ta rất khôi ngô tuấn tú. Hai ông bà chăm sóc yêu thương ta hết lòng, ông bà ngày ngày mong ta khôn lớn như những đứa trẻ khác ấy vậy mà mãi đến tận năm ba tuổi ta vẫn chẳng biết cười, nói cũng chẳng biết đi. Các cụ rất buồn, thấy vậy ta rất thương nhưng vì sứ mệnh mà Ngọc Hoàng đã trao cho nên ta vẫn phải im lặng.

Thế rồi giặc Ân đến xâm lược nước ta, chúng kéo đến đông và mạnh khiến ai ai cũng lo sợ. Nhìn khuôn mặt lo âu của dân làng và cha mẹ, ta biết rằng đã đến lúc ta phải ra tay giúp đỡ họ. Một hôm, đang nằm trên giường nghe thấy sứ giả đi qua rao tìm người giỏi cứu nước, thấy mẹ đang ngồi buồn rầu lo lắng, ta liền cất tiếng bảo mẹ:

- Mẹ ơi! Mẹ đừng buồn nữa, mẹ hãy ra mời sứ giả vào đây cho con nói chuyện.

Nghe ta cất tiếng nói mẹ vô cùng ngạc nhiên, mừng rỡ và mẹ ta càng ngạc nhiên hơn khi ta đòi gặp sứ giả vì đó không phải là chuyện đùa, đọc thấy nỗi lo của mẹ ta vội trấn an mẹ:

- Mẹ đừng lo lắng gì cả cứ ra mời sứ giả vào đây!

         Nửa tin nửa ngờ nhưng mẹ ta vẫn vội vã ra mới sứ giả vào. Sứ giả bước vào căn nhà nhỏ tuềnh toàng của cha mẹ ta, ông ta vô cùng ngạc nhiên nhìn thấy ta lúc này vẫn chỉ là thằng bé nằm ở trên giường, sứ giả có vẻ không tin tưởng lắm nhưng khi nghe ta nói: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Nghe những lời nói đầy quả quyết của ta sứ giả hiểu rằng ta không phải là một đứa trẻ bình thường, sứ giả vội vã trở về  tâu với vua và vua cũng vui mừng truyền thợ giỏi ở khắp nơi đến làm gấp những thứ ta cần. Ai ai cũng phấn khởi khi thấy vua đã tìm được người tài.

Còn ta khi sứ giả đi rồi ta liền vùng dậy và vươn vai mấy cái đã thành người lớn. Ta bảo mẹ nấu cho ta nồi cơm ăn cho no để chuẩn bị đi đánh giặc. Mâm cơm vừa bưng lên ta ăn một loáng đã hết nhẵn mà chẳng thấy no gì cả, mẹ lại đi nấu nồi khác cho đến khi nhà không còn gì để ăn. Ta  ăn vào bao nhiêu thì lớn như thổi bấy nhiêu, đến nỗi quần áo phải thay liên tục. Mẹ ta thấy ta ăn ba nhiêu cũng chưa no trong khi gạo thì đã hết, bà cụ liền chạy nhờ bà con hàng xóm. Bà con đều vui lòng giúp mẹ ta vì biết ta là người sẽ đi đánh giặc cứu dân làng. Mọi người đến nhà ta nườm nượp, người có gạo góp gạo, người có rau, cà góp rau cà, tóm lại ai có gì góp nấy. Mọi người còn đến giúp mẹ ta thổi cơm cho ta ăn, ta ăn bao nhiêu lại to lớn lừng lững bấy nhiêu. Những ngày đó làng ta ai cũng khấp khởi vui mừng vì mong đợi ta nhanh chóng đi giết giặc, cứu nước.

Một ngày, dân làng nhận được tin giặc đã kéo đến chân núi Trâu. Làng ta lại được một phen khiếp sợ, trẻ con kêu khóc, người lớn thì lo âu, các cụ già thì trầm ngâm, ai ai cũng khiếp sợ. Mọi người nhìn ta như cầu cứu. Ta rất hiểu tâm trạng của họ và đúng lúc đó sứ giả đem những thứ ta cần đến. Lúc này, ta vùng đứng dậy, vươn vai một cái đã biến thành một tráng sĩ cao lớn phi thường, thế nên tất cả những thứ sứ giả vừa mang đến chẳng còn vừa với ta nữa. Thấy vậy, mọi người lại tức tốc đi tìm thợ về rèn ngựa sắt, áo giáp sắt cho ta, họ làm ra chiếc nào lại cho ta thử chiếc ấy và ta chỉ khẽ bẻ đã gẫy, mãi sau mới có những thứ vừa với sức ta. Mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, ta liền mặc áo giáp sắt, tay cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa, oai phong lẫm liệt. Ta nhớ hôm đó bà con ra tiễn ta rất đông mọi người nhìn ta đầy tin tưởng, khắp nơi vang lên lời chúc chiến thắng và ta còn nhìn thấy cả những giọt nước mắt tự hào, yêu thương của cha mẹ ta. Từ biệt bà con xóm giềng, cha mẹ những người đã yêu thương, nuôi nấng, ta thầm hứa sẽ chiến đấu hết lòng để không phụ công của bà con dân làng, cha mẹ.

          Sau phút chia tay, một mình một ngựa ta lao thẳng vào trận đánh. Ngựa đi đến đâu phun lửa rừng rực đến đó, lũ giặc vô cùng khiếp sợ. Chúng đổ rạp và tan xác dưới roi sắt của ta và ngọn lửa của con chiến mã. Cả bãi chiến trường đầy thây quân giặc. Đúng lúc thế trận đang lên như vũ bão thì cây roi sắt trong tay ta gẫy gập, ta liền nhổ lấy những khóm tre quanh mình quật liên tiếp vào lũ giặc. Lũ giặc lại được một phen khiếp sợ, rơi vào thế hỗn loạn và chẳng mấy chốc bỏ chạy tan tác khắp nơi. Những tên may mắn sống sót vội vã thoát thân bỏ chạy vào hẻm núi sâu, tìm cách trở về nước. Làng quê sạch bóng quân thù. Tiếng reo vui của dân làng vang lên rộn rã.

Nhìn trăm họ hạnh phúc ta vô cùng sung sướng, vậy là sứ mệnh Ngọc Hoàng giao cho ta đã hoàn thành, chợt nhớ đến cha mẹ già ta cũng muốn về thăm nhưng lời Ngọc Hoàng dặn dò khi hoàn thành sứ mệnh phải trở về trời khiến ta chẳng dám trái lệnh. Nhìn đất nước, dân làng một lần cuối ta thúc ngựa phi lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp sắt, rồi cả người và ngựa lẳng lặng bay về trời. Ta ra đi nhưng trong lòng đầy tiếc nuối vì không được sống cùng những người dân hiền lành tốt bụng. Dẫu vậy, ta cũng hài lòng vì từ đây ai ai cũng được sống trong cảnh thanh bình, hạnh phúc.

Sau đó, vua đã phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương. Ta cảm thấy rất vui khi được nhận danh hiệu đó, bởi ta đã đem đến sự bình yên và hạnh phúc cho mọi người. Đó chính là điều quý giá nhất đối với ta, nó còn quý hơn cả ngọc ngà châu báu mà nhà vua hứa ban tặng cho ta sau khi đánh thắng quân giặc.

10 tháng 11 2023

Có một học trò hỏi thầy mình rằng:

Thưa thầy, giá trị của cuộc sống là gì ạ?

Người thầy lấy một hòn đá trao cho người học trò và dặn:

- Con đem hòn đá này ra chợ nhưng không được bán nó đi, chỉ cần để ý xem người ta trả giá bao nhiêu.

Vâng lời thầy, người học trò mang hòn đá ra chợ bán. Mọi người không hiểu tại sao anh lại bán một hòn đá xấu xí như vậy. Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng. Người học trò mang hòn đá về và than thở:

- Hòn đá xấu xí này chẳng ai thèm mua. Cũng may có ngườihỏi mua với giá một đồng thầy ạ.
Người thầy mỉm cười và nói:

- Tốt lắm, ngày mai con hãy mang hòn đá vào tiệm vàng và bán cho chủ tiệm, nhớ là dù chủ cửa hàng vàng có mua thì cũng không được bán.

Người học trò rất bất ngờ khi chủ tiệm vàng trả giá hòn đá là 500 đồng. Anh háo hức hỏi thầy tại sao lại như vậy. Người thầy cười và nói:

- Ngày mai con hãy đem nó đến chỗ bán đồ cổ. Nhưng tuyệt đối đừng bán nó, chỉ hỏi giá mà thôi.

Làm theo lời thầy dặn, sau một hồi xem xét thì anh vô cùng ngạc nhiên khi chủ hiệu trả giá hòn đá là cả gia sản hiện có. Anh vẫn nhất quyết không bán và vội về kể lại với thầy. Lúc này người thầy mới chậm rãi nói:

- Hòn đá thực chất chính là một khối ngọc cổ quý giá, đáng cả một gia tài, và giá trị cuộc sống cũng giống như hòn đá kia, có người hiểu và có người không hiểu. Với người không hiểu và không thể cảm nhận thì giá trị cuộc sống chẳng đáng một xu, còn với người hiểu thì nó đáng giá cả một gia tài. Hòn đá vẫn vậy, cuộc sống vẫn thế, điều duy nhất tạo nên sự khác biệt là sự hiểu biết của con và cách con nhìn nhận cuộc sống.

 

11 tháng 11 2023

Giúp toi