K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 10 2016

Hậu quả: Thiếu công ăn việc làm, nhà ở, học hành... đã trở thành gánh nặng đối với những nước có nền kinh tế chậm phát triển.
- Phương hướng giải quyết: Bằng chính sách dân số và phát triển kinh tế - xã hội góp phần hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số ở nhiều nước

5 tháng 11 2016

Sự bùng nổ dân số sẽ làm tăng nhanh vượt quá khả năng giải quyết các vấn đề ăn mặc ở học hành việc làm đã trở thành gánh nặng đối với các nước có nền kinh tế chậm phát triển hướng giải quyết bằng các chính sách dân số phát triển kinh tế xã hội nhiều nước đã được tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên hợp lí hiện nay sử gia tăng dân số đang có xu hướng giảm dần về tiến đến ổn định ở mức trên 1,0% dự báo đến năm 2050 trên hết sản là 10 tỷ người mỗi gia đình sẽ sinh từ 1 đến 2 con và không vượt quá như vậy

13 tháng 11 2016

+ tại sao nói ...

- Xét về tự nhiên châu Á là châu lục lớn nhất thế giới, sự tập trung dân cư gắn với sự hình thành lãnh thổ lâu đời, châu Á cũng là một trong những cái nôi của loài người và có lịch sử khai thác lãnh thổ khá lâu đời.
- Châu Á tập trung các quốc gia rộng lớn và đông dân như Trung quốc, Liên Bang Nga.
- Châu Á là châu lục có điều kiện tự nhiên thuận lợi vì nằm trong khu vực hoạt động gió mùa, có đầy đủ các đới khí hậu xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới và hàn đới.
- Châu Á là nơi có nền văn hóa phát triển.
Tất cả sự thuận lợi về điều kiện tự nhiên và xã hội đã dẫn đến việc châu Á đông dân, ngoài ra do chiến tranh dẫn đến đói nghèo, dẫn đến tâm lý sinh bù, sinh dự trữ, và ngoài ra còn do hủ tục lạc hậu. Một vấn đề nữa là do tín ngưỡng tôn giáo.

+ Ảnh hưởng đến ...

 

17 tháng 3 2022

Tham khảo

- Thuận lợi: + Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới. + Đông Nam Á có lợi thế về biển. Các nước trong khu vực (trừ Lào) đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển cũng như thương mại, hàng hải. + Nằm trong vành đai sinh khoáng nên có nhiều loại khoáng sản; vùng thềm lục địa giàu dầu khí, là nguồn nguyên, nhiên liệu cho phát triển kinh tế. + Có diện tích rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm lớn. - Khó khăn: chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai như: động đất, sóng thần, bão, lũ lụt..

Giải pháp: 

- Phát triển nghề  trồng cây lúa ở đồng bằng, trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên,...

- Phát triển nghề đánh bắt thủy hải sản.

- Khai thác nguồn khoáng sản sẵn có

- ...

19 tháng 8 2017

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/77792.html

11 tháng 10 2021

- Số dân cư của Châu á là đông nhất thế giói tỉ lệ gia tăng dân số đứng ngang bằng thế giới ( 1,3%) , đứng sau châu phi châu mĩ, trên Châu Âu và châu đại dương

- Tính mật độ dân số : mật độ dân số = số dân chia cho diện tích đất

* dân cư đông đức:

-Thuận lợi:

+ Nguồn lao động dồi dào, rẻ

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn

-Khó khăn:

- Dân số quá đông và tăng nhanh đã gây nên nhiều hậu quả tiêu cực

+ Kìm hãm sự phát triển kinh tế

+ Gây sức ép về vấn đề nhà ở, việc làm, y tế, giáo dục...

+ Ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường do quá nhiều rác thải

+ Tệ nạn xã hội xảy ra ở nhiều nơi..

- Nguyên nhân là do người dân từ các vùng sâu vùng xa, khó khăn kinh tế tập trung về các vùng duyên hải, đồng bằng để tìm việc làm.

* biện Pháp khắc phục :

-Thứ nhất, cần duy trì được xu thế giảm sinh vững chắc, ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý góp phần bảo đảm phát triển bền vững

- Thứ hai,  nâng cao chất lượng dân số, trong nhóm người ít học, thất học hoặc sống ở vùng sâu, vùng xa

- Thứ ba,  khuyến khích  kết hôn ở độ tuổi thích hợp và ủng  hộ xây dựng quy mô gia đình ít con. Xóa bỏ thành kiến trọng nam khinh nữ nhằm duy trì sự cân bằng về tỷ lệ giới tính.

- Thứ tư , cần phải giáo dục giới tính cho tuổi vị thành niên, nâng cao hiểu biết về sinh sản

* nhận xét về quan hệ giữa các chủng tộc châu á vs thế giới : các chủng tộc tuy khác nhau về hình thái bên ngoài nhưng đều có quyền và khả năng như nhau trong mọi hoạt động kinh tế xã hội

 

bài dài quá bạn ạ ! Nên chia nhỏ ra nhé :)

30 tháng 3 2017

- Bùng nổ dân số xảy ra khi:

+ Dân số tăng nhanh, tăng đột ngột

+ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên vượt quá 2,1%

- Nguyên nhân: do số người trong độ tuổi sinh đẻ nhiều nên tỉ lệ sinh đẻ cao

- Hậu quả:

+Thiếu đất ở, sinh hoạt

+ Có thể có nhiều tệ nạn xã hội

+ Trường học không đủ để đáp ứng kịp thời

+ Thiếu lương thực, thực phẩm

+ Chất lượng cuộc sống giảm

- Phương hướng:

+ Có ý thức thực hiện kế hoạch hóa gia đình

+ Tuyên truyền, vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình

30 tháng 3 2017
Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên hàng năm cao hơn mức 2.1%. - Nguyên nhân: các nước thuộc địa giành độc lập, đời sống được cải thiện và các tiến bộ về y tế, khoa học làm giảm nhanh tỉ lệ tử, trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao. - Hậu quả: tạo sức ép đối với việc làm, dịch vụ công cộng, nhà ở, môi trường, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế… - Biện pháp: thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình,..
6 tháng 9 2016

1. Tháp tuổi cho ta biết đặc điểm cụ thể của dân số, giới tính độ tuổi, nguồn lực lao động hiện tại và tương lai của 1 địa phương.

- Châu lục có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất là châu Phi ( 1950-1955 so với 1990-1995 tăng 0,45 % )

- Châu lục có tỉ lệ gia tăng dân số thấp  nhất là Nam Mĩ (  ( 1950-1955 so với 1990-1995 tăng 0,95 % )

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở châu Á giảm nhưng tỉ trọng dân số so với toàn thế giới tăng, vì : dân số châu Á quá nhiều ( chiếm 55,6 % dân số thế giới ).

- Tỉ lệ dân số quá cao ( Nam Mĩ 2,65 % ) cho nên tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á mặc dù có giảm nhưng số dân tăng lên vẫn còn rất nhiều nên tỉ trọng dân số so với toàn thế giới vẫn tăng cao.

6 tháng 9 2016
3. 
- Dân số thế giới bùng nổ vào những năm 50 của thế kỷ XX, xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới lên đến 2,1%
- Nguyên nhân: Các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mĩ latinh giành độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử vong.
- Hậu quả: Thiếu công ăn việc làm, nhà ở, học hành... đã trở thành gánh nặng đối với những nước có nền kinh tế chậm phát triển.
- Phương hướng giải quyết: Bằng chính sách dân số và phát triển kinh tế - xã hội góp phần hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số ở nhiều nước
  
11 tháng 9 2016

1. Tháp tuổi cho ta biết đặc điểm cụ thể của dân số, giới tính độ tuổi, nguồn lực lao động hiện tại và tương lai của 1 địa phương

3. 
- Dân số thế giới bùng nổ vào những năm 50 của thế kỷ XX, xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới lên đến 2,1%
- Nguyên nhân: Các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, Mĩ latinh giành độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử vong.
- Hậu quả: Thiếu công ăn việc làm, nhà ở, học hành... đã trở thành gánh nặng đối với những nước có nền kinh tế chậm phát triển.
- Phương hướng giải quyết: Bằng chính sách dân số và phát triển kinh tế - xã hội góp phần hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số ở nhiều nước

 

  
NG
28 tháng 10 2023

Thực trạng về ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển kinh tế ở các nước Đông Nam Á:

- Ô nhiễm không khí: Sự gia tăng về công nghiệp và giao thông đã dẫn đến ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Các nguồn gây ô nhiễm bao gồm khí thải xe cộ, khí thải công nghiệp, và sự cháy rừng.

- Ô nhiễm nước: Sự gia tăng dân số và công nghiệp đã làm tăng áp lực lên nguồn nước, gây ô nhiễm nước bởi thải ra các chất độc hại, chất thải công nghiệp và nông nghiệp, cũng như sự mất rừng và sụt giảm diện tích cỏ.

- Ô nhiễm đất: Sự mở rộng của nông nghiệp, sự sụt giảm đất rừng, và việc sử dụng hóa chất nông nghiệp đã gây ô nhiễm đất bởi việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu.

- Sự suy thoái môi trường tự nhiên: Các quá trình như đất đai và rừng bị suy thoái, đánh bắt cá quá mức, và việc xây dựng hạ tầng đã gây thiệt hại lớn cho môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học.

Biện pháp khắc phục:

- Cải thiện quản lý môi trường: Các quốc gia cần tăng cường quản lý môi trường bằng cách đặt ra và thực hiện nghiêm ngặt các quy định về ô nhiễm môi trường và bảo vệ tài nguyên tự nhiên.

- Thúc đẩy năng lượng sạch: Chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo và năng lượng sạch giúp giảm ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu.

- Khuyến khích công nghiệp sạch: Thúc đẩy các ngành công nghiệp thân thiện với môi trường và thúc đẩy sử dụng công nghệ xanh.

- Quản lý tài nguyên nước: Cải thiện quản lý nguồn nước bằng cách tăng cường việc sử dụng hiệu quả và bảo vệ nguồn nước.

- Giáo dục và tạo ý thức: Tăng cường giáo dục và tạo ý thức về vấn đề môi trường để người dân tham gia vào bảo vệ và bảo tồn tài nguyên tự nhiên.

- Hợp tác quốc tế: Các quốc gia Đông Nam Á cần hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu và chia sẻ kinh nghiệm trong việc xử lý ô nhiễm môi trường.