K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 2 2023

Gợi ý cho em:

Ngôi trường ... (tên trường) đã dạy em biết bao nhiêu điều hay, nâng bước em vào đời và đưa em đến gần hơn với những ước mơ. Dù mai sau này, trường ... vẫn luôn là ngôi nhà thân yêu của em.

27 tháng 2 2021

chắc bây h hết cần rồi nhỉ

23 tháng 1 2022

Tham khảo:

Bạn có biết được từ lâu chiếc kính đã được coi chính là vật dụng cần thiết để bảo vệ mắt, làm đẹp, … có nhiều loại kính đeo mắt phù hợp với đối tượng sử dụng. Trên thị trường hiện nay gồm có các loại như kính thuốc, kinh áp tròng, kính thời trang phù hợp với những người sành điệu hay đi du lịch,…

Nói về nguồn gốc của kính đeo mắt ra đời đầu tiên ở Ý vào năm 1260. Thế nhưng lúc đầu chỉ có giới thầy tu và quý tộc sử dụng nó mà thôi, còn tầng lớp thường dân thì không có điều kiện sử dụng. Và với người Pháp và người Anh cho rằng kính đeo mắt chỉ nên đeo ở nhà nhưng người Tây Ba Nha luôn luôn tin rằng kính đeo mắt khiến họ trở nên quan trọng hơn, chính nhờ vậy kính đeo mắt được nhiều người biết đến và dần dần được phổ biến rộng rãi hơn rất nhiều.

Thế rồi chính kể từ khi ra đời tới giờ kính đeo mắt luôn luôn được cải tiến để phù hợp với người dùng. Với thiết kế của mắt kính chỉ nối với nhau bởi cầu mũi nên rất bất tiện với người dùng. Mặc dù trước đó người Tây Ba Nha đã thử sử dụng dây ruy – băng để có thể buộc mắt kính với hai tai để nó khỏi bị rơi nhưng cái dáng đấy dường như cũng chẳng bao giờ được chấp nhận cả vì trông nó tạm bợ và mất thẩm mỹ. Cho mãi đến năm 1730 thì có một chuyên gia quang học người Lôn – đôn mới chế ra hai càng để kính có thể gá lên mặt một cách chắc chắn hơn và cũng thẩm mỹ hơn. Có thể nói ngoài loại kính có gọng đeo người ta còn phát minh ra một loại kính không sử dụng gọng gọi là kính áp tròng cũng được sử dụng phổ biến.

Kính áp tròng được danh họa Leonardo da Vanci đã phác thảo ra. Vào thời điểm năm 1887 thợ thổi thủy tinh người Đức là Muller đã làm ra chiến kính áp tròng đầu tiên vừa khít với mắt và vô cùng tiện lợi và đôi khi còn giúp đôi mắt to hơn, đẹp hơn. Ngày nay người ta sử dụng kính áp tròng cho đôi mắt sáng đẹp, to hơn làm cho khuôn mặt rạng rỡ và đẹp hơn

Xét về mặt cấu tạo của một chiếc kính thông thường thì ta có thể chia làm 3 bộ phận chính đó là: tròng kính, khung kính, gọng kính. Xét về phần gọng kính làm khung cho kính và là bộ phận nâng đỡ tròng kính. Và phần gọng kính lại cũng gồm hai phần được nối với nhau bởi một khớp sắt nhỏ nhưng lại chắc chắn. Còn ở phần sau giúp gá kính vào vành tai để giữ lại cân bằng. Thêm với phần trước đỡ lấy tròng kính và đồng thời cũng lại giúp tròng kính nằm vững trước mắt giúp người nhìn rõ hơn. Phần gọng kính có thể được làm bằng kim loại nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ hơn nữa khi đeo vào tai sẽ có cảm giác nhẹ và không đau. Có thể nói bộ phận quan trọng nhất của kính luôn phải đạt tiêu chuẩn riêng, xét về phần tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chống tia UV và tia cực tím. Bởi hai loại tia được phát ra bởi mặt trời, rất có hại cho mắt của con người nên cần phải tránh. Hiện nay thì có một chiếc kính đeo mắt còn có một số bộ phận phụ như ốc, vít… tuy chúng có kích thước rất nhỏ nhưng lại khá quan trọng và có nhiệm vụ là dùng để giữ các bộ phận của chiếc kính.

Bên cạnh loại kính gọng còn có loại kính áp tròng. Đó là một loại kính đặc biệt, nhỏ, mỏng, được đặt sát vào tròng mắt. Riêng với loại kính này phải có sự hướng dẫn sử dụng tỉ mỉ của bác sĩ chuyên ngành.

Hiện nay thì việc sử dụng kính tác động rất lớn đến sức khoẻ của mắt bởi vậy cần sử dụng kính đúng cách hay bảo quản đúng cách. Để có thể lựa chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn của bác sĩ. Chúng ta không nên đeo loại kính có độ tự tiện vì mắt của mỗi người là khác nhau chính vì thế cần phải đi khám cẩn thận rồi bác sĩ sẽ tư vấn chọn cho mình một chiếc kính phù hợp nhất. Cứ 6 tháng chúng ta nên đi kiểm tra mắt một lần xem có bị tăng phẩy hay không để có những biện pháp cụ thể để chọn mắt kính cho phù hợp.

Bạn cũng nên biết rằng mỗi loại kính cũng cần có cách bảo quản riêng để tăng tuổi thọ cho kính. Khi chúng ta lấy và đeo kính cần dùng cả hai tay, sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín lại cẩn thận. Khi chúng ta dùng lâu thì phải có những cách lau chùi cẩn thận bằng nước rửa kính cũng như khăn mềm. Đối với loại kính áp tròng – kính trực tiếp tiếp xúc với mắt thì cần phải nhỏ mắt từ sáu lần đến tám lần trong vòng từ mười đến mười hai tiếng để giúp cho đôi mắt của bạn được bảo vệ. Khi không sử dụng cần phải ngâm vào dung dịch nếu không bụi bẩn sẽ bắt vào kính và gây ra tình trạng viêm nhiễm.

 

Kính là một vật dụng vô cùng cần thiết để bảo vệ đôi mắt của con người. Chính vì thế mà chúng ta cũng cần phải hiểu biết về nguồn gốc, công dụng, đặc tính của mỗi loại kính để có cách sử dụng hợp lý nhất, an toàn nhất.

23 tháng 1 2022

Refer:

  Những vật dụng hàng ngày thì chiếc kính đeo mắt rất quen thuộc và được sử dụng trong học tập, công việc. Chiếc mắt kính giúp bảo vệ đôi mắt chính là “cửa sổ tâm hồn” của mỗi người không chỉ vậy, mắt kính còn dùng để trang trí.

            Mắt kính có rất nhiều loại và tác dụng khác nhau, phù hợp với nhu cầu Với những người bị bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị kính giúp họ nhìn rõ hơn. Người cận thị có thể nhìn được những vật ở xa, người viễn thị thì nhờ kính mà nhìn được những vật ở gần. Đối với người làm những công việc ngoài trời thì kính lại giúp mắt họ tránh khỏi gió, bụi,… Những người không bị bệnh khi ra đường nên mang theo một cặp kính để tránh nắng chói và gió bụi. Hay kính còn dùng để trang trí làm đẹp rất thời trang và sang trọng. Mặc dù có nhiều loại nhưng về cơ bản, cấu tạo cặp kính như nhau. Một chiếc kính đeo mắt có hai bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Gọng kính làm khung cho kính và là bộ phận nâng đỡ tròng kính. Phần trước đỡ lấy tròng kính và giúp tròng kính nằm vững trên mũi Gọng kính thường được làm bằng kim loại nhưng nhiều nhất vẫn là gọng nhựa. Bộ phận chủ yếu của kính đó là tròng kính, hình dáng tròng kính thường có hình tròn, vuông, chữ nhật… Tròng kính làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng dễ vỡ. Chiếc kính đeo mắt còn có một số bộ phận phụ ví dụ như ốc, vít… Kính sử dụng cũng đơn giản khi lấy và đeo kính dùng cả hai tay, dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín. Kính dùng lâu cần lau chùi trong quá trình học tập, làm việc, đeo kính phù hợp sẽ giúp chúng ta tránh khỏi nhức mỏi mắt, đau đầu, mỏi cổ…nếu bị bệnh về mắt cần đeo kính để giảm thiểu bệnh mặt, hoặc ngăn tình trạng bệnh nặng thêm. Chiếc mắt kính đeo mắt vật dụng quen thuộc, phát minh nổi bật, mắt kính rất cần thiết cho đời sống con người, hãy sử dụng và phát huy tối đa công dụng giúp bảo vệ đôi mắt cửa sổ của tâm hồn bạn.

         Con người có năm giác quan thì thị giác là giác quan hoàn hảo nhất và quan trọng nhất. Vì vậy, việc giữ gìn để có đôi mắt trong sáng và tinh tường đồng nghĩa với bảo vệ cuộc sống của chính mình.

CHÚC HỌC TỐT NGỮ VĂN NHÉ!

23 tháng 2 2021

Tham khảo em nhé:

Hoa hồng xuất hiện trên trái đất từ lâu đời, có xuất xứ từ các vùng ôn đới và á nhiệt đới phía Bắc bán cầu. Ở nước ta, hoa hồng được trồng khắp nơi, từ miền núi, trung du cho đến đồng bằng châu thổ. Là một loài hoa toàn bích vừa có màu sắc rực rỡ, vừa có hương thơm quý phái nên hoa hồng được nhiều người ưa chuộng, nâng niu. Vì thế, nó trở nên quen thuộc trong đời sống hằng ngày.

Nhiều giống hoa hồng có nguồn gốc địa phương, một số có nguồn gốc từ Trung Quốc và các nước châu  u. Phổ biến là hoa hồng đỏ, cây thấp cành mềm, mọc thành từng bụi. Hoa ít cánh, màu đỏ tươi, nở quanh năm, thường được trồng trong chậu, trong bồn trước cửa nhà.

Hoa hồng quế mọc thành chùm ở đầu cành, bông nhỏ màu đỏ cờ, nhụy vàng tươi, hương thơm ngát. Các bà, các chị hay dùng hoa hồng quế để dâng cúng Phật vào dịp ngày rằm, mùng một  m lịch.

Hồng bạch tuyền hoa màu trắng, cánh nhiều tầng nhưng mỏng và mềm, hương thơm dịu, dùng để trang trí phòng khách rất sang. Cánh hoa chưng với mật ong và trái quất làm thuốc chữa ho cho trẻ con rất tốt.

Hồng bạch văn khôi bông lớn hơn, cánh trắng phớt hồng, cây cao trung bình, có sức chịu đựng rất dẻo dai. Hoa hồng nhung bông lớn, cánh đỏ sẫm, lâu tàn, hương thơm ngát, rất quý.

Các loại hoa hồng kể trên xuất hiện từ nông thôn đến thị thành, được trồng nhiều ở các công viên, thu hút sự say mê của du khách. Tuy vậy, người yêu hoa hồng không thể bỏ qua hoa hồng dại, còn gọi là tầm xuân, cây nhỏ, cành mềm, mọc lan khắp chốn. Bông hồng dại mọc thành chùm chỉ chít, xinh xắn, dễ thương vô cùng! Những bụi hồng dại nở trên tường rào, điểm xuyết nét thơ mộng, thanh bình cho ngôi nhà, góc phố thân yêu.

Trong những năm gần đây, các giống hoa hồng nhập vào nước ta được trồng theo quy trình kĩ thuật hiện đại trong các nhà kính ở Đà Lạt. Hoa hồng Hà Lan màu đỏ sậm, màu vàng cam, hoa hồng Pháp màu vàng tươi, mọc đơn từng bông, cánh dày, tươi lâu, có thể vận chuyển đi xa, rất thích hợp với nhu cầu xuất khẩu và nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều của nhân dân các thành phố lớn.

Cây hoa hồng tương đối dễ trồng, dễ thích nghi với các vùng khí hậu khác nhau. Hoa hồng trồng theo cách chiết và giâm cành. Chọn cành mập mạp, không già không non, bóc một khoanh vỏ rồi đắp bùn trộn lẫn phân mùn xung quanh, bó chặt, tưới nước hằng ngày, đợi đến khi đâm rễ thì cắt đem trồng. Một thời gian sau, khi cành chiết đã đâm nhánh thì bón thúc cho cây phát triển.

Hoa hồng ưa ánh sáng, cần độ ẩm vừa đủ. Tuy vậy, cây hoa hồng hay bị các loại sâu phá hoại như sâu đục thân, sâu róm, sâu tơ ăn lá. Cho nên người trồng phải thường xuyên phun thuốc, bắt sâu, tỉa bớt lá già để cho cây xanh tốt. Mỗi năm, cần đốn bớt một lần. Vài năm đốn đau (gần sát đất) một lần cho cây trẻ lại.

Cây hồng đang độ trổ hoa, ở đầu mỗi cành có nhiều nụ lớn bằng đốt ngón tay, được bao bọc trong một lớp đài hoa màu xanh nhạt. Những nụ chị, nụ em chi chít, âm thầm chuẩn bị đến ngày khoe sắc, khoe hương. Nụ hoa uống sương đêm và tắm ánh nắng mai, từ từ hé nở. Những cánh hoa đỏ thắm, trông đáng yêu vô cùng! Khi hoa nở khoe nhuỵ vàng tươi, toả hương thơm ngát, quyến rũ bướm ong. Những cánh hoa xinh xinh đáng yêu như đôi môi em bé.

Cây hoa hồng ra hoa quanh năm nhưng nở rộ nhất là vào mùa xuân. Sáng sớm, đứng ngắm những bông hồng mới nở, cánh đọng sương sớm long lanh, hương bay phảng phất, ta sẽ thấy lòng phơi phới một cảm xúc yêu đời. Tuổi trẻ mượn hoa hồng để bày tỏ tình yêu nồng nàn, tha thiết. Hoa hồng được tôn vinh là nữ hoàng của các loài hoa – mãi mãi làm đẹp cho cuộc sống của con người

Tham khảo :

 

Với mỗi chúng ta, chắc hẳn mỗi người học trò nào cũng có những kỷ niệm về mái trướng, thầy cô và bè bạn, với tôi kỷ niệm ấy gắn với cây bàng ở sân trường có lẽ không bao giờ tôi quên được hình ảnh về cây bàng này.

Các bạn đã bao giờ tự hỏi về tổ tiên của loài bàng có từ đâu chưa? Tôi thì luôn thắc mắc và đi tìm câu trả lời. Theo như nghiên cứu của một số nhà khoa học bàng là một loài cây thân gỗ lớn sinh sống ở vùng nhiệt đới, thuộc họ Trâm Bầu. Nguồn gốc của loài này hiện vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi, nó có thể có nguồn gốc từ Ấn Độ, bán đảo Mã Lai hay New Guinea. Đến nay, cây bàng ngày càng trở nên phổ biến với nhiều nơi. Ở Việt Nam cũng thế, bàng được trồng cũng khá nhiều và phổ biến.

Bàng là loại cây thân gỗ, thường sống ở vùng nhiệt đới. Nước ta với khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng rất thích hợp cho bàng phát triển. Bàng được trồng ở khắp mọi nơi đặc biệt là ở các trường học.  Bàng là loài cây có thể mọc cao tới 35 m, với tán lá mọc thẳng, đối xứng và các cành nằm ngang. Thân cây to, sần sùi nứt nẻ vì trải qua bao phong ba bão táp phải đối mặt với nắng mưa, dãi dầu vì sương gió. Khi cây già hơn thì tán lá của nó trở nên phẳng hơn để tạo thành hình dáng giống như cái bát trải rộng. Lá to, dài khoảng 15–25 cm và rộng 10–14 cm, hình trứng, xanh sẫm và bóng. Đây là loài cây có lá sớm rụng về mùa khô; trước khi rụng thì các lá chuyển màu thành màu đỏ ánh hồng hay nâu vàng, do các sắc tố. Lá bàng thay đổi theo các mùa trong năm. Nhìn vào lá bàng người ta có thể biết được đây là mùa nào. Rễ bàng ăn sâu xuống lòng đất hút chất dinh dưỡng để nuôi cây trưởng thành và phát triển. Nhiều người ít để ý đến hoa bàng, nhưng nó lại cũng rất đẹp. Hoa đơn tính cùng gốc, với các hoa đực và hoa cái mọc trên cùng một cây. Cả hai loại hoa có đường kính khoảng 1 cm, có màu trắng hơi xanh, không lộ rõ, không có cánh hoa, chúng mọc trên các nách lá hoặc ở đầu cành. Hoa bàng rụng và mọc thành quả. Quả thuộc loại quả hạch , khi non có màu xanh lục, sau đó ngả sang màu vàng và cuối cùng có màu đỏ khi chín, chứa một hạt.

Các bạn đã biết gì về tác dụng của cay bàng chưa. Hãy cùng tôi tìm hiểu về những tác dụng của nó nhé. Nhất là đối với những học sinh, bàng là loài cây che bóng mát cho cả sân trường, các bạn có thể trò chuyện, tâm sự ngồi nghỉ giải lao dưới bóng cây. Không những thế bàng còn như người bạn để chia sẻ niềm vui nỗi buồn, dù không biết nói nhưng cũng phần nào nguôi đi rất nhiều. Hay nó cũng là chốn nghỉ chân của các bác nông dân đi làm đồng về. Bàng được trồng trong khu vực nhiệt đới như là một loại cây cảnh hay để lấy bóng râm nhờ tán lá lớn và rậm. Quả ăn được và có vị hơi chua. Hạt bàng thì dùng làm nguyên liệu để chế biến thành mứt. Gỗ có màu đỏ, rắn chắc và chống thấm nước khá tốt. Lá bàng vào mùa hè còn dùng để quạt như quạt mo rất mát. Bàng còn có tác dụng dùng để chữa bệnh mà í tai biết đến. Vỏ thân cây bàng được sử dụng trong ngành y học cổ truyền. Người ta dùng các lá bàng làm thuốc chữa các bệnh liên quan đến gan,sốt, viêm loét thâm chí còn dùng để chữa một số bệnh ung thư. Không những thế bàng còn đi vào thơ ca nhạc họa một cách rất tự nhiên, bàng gắn với những kỉ niệm của tuổi học trò, những bài hát rất hay như ‘‘ Mùa đông áo đỏ/Mùa hạ áo xanh/Cây bàng khi mở hội/Là chim đến vây quanh…’’

Cây bàng cứ thế trở thành loài cây gần gũi và gắn bó thân thiết với con người. Cây bàng mãi là người bạn tri kỉ thân thiết của tôi, luôn đồng hành cùng tôi trong những năm tháng cắp sách tới trường.

2 tháng 12 2016

mở bào hay kết bài cũng được giúp với

 

2 tháng 12 2016

mai nộp rồi giờ này mới hỏi

21 tháng 12 2016

Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật
I. Mở bài:
Văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX trở về trước, có một thể thơ được
các nhà thơ nước ta thường sử dụng để sáng tác, đó là thể thơ thất ngôn bát cú. Đây là
thể thơ xuất hiện từ đời Đường bên Trung Quốc truyền sang nước ta rất sớm và trở
thành thể thơ quen thuộc của các nhà thơ nước ta.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc thể thơ:
Thơ thất ngôn bát cú thật ra là loại cổ thi xuất hiện rất sớm bên Trung Quốc,
đến đời Đường mới được các nhà thơ đặt lại các quy tắc cho cụ thể, rõ ràng và từ đó
phát triển mạnh mẽ. Đây là loại thơ mà mỗi bài thơ thường có tám câu, mỗi câu 7 chữ,
tuân theo các quy tắc hết sức chặt chẽ:
2. Các quy tắc:
a/ Dàn ý: thông thường chia làm 4 phần:
_ Đề (câu 1 – 2): Câu thứ nhất là câu phá đề (mở ý cho đầu bài). Câu thứ hai là
câu thừa đề (tiếp ý của phá đề để chuyển vào thân bài).
_ Thực (câu 3 – 4): Còn gọi là cặp trạng, nhiệm vụ giải thích rõ ý chính của đầu
bài.
_ Luận (câu 5 – 6): Phát triển rộng ý đề bài.
_ Kết (hai câu cuối): Kết thúc ý toàn bài.
b/ Vần: thường được gieo ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8.
c/ Ngắt nhịp: thường ngắt nhịp 2/2/3; 4/3.
d/ Đối: Có 2 cặp đối: Câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6, đối ở 3 mặt: đối
thanh, đối từ loại và đối nghĩa. Nghĩa có thể đối một trong hai ý: đối tương hổ hay đối
tương phản.
e/ Niêm: Câu 1 niêm với câu 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7, tạo âm điệu và sự gắn kết
giữa các câu thơ với nhau.
f/ Luật bằng trắc: thường căn cứ vào tiếng thứ hai trong câu một. Nếu tiếng thứ
hai là thanh bằng ta nói bài thơ ấy viết theo luật bằng; nếu tiếng thứ hai là thanh trắc ta
nói bài thơ viết theo luật trắc. Luật bằng trắc trong từng câu quy định:
Nhất, tam, ngũ bất luận.
Nhị, tứ, lục phân minh.
_ Chẳng hạn bài thơ viết theo luật bằng sau:
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu.
Câu 1: Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
___________B ___T_____ B
Câu 2: Chạy mỏi chân thì hãy ở tù,
__________T ___B ____T
Câu 3: Đã khách không nhà trong bốn biển,
____________T____ B________ T
Câu 4: Lại người có tội giữa năm châu.
_____________B ___T _____B
.................................................. .......
_ Bài thơ viết theo luật trắc:
Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan
Câu 1: Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
__________T_____ B _________T
Câu 2: Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
____________B _________T ________B
Câu 3: Lom khom dưới núi, tiều vài chú
_________B ________T __________B
Câu 4: Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
___________T _________B __________T
.................................................. ...........
3. Các biệt thể của thể thơ:
Trong quá trình sử dụng, các nhà thơ đã sáng tạo thêm nhiều biệt thể mới của
thể thơ Đường luật như:
_ Tiệt hạ: ý, lời mỗi câu thơ đều lơ lửng tuỳ người đọc suy nghĩ.
_ Yết hậu: thơ tứ tuyệt mà câu cuối chỉ có một vài chữ.
_ Thủ vĩ ngâm: câu tám lập lại y hệt câu một.
4. Đánh giá:
Tuy thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật phải tuân thủ theo những nguyên tắc
chặt chẽ khó có thể làm được những bài thơ hay. Tuy nhiên nhiều nhà thơ Việt Nam
như Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,... đã sử
dụng thể thơ Đường luật đã để lại nhiều bài thơ có giá trị và trong quá trình sử dụng
đã dân tộc hoá thể thơ này về nhiều phương diện.
III. Kết bài:
Ngày nay trong quá trình phát triển văn học, thể thơ Thất ngôn bát cú đường
luật không còn được người làm thơ ưa thích sử dụng, do những quy tắc chặt chẽ của
nó không đáp ứng được những cách thể hiện phong phú đa dạng tâm hồn tình cảm của
người yêu thơ. Tuy nhiên, thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật vẫn là thể thơ có một
giá trị bền vững lâu dài trong nền văn học Việt Nam.

21 tháng 12 2016
Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.
Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vẫn bằng thì gọi là thể bằng, là vần trắc thì gọi là thể trắc. Thể thơ quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc này đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nối vấn đề về luật lệ của bằng trác trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất - tam - ngũ bất luận còn các tiếng: nhị - tứ - lục phân minh. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang" được viết theo thể bãng:
"Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà t T b B t T B Cỏ cây chen đá lá chen hoa t B b T t B B

Về vần, thể thơ thường có vần bằng được gieo ở tiếng cuối các câu 1-2-4-6-8. Vần vừa tạo sự liên kết ý nghĩa vừa có tác dụng tạo nén tính nhạc cho thơ. Ví dụ trong bài "Qua Đèo Ngang”, vẫn được gieo là vần "a".
Thể thơ còn có sự giống nhau về mặt âm thanh ở tiếng thứ 2 trong các cặp câu: 1 - 8, 2 - 3, 4 - 5, 6 - 7. Chính điều này tạo cho bài thơ một kết cấu chặt chẽ và nhịp nhàng trong âm thanh. Trong bài thơ "Qua Đèo Ngang": câu 1 - 8 giống nhau ở tất cả các tiếng, trừ tiếng thứ 6 (TTBBTB) câu 2-3 giống nhau ở các tiếng 2, 4, 6 (BTB)...
Vế đối, thể thơ có đối ngẫu tương hỗ hoặc đối ngẫu tương phản ở các câu: 3 - 4, 5 – 6. Ở bài thơ "Qua Đèo Ngang" câu 3 - 4 hỗ trợ nhau để bộc lộ sự sống thưa thớt, ít ỏi của con người giữa núi đèo hoang sơ, câu 5-6 cùng bộc lộ nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả. Các câu đối cả về từ loại, âm thanh, ý nghĩa.
Cấu trúc của thể thơ thất ngôn bát cú gồm bốn phần: Hai câu đề nêu cảm nghĩ chung về người, cảnh vật, hai câu thực miêu tả chi tiết về cảnh, việc, tình để làm rõ cho cảm xúc nêu ở hai câu đề; hai câu luận: bàn luận, mở rộng cảm xúc, thường nêu ý tưởng chính của nhà thơ; hai câu kết: khép lại bài thơ đồng thời nhấn mạnh những cảm xúc đã được giãi bày ở trên. Cấu trúc như vậy sẽ làm tác giả bộc lộ được tất cả nguồn cảm hứng sáng tác, ngạch cảm xúc mãnh liệt để viết lên những bài thơ bất hủ.
Còn về cách ngắt nhịp của thể thơ, phổ biến là 3 - 4 hoặc 4 - 3 (2 - 2 - 3; 3 - 2 - 2). Cách ngắt nhịp tạo nên một nhịp điệu êm đềm, trôi theo từng dòng cảm xúc của nhà thơ.
Thể thơ thất ngôn bát cú thực sự là một thể tuyệt tác thích hợp để bộc lộ những tình cảm da diết, mãnh liệt đến cháy bỏng đối với quê hương đất nước thiên nhiên. Chính điều đó đã làm tăng vẻ đẹp bình dị của thể thơ. Có những nhà thơ với nguồn cảm hứng mênh mông vô tận đã vượt lên trên sự nghiêm ngặt của thể thơ phá vỡ cấu trúc vần, đối để thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Tóm lại, thể thơ thất ngôn bát cú mãi mãi là một trang giấy thơm tho để muôn nhà thơ viết lên những sáng tác nghệ thuật cao quý cho đời sau