K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 4 2016

ukm

 

23 tháng 4 2022

bớt spam

5 tháng 5 2022

văn nắng là văn j thế ạ mik chx học bh 

5 tháng 5 2022

Tham Khảo:
Chúng ta đã được học văn bản '' Sống chết mặc bay '' trong chương trình ngữ văn 7 tập hai của tác giả Phạm Duy Tốn. Bằng lời văn cụ thể, sinh động, bằng sự khéo kéo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật, Sống chết mặc bay đã lên án gay gắt tên quan phủ '' lòng lang dạ thú '' và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh '' nghìn sầu muôn nỗi '' của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. Tác phẩm đã dùng phép tăng cấp để miêu tả sợ hung tợn của cảnh bảo lũ, mưa gió; của độ nước dâng cao, của nguy cơ vỡ đê, của cảnh hộ đê vất vả, căng thẳng của người dân. Qua đó đã ca ngợi sức lao động của những người đang chống chọi với dòng lũ. Ngoài ra, tác giả còn dúng phép tương phản: người thì đang mệt mỏi trước lòng lũ, kẻ thì chểnh chệ hưởng thụ. Chỉ phép tương phản thế thôi đã có thể lên án những kẻ vô tâm và không có trách nhiệm với quyền lực mà mình nắm giữ.

25 tháng 4 2022

Câu 1: Nhan đề "Sống chết mặc bay": Lấy từ một phần câu tục ngữ "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" Câu 2: Bạn cố gắng làm dựa theo ý chính này nhaa: - Nhận xét chung về hình ảnh quan phụ mẫu + những dẫn chứng: câu văn miêu tả hình ảnh quan - Nhận xét chung về những hành động, h.ảnh đó - Nêu những mặt đối lập giữa h.ảnh viên quan PM và h.ảnh lầm than của nhân dân: Sung sướng >< Cảnh lầm than, khổ đau....

16 tháng 5 2017

Trong các văn bản mà tôi đã được học, văn bản gây nhiều ấn tượng với tôi nhất đó là "Sống chết mặc bay" do tác giả Phạm Duy Tốn sáng tác. Bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật, "Sống chết mặc bay" đã lên án tên quan phủ "lòng lang dạ thú". Trong khi nhân dân thì thì đang vật lộn với mưa cố gắng giữ đê không bị vỡ thì hắn lại yên thân ở trong triều, lại còn chơi đánh bài tổ tôm một cách sung sướng. Cho đến khi đất nước lâm nguy thì đã muộn màng. Sau khi đọc xong văn bản này em tự nhủ rằng không nên quá chủ quan. Vì nếu như chúng ta quá chủ quan thì sẽ để lại những hậu quả khó lường giống như tên quan phủ ở trong bài.Đây là một văn bản hay và có ý nghĩa.

Nguồn: Nêu cảm nghĩ của em qua văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn - Lớp 6/7 Hỏi Đáp

23 tháng 4 2022

chép mạng mà ko ghi tham khảo à?

3 tháng 8 2021

Tham khảo:

Nguồn: hoidap247

          Qua van bản "Sống chết mặc bay" ta có thể cảm nhận và nhìn nhận một cách rõ ràng về hai bức tranh đối lập và tương phản với nhau. Chi tiết "Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột", cho chúng ta thấy rõ được tình cảnh khốn khó, thảm thương của những người dân phu. Trái ngược với sự khốn khó, khốn đốn ấy là hình ảnh rõ ràng về tên quan phụ mẫu vô trách nhiệm, chỉ biết ngồi trong đình hưởng thụ mà không lo nghĩ cho dân, qua chi tiết "Trên sập,mới kê ở gian giữa,có một người quan phụ mẫu,uy nghi chễm chện ngồi. Tay trái dựa gối xếp,chân phải duỗi thẳng ra, để tên người nhà quỳ dưới đất mà gãi". Hai hình ảnh ấy hết sức trái ngước và đối lập nhau, một bên thì người dân hết sức mệt mỏi để bảo vệ con đê ngăn lũ và đã cãn kiệt sức lực còn một bên lại là tên quan phụ mẫu vô trách nhiệm, đang ngồi hưởng thụ, chơi bài một cách sung sướng trong đình mà không phải làm gì. Qua đây, ta đã có thể hình dung và thấy rõ được sự tương phản trong hai bức tranh ấy, đáng thương cho số phận những người dân phu và phẫn nộ gay gắt tên quan phụ mẫu lòng lang dạ thú, vô trách nhiệm tới tân lương tâm.

Mở đầu tác phẩm, tác giả đã xây dựng một tình huống độc đáo được đặt trong sự đối lập gay gắt. Một bên là tình cảnh vô cùng nguy khốn của dân chúng: "Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã . Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đê thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất". Tính mạng "con dân" cả vùng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Quang cảnh hàng trăm ngàn con người đang ra sức chống chọi lại với cơn lũ thật khẩn trương, vất vả. "Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, kẻ vác tre", "người nào người nấy lướt thướt như chuột lột". Một bên là cảnh quan huyện "kẻ cha mẹ của dân" có trách nhiệm đốc thúc dân chúng bảo vệ đê thì lại đang chễm chệ trong đình "cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trong mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng chẳng việc gì". Ngoài kia con dân đang chân lấm tay bùn, đem thân hèn yếu để chống chọi lại với sức nước thì trong đình "đèn thắp sáng trưng", "nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn rịp". Dường như ngoài kia và trong này là cả hai thế giới khác biệt hoàn toàn. Nếu ngoài kia là thảm cảnh thì trong này là thú vui. Ngoài kia gấp gáp khẩn trương, trong này thong dong nhàn nhã. Cái náo loạn đặt bên cạnh cái yên ả. Trái với "con dân" đang "trăm lo ngàn sợ", quan phụ mẫu "uy nghi chễm chện ngồi" như không hề hay biết đến tình trạng thảm thương của dân chúng. Dựng lên hai cảnh đối lập gay gắt đó, tác giả vạch trần thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong tình cảnh ấy, vô trách nhiệm chính là một tội ác.

Xem thêm tại: https://doctailieu.com/doan-van-cam-nhan-tinh-canh-nguoi-dan-trong-song-chet-mac-bay

23 tháng 4 2022

chưa nêu đc cảm nghĩ của mk, sai nội dung

15 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha

Mở đầu tác phẩm, tác giả đã xây dựng một tình huống độc đáo được đặt trong sự đối lập gay gắt. Một bên là tình cảnh vô cùng nguy khốn của dân chúng: "Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đê thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất". Tính mạng "con dân" cả vùng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Quang cảnh hàng trăm ngàn con người đang ra sức chống chọi lại với cơn lũ thật khẩn trương, vất vả. "Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, kẻ vác tre", "người nào người nấy lướt thướt như chuột lột". Một bên là cảnh quan huyện "kẻ cha mẹ của dân" có trách nhiệm đốc thúc dân chúng bảo vệ đê thì lại đang chễm chệ trong đình "cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trong mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng chẳng việc gì". Ngoài kia con dân đang chân lấm tay bùn, đem thân hèn yếu để chống chọi lại với sức nước thì trong đình "đèn thắp sáng trưng", "nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn rịp". Dường như ngoài kia và trong này là cả hai thế giới khác biệt hoàn toàn. Nếu ngoài kia là thảm cảnh thì trong này là thú vui. Ngoài kia gấp gáp khẩn trương, trong này thong dong nhàn nhã. Cái náo loạn đặt bên cạnh cái yên ả. Trái với "con dân" đang "trăm lo ngàn sợ", quan phụ mẫu "uy nghi chễm chện ngồi" như không hề hay biết đến tình trạng thảm thương của dân chúng. Dựng lên hai cảnh đối lập gay gắt đó, tác giả vạch trần thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong tình cảnh ấy, vô trách nhiệm chính là một tội ác.

15 tháng 4 2022

văn bản "sống chết mạc bay"là một tác phẩm nổi tiếng của tác giả Phạm Duy Tốn.Văn bản phê phán những sự bất công của những ng dân trong xã hội thời phong kiến. Những quan phủ chỉ lo ăn chơi,ko quan tâm đến cảnh người dân "hộ đê" kêu cứu."Sống chết mạc bay muốn phê phán những quan phủ chỉ biết ăn chơi,ngồi đánh tổ tôm trong đình ko biết sự khổ cực của những ng nông dân.