K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 5 2017

- Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Nhà máy dệt kim Vinh mang tên Hoàng Thị Lan- phụ mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Tham dự buổi chiêu đãi có ngài đại sứ và phu nhân

- Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn

- Con chim sắp chết thì kêu tiếng thương

Con người sắp chết thì lời nói phải

- Lúc lâm chung ông cụ còn dặn dò con cháu phải thương yêu nhau.

 

- Mọi cán bộ đều phải thực hiện lời giáo huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

- Con cái cần phải nghe lời dạy bảo của cha mẹ.

Cho đoạn văn sau: Hồ Chí Minh là cái sản phẩm trong sáng nhất của giống nòi. Cụ Hồ là tinh hoa của trăm đời để lại. Vì sao chúng ta cảm động không nói được nên lời, khi nhìn thấy Hồ Chủ tịch? Vì sao dân chúng thấy mặt Cụ như con thấy mẹ, sung sướng giơ hai tay mừng đón, ai nấy mặt mày hớn hở, trong lòng thỏa thuê? Há chẳng phải vì Hồ Chủ tịch kết tinh được muôn cái gì hay đẹp...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau: Hồ Chí Minh là cái sản phẩm trong sáng nhất của giống nòi. Cụ Hồ là tinh hoa của trăm đời để lại. Vì sao chúng ta cảm động không nói được nên lời, khi nhìn thấy Hồ Chủ tịch? Vì sao dân chúng thấy mặt Cụ như con thấy mẹ, sung sướng giơ hai tay mừng đón, ai nấy mặt mày hớn hở, trong lòng thỏa thuê? Há chẳng phải vì Hồ Chủ tịch kết tinh được muôn cái gì hay đẹp nhất của mỗi người Việt Nam, há chẳng phải vì Cụ Hồ là hiện thân của dân tộc?

Tình cảm nổi bật trong đoạn văn trên là:

A. Ngợi ca tài năng, trí tuệ của Hồ Chủ tịch 

B. Ngợi ca sự nghiệp của cách mạng của Hồ Chủ tịch 

C. Bày tỏ niềm ngưỡng vọng và kính yêu vô hạn của nhân dân đối với Bác Hồ 

D. Bày tỏ tình cảm của tác giả đối với Bác Hồ

1
23 tháng 4 2019

Đáp án C

5 tháng 5 2021

“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con!”

Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: “Công cha với núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ với nước trong nguồn”. Đầu tiên, hình ảnh “núi Thái Sơn” là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kỳ vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.

 

Công cha nghĩa mẹ lớn lao, bởi họ là người đã sinh ra ta. Không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ… Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.

Và để thể hiện tấm lòng biết ơn đó, đôi khi đến từ những hành động rất đơn giản. Chúng ta phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là “đạo con”.

Tóm lại, bài ca dao là một lời răn dạy bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tới và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ.

NK
5 tháng 5 2021

Đề bài yêu cầu viết đoạn văn em nhé. Chú ý yêu cầu của đề bài.

Bài tập: Lập dàn ý chi tiết cho các đề sau:a. Nhân dân ta thường khuyên nhau:Anh em như chân với tayRách lành đùm bọc, dở hay đỡ đầnHãy giải thích câu ca dao đó?b. Ca dao xưa có câu:Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giànHãy giải thích câu ca dao đó?c. Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng:“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải...
Đọc tiếp

Bài tập: Lập dàn ý chi tiết cho các đề sau:
a. Nhân dân ta thường khuyên nhau:
Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Hãy giải thích câu ca dao đó?
b. Ca dao xưa có câu:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Hãy giải thích câu ca dao đó?
c. Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng:
“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-
ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ
quốc”
Em hiểu câu nói trên như thế nào? Theo em, khi ngồi trên ghế nhà trường, ta nên
thể hiện tình yêu quê hương, đất nước như thế nào?
d. Bài thơ “Quê hương” của Đỗ Trung Quân có đoạn:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Em hãy giải thích ý nghĩa những câu thơ trên và nêu rõ vai trò, tác dụng của tình
yêu quê hương, đất nước đối với cuộc sống tâm hồn của mỗi con người?
e. Chủ tịch Hổ Chí Minh có nói: Đoàn kết là sức mạnh vô địch. Em hiếu thế
nào là đoàn kết? Tại sao đoàn kết lại có sức mạnh vô địch ? Em phải làm gì để

6

thực hiện lời dạy đó ?
f. Tục ngữ xưa có câu :
Đất rắn trồng cây khẳng khiu,
Những người thô tục nói điều phàm phu.
Em hãy giải thích câu tục ngữ đó và nêu giá trị của nó trong việc nhắc nhở
thanh thiêu niên xây dựng phong cách sống văn minh trong thời đại ngày nay
g. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Hãy giải thích và làm rõ ý nghĩa của câu tục ngữ trên bằng một số bài học bổ
ích mà Dế Mèn (nhân vật chính trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài)
học được trong quá trình phiêu lưu đó đây.
h. Giải thích về sức mạnh của niềm tin
i. Giải thích câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề”
j. Giải thích câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn".
k. Bác Hồ dạy chúng ta: “Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là việc
nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”. Em hiểu lời dạy trên
đây của Bác như thế nào?
l. Ông cha ta thường nói: “Có học phải có hành” Em có ý kiến gì về lời dạy tren

0
20 tháng 5 2020

Câu văn "Nghĩa là phải ra sức giải thích , tuyên truyền , tổ chức , lãnh đạo , làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người được thực hành vào công việc yêu nước , công việc kháng chiến" trong bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" của Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc kiểu câu văn: Câu đơn rút gọn thành phần chủ ngữ.

Tác dụng: Tránh lặp từ, làm văn bản trở nên ngắn gọn và dễ hiểu hơn.

17 tháng 10 2016

a/ Thiếu QHT.

Sửa: Câu tục ngữ này chỉ đúng ở xã hội xưa, còn ngày nay thì thì không đúng (thêm từ "ở")

b/ Thừa QHT.

Sửa: Câu ca dao "Công cha như núi Thái Sơn-Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái (bỏ từ "qua" đầu câu)

c/ Lỗi dùng QHT không thích hợp về nghĩa.

Sửa:  Chim sâu rất có ích cho nông dân vì nó diệt sâu phá hoại mùa màng (bỏ "để" thay bằng "vì")

18 tháng 10 2016

đúng rùi đó các bn cug hok vnen ak !

 

 

Trong không khí toàn Đảng toàn dân, toàn quân đang tích cực thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, là đội viên Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, chúng em luôn hòa chung tinh thần đó để xứng đáng với lòng tin yêu mong mỏi của bác Hồ. Sinh thời Bác đã luôn dành cho thiếu niên nhi đồng những tình cảm yêu thương vô hạn. Trung thu Bác nhớ nhi đồng, ngày khai trường Bác...
Đọc tiếp

Trong không khí toàn Đảng toàn dân, toàn quân đang tích cực thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, là đội viên Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, chúng em luôn hòa chung tinh thần đó để xứng đáng với lòng tin yêu mong mỏi của bác Hồ. Sinh thời Bác đã luôn dành cho thiếu niên nhi đồng những tình cảm yêu thương vô hạn. Trung thu Bác nhớ nhi đồng, ngày khai trường Bác gửi thư chúc. Và đặc biệt niềm tin, lòng yêu thương của Bác gửi trọn trong những điều Bác dạy Thiếu niên nhi đồng: Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt Giữ gìn vệ sinh thật tốt Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm

Thưa đoàn chủ tịch.

Kính thưa các vị đại biểu khách quý!

Kính thưa các thầy giáo, cô giáo.

Các bạn đội viên, nhi đồng thân mến!

Thật vinh dự cho em hôm nay được về dự đại hội và được thay mặt cho đội viên, nhi đồng đóng góp ý kiến cho bản báo cáo tổng kết và phương hướng hoạt động của Đại hội.

Trước hết em hoàn toàn nhất trí với bản báo cáo tổng kết công tác Đội năm học 20…- 20…và phương hướng hoạt động công tác đội năm học 20…- 20… đã trình bày trước đại hội.

Cùng với sự nhất trí đó em xin được đóng góp thêm những suy nghĩ của mình về việc đội viên thực hiện tốt 5 điều bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.

Kính thưa đại hội

Trong không khí toàn Đảng toàn dân, toàn quân đang tích cực thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, là đội viên Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, chúng em luôn hòa chung tinh thần đó để xứng đáng với lòng tin yêu mong mỏi của bác Hồ. Sinh thời Bác đã luôn dành cho thiếu niên nhi đồng những tình cảm yêu thương vô hạn. Trung thu Bác nhớ nhi đồng, ngày khai trường Bác gửi thư chúc. Và đặc biệt niềm tin, lòng yêu thương của Bác gửi trọn trong những điều Bác dạy Thiếu niên nhi đồng:

Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm

Để bày tỏ lòng biết ơn Bác kính yêu, mỗi bạn đội viên, thiếu niên và nhi đồng đang học tập và sinh sống trên mọi miền Tổ quốc nghĩ gì và phải làm gì để thực hiện tốt 5 điều Bác dạy?

Theo em, trong 5 điều Bác dạy Thiếu niên nhi đồng, Bác đã xây dựng và định hướng cho mỗi bạn đội viên, thiếu niên và nhi đồng những phẩm chất tốt đẹp của thiếu nhi Việt Nam. Theo lời Bác dạy, mỗi bạn trước hết phải có trong mình tình yêu đối với quê hương đất nước. Phải xác định nhiệm vụ học tập để luyện đức, luyện tài trở thành những con người có ích cho xã hội. Các bạn cần nêu cao tinh thần đoàn kết , thể hiện thái độ chan hòa với bạn bè, tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt ngoài việc giữ gìn kỉ luật, giữ gìn vệ sinh thật tốt, mỗi chúng ta phải giữ gìn và nêu cao tính khiêm tốn, lòng thật thà, bởi đó chính là phẩm chất cao đẹp của con người trong cuộc sống hàng ngày.

Trong lời dạy của Bác, mỗi người phải xác định việc học tập cho riêng mình ngoài việc học tập để nâng cao kiến thức, còn phải học tập để bồi dưỡng đạo đức, phẩm chất, nhân cách của sống, kĩ năng sống. Trong điều kiện ngày nay, được sự quan tâm của toàn xã hội, nhà trường và gia đình cùng việc chúng ta thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, sẽ giúp mỗi đội viên, thiếu niên và nhi đồng trở thành con người toàn diện về cả Đức - Trí - Thể - Mĩ.

Thưa Đại hội

Học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mỗi đội viên, thiếu niên và nhi đồng hãy thực hiện tốt cuộc vận động: “Thiếu nhi …………………….. thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy” tham gia các hoạt động, phong trào lớn của Đội.

Trên đây là một số ý kiến của em đóng góp cho bản báo cáo tổng kết và phương hướng hoạt động của Đại hội. Trước khi ngừng lời, thay mặt cho các bạn đội viên, nhi đồng, em xin hứa với Bác kính yêu: Chúng cháu sẽ quyết tâm thực hiện tốt 5 điều Bác dạy để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, xứng đáng với lòng mong mỏi tin yêu của Bác, của cha mẹ và thầy cô. Chúng cháu quyết tâm xây dựng Liên đội nhà trường trở thành Liên đội mạnh xuất sắc về mọi mặt.

Cuối cùng em xin được kính chúc sức khỏe tới các vị đại biểu các thầy giáo cô giáo, các chị Đoàn viên cùng toàn thể các bạn đội viên, thiếu niên, nhi đồng.

Chúc Đại hội thành công rực rỡ! .

Các bạn xem giúp mình xem bản này hợp lí chưa

Cảm ơn nhé

1
5 tháng 10 2020

Hợp lý nhưng nhiều cái các chị thì nên cho thêm các anh vào thì được hơn chứ còn lại là được rồi

tóm tắt thân bài lại thân bài sau thành 1 đoạn văn:Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm...
Đọc tiếp

tóm tắt thân bài lại thân bài sau thành 1 đoạn văn:

Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. 
Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. 
Đến câu tục ngữ thứ hai “Uống nước nhớ nguồn”. Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hình thức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính là người tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốn chữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nước trong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờ vơi cạn. Chữ “nhớ” trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ý nghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc.

GIÚP MIK ĐI NHA!!! NHANH MIK TICK

1

ĐỀ BÀI: CHỨNG MINH RẰNG NHÂN DÂN vn TỪ XƯA ĐẾN NAY LUÔN LUÔN SỐNG THEO ĐẠO LÝ: ăn quả nhớ kẻ trông cây và uống nước nhớ nguồ

CÁC BẠN CŨNG CÓ THỂ CHỌN THÂN BÀI KHÁC CŨNG ĐC NHƯNG CHỈ 10-12 CÂU THÔI NHÉ

"En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là dường nào! Cha chắc chỉ trong vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi! Hiện thời, không một...
Đọc tiếp

"En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là dường nào! Cha chắc chỉ trong vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mù, trẻ câm, chúng cũng đều học cả
... Cố lên! Tên lính nhỏ trong đạo quân lớn lao kia! Cố lên! Con ơi! Lấy sách vở làm khí giới, lấy lớp học làm quân đội, lấy thế giới làm bãi chiến trường, coi sự ngu dốt là cừu địch và lấy sự văn minh của nhân loại làm cuộc khải hoàn, con phải phấn đấu luôn luôn và chớ hề làm tên lính hèn nhát".

(Trích “Những tấm lòng cao cả”, Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi, Dịch giả: Hoàng Thiếu Sơn)
                         Qua đoạn trích trên, em cảm nhận được tình cảm của người cha dành cho "tên lính nhỏ" như thế nào? Từ đó viết bài văn khoảng 2/3 trang giấy thi kể về người bố hoặc người mẹ thân yêu của em

2
11 tháng 10 2021

bỏ đi mà làm người

6 tháng 5 2022

ngáo

Quốc dân Việt Nam!Khi xưa Pháp cai trị nước ta, chúng thi hành chính sách ngu dân. Chúng hạn chế mở trường học, chúng không muốn cho dân ta biết chữ để dễ lừa dối dân ta và bóc lột dân ta. Số người Việt Nam thất học so với số người trong nước là 95 phần trǎm, nghĩa là hầu hết người Việt Nam mù chữ. Như thế thì tiến bộ làm sao được? Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập....
Đọc tiếp

Quốc dân Việt Nam!

Khi xưa Pháp cai trị nước ta, chúng thi hành chính sách ngu dân. Chúng hạn chế mở trường học, chúng không muốn cho dân ta biết chữ để dễ lừa dối dân ta và bóc lột dân ta. Số người Việt Nam thất học so với số người trong nước là 95 phần trǎm, nghĩa là hầu hết người Việt Nam mù chữ. Như thế thì tiến bộ làm sao được? Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí.Chính phủ đã ra hạn trong một nǎm, tất cả mọi người Việt Nam đều phải biết chữ quốc ngữ. Chính phủ đã lập một Nha Bình dân học vụ để trông nom việc học của dân chúng.

Quốc dân Việt Nam!

Muốn giữ vững nền độc lập, Muốn làm cho dân mạnh nước giàu, Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, hãy góp sức vào bình dân học vụ, như các anh chị em trong sáu, bảy nǎm nay đã gây phong trào truyền bá quốc ngữ, giúp đồng bào thất học. Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ǎn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình. Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm, đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình là một phần tử trong nước, có quyền bầu cử và ứng cử.

Công việc này, mong anh chị em thanh niên sốt sắng giúp sức.

CÂU HỎI 

a) nêu ý chính của văn bản chống nạn thất học

b) được thể hiện trong những câu văn nào ?

c) nhan đề chống nạn thất học có vai trò thể hiện điều gì trong bài ?

d) muốn có tính thuyết phục câu nêu ý kiến , tư tưởng phải như thế nào ?

e) chỉ ra sự sắp xếp luật cứ trong văn bản chống nạn thất học ? 

                         ai nhanh mk tick nha                    

0