K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 4 2016

thanh hóa, vinh ( nghệ an), huế, đà nẵng, quy nhơn!

26 tháng 1 2016

a. Các tỉnh giáp biển của nước ta lần lượt từ Bắc vào Nam (28 tỉnh)

b. Kể tên một số đảo, quần đảo ở nước ta

- Đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng)

- Đảo Trường Sa (Khánh Hòa)

- Đảo Vân Đồn, Cô Tô, Cái Bàu (Quảng Ninh)

- Đảo Cát Hải, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng)

- Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị)

- Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)

- Đảo Phú Quý (Bình Thuận)

- Đảo Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu)

- Đảo Phú Quốc (Kiên Giang)

c. Kể tên một số cửa khẩu quốc tế quan trọng trên đường biên giới của nước ta với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia .

- Hữu Nghị (Lạng Sơn), Tà Lùng, Trà Lĩnh (Cao Bằng), Thanh Thủy (Hà Giang), Mường Khương (Lào Cai), Ma Lu Thàng (Lai Châu).

            - Tây Trang (Điện Biên), Pa Háng (Sơn La), Na mèo (Thanh Hóa), Nậm Cắn (Nghệ An), Cầu Treo (Hà Tỉnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị)

            - Bờ Y (Kon Tum), Lệ Thanh (Gia Lai), Hoa Lư (Đăk Nông), Xa Mát, Mộc Bài (Tây Ninh), Vĩnh Xương (An Giang), Xà Xía (Kiên Giang).

26 tháng 1 2016

- Tây Bắc là khu vực có hoạt động động đất mạnh nhất, rồi đến khu vực Đông Bắc. Khu vực miền Trung ít động đất hơn, còn Nam Bộ động đất biểu hiện rất yếu.

- Tại vùng biển, động đất tập trung ở ven biển Nam Trung Bộ.

14 tháng 2 2017

tui ko biết xin lỗi bạn!!!!!

26 tháng 1 2016

- Bão từ Biển Đông thổi vào nước ta.

- Bão di chuyển vào nước ta theo hướng đông – tây, vào tháng 9 với tần suất 1,3 đến 1,7 cơn bão/tháng; vào tháng 10 với tần suất từ 1 đến 1,3 cơn bão/ tháng.

 - Bão di chuyển vào nước ta theo hướng đông – tây bắc, vào tháng 8 với tần suất từ 1 đến 1,3 cơn bão tháng; vào tháng 6,7 với tần suất từ 0,3 đến 1 cơn bão/tháng. 

- Bão di chuyển vào nước ta còn theo hướng đông – tây nam, vào tháng 11 và 12 với tần suất từ 0,3 đến 1 cơn bão/tháng.

 

 

26 tháng 1 2016

1. Dân cư nước ta phân bố đều

a. Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi.

- Mật độ dân số trung bình ở nước ta là 254 người/km2 (năm 2006)

- Vùng đồng bằng có dân cư tập trung đông đúc với mật độ dân số rất cao:

+ Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước từ 501 - 2000 người/km2

            + Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 – 1000 người/km2

- Vùng trung du và miền núi dân cư tập trung thưa thớt với mật độ dân số thấp

+ Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân cư thấp dưới 50 người/km2 và từ 50 – 100 người/km2.

+ Vùng núi Bắc Trung Bộ có mật độ dân cư chủ yếu dưới 100 người/km2

- Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ là những vùng có mật độ dân số trung bình cao hơn mật độ dân số trung bình của cả nước.

- Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc, Tây Nguyên và Tây Bắc là những vùng có mật độ dân số trung bình thấp hơn mật độ dân số trung bình của cả nước.

- Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng,

b. Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa thành thị và nông thôn.

- Dân số nông thôn chiếm tỉ trọng cao nhất và đang có xu hướng giảm liên tục từ 80,5 % (1990) xuống còn 73,1 % (2005).

            - Dân số thành tị chiếm tỉ trọng thấp hơn và đang có xu hướng tăng liên tục từ 19,5 % (1990) lên  26,9 % (2005).

2. Nguyên nhân:

- Ở đồng bằng do có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi (vị trí, đất đai màu mỡ, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, …) nên dân cư tập trung đông.

- Những vùng có lịch sử khai thác lâu đời thì dân cư tập trung đông, như Đồng bằng sồng Hồng ở nước ta.

- Những vùng có trình độ phát triển kinh tế - xã hội mạnh và có khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên thì dân cư tập trung đông, mật độ cao.

 - Ngoài ra, ở vùng đồng bằng là nơi có nghề trồng lúa nước truyền thống cần nhiều lao động, nên kinh tế phát triển nhanh, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa diễn ra mạnh hơn ở trung du miền núi.

- Còn vùng trung du và miền núi dân cư tập trung thấp thì ngược lại.

 3. Hậu quả và hướng giải quyết

a. Hậu quả:

Sự phân bố dân cư chưa hợp lý ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng. Vì vậy, việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết.

b. Hướng giải quyết

- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động trong phạm vi cả nước, trong từng vùng.

- Phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa ở miền núi.

- Hạn chế di dân tự do.

 

25 tháng 4 2016

1. Luân Đôn
2.Sydney
3.Thành phố Amsterdam, Hà Lan
4.Paris, Pháp
5.Berlin , Đức 

25 tháng 4 2016

1. Thành phố London, Anh

2. Thành phố Amsterdam, Hà Lan

3. Thành phố Paris, Pháp

4. Thành phố Berlin, Đức

5. Thành phố Prague, Cộng hòa Séc

26 tháng 1 2016

- Có vị trí địa lí đặc biệt thuận lợi (bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long...).

- Có nguồn tài nguyên đa dạng, nổi bật nhất là dầu khí ở thềm lục địa.

- Dân cư đông (15,2 triệu người năm 2006), nguồn lao động dồi dào, có chất lượng

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật tốt và đồng bộ.

- Tập trung tiềm lực và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước.

- Các nguyên nhân khác (thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, sự năng động trong cơ chế thị trường,...).

Định hướng phát triển của vùng

- Phát triển các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao ; hình thành các khu công nghiệp tập trung.

- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ (thương mại, ngân hàng, du lịch,...).

26 tháng 1 2016

​+ Có vị trí địa lí đặc biệt thuận lợi (bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long...).
 + Có nguồn tài nguyên đa dạng, nổi bật nhất là dầu khí ở thềm lục địa.
 + Dân cư đông (15,2 triệu người năm 2006), nguồn lao động dồi dào, có chất lượng.
 + Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật tốt và đồng bộ.
 + Tập trung tiềm lực và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước.
 + Các nguyên nhân khác (thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, sự năng động trong cơ chế thị trường,...).

26 tháng 1 2016

            - Giảm chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi chế biến, giảm thời gian vận chuyển.

            - Nâng cao chất lượng nguyên liệu từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm sau khi chế biến, nâng cao giá trị nông sản và nâng cao thu nhập cho người nông dân.

            - Tạo thêm việc làm ở nông thôn, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa nông thôn và làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

29 tháng 9 2016

bạn ở đâu

 

12 tháng 2 2019

xàm xí đúhiuhiu