K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2023

- Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học:

+ Gia tăng dân số tự nhiên là gia tăng do 2 nhân tố sinh đẻ và tử vong quyết định, thể hiện qua tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.

Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (%) = (Tỉ suất sinh thô – Tỉ suất tử thô)/10

+ Gia tăng dân số cơ học gồm 2 bộ phân xuất cư và nhập cư, tỉ suất gia tăng dân số cơ học là hiệu số giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất suất cư.

Tỉ suất gia tăng dân số cơ học (%) = (Tỉ suất xuất cư – Tỉ suất nhập cư)/10

- Gia tăng dân số thực tế là thước đo phản ánh trung thực, đầy đủ tình hình biến động dân số của một quốc gia, một vùng.

Gia tăng dân số thực tế = Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên + Tỉ suất gia tăng dân số cơ học

14 tháng 12 2022

- Tỉ lệ tăng dân số thực tế là tổng số giữa tỉ lệ tăng dân số tự nhiên và tỉ lệ tăng dân số cơ học (đơn vị tính là %).

- Đây là thước đo phản ánh đầy đủ về sự gia tăng dân số.

- Tuy nhiên, giữa hai bộ phận tạo nên gia tăng dân số thực tế thì gia tăng dân số tự nhiên vẫn là động lực phát triển dân số.

7 tháng 11 2023

Cơ cấu dân số theo lao động:

- Cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.

- Nguồn lao động:

+ Nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế, gồm bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động.

+ 2 nhóm: Dân số hoặt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế.

- Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế (3 khu vực):

+ Khu vực I (Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản);

+ Khu vực II (Công nghiệp và xây dựng);

+ Khu vực III (Dịch vụ).

=> Thay đổi theo thời gian ở từng quốc gia, khu vực trên thế giới.

+ Các nước đang phát triển: lao động trong khu vực I chiếm tỉ lệ cao, xu hướng giảm.

+ Các nước phát triển: tỉ lệ lao động ở khu vực III cao, xu hướng tăng.

- Ví dụ:

+ Bu-run-đi và Ấn Độ là 2 quốc gia đang phát triển nên tỉ lệ lao động trong khu vực I cao, lần lượt là 86,2% và 42,6% (2019), xu hướng giảm (Năm 2019, tỉ lệ lao động trong khu vực I của Bu-run-đi giảm 5,8% so với năm 1999 và Ấn Độ giảm 17,5%).

+ Anh là quốc gia phát triển nên tỉ lệ lao động trong khu vực III cao (80,8% - năm 2019), xu hướng tăng (năm 2019 tăng 8,2% so với năm 1999).

20 tháng 3 2019

Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng cơ học.

   -Gia tăng dân số tự nhiên: Là sự biến động dân số trên thế giới (tăng lên hay giảm đi) là do hai nhân tố chủ yếu quyết đinh là sinh đẻ và tử vong.

Công thức tính: Tg = S –T

S: tỉ suất sinh thô

T: tỉ suất tử thô

   -Gia tăng cơ học: Bao gồm hai bộ phận xuất cư và nhập cư, sự chênh lệch giữa người xuất cư và nhập cư gọi là gia tăng cơ học.

Công thức tính: G = (N – X) / Dtb

+N: Là số người xuất cư trong năm

+X: Số người nhập cư trong năm.

   +Dtb: Dân số trung bình năm

24 tháng 7 2017

- Gia tăng dân số tự nhiên là sự biến động tự nhiên của dân số, là hiệu giữa số sinh và số chết. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được xem là động lực phát triển dân số.

- Gia tăng dân số cơ học: Là sự di chuyển của dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định.

Gia tăng cơ học bao gồm hai bộ phận: Xuất cư (những người rời khỏi nơi cư trú) và nhập cư (những người đến nơi cư trú mới). Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư được gọi là gia tăng cơ học.

Trên phạm vi toàn thế giới, gia tăng cơ học không ảnh hưởng đến vấn đề số dân nói chung, nhưng đối với từng khu vực, từng quốc gia và từng địa phương thì nhiéu khi nó lại có ý nghĩa quan trọng.

2 tháng 4 2017

- Gia tăng dân số tự nhiên là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được coi là động lực phát triển dân số.
- Gia tăng cơ học gồm hai bộ phận: xuất cư (những người rời khỏi nơi cư trú) và nhập cư (những người đến di cư trú mới). Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư được gọi là gia tăng cơ học.

Trên phạm vi toàn thế giới, gia tăng cơ học không ảnh hưởng lớn đến vấn đề dân số nói chung, nhưng đối với từng khu vực, từng quốc gia thì nó lại có ý nghĩa quan trọng



2 tháng 4 2017

Phân biệt gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học:
– Gia tăng dân số tự nhiên là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được coi là động lực phát triển dân số.
– Gia tăng cơ học gồm hai bộ phận: xuất cư (những người rời khỏi nơi cư trú) và nhập cư (những người đến di cư trú mới). Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư được gọi là gia tăng cơ học.
Trên phạm vi toàn thế giới, gia tăng cơ học không ảnh hưởng lớn đến vấn đề dân số nói chung, nhưng đối với từng khu vực, từng quốc gia thì nó lại có ý nghĩa quan trọng.

14 tháng 12 2022

- Gia tăng dân số cơ học là sự chênh lệch giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư.

- Ở các nước phát triển tỉ suất nhập cư thường lớn hơn tỉ suất xuất cư, còn ở các nước đang phát triển tỉ suất xuất cư thường lớn hơn tỉ suất nhập cư.

- Gia tăng dân số cơ học không ảnh hưởng tới số dân trên phạm vi toàn thế giới nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với từng khu vực, từng quốc gia.

14 tháng 12 2022

+ Gia tăng dân số tự nhiên là gia tăng do 2 nhân tố sinh đẻ và tử vong quyết định, thể hiện qua tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.

7 tháng 11 2023

Các nhân tố tác động đến gia tăng dân số thế giới:

Nhân tố kinh tế - xã hội

- Các quốc gia, vùng lãnh thổ có trình độ phát triển kinh tế cao, điều kiện sống tốt, thu nhập của người dân cao, cơ sở hạ tầng hiện đại thu hút dân nhập cư và ngược lại.

Các quốc gia, vùng lãnh thổ trình độ phát triển kinh tế thấp hơn, tỉ lệ dân số làm nông nghiệp cao => nhu cầu về nguồn lao động nhiều hơn, gia tăng dân số cao.

- Chính sách dân số, phong tục tập qán, tâm lí xã hội, độ tuổi kết hôn,… của các nước, vùng lãnh thổ trong những thời kì nhất định ảnh hưởng lớn đến sự gia tăng dân số.

Ví dụ: Trung Quốc là 1 quốc gia có tâm lí “trọng nam khinh nữ”, trước khi điều chỉnh chính sách dân số, người dân cố đẻ con trai => mức sinh cao.

Nhân tố tự nhiên – sinh học

- Điều kiện tự nhiên góp phần làm tăng hoạc giảm mức nhập cư.

Ví dụ: Những vùng đồng bằng màu mỡ, khí hậu ôn hòa thu hút nhiều dân cư đến sinh sống. Ngược lại, những khu vực có khí hậu khắc nghiệt, núi cao hiểm trở sẽ có ít dân cư sinh sống.

- Cơ cấu sinh học của dân số cũng tác động đến gia tăng dân số.

Ví dụ: Quốc gia có dân số nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao => mức độ gia tăng dân số cao.

10 tháng 1 2023

* Khái niệm: Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên.

* Đặc điểm

- Môi trường sống của con người bao gồm: môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và môi trường xã hội.

- Môi trường tự nhiên bao gồm đất, nước, khí hậu, sinh vật, sông ngòi, địa hình,... Các yếu tố này tồn tại và phát triển theo quy luật tự nhiên nhưng vẫn chịu tác động của con người.

- Môi trường nhân tạo bao gồm các yếu tố vật chất, kĩ thuật do con người tạo ra và chịu sự chi phối của con người. Các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị huỷ hoại nếu không có sự chăm sóc của con người.

- Môi trường xã hội là các quan hệ xã hội trong sản xuất, trong phân phối, trong giao tiếp với các luật lệ, thể chế, quy định, cam kết ở các cấp khác nhau. Nó định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định.

* Vai trò của môi trường

- Nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người.

- Giúp lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.

- Không gian sống và bảo vệ con người, sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài.

- Chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong sinh hoạt và sản xuất.