K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 10 2016

- Hướng đến châm biếm những hạng người đáng chê cười về tính cách, bản chất.

- Sử dụng một số hình thức gây cười.- Có nội dung và nghệ thuật châm biếm.
8 tháng 1 2018

Qua thời gian, nhờ sự sáng tạo của nhân dân, những câu nói thường ngày đó đã được thể hiện, bộc lộ dưới những câu từ vần điệu, âm sắc, ngắn gọn, giàu hình ảnh và có tính biểu trưng cao, phổ biến trong nhân gian. Đó chính là những “túi khôn” giúp chúng ta vận dụng trong đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói ở mọi lúc, mọi nơi. Chúng như lời gợi ý, sự trợ giúp giúp chúng ta có thể định hướng được con đường đúng đắn, hợp lí nhất. Tục ngữ dân gian Việt Nam được chia làm nhiều nhóm như tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất ; tục ngữ về con người xã hội… Nó phản ánh chung về những kinh nghiệm, luân lí, công lí, cũng có khi là sự phê phán.

Trong lao động, lí trí của con người đã được tôi luyện, con người đã biết phân biệt cái tốt, điều xấu, ý thức được về thẩm mỹ. Những sáng tác dân gian truyền miệng sâu lắng, những tư tưởng, quan điểm mà dân gian ta gửi gắm vào đó, chúng chính là những suy nghĩ, những điều thấm thía mà ông cha ta đã cảm nhận được. Thời xưa, tuy chưa có khoa học, nhưng bằng kinh nghiệm, tổ tiên chúng ta cũng đã nắm được trong một chừng mực nhất định quy luật của thiên nhiên.

Giữa người với người xuất hiện những câu tục ngữ rút ra ở sinh hoạt, có tính chất nhận xét, giải thích, khuyên răn, theo một luân lí và thế giới quan cảm nhất định.

Trong những việc đối nhân, xử thế, những người có trí thức thời xưa thường mượn những lời lẽ thánh hiền hoặc của những bậc cao nhân được trọng vọng để củng cố, khẳng định ý kiến, đề nghị của mình. Trong trường hợp ấy, những người lao động không có sách vở, họ chỉ biết dựa vào những thực tế, nói lên những câu tục ngữ là người nghe sẽ đồng tình, vì đó là ý kiến tập thể chung đúc lại. Tục ngữ được cấu tạo nên bởi lí trí nhiều hơn là cảm xúc. Tư tưởng trong tục ngữ là những tư tưởng hùng hồn, đanh thép, sắc bén, nhạy cảm nhưng cũng có lúc mềm dẻo, yểu điệu nhưng vẫn thể hiện được tinh thần cương trực biết dựa vào lẽ phải. Thanh điệu trong tục ngữ luôn luôn có, được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và một trong những hình thức thể hiện là vần. Vần trong tục ngữ thường là vần lưng tức vần giữa câu. Ví dụ:

Bút sa gà chết
Có tật giật mình.

Những câu năm chữ:

Cơm treo, mèo nhịn đói
Việc bé, xé ra to.

Những câu sáu chữ:
Một điều nhịn, chín điều lành

Hay những câu nhiều chữ, có vần cách nhau hai ba chữ như:
Đi chợ ăn quà, về nhà đánh con
Gà cựa dài thì rắn, gà cựa ngắn thì mềm.
Đi sâu vào một vấn đề ta mới thấy được ý nghĩa của tục ngữ.

Chẳng hạn trong vấn đề về thiên nhiên, phần nhiều các câu tục ngữ đều được dựa trên những hiện tượng thường xuyên của tự nhiên như sự vận động của Trái đất, của gió, của nắng mưa, bão táp, các hiện tượng xảy ra trong ngày, trong năm, trong tháng, trong mùa.

Ví dụ “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”, trong thực tế vào tháng bảy, tháng tám ở Bắc bộ thường xẩy ra những trận bão lụt, kiến là một loài nhạy cảm với thời tiết nên dự cảm trước, chúng bò lên cao, tránh chỗ thấp để không bị lụt cuốn trôi, ổn định được đời sống, và khi lụt xong đất ẩm, dễ đào lại tổ.

Hay câu tục ngữ: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Theo tự nhiên hay sự vận động của Trái Đất quanh mặt trời và quay quanh trục, vào tháng năm, tháng mười, từng bộ phận, toạ độ trên trái đất có góc chiếu từ mặt trời đến lớn hoặc nhỏ, hơn nữa còn phụ thuộc vào nửa cầu nào ngả về phía mặt trời sẽ nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt nên dẫn đến các hệ quả là đêm, ngày, ngắn hoặc dài. Tuy nhiên ngày xưa, ông cha ta chỉ biết dựa theo những quy luật, những điều xảy ra mà mắt thấy, tai nghe mà phát thành lời. Do đó mà mới có câu tục ngữ trên.

Nói chung những câu tục ngữ không mang ý kiến của một riêng ai, nó không mang một tính chất, một đặc điểm của bất cứ một cá nhân nào, nó thể hiện những vấn đề trong xã hội, đề cập về nhiều mặt, nó còn như một hành trang kiến thức, một kiểu thể loại văn học dân gian, công chúng do thế hệ trước hay nói cụ thể hơn là ông cha ta để lại giúp chúng ta có thể sử dụng như một công cụ hữu ích về tinh thần, ý tưởng. Xét cho cùng tục ngữ có hình thức và nội dung cực kì hoàn hảo, vừa cân đối, hài hoà, lại vừa mang tính chất dân gian, dễ hiểu, gần gũi với đời thường. Có những câu tục ngữ chỉ hiểu theo nghĩa đen tức là nghĩa của chúng được cấu thành dựa trên nghĩa của từng từ tạo nên nó.

8 tháng 1 2018
a) Mở bài: - Dẫn dắt được vào vấn đề hợp lí. - Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề. b) Thân bài: * Thơ ca dân gian là gì? (thuộc phương thức biểu đạt trữ tình của văn học dân gian gồm tục ngữ, dân ca, ca dao…; thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau, đa dạng và phong phú xuất phát từ những trái tim lao động của nhân dân; là cách nói giản dị, mộc mạc, chân thành nhưng thể hiện những tình cảm to lớn, cụ thể; "ca dao là thơ của vạn nhà" - Xuân Diệu; là suối nguồn của tình yêu thương, là bến bờ của những trái tim biết chia sẻ.). * Tại sao thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động (lập luận): Thể hiện những tư tưởng, tình cảm, khát vọng, ước mơ.. của người lao động. * Thơ ca dân gian "thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta": - Tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên (dẫn chứng). - Tình cảm cộng đồng (dẫn chứng: "Dù ai đi… mùng mười tháng ba; Bầu ơi thương … một giàn; Nhiễu điều phủ lấy ... nhau cùng; máu chảy ruột mềm, Môi hở răng lạnh.. "). - Tình cảm gia đình: + Tình cảm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà (dẫn chứng: Con người có tổ .. có nguồn; Ngó lên nuột lạt.. bấy nhiêu; …). + Tình cảm của con cái đối với cha mẹ (dẫn chứng: Công cha như … là đạo con; Ơn cha … cưu mang; Chiều chiều ra đứng … chín chiều; Mẹ già như .. đường mía lau…). + Tình cảm anh em huynh đệ ruột thịt (dẫn chứng: Anh em như chân … đỡ đần; Anh thuận em hoà là nhà có phúc; Chị ngã em nâng…). + Tình cảm vợ chồng (dẫn chứng: Râu tôm … khen ngon; Lấy anh thì sướng hơn vua… càng hơn vua; Thuận vợ thuận … cạn…). - Tình bằng hữu bạn bè thân thiết, tình làng xóm thân thương (dẫn chứng: Bạn về có nhớ… nhớ trời; Cái cò cái vạc… giăng ca; …). - Tình thầy trò (dẫn chứng: Muốn sang thì bắc… lấy thầy…). - Tình yêu đôi lứa (dẫn chứng: Qua đình… bấy nhiêu; Yêu nhau cới… gió bay; Gần nhà mà …làm cầu; Ước gì sông … sang chơi….). c) Kết bài: - Đánh giá khái quát lại vấn đề.

- Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm sáng tỏ.
17 tháng 11 2016
1. Tràn ngập trong bài thơ Tiếng gà trưa là những kỉ niệm tuổi thơ. Trong đó, nổi bật là hình ảnh người bà, kí ức về tình bà cháu mộc mạc mà sâu nặng. Tất cả được gợi về từ một âm thanh quen thuộc, bình thường: tiếng gà mái cục tác trong nắng trưa.2. Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.
Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn...
Đọc tiếp

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”

( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.

Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:

1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng? ( Viết theo dạng sơ đồ xương cá)

Theo em vì sao tác giả lại có những hiểu biết sâu sắc như thế về Bác?

2. Hoàn cảnh sáng tác của bài: Bài văn được viết vào thời gian nào? Nhân dịp nào?

3. Nêu Phương thức biểu đạt của bài văn?

Cho biết bài văn nghị luận về vấn đề gì? Câu văn nào nêu luận điểm chính của bài văn?

4. Bố cục của bài chia mấy phần? Chỉ rõ từng phần và nêu nội dung của mỗi phần đó?

5. Giải thích nghĩa của các từ sau: Nhất quán, giản dị, hiền triết, ẩn dật.

Phần II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.

1. Đặt vấn đề:

- Luận điểm chính là gì? Câu văn nêu luận điểm gồm có mấy vế? Đó là những vế gì?

- Luận điểm được nêu theo cách nào?( Trực tiếp hay gián tiếp)

- Vì sao tác giả lại khẳng định: ở Bác cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị luôn nhất quán với nhau, không tách rời nhau? Nói như thế nhằm khẳng định điều gì?

- Câu văn tiếp theo trong phần mở bài tác giả dùng phương pháp lập luận giải thích để làm rõ điều gì? Trong đoạn văn có những từ ngữ nào thể hiện rõ nhất thái độ của tác giả đối với đức tính giản dị của Bác? Từ ngữ đó thể hiện thái độ gì của tác giả?

- Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong phần mở bài

2. Phần giải quyết vấn đề: Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ

?Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác trong những mặt nào?

a. Luận điểm phụ 1: Sự giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong quan hệ với mọi người.

- Để chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt hàng ngày tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?( Em hãy viết rõ từng ý đó theo gạch đầu dòng)

- Nhận xét về cách nêu dẫn chứng của tác giả trong đoạn văn? Qua những dẫn chứng trên em liên tưởng gì về Bác?( Gợi ý: Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng lại giống với người nào trong gia đình)

- Trong đoạn văn, ngoài việc đưa ra những dẫn chứng để chứng minh sự giả dị của Bác, tác giả còn đưa những lí lẽ nào để bình luận về đức tính giản dị đó của Bác? Tác dụng của những lời bình luận đó là gì?( Gợi ý: dựa vào câu văn ở đoạn 3 và cả đoạn 4)

b. Luận điểm phụ 2: Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.

- Tìm câu văn nêu luận điểm 2?

- Những dẫn chứng nào được đưa ra để chứng minh cho sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết?

- Theo tác giả việc Bác nói và viết giản dị nhằm mục đích gì?

Phần III. Tổng kết.

- Phần nghệ thuật và nội dung ghi như video các em đã xem. Bổ sung thêm phần nghệ thuật: Lời văn giàu cảm xúc, giàu sức thuyết phục.

Phần IV: Luyện tập

- Các em làm bài tập trong video đã cho.

- Bài tập bổ sung: Em hiểu như thế nào là lối sống hiền triết? Ẩn dật? Tại sao lối sống của Bác lại không phải lối sống của nhà hiền triết ẩn dật?

0
9 tháng 4 2020

Ca dao dân ca là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng của người dân đất Việt. Những câu ca đằm thắm, trữ tình mang chở cả điệu tâm hồn và chứa chan những tình cảm thiết tha, sâu năng, đặc biệt là tình cảm gia đình. Bởi vậy, có ý kiến cho rằng: “Ca dao dân ca đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc”. Những lời hát ấy đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người qua tiếng ru của bà, của mẹ và nhắc nhở chúng ta về công ơn trời biển của mẹ cha:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao như một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà tha thiết. Phép so sánh được sử dụng liên tiếp khiến hai câu thơ vừa cụ thể, vừa gợi hình, sinh động. Công cha và nghĩa mẹ được ví với những hình ảnh thiên nhiên vĩnh hằng: núi ngất trời, nước biển Đông. Ơn cha to lớn không thể đo đếm còn tình mẹ thương con sâu nặng, đong đầy. Những lời thơ gợi nhắc về công ơn sinh thành dưỡng dục bao la vô tận của mẹ cha. Công ơn ấy được cụ thể hóa bằng “chín chữ”: (em xem chú thích và viết 9 chữ vào đây). Đồng thời, tác giả dân gian khuyên răn kẻ làm con phải có bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ để đền đáp công ơn ấy. Những lời ca dao thấm đượm nghĩa tình như ru hồn người vào thế giới của đạo lý, yêu thương. Không những nhắn nhủ con người về công ơn cha mẹ, ca dao dân ca còn thể hiện tình cảm nhớ thương quê mẹ của người con gái xa:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Câu ca mở ra một âm điệu trầm buồn sâu lắng với hai từ “chiều chiều”. Thời khắc ấy gợi cái tàn lụi của một ngày và cũng gợi cảm giác sum họp gia đình. Ấy là quãng thời gian của buồn, của nhớ và bâng khuâng. Những lời hát của người con gái lấy chồng xa hướng về quê mẹ như thấm đẫm nỗi buồn xa xót ấy. Hai từ “ngõ sau” gợi một không gian khuất nẻo – nơi người con gái có thể bày tỏ nỗi long. Cả thời gian và không gian ấy như đã nói lên tâm trạng con người đang mong nhớ thiết tha. Hai chữ “chiều chiều” mở đầu hô ứng với hai chữ “chín chiều” kết thúc bài ca dao tạo nên hiệu ứng lặp đi lặp lại một nỗi long xót xa, thấm thía của người con gái khi hướng về quê mẹ xa xôi. Bên cạnh tình cảm cha mẹ – con cái, ca dao còn là những lời nhắn nhủ cảm động về tình cảm ông bà và cháu con:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Nuộc lạt – một hình ảnh quen thuộc trên những mái nhà tranh của làng quê Việt Nam đã được đưa vào câu ca dao một cách rất tự nhiên, giản dị và gần gũi. Biện pháp so sánh bao nhiêu – bấy nhiêu đã thể hiện tình cảm nhớ thương, sự gắn bó bền chặt, ruột thịt của cháu con với ông bà. Âm điệu lời thơ tha thiết thể hiện sự kính trọng biết ơn! Và, có lẽ, những người thân, người lớn trong nhà đã khuyên bào con cháu giữ chặt tình anh em: Anh em nào phải người xa Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân Anh em hòa thuận hai thân vui vầy Một lần nữa lối ví von so sánh lại được sử dụng thành công trong hai câu ca dao. Tình cảm anh em gắn bó bền chặt không thể tách rời như tay với chân. Sự hòa thuận của an hem chính là niềm vui của cha mẹ gia đình. Bài ca dao là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc về tình cảm ruột thịt, anh em.

Với âm điệu thiết tha, sâu lắng cùng lối ví von so sánh đặc trưng, những câu thơ lục bát đã thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc và thấm thía. Nhắc nhở nhẹ nhàng mà không khô khan, khuyên nhủ mà không giáo huấn, ca dao chính là tiếng lòng mang chở cả tư tưởng, triết lý đạo đức của nhân dân. Nó đã trở thành viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.

~~~Learn Well Thạch Anh Minh~~~

9 tháng 4 2020

* Đây là Trâm trích từ đề tham khảo ôn luyện học sinh giỏi Ngữ Văn 7.

1. Yêu cầu về kĩ năng và hình thức:
– Xác định đúng kiểu bài chứng minh nhận định về văn học dân gian (tục ngữ, ca dao).
– Viết bài phải có bố cục rõ ràng, có luận điểm, luận cứ, luận chứng.
– Trình bày sạch đẹp, câu chữ rõ ràng, hành văn giàu cảm xúc và trôi chảy.
2. Yêu cầu về nội dung:
a) Mở bài:
Thơ ca dân gian là cây đàn muôn điệu, diễn tả tất cả các cung bậc tình cảm của con người. Có ý kiến đã nhận xét rằng: “Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta.” Đó là một nhận xét hoàn toàn chính xác

b) Thân bài:
* Thơ ca dân gian là là những câu tục ngữ, ca dao, dân ca diễn tả những cung bậc tình cảm khác nhau của người dân lao động. Rất tự nhiên, tâm hồn tình cam của con người bao giờ cũng bắt nguồn từ tình cảm gia đình, tình yêu thương đối với những người thân yêu, ruột thịt của mỗi người. Đã có rất nhiều bài ca dao ca ngợi tình cảm gia đình gần gũi, thiêng liêng ấy:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Bài ca dao đã ca ngợi công ơn trời biển của cha mẹ với con cái và nhắc nhở mỗi người con phải biết ghi nhớ công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ đối với mình. Bên cạnh đó ca dao còn diễn tả thật sâu sắc tình cảm của con cái với cha mẹ:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Bài ca dao là lời của người con gái lấy chồng xa quê nhớ về quê mẹ. Mỗi buổi chiều cô lại ra nơi ngõ sau, ít người qua lại ngóng trông về quê mẹ mà trong lòng dâng tràn bao cảm xúc buồn tủi cô đơn, nhớ thương cha mẹ lúc tuổi già không người chăm sóc. Hay còn là tình anh em gắn bó keo sơn:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
Ca dao dân ca còn là nơi để người dân lao động bày tỏ tình yêu với quê hương đất nước. Tình yêu ấy chính là niềm tự hào về cảnh sắc quê hương mình:
“ Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”
Bài ca dao cảnh sáng sớm mùa thu nơi kinh thành Thăng Long thưở trước. Với làn gió thu thổi nhè nhẹ làm đung đưa những cành trúc rậm rạp, lá sum sê đang “la đà”, với tiếng chuông đền Trấn Vũ và tiếng gà tàn canh báo sáng từ làng Thọ Xương vọng tới. Mặt Hồ Tây sương khói mịt mờ, huyền ảo và tĩnh lặng, tiếng chày làng Yên Thái làm giấy vang lên dồn dập. Tất cả đã diễn tả được một cuộc sống êm đềm, yên bình, nơi thành Thăng Long xưa.
Nếu như bài ca dao trên ca ngợi cảnh đẹp nơi kinh kì Thăng Long xưa thì bài ca dao sau lại ca ngợi vẻ đẹp ở một vùng quê yên ả thanh bình với cánh đồng lúa mênh mông bát ngát và tâm trạng phấn chấn niềm vui của người con gái đi thăm đồng:
“ Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát.
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”
Bên cạnh đó ca dao còn diễn tả tình cảm gắn bó tha thiết của người dân lao động với quê hương mình:
“ Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”
Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi con người. Khi xa quê ai cũng nhớ về quê hương mình với những nét đặc trưng nhất. Nhân vật trữ tình trong bài ca dao trên đã nhớ về những món ăn giản dị của quê hương: « canh rau muống, cà dầm tương », nhớ đến những người thân yêu nhất trong gia đình: người mẹ già, người vơi hiền tần tảo sớm hôm, dãi nắng dầm sương bên cánh đồng làng.
Hơn thế nữa ca dao còn thể hiện niềm tự hào về lịch sử anh hùng của đất nước:
“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Hay còn là lời khuyên con cháu phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau xây dựng và bảo vệ đất nước:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng.
Nói tóm lại, ca dao là tiếng nói tình cảm của người Việt. Đến với ca dao ta cảm nhận được tình cảm gia đình yêu thương gắn bó, tình yêu quê hương đất nước mặn mà đằm thắm. Ca dao đã bồi đắp thêm cho tâm hồn mỗi con người tình cảm với gia đình, với quê hương đất nước, nhắc nhở con người biết sống có trách nhiệm với gia đình, quê hương đất nước.

13 tháng 10 2016

      câu3   

      Mọi cái đều không có” ,chỉ có duy nhất một thứ, đó là tình bạn thắm thiết mà không một thứ vật chất nào có thể thay thế được. Tình bạn là trên hết. Tình bạn được xây dựng từ sự cảm thông , tôn trọng lẫn nhau, không vụ lợi. Cuộc đời một con người có được bao nhiêu người bạn thân như thế. Đoạn thơ như dạy cho chúng ta phải biết nuôi dưỡng tình bạn trong sáng như thế nào. Hãy trải lòng ra để sống với mọi người, đừng để vật chất làm hoen ố những tình cảm vốn rất đẹp trong mỗi chúng ta.

14 tháng 10 2016

2)Chi tiết:

Bác đến chơi đây ta với ta

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

->“ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.
3)Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Âm điệu bỗng dưng thay đổi, thân mật, ngọt ngào. Nó không giống với ba từ “ ta với ta” trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Trong bài Qua đèo ngang thì ba từ đó là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người, còn ba từ này trong bài “Bạn đến chơi nhà” là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Nói cho cùng thì nhà thơ đã rất khéo léo lột tả sự nhiệt tình, nóng hổi, mến khách trước hoàn cảnh bất ngờ, thiếu thốn, nghèo khổ của tác giả. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.

4) Bài thơ này đã tạo nên một hình ảnh  tình bạn không có gì về vật chất, tất nhiên không phải là thiếu thốn mà là chưa đủ độ, để rồi đúc kết một câu rằng:”Bác đến chơi đây, ta với ta” thật đậm đà, sâu sắc. Bài thơ này không chỉ là một lời bày tỏ chân tình của tác giả mà còn là một triết lý, một bài học, một định hướng về sự chuẩn mực rằng: tình bạn cao hơn mọi của cải, vật chất.

 

 

CÁC BẠN LỚP 7 CHO MK HỎI XÍU NÈ:TRONG BÀI NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN, CHÂM BIẾM NHÉ.BÀI 1+2a) Hai bài ca dao này là lời của ai? dựa vào đâu mà em biết?b) Nội dung của mỗi bài ca dao này là gì? Vì sao có thể khẳng định như vậy?c) để thể hiện những nội dung ấy, ở mỗi bài , tác giả dân gian đã sử dụng những hình ảnh, biện pháp nghệ thuật gì? nêu tác...
Đọc tiếp

CÁC BẠN LỚP 7 CHO MK HỎI XÍU NÈ:

TRONG BÀI NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN, CHÂM BIẾM NHÉ.

BÀI 1+2

a) Hai bài ca dao này là lời của ai? dựa vào đâu mà em biết?

b) Nội dung của mỗi bài ca dao này là gì? Vì sao có thể khẳng định như vậy?

c) để thể hiện những nội dung ấy, ở mỗi bài , tác giả dân gian đã sử dụng những hình ảnh, biện pháp nghệ thuật gì? nêu tác dụng?

d) Ở bài 1, tại sao tác giả không bộc bạch trực tiếp nỗi niềm thương thân mà phải gửi gắm kín đáo qua hình tượng các con vật?

e) Từ hai bài ca dao này, em hiểu thêm điều gì về cuộc sống của người dân lao động nói chung và người phụ nữ nói riêng trong xã hội  xưa?

1, Thương thay thân phận con tằm,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti, 

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay con hạc lánh đường mây,

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời.

Dầu kêu ra máu biết người nào nghe.

2, Thân em như trái bần trôi,

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

BẠN NÀO GIÚP MK THÌ MK SẼ CHO 6 TICK....(TRONG VÒNG 2 NGÀY)

CẢM ƠN CÁC BẠN NHIỀU. T_T

5
17 tháng 9 2018

Bạn vào https://h.vn/hoi-dap/question/92822.html

E) hiểu thêm rằng người nông dân là những người có thân phận thấp cổ bé họng yếu đuối nhưng có nhiều đức tính tốt, hiền lành, chát phác, chịu thương chịu khó mà vẫn vất vả trong cuộc sống mưu sinh

   Người phụ nữ trong Xã hội cũ bị trói buộc trong luật lệ phong kiến hà khắc, trôi dạt vô định trước sóng gió cuộc đời

17 tháng 9 2018

a) Hai bài ca dao này là của người nông dân. Dựa vào bài văn nên em biết.

b) Nội dung của bài bài ca dao là : .....lên google nhé bn có tất cả đáp án đấy nhé.

e) Ngày xưa xã hội và tất cả mọi người coi thường phụ nữ, đánh phụ nữ dã man. Ngày xưa phụ nữ ở trong nhà không làm những công việc của đàn ông. Ngày nay phụ nữ thay phiên đàn ông, làm những việc lớn

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

Để bàn về vấn đề, người viết đã nêu những ý kiến về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm:

- Về nghệ thuật:

+ Truyện gần như không có cốt truyện với nhiều tuyến và nhiều khóm nhân vật hoạt động.

+ Người kể chuyện ngôi thứ nhất, xưng "tôi".

-   Về nội dung: Những câu chuyện xảy ra trong khủng cảnh quê hương với đề tài xây dựng chế độ xã hội mới.

Căn cứ vào nội dung văn bản, em có thể khẳng định như vậy.