K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2019

Tốc độ tăng rất chậm vào các năm 1990, 1995, 2002; trong khi đó tốc độ tăng nhanh vào các năm 2000 và đặc biệt năm 2004. Như vậy, tốc độ phát triển kinh tế không đều, sự phát triển kinh tế thiếu ổn định.

26 tháng 7 2018

Nhận xét: Tốc độ tăng không đều, sự phát triển kinh tế thiếu ổn định.

6 tháng 6 2017

Vào các năm 1990, 1995, 2002 tốc độ tăng GDP của Mĩ La tinh rất chậm; trong khi đó tốc độ tăng nhanh vào các năm 2000 và đặc biệt năm 2004.

* Như vậy, tốc độ phát triển kinh tế giai đoan 1985 - 2004 không đều, sự phát triển kinh tế Mĩ Latinh thời gian này thiếu ổn định.

Tốc độ gia tăng GDP của Mĩ La tinh trong giai đoạn 1985 – 2004

Năm

1985

1990

1995

2000

2002

2004

Tốc độ tăng GDP

2,3

0,5

0,4

2,9

0,5

6,0

1 tháng 4 2017

Tốc độ gia tăng GDP của Mĩ La tinh trong giai đoạn 1985 – 2004

Năm

1985

1990

1995

2000

2002

2004

Tốc độ tăng GDP

2,3

0,5

0,4

2,9

0,5

6,0

- Nhận xét: Mĩ La tinh có tốc độ phát triển kinh tế không ổn định.



7 tháng 12 2019

Đáp án B.

Giải thích: Qua biểu đồ, rút ra những nhận xét sau:

- Tốc độ tăng trưởng của hai nước không ổn định và có xu hướng giảm (An-giê-ri giảm 0,1%, Ga-na giảm 1,4%).

- Từ sau năm 1995 tốc độ tăng trưởng của 2 nước đều có xu hướng giảm.

- Tốc độ tăng trưởng GDP của hai nước đều chưa vượt quá 6% (Ga-na cao nhất là 5,1% - 1985; An-giê-ri cao nhất là 4% - 1995) và tốc độ tăng trưởng của Ga-na luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của An-giê-ri -> Như vậy, tốc độ tăng trưởng GDP của hai nước đều trên 6% là sai.

31 tháng 7 2023

Tham khảo

* Nhận xét:

- Về GDP: giai đoạn 1961 - 2020 cho thấy sự tăng trưởng GDP của Nhật Bản tuy nhiên có sự biến động.

+ Từ 1961 đến 2010 GDp liên tục tăng, từ 53,5 tỉ USD lên đến 5759,1 tỉ USD.

+ Tuy nhiên từ năm 2010 đến 2020, GDP lại có xu hướng giảm, giảm xuống chỉ còn 5040,1 tỉ USD năm 2020.

- Về tốc độ tăng GDP: tốc độ tăng đầy biến động:

+ Giai đoạn từ 1961 đến 1980 tốc độ tăng GDP giảm mạnh, từ 12,0% năm 1961 xuống chỉ còn 2,8% năm 1980.

+ Năm 1990 tốc độ tăng GDP tăng lên được 4,9% nhưng lại giảm lại về tốc độ 2,8% năm 2000.

+ Năm 2010 tốc độ tăng GDP hồi phục đạt 4,1% nhưng từ đó đến 2020, tốc độ tăng GDP đã tụt dốc mạnh, xuống đến tăng trưởng âm -4,6% năm 2020.

6 tháng 8 2023

Biểu đồ - Tham khảo:

loading...

6 tháng 8 2023

- Nhận xét: Nhìn chung tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc giai đoạn 1978 - 2020 có sự biến động:

+ Giai đoạn 1978 - 2000 tăng trưởng GDP giảm, giảm từ 11,3% xuống chỉ còn 8,5%.

+ Giai đoạn 2000 - 2010 tăng trưởng GDP tăng đột biến, tăng từ 8,5% lên 10,6%.

+ Giai đoạn 2010 - 2019, tăng trưởng GDP lại giảm, từ 10,6% giảm xuống chỉ còn 6%.

+ Giảm mạnh nhất là từ 2019 đến 2020, trong 1 năm mà tăng trưởng GDP giảm gần 4%, từ 6% xuống chỉ còn 2,2%.

NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo
loading...
 

- Nhận xét: Nhìn chung quy mô GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1961 - 2020 có nhiều biến động. Cụ thể:

- Giá trị GDP tăng nhanh qua các năm nhưng đang có sự suy giảm.

+ Năm 1961 giá trị GDP chỉ đạt 53,5 tỉ USD, năm 1970 đạt 212,6%, sau đó 20 năm đến năm 1990 đã tăng đến mức hàng ngàn tỉ USD (3132 tỉ USD).

+ GDP cao nhất là năm 2010 với 5759,1 tỉ USD, kể từ đây đánh dấu sự suy giảm giá trị GDP khi lần lượt GDP năm 2019 và 2020 là 5123,3 tỉ USD và 5040,1 tỉ USD.

- Tốc độ tăng trưởng GDP các giai đoạn trước có sự biến động, từ năm 2010 có sự suy giảm nghiêm trọng.

+ Ở thời kì đỉnh cao nhất với 12 % năm 1961, năm 1970 do khủng hoảng dầu mỏ nên tốc độ tăng giảm xuống chỉ còn 2,5%.

+ Đến năm 1990 dần phục hồi, tốc độ tăng GDP đạt 4,8%, tuy nhiên lại ảnh hưởng “bong bóng kinh tế” nên đến 2000 tốc độ tăng GDP giảm xuống còn 2,7%.

+ Đến năm 2010 tốc độ tăng GDP có sự khởi sắc với 4,1% thì dịch bệnh Covid-19 đã kéo con số này về mức 0,3% năm 2019 và liên tục giảm sút xuống mức -4,5% năm 2020.

28 tháng 7 2023

Tham khảo

Yêu cầu số 1: Nhận xét

Nhật Bản có quy mô kinh tế lớn, quy mô GDP của Nhật Bản đạt trên 5000 tỉ USD đứng thứ ba thế giới (sau Hoa Kỳ và Trung Quốc).

- Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản trong giai đoạn 2000 - 2020 có sự biến động:

+ Từ năm 2000 - 2005, tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản tăng 1.4% (từ 2.7% năm 2000, lên 4.1% năm 2005).

+ Từ năm 2005 - 2020, tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giảm 8.6% (từ mốc 4.1% năm 2005, giảm xuống còn -4.5% năm 2020).

- Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2020, cơ cấu GDP của Nhật Bản có sự thay đổi:

+ Nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và nhóm ngành công nghiệp - xây dựng có xu hướng giảm.

+ Nhóm ngành dịch vụ có xu hướng tăng.

Yêu cầu số 2: Trình bày tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề. Cả nước đã bắt tay vào công cuộc tái kiến thiết đất nước, nền kinh tế nhanh chóng được khôi phục và tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 1952 - 1973.

- Do ảnh hưởng của khủng hoảng dầu mỏ , từ năm 1973, Nhật Bản bước vào giai đoạn suy thoái kinh tế với tốc độ tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, nhờ có những điều chỉnh chính sách kịp thời, nên nền kinh tế dần phục hòi trong giai đoạn 1980 - 1989. Từ đó vị trí của Nhật Bản trong nền kinh tế thế giới tăng lên mạnh mẽ.

- Sau năm 1990, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng không ổn định và ở mức thấp trong nhiều năm liền. Từ năm 2010 đến nay, nhờ thực hiện chương trình phục hồi kinh tế đã đưa nền kinh tế Nhật Bản.

Yêu cầu số 3: Giải thích nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản

+ Phát huy được yếu tố nguồn nhân lực, tạo nên đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề có trình độ cao, tận tụy với công việc.

+ Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tiếp cận và ứng dụng nhanh chóng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật.

+ Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng vừa phát triển công ty lớn có kỹ thuật công nghệ tiên tiến, lượng vốn đầu tư lớn, vừa phát triển công ty nhỏ truyền thống.

+ Mở rộng thị trường trong nước và đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư.

 

28 tháng 9 2018

- Tính toán cho thấy:

+ Ác-hen-ti-na: tổng số nợ bằng 128% GDP.

+ Bra-xin: tổng số nợ bằng 46,5% GDP.

+ Chi-lê: tổng số nợ gần bằng 60% GDP.

+ Ê-cu-a-đo: tổng số nợ bằng 62% GDP.

+ Ha-mai-ca: tổng số nợ bằng 69% GDP.

+ Mê-hi-cô: tổng số nợ bằng 22,3% GDP.

+ Pa-na-ma: tổng số nợ bằng 68% GDP.

+ Pa-ra-goay: tổng số nợ bằng 53% GDP.

+ Pê-ru: tổng sổ hợ bấng 49% GDP.

+ Vê-nê-xu-.ê-la: tổng số nợ bằng 40,8% GDP.

- Nhận xét chung: phần lớn các nước có tổng số nợ khá cao.

Trong 10 nước trên, 4 nước có tổng số nợ trên 60% tổng GDP của nước đó vào thời điểm năm 2003; 4 nước có tổng số nợ xấp xỉ 50% tổng GDP và 1 nước có tổng số nợ trong khoảng 20% GDP. Riêng Ác-hen-ti-na có tổng số nợ vượt cả GDP.