K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 6 2017

Trả lời:

Sườn tây và sườn đông gây nên khí hậu khác nhau:

- Về mùa hạ, phía đông dãy Trường Sơn chịu hiệu ứng phơn với gió Tây Nam gây ra thời tiết rất khô nóng.

- Về mùa đông, sườn đông Trường Sơn là sườn đón gió mùa đông Bắc, gây mưa.

5 tháng 6 2017

+ Dải Trường Sơn Bắc đã tạo bức chắn đối với các hướng gió thổi đến Bắc Trung Bộ :

- Chắn gió mùa Tây nam , gay ra gió phơn tây nam khô nóng thổi xuống dải đồng bằng ven biển vào đầu mùa mưa ( khoảng tháng 5 đến tháng 7 )

- Chăn gió mùa đông bắc , các khối khí ẩm từ biển vào ( do bão , hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới ) , gây mưa lớn ở nhiều địa phương

+ Tạo nên sự phân hóa khí hậu giữa đồng bằng và vùng núi

19 tháng 6 2019

Ảnh hưởng của dãy núi Trường Sơn Bắc đến khí hậu ở Bắc Trung Bộ:

- Ở phía đông dải Trường Sơn Bắc chịu hiệu ứng phơn với gió Tây Nam gây ra nhiệt độ cao, khô nóng kéo dài vào mùa hè.

- Phía đông dải Trường Sơn bắc cùng là sườn đón gió mùa đông Bắc, gây mưa lớn ở nhiều địa phương.

16 tháng 12 2021

TK

 

Xét về vị trí địa lý, Thừa Thiên Huế là tỉnh cực Nam của miền duyên hải Bắc Trung bộ, nằm gọn trong phạm vi 15059’30”-16044’30” vĩ Bắc và thuộc vùng nội chí tuyến nên thừa hưởng chế độ bức xạ phong phú, nền nhiệt độ cao, đặc trưng cho chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Mặt khác, do nằm ở trung đoạn Việt Nam, lại bị dãy núi trung bình Bạch Mã án ngữ theo phương á vĩ tuyến ở phía Nam nên khí hậu Thừa Thiên Huế mang đậm nét vùng chuyển tiếp khí hậu giữa hai miền Nam - Bắc nước ta.

Tương tự, các tỉnh duyên hải Trung bộ, Thừa Thiên Huế cũng chịu tác động của chế độ gió mùa khá đa dạng. Ở đây luôn luôn diễn ra sự giao tranh giữa các khối không khí xuất phát từ các trung tâm khí áp khác nhau từ phía Bắc tràn xuống, từ phía Tây vượt Trường Sơn qua, từ phía Đông lấn vào từ phía Nam di chuyển lên.

Bên cạnh vị trí địa lý, các đặc điểm địa hình, đặc biệt là độ cao, hướng các dãy núi chính, độ che phủ rừng cũng có vai trò rất quan trọng trong sự phân hóa khí hậu theo từng vùng, lãnh thổ cụ thể. Sự phân bố lần lượt từ Tây sang Đông núi trung bình, núi thấp, gò đồi, đồng bằng, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển, trong đó đồi núi chiếm gần 75,9% diện tích tự nhiên của tỉnh đã gây ra sự giảm dần nhiệt độ không khí từ Đông sang Tây, gia tăng lượng mưa từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam. Lượng mưa gia tăng ở miền núi trung bình phía Tây và Tây Nam có liên quan chặt chẽ đến hướng các dãy núi chính. Các dãy núi trung bình Tây A Lưới, động Ngại, Đông A Lưới - Nam Đông nằm theo hướng Tây bắc - Đông Nam nối liền dãy núi trung bình á vĩ tuyến Bạch Mã - Hải Vân tạo thành bức tường vòng cung thiên nhiên chắn gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè và đón gió Đông Bắc về mùa đông. Đối với gió mùa Đông Bắc bức tường vòng cung đón gió này vừa chuyển hướng gió từ Đông Bắc sang Tây Bắc, vừa ngưng tụ hơi ẩm lại ở sườn phía Đông và sườn phía Bắc gây ra mưa lớn tại A Lưới - Nam Đông - Bạch Mã - Phú Lộc và là một trong các trung tâm mưa địa hình vào loại lớn ở nước ta. Nếu như dãy Trường Sơn đón gió Đông Bắc gây mưa lớn vào mùa đông thì cũng dãy núi này lại giữ ẩm gây mưa lớn ở phía Tây Trường Sơn và tạo gió Tây Nam khô nóng vào mùa hè trên lãnh thổ này.

24 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

- Trung du và miền núi Bắc Bộ :

  + Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới ( chè, trẩu, sở, hồi,...), đậu tương, lạc, thuốc lá; cây ăn quả, cây dược liệu.

  + Trâu, bò lấy thịt  và sữa, lợn ( trung du)

- Đồng bằng sông Hồng :

  + Lúa cao sản, lúa có chất lượng cao; cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp; cây ăn quả, đay, cói

  + Lợn, bò sữa ( ven thành phố lớn), gia cầm, nuôi thủy sản nước ngọt ( ở các vùng trũng), thủy sản nước mặn, nước lợ.

- Bắc Trung Bộ :

   + Cây công nghiệp hàng năm ( lạc, mía, thuốc lá,...), cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su,..)

   + Trâu, bò lấy thịt; nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ

- Duyên hải Nam Trung Bộ :

    + Cây công nghiệp hàng năm ( mía, thuốc lá,...), cây công nghiệp lâu năm (dừa,..); lúa.

    + Bò thịt, lợn ; đánh bắt  và nuôi trồng thủy sản.

Câu 31: Vào mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do ảnh hưởng của:   A. Dải đồng bằng hẹp ven biển.   B. Dãy núi Trường Sơn Bắc.   C. Dãy núi Bạch Mã.   D. Dãy núi Hoàng Sơn chạy theo hướng Bắc-Nam.Câu 32. Bắc Trung Bộ không giáp với vùng:   A. Đồng bằng sông Hồng   B. Trung du miền núi Bắc Bộ   C. Duyên hải Nam Trung Bộ   D. Tây NguyênCâu 33: Các di sản văn hóa của thế giới...
Đọc tiếp

Câu 31: Vào mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do ảnh hưởng của:
   A. Dải đồng bằng hẹp ven biển.
   B. Dãy núi Trường Sơn Bắc.
   C. Dãy núi Bạch Mã.
   D. Dãy núi Hoàng Sơn chạy theo hướng Bắc-Nam.
Câu 32. Bắc Trung Bộ không giáp với vùng:
   A. Đồng bằng sông Hồng
   B. Trung du miền núi Bắc Bộ
   C. Duyên hải Nam Trung Bộ
   D. Tây Nguyên
Câu 33: Các di sản văn hóa của thế giới trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
   A. Cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế
   B. Vịnh Hạ Long, Phong Nha- Kẻ Bàng
   C. Ca trù, quan họ Bắc Ninh
   D. Phố cổ Hội An, di tích Mĩ Sơn
Câu 34. Ngành nuôi trồng thủy hải sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh là do
A. có vùng biển rộng, trữ lượng thủy sản lớn.
B. vùng có nhiều hồ thủy điện và hồ thủy lợi.
C. đường biển dài, nhiều vũng vịnh, đầm phá.
D. khí hậu quanh năm nóng, ít biến động.
Câu 35. Nghề làm muối ở các tỉnh ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh là do ở đây có
A. nền nhiệt cao, ít cửa sông lớn đổ ra biển.
B. nền nhiệt cao, nhiều cửa sông đổ ra biển.
C. nền nhiệt thấp, ít cửa sông lớn đồ ra biển.
D. nền nhiệt thấp, nhiều cửa sông đổ ra biển.

 

2

Câu 32: D

Câu 35: D

Câu 34: A

Câu 33: A

3 tháng 1 2022

31. Chọn B

32. Chọn D

33. Chọn D

34 . Chọn C

35 . Chọn A

35 . Chọn 

19 tháng 11 2021

Tham khảo

Có thể tìm sự giống nhau và khác nhau theo dàn ý chung: vị trí địa lí, độ cao địa hình, hướng nghiêng, hướng núi, đặc điểm hình thái địa hình.

- Vùng núi Đông Bắc nằm ở tả ngạn sông Hồng.

- Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

a) Giống nhau

- Đều có núi cao, núi trung bình và núi thấp.

- Hướng núi: Đều có các dãy núi hướng tây bắc - đông nam.

- Hướng nghiêng: Đều nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam (cao ở tây bắc, thấp dần về đông nam).

- Đặc điểm hình thái: Đều có các khu vực với đặc điểm hình thái khác nhau.

b) Khác nhau

- Vùng núi Đông Bắc

+ Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng.

+ Hướng núi chủ yếu là vòng cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều); ngoài ra, còn có hướng tây bắc - đông nam (dãy Con Voi, Tam Đảo...).

+ Có các khu vực rõ rệt:

• Vùng thượng nguồn sông Chảy là những đỉnh núi cao trên 2000m. Giáp biên giới Việt Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ (ở Hà Giang, Cao Bằng) cao trên 1000m.

• Trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 - 600m.

- Vùng núi Tây Bắc

+ Cao nhất nước.

+ Hướng núi: tây bắc - đông nam.

+ Có 3 dải địa hình song song:

• Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ, được coi là nóc nhà của Việt Nam, trong đó đỉnh Phanxipăng cao 3143m.

• Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào (Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao...).

• Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên từ Phong Thổ đến Mộc Châu (Tả Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu...), tiếp nối là những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình - Thanh Hóa.

  
29 tháng 10 2016

help me

 

17 tháng 2 2019

a) Giống nhau

- Đô thị của hai vùng đều có quy mô trung bình và nhỏ.

- Mỗi vùng đều có đô thị với quy mô 200.001 - 500.000 người.

- Đều có một số chức năng:

+ Hành chính

+ Công nghiệp

+ Chức năng khác

- Mạng lưới thưa thớt, phân bố phân tán.

b) Khác nhau

* Trung du và miền núi Bắc Bộ (so với Tây Nguyên)

- Về quy mô: tuy nhiều hơn về số lượng đô thị, nhưng lại nhỏ hơn về quy mô dân số. Cụ thể:

+ Có 2 đô thị từ 200.001 - 500.000 người (Thái Nguyên, Hạ Long).

+ Có 3 đô thị từ 100.000 - 200.000 người (Việt Trì, Bắc Giang, Cẩm Phả).

+ Còn lại, các đô thị khác dưới 100.000 người.

- Về phân cấp đô thị: có 3 đô thị loại 2 (Việt Trì, Hạ Long, Thái Nguyên), còn lại là loại 3, 4.

- Về chức năng: có 4 đô thị với chức năng là trung tâm công nghiệp (Việt Trì, Thái Nguyên, Hạ Long, Cẩm Phả).

- Về phân bố: Tập trung dày hơn ở trung du và ven biển. Các vùng còn lại, mật độ đô thị thưa.

* Tây Nguyên (so với Trung du và miền núi Bắc Bộ)

- Về quy mô: số lượng đô thị ít hơn, nhưng lớn hơn về quy mô dân số. Cụ thể:

+ Có 1 đô thị từ 200.001 - 500.000 người (Buôn Ma Thuột).

+ Có 4 đô thị 100.000 - 200.000 người (Kon Tum, Plâyku, Đà Lạt, Bảo Lộc).

+ Có 3 đô thị dưới 100.000 người (Gia Nghĩa, An Khê, A Yun Pa).

- Về phân cấp có 2 đô thị loại 2 (Buôn Ma Thuột và Đà Lạt), còn lại là loại 3 và 4.

- Chức năng công nghiệp hạn chế, chỉ là các điểm công nghiệp, chưa có các trung tâm công nghiệp.

- Phân bố tương đối đều hơn theo lãnh thổ

19 tháng 2 2021

1/ Cây chè trồng khắp các tỉnh ở trung du miền núi bắc bộ, được trồng nhiều trên các đồi núi. Diện tích và sản lượng chè đứng đầu cả nước. Nổi tiếng nhất là chè Thái Nguyên, Bắc Giang...

- Cây chè phát triển ở vùng này vì: khí hậu lạnh phù hợp với sự phát triển, sinh trưởng của cây; nhiều diện tích đất feralit thuận lợi trồng cây công nghiệp; có nhiều đồi núi, thuận lợi cho việc xây dựng các vùng chuyên canh trồng chè; đay là cây truyền thống, người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc canh tác; chè đc sử dụng khắp cả nc thúc đẩy sự phát triển.

2/ - Duyên hải NTB thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế vì: đây là vùng có nhiều bãi biển, bãi tắm đẹp, khu nghỉ dưỡng, các địa điểm tham quan du lịch như sở thú, bảo tàng, các di tích lịch sử...; thời tiết mát mẻ, ít bão, thuận lợi cho các hđ du lịch diễn ra trong cả năm; vị trí nằm trên trục giao thông bắc - nam, có nhiều trục đường lớn và cảng biển, thuận lợi thu hút khách du lịch; các cấp lãnh đạo các tỉnh có nhiều chính sách thu hút khách du lịch tỏng và ngoài nc.

- BTB thường có nhiều thiên tai vì:

+ vào mùa đông, gió mùa đông bắc từ cao áp xi bia thổi xuống bị lệch về hướng đông ra biển, mang theo hơi ẩm từ biển vào, thổi vào vùng BTB, hướng của gió vuông góc với hướng của địa hình nên kia gió mùa đông bắc thổi tới thì bị dãy trường sơn bắc chắn lại, lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành mưa, trút hết ở đồng bằng BTB ( phía đông dãy TSB), tạo nên các cơn bão, cơn mưa ở BTB.

+ vào mùa hạ, gió mùa tây nam thổi từ vịnh ben- gan tới mang theo hơi ẩm từ biển vào. Khi đi qua phần đất liền của thái lan , campuchia, lào đến phía tây dãy trường sơn bắc thì bị chắn lại, lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành nước, trút hết mưa ở phía tây dãy TSB, khi vượt qua dãy núi thì không còn hơi nước và trở nên khô nóng, làm phía đông TSB (phía đồng bằng) không có mưa, nắng nhiều, thời tiết khô nóng ( hiện tượng foehn).