K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 7 2017

- Bồi đắp phù sa, mở rộng diện tích về phía vịnh Bắc Bộ.

- Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và đời sống

- Khai thác và nuôi trồng thủy sản.

- Do đặc điểm về thủy chế sông Hồng nên phải có hệ thống đê điều ven sông vững chắc để bảo vệ sản xuất, tính mạng và tài sản của nhân dân.

5 tháng 6 2017
DỰA VÀO HÌNH 20.1 VÀ KIẾN THỨC ĐÃ HỌC, NÊU Ý NGHĨA CỦA SÔNG HỒNG Ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư + Mặt tích cực: -Bồi đáp phù sa tạo nên châu thổ rộng lớn, màu mỡ là địa bàn của sản xuất nông nghiệp -Cung cấp phù sa cho đồng ruộng và nguồn nước để tăng vụ. -Các diện tích mặt nước là địa bàn nuôi thủy sản. -Cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt, tôm cá cho đời sống dân cư. -Giúp cho việc giao thông thêm thuận lợi. + Mặt tiêu cực: -Chế độ nước thất thường gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, trở ngại cho sinh hoạt dân cư. -Tốn kém nhiều để xây dựng và bảo vệ hệ thống đê

Ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư

+ Mặt tích cực:

- Bồi đáp phù sa tạo nên châu thổ rộng lớn, màu mỡ là địa bàn của sản xuất nông nghiệp

- Cung cấp phù sa cho đồng ruộng và nguồn nước để tăng vụ.

- Các diện tích mặt nước là địa bàn nuôi thủy sản.

- Cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt, tôm cá cho đời sống dân cư.

- Giúp cho việc giao thông thêm thuận lợi.

+ Mặt tiêu cực:

- Chế độ nước thất thường gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, trở ngại cho sinh hoạt dân cư.

- Tốn kém nhiều để xây dựng và bảo vệ hệ thống đê.

9 tháng 5 2021

chào mừng câu hỏi đầu tiên ^^

9 tháng 5 2021

vâng chjyeu

28 tháng 1 2021

Ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư:

 

- Cung cấp nguồn nước tưới cho phát triển sản xuất nông nghiệp (đặc biệt cây lúa nước).

 

- Bồi đắp phù sa, mở rộng diện tích về phía vịnh Bắc Bộ.

 

- Điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ lụt vào mùa mưa và cung cấp nước vào mùa khô cho sản xuất, sinh hoạt.

 

- Ngoài ra còn phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản, giao thông đường sông

22 tháng 12 2021

Tham khảo

 

Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

Vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìa trung du với một số tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch và vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng.

+ Diện tích 14.806 km² chiếm 5% diện tích và 21% dân số cả nước (năm 2002).

+ Các tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và Vĩnh Phúc

- Vị trí tiếp giáp:

   + Phía Bắc, Đông Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ.

   + Phía Tây giáp Tây Bắc.

   + Phía Nam giáp Bắc Trung Bộ.

   + Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.

→ Ý nghĩa: Giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (2 vùng có nguồn cung cấp tài nguyên, nguyên liệu).

Quan sát hình 20.1, hãy xác định:

- Ranh giới giữa Đồng bằng sông Hồng với các vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

- Vị trí đảo Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ.

11 tháng 11 2016

Bài 11 : Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp | Học trực tuyến

vào đây tham khảo nk pn

14 tháng 11 2016

tks nghen

21 tháng 5 2019

a) Dân cư nước ta phân bố không đều

* Phân bố không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi

- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất cao:

+ Đồng bằng sông Hồng phần lớn có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2.

+ Dải đất phù sa ngọt của Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2.

- Ở trung du và miền núi, dân cư thưa thớt hơn nhiều, mật độ dân số thấp: Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số chủ yếu dưới 50người/km2 và từ 50 - 100 người/km2.

* Phân bố không đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam

- Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước, phần lớn lãnh thổ có mật độ dân số từ 1.001 - 2.000 người/km2.

- Đồng bằng sông Cửu Long có mật độ dân số phần lớn từ 101 - 1.000 người /km2. Riêng ở phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người/km2.

* Phân bố không đều ngay trong nội bộ các vùng dân cư

- Đồng bằng sông Hồng vùng trung tâm, ven biển phía đông và nam có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2. Ở rìa phía bắc, đông bắc và tây nam của đồng bằng có mật độ dân số thấp hơn

- Đồng bằng sông Cửu Long vùng ven sông Tiền và sông Hậu có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2, phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người /km2.

* Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn: 72,6% dân số sống ở nông thôn, 27,4% dân số sống ở thành thị (năm 2007).

b) Nguyên nhân

- Sự phân bố dân cư nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố:

+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước,...).

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ.

+ Trình độ phát triển kinh tế và mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.

- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển vì ở đây có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống, dễ dàng đi lại, có cơ sở hạ tầng phát triển, trình độ phát triển kinh tế cao, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh, tập trung nhiều thành phố và trung tâm công nghiệp,...

- Dân cư thưa thớt ở miền núi, trung du vì có nhiều khó khăn cho sản xuất và cư trú, thiếu nước, đi lại khó khăn,...

c) Hậu quả và hướng giải quyết

* Hậu quả

Sự phân bố dân cư không đồng đều và chưa hợp lí sẽ gây khó khăn trong việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng.

* Hướng giải quyết

- Phân bố lại dân cư và lao động trong phạm vi cả nước và trong từng vùng.

- Phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở miền núi.

- Hạn chế nạn di dân tự do.

31 tháng 3 2019

- Đất phù sa: chiếm phần lớn diện tích của đồng bằng.

- Đất lầy thụt: tập trung thành một vùng ở phía tây nam đồng bằng (Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình) và tỉnh Bắc Ninh.

- Đất mặn, phèn: phân bố thành một dải ven biển từ Hải Phòng đến Ninh Bình.

- Đất feralit: nằm ở rìa phía tây bắc và tây nam của đồng bằng.

- Đất xám trên phù sa cổ: ở tây bắc đồng bằng. (Vĩnh Phúc, Hà Nội).

NG
26 tháng 10 2023

a. Vai trò của các nhân tố kinh tế xã hội đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp của nước ta:

- Nhân tố dân số: Dân số là yếu tố quyết định trong việc phân bố nông nghiệp. Khi dân số tăng, cần có sự mở rộng và cải tiến trong nông nghiệp để cung cấp thực phẩm và nguồn sống cho dân số đông đúc. Đồng thời, dân số cũng là thị trường tiềm năng cho sản phẩm nông nghiệp.

- Nhân tố đất: Loại đất, tình trạng đất, và sự sử dụng hiệu quả của đất đều ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp. Đất tốt và phương pháp canh tác hiện đại giúp tăng năng suất và đáp ứng nhu cầu thực phẩm của dân số.

- Nhân tố thời tiết và khí hậu: Thời tiết và khí hậu ảnh hưởng đến việc trồng trọt và nuôi dưỡng thực phẩm. Nước ta có khí hậu đa dạng, từ vùng nhiệt đới đến vùng cận nhiệt đới, điều này cho phép trồng nhiều loại cây và chăn nuôi nhiều loại gia súc khác nhau.

- Nhân tố kinh tế: Sự phát triển kinh tế quyết định khả năng đầu tư vào nông nghiệp, cải thiện hạ tầng nông thôn và hỗ trợ cho nông dân.

- Nhân tố chính trị và hành chính: Chính phủ và các cơ quan liên quan đóng vai trò quyết định trong việc phân bố nguồn lực và thực hiện các chính sách nông nghiệp.

b. Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng của nước ta được chứng minh bằng Atlas Địa lý Việt Nam. Việt Nam có một nền công nghiệp đang phát triển đa dạng với các ngành như:
   - Công nghiệp chế biến và sản xuất: Bao gồm chế biến thực phẩm, sản xuất đồ điện tử, điện máy, dệt may, và công nghiệp chế tạo.
   - Công nghiệp xây dựng và xây lắp: Gồm xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng, và các dự án công trình lớn.
   - Công nghiệp năng lượng: Bao gồm sản xuất điện từ các nguồn năng lượng như điện gió, điện mặt trời và điện hạt nhân.
   - Công nghiệp khai thác và sản xuất nhiên liệu: Bao gồm khai thác dầu mỏ, than đá, quặng kim loại và sản xuất nhiên liệu như xăng dầu và khí đốt.

19 tháng 5 2019

- Khai thác , nuôi trồng và chế biến hải sản:

      + Nước ta có bờ biển dài 3260km và vùng đặc quyền kinh tế rộng (hơn 1 triệu km2).Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú. Biển nước ta có hơn 2.000 loài cá, trong đó khoảng 100 loài có giá trị kinh tế (cá nục, cá trích, cá thu, cá ngừ, cá hồng,...), hơn 100 loài tôm , một số loài có giá trị xuất khẩu cao: (tôm he, tôm hùm, tôm rồng). Ngoài ra còn có nhiều loại đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò huyết,…Tống trữ lượng hải sản khoảng 3,9 - 4 triệu tấn , cho phép khai thác khoảng 1,9 triệu tấn.

      + Dọc bờ biển có nhiều bãi biển , đầm phá, cánh rừng ngập mặn,... thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ

- Du lịch biến - đảo:

      + Dọc bờ biển nước ta, suốt từ Bắc và Nam có 120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp, thuận lợi cho việc xây dựng các khu du lịch, nghỉ dưỡng.

      + Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú; vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

- Khai thác và chế biến khoáng sản biển:

      + Biển nước ta là nguồn muối vô tận. Nghề làm muối được phát triển từ lâu đời ở nhiều vùng ven biển từ Bắc vào Nam, đặc biệt là ven biển Nam Trung Bộ

      + Dọc bờ biển có nhiều bãi cát chứa oxit titan có giá trị xuất khẩu. Cát trắng là nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh, pha lê có nhiều ở dảo Vân Hải (Quảng Ninh), Cam Ranh (Khánh Hòa).

      + Vùng thềm lục địa nước ta có các tích tụ dầu khí, với trữ lượng lớn

- Giao thông vận tải biền:

      + Nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng.

      + Ven biển có nhiều vũng, vịnh, có thể xây dựng cảng nước sâu, một số cửa sông cũng thuận lợi cho việc xây dựng cảng