K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 6 2019

HƯỚNG DẪN

a) Chế độ nhiệt

- Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội (23,5°C) thấp hơn ở TP. Hồ Chí Minh (27,1°C). Nguyên nhân: TP. Hồ Chí Minh gần Xích đạo hơn; mặt khác ở Hà Nội, mùa đông có nhiệt độ hạ thấp (16,4°C so với 25,8°C ở TP. Hồ Chí Minh) do chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc; vào mùa hạ, nhiệt độ cao (28,9°C so với 27,1°C ở TP. Hồ Chí Minh) do ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam khô nóng.

- Tháng có nhiệt độ cao nhất, thấp nhất:

+ Hà Nội cao nhất vào tháng VII và thấp nhất vào tháng I, do vị trí nằm gần chí tuyến Bắc, theo đúng quy luật nhiệt độ cao nhất và thấp nhất ở mỗi bán cầu xảy ra sau khi Mặt Trời lên thiên đỉnh. (Ngày 22/6, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc, tất cả mọi địa điểm ở Bán cầu Bắc gần Mặt Trời nhất, nhận được lượng bức xạ lớn nhất, tháng VII có nhiệt độ trung hình cao nhất. Ngày 22/12, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam, tất cả mọi địa điểm ở Bán cầu Bắc ở xa Mặt Trời nhất, nhận được lượng bức xạ mặt trời nhỏ nhất, tháng I có nhiệt độ trung bình thấp nhất).

+ TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng IV, tương ứng với thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh lần thứ nhất trong năm, vào lúc đang mùa khô, không có mưa; nhiệt độ thấp nhất vào tháng XII, do nằm gần Xích đạo hơn so với Hà Nội (nhiệt độ thấp nhất vào tháng I).

- Biên độ nhiệt ở TP. Hồ Chí Minh nhỏ hơn (1,3°C) ở Hà Nội (14,5°C).

+ TP. Hồ Chí Minh: nằm gần Xích đạo, quanh năm nắng nóng. Mùa đông không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc lạnh. Hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh xa nhau, làm cho nhiệt độ ở cả hai mùa không chênh lệch nhau lớn.

+ Hà Nội: Nằm xa Xích đạo hơn, có sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa do tác động của bức xạ mặt trời lớn hơn ở TP. Hồ Chí Minh. Vào mùa đông, nhiệt độ hạ thấp do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc; mùa hạ nhiệt độ cao hơn do chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng. Hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau, làm cho nhiệt độ cao tập trung vào một khoảng thời gian ngắn ở trong năm.

- Diễn biến nhiệt độ trong năm:

+ Hà Nội có một cực đại và một cực tiểu về nhiệt, do trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau.

+ TP. Hồ Chí Minh có hai cực đại về nhiệt, tương ứng với hai lần Mặt trời lên thiên đỉnh trong năm xa nhau (tháng IV và tháng VIII).

b) Chế độ mưa

- Tổng lượng mưa năm:

+ TP. Hồ Chí Minh lớn hơn (1931 mm) Hà Nội (1667mm).

+ Nguyên nhân:

• Hà Nội có mưa ít vào đầu mùa mưa (chủ yếu là mưa dông nhiệt và chịu ảnh hưởng một phần của gió phơn Tây Nam khô nóng); giữa và cuối mùa mưa nhiều, nhung không lớn hơn ở TP. Hồ Chí Minh (trừ tháng VIII có hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới) do tác động của gió mùa Tây Nam yếu hơn so với TP. Hồ Chí Minh.

• TP. Hồ Chí Minh có mưa suốt mùa hạ (đầu mùa, mưa lớn do gió Tây Nam TBg xâm nhập trực tiếp; giữa và cuối mùa, mưa lớn do tác động của gió mùa Tây Nam); đồng thời gió mùa Tây Nam hoạt động kéo dài làm mùa mưa dài hơn ở Hà Nội 1 tháng.

- Tháng mưa cực đại ở Hà Nội là tháng VIII, ở TP. Hồ Chí Minh vào tháng IX, tương ứng với thời kì hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới ở tại mỗi địa điểm.

- Mùa mưa ở Hà Nội từ tháng V - X, mùa mưa ở TP. Hồ Chí Minh từ tháng V - XI trùng với thời kì hoạt động của gió mùa mùa hạ; TP. Hồ Chí Minh, mùa mưa kéo dài hơn Hà Nội do hoạt động kéo dài hơn của gió mùa Tây Nam.

20 tháng 10 2019

Đáp án A

27 tháng 1 2018

HƯỚNG DẪN

- Hà Nội

+ Đầu mối giao thông quan trọng nhất ở phía bắc nước ta, tập trung các tuyến giao thông huyết mạch toả đi khắp các vùng trong nước và nối với quốc tế.

+ Đường bộ: Quốc lộ 1, 2, 3, 5, 6, 18, 32. Đường sắt: Có các tuyến đường sắt trọng yếu đi TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Lào Cai, Thái Nguyên. Đầu mối lớn về đường không và đường sông.

+ Vai trò đầu mối của Hà Nội chủ yếu do đây là thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kĩ thuật hàng đầu ở nước ta.

- Đà Nẵng

+ Đầu mối giao thông hỗn hợp của các hệ thống đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàng không.

+ Là nơi hội tụ của Quốc lộ 1, đường sắt Bắc - Nam, sân bay và nhất là cảng biển có ý nghĩa quốc gia và quốc tế.

+ Đầu mối này góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh miền Trung nước ta và một phần của Hạ Lào.

- TP. Hồ Chí Minh

+ Đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất không chỉ đối với vùng Nam Bộ và cả nước, mà còn có ý nghĩa lớn đối với các nước phía nam bán đảo Đông Dương. Quy tụ cả các hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển và đường hàng không.

+ Đường bộ: Quốc lộ 1, 20, 22, 13... Đường sắt: Có tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua. Đây là đầu mối đường hàng không lớn nhất cả nước và cũng là đầu mối quan trọng về đường sông, đường biển.

27 tháng 2 2016

a) So sánh :

* Giống nhau : 

- Đều là trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn (trên 120 nghìn tỉ đồng)

- Có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng

* Khác nhau :

Thành phố Hồ Chí Minh có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng hơn Hà Nội

b) Giải thích 

- Vị trí địa lí thuận lợn

- Các yếu tố khác

16 tháng 1 2017

Đáp án C

28 tháng 1 2018

HƯỚNG DẪN

- Vị trí địa lí thuận lợi:

+ TP. Hồ Chí Minh: Ở trung tâm Đông Nam Bộ, ở trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, gần với các vùng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và với Campuchia; gần với vùng biển rộng lớn.

+ Hà Nội: Ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc; gần với Trung du và miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; gần với vùng biển rộng lớn.

- Dân cư đông, lực lượng lao động lớn và có chất lượng cao.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt và hoàn thiện nhất cả nước. Là hai đầu mối giao thông vận tải lớn nhất nước ta.

- Thu hút mạnh nhất nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

- Có nhiều chính sách năng động trong phát triển kinh tế; Hà Nội còn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của cả nước.

2 tháng 3 2017

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, ta thấy chế độ nhiệt của Hà Nội so với TP. Hồ Chí Minh là nhiệt độ trung bình tháng I thấp hơn. Do Hà Nội chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nền nhiệt vào mùa đông hạ thấp, TP. Hồ Chí Minh có nền nhiệt cao quanh năm và không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

Chọn: C

9 tháng 2 2018

Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, ta thấy chế độ nhiệt của Hà Nội so với TP. Hồ Chí Minh là nhiệt độ trung bình tháng I thấp hơn. Do Hà Nội chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nền nhiệt vào mùa đông hạ thấp, TP. Hồ Chí Minh có nền nhiệt cao quanh năm và không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

Chọn: C

1 tháng 2 2018

HƯỚNG DẪN

a) Chế độ nhiệt

- Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ bắc vào nam (Huế: 23,8°C; Đà Nẵng: 25,2°C; Nha Trang: 26,7°C).

- Nhiệt độ tháng cực đại chênh lệch nhau không đáng kể (Huế: 29,0°C; Đà Nẵng: 29,7°C; Nha Trang: 28,8°C). Nhiệt độ tháng cực tiểu tăng dần từ bắc vào nam (Đồng Hới: 17,0°C; Đà Nẵng: 20,0°C; Nha Trang: 24,0°C).

- Biên độ nhiệt tăng dần từ bắc vào nam (Đồng Hới: 12,0°C; Đà Nẵng: 9,7°C; Nha Trang: 4,8°C).

- Cả ba địa điểm đều có biến trình nhiệt một cực đại và một cực tiểu. Tuy nhiên, nếu như tháng có nhiệt độ cực đại ở Đồng Hới và Đà Nẵng là tháng 7, thì ở Nha Trang là tháng 6.

b) Chế độ mưa

- Tổng lượng mưa lớn nhất là ở Huế (4481,0mm), tiếp đến là Đà Nẵng (3647,8); thấp nhất là ở Nha Trang (1327,6),

- Tháng mưa cực đại khác nhau giữa các địa điểm (Huế: tháng X; Đà Nẵng: tháng XI; Nha Trang: tháng XI).

- Mùa mưa đều vào thu đông, nhung ở phía bắc đến sớm hơn ở phía nam: Huế có mùa mưa từ tháng IX đến tháng I, Đà Nẵng từ tháng VIII - I, Nha Trang từ tháng VII-XII.

18 tháng 2 2017

HƯỚNG DẪN

a) Tổng lượng mưa

- Pleiku (2273mm) lớn hơn Quy Nhơn (1694mm).

- Nguyên nhân:

+ Pleiku có độ cao lớn hơn; đồng thời mưa trong suốt mùa hạ; mùa mưa kéo dài 6 tháng.

+ Quy Nhơn ở độ cao thấp hơn; chỉ có mưa vào giữa và cuối mùa hạ, đầu mùa hạ có phơn khô nóng. Mùa đông tuy có mưa nhưng lượng mưa lớn chỉ tập trung vào hai tháng X và XI, các tháng còn lại có lượng mưa không lớn. Mặt khác, mùa mưa chỉ kéo dài 4 tháng.

b) Tháng mưa cực đại ở Pleiku là tháng IX, tháng có gió mùa Tây Nam thổi mạnh nhất gặp địa hình chắn gió; ở Quy Nhơn là tháng X, tháng có mặt của nhiều nhân tố gây mưa: dải hội tụ nhiệt đới, gió Đông Bắc gặp dãy Trường Sơn, áp thấp và bão...

c) Mùa mưa ở Quy Nhơn 4 tháng (tháng IX - XII) trùng với thời gian hoạt động của các nhân tố gây mưa ở trên; các tháng còn lại là mùa khô, do hoạt động của Tín phong Bán cầu Bắc (tháng I - IV) và tác động của gió phơn Tây Nam khô nóng saú khi đã gây mưa lớn ở Tây Nguyên.

Mua mưa ở Pleiku dài 6 tháng (tháng V - X) trùng với thời gian hoạt động của gió mùa mùa hạ (Tây Nam TBg đầu mùa, gió mùa Tây Nam vào giữa và cuối mùa).