K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2019

HƯỚNG DẪN

a) Các thế mạnh kinh tế

− Vị trí địa lí: Giáp với Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía nam Trung Quốc, là những nơi có sự phát triển kinh tế năng động; có khả năng giao lưu nước ngoài bằng đường biển (qua cảng biển ở Quảng Ninh), chịu sự tác động lan tỏa ngày càng lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc.

− Tài nguyên khoáng sản phong phú nhất nước ta, tạo ra lợi thế cho vùng về các ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, từ đó tạo ra cơ cấu các ngành công nghiệp nặng.

− Có thế mạnh nổi bật về công nghiệp năng lương: Vùng than Quảng Ninh trữ lượng lớn, chất lượng cao; trữ năng thủy điện lớn nhất cả nước (tập teung lớn nhất ở hệ thống sông Hồng).

− Có thế mạnh đặc sắc về các cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới, về chăn nuôi gia súc lớn (trâu).

− Thế mạnh kinh tế biển của tỉnh Quảng Ninh (du lịch biển, thủy sản, dịch vụ hàng hải…), tạo nên một thế mạnh độc đáo của vùng, làm cho cơ cấu kinh tế vùng càng thêm hoàn chỉnh và phát triển năng động hơn.

b) Việc phát huy thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa rất lớn về:

− Kinh tế: Vùng có tiềm năng lớn, nhưng mới được khai thác một phần. Việc phát huy các thế mạnh của vùng sẽ góp phần nâng cao vị thế của vùng trong nền kinh tế cả nước và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế − xã hội của vùng, tạo ra cơ cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện hơn.

− Chính trị, xã hội: Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người, đã có đóng góp rất lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong vùng vẫn còn nhiều xã nghèo, huyện nghèo.

22 tháng 10 2017

- Ý nghĩa kinh tế lớn: Trung du và miền núi Bắc Bộ có tiềm năng lớn, nhưng mới được khai thác một phần. Việc phát hủy các thế mạnh của vùng sẽ góp phần nâng cao vị thế của vùng trong nền kinh tế cả nước và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, tạo ra cơ cấu kinh tế của vùng ngày càng hoàn thiện hơn.

- Ý nghĩa chính trị, xã hội: đây là vùng có nhiều dân tộc ít người, đồng bào các dân tộc đã đóng góp rất lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quốc. Tuy nhiên, trong vùng vẫn còn nhiều xã nghèo, huyện nghèọ.

31 tháng 3 2017

Tại sao nói việc phát huy các thế mạnh của Trung du và miên núi Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn và ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc?

- Về Kinh tế: góp phần khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn TNTN, cung cấp nguồn năng lượng, khoáng sản, nông sản cho cả nước và xuất khẩu. - Về Chính trị, Xã hội: nâng cao đời sống nhân dân, xóa bỏ sự cách biệt giữa đồng bằng và miền núi. Đảm bảo sự bình đẳng, củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc. Góp phần giao lưu kinh tế trao đổi với các nước Trung Quốc, Lào và giữ vững an ninh vùng biên giới.
20 tháng 3 2017

- Về kinh tế:

+ Góp phần khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

+ Tăng thcm nguồn lực phát triển của vùng và của cả nước.

+ Tạo sự chuyển dịch cơ câu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Về xã hội: nâng cao đời sống nhân dân, xóa bỏ dần sự cách biệt giữa đồng bằng và miền núi.

- Về chính trị: củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc.

- Về quốc phòng: giữ vững an ninh vùng biên giới.

27 tháng 2 2016

- Về kinh tế : Góp phần khai thác , sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Về xã hội : Nâng cao đời sống nhân dân, xóa bỏ dần sự khác biệt giữa đồng bằng và miền núi

- Về chính trị : Củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc

- Về quốc phòng : Giữ vững an ninh vùng biên giới 

16 tháng 4 2018

HƯỚNG DẪN

a) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

- Thế mạnh về tài nguyên: Giàu các loại tài nguyên khoáng sản: than, đá vôi, thiếc, chì, kẽm, khí đốt...

- Hạn chế: Khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định.

b) Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

- Thế mạnh về tài nguyên:

+ Rừng còn tương đối nhiều.

+ Khoáng sản: sắt, crôm, titan, thiếc, apatit, vật liệu xây dựng.

- Hạn chế: Thường xảy ra thiên tai (bão, lũ, hạn hán, trượt lở đất).

c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

- Thế mạnh về tài nguyên: Khoáng sản: dầu khí (trữ lượng lớn ở vùng thềm lục địa), bôxít (Tây Nguyên).

- Hạn chế: xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi, ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô.

12 tháng 6 2019

HƯỚNG DẪN

− Trữ năng thủy điện khá lớn, tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng. Hệ thống sông Hồng (11 triệu kW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước. Riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kW.

− Xây dựng nhiều nhà máy thủy điện lớn trên các sông: Thác Bà trên sông Chảy (110MW), Hòa Bình trên sông Đà (1920 MW), Sơn La trên sông Đà (2400 MW), Lai Châu trên sông Đà, Tuyên Quang trên sông Gâm (342 MW).

+ Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên phụ lưu của các sông.

+ Việc phát triển thủy điện sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản trên nguồn cơ sở nguồn điện rẻ và dồi dào.

+ Việc phát triển các công trình kĩ thuật lớn như thế cần chú ý đến những thay đổi không nhỏ của môi trường

20 tháng 8 2018

HƯỚNG DẪN

a) Thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc

− Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu cả nước.

− Là vùng có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.

− Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và có nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ các lợi thế về gần nguyên liệu, nhiên liệu, khoáng sản, về nguồn lao động và thị trường tiêu thụ.

b) Thế mạnh của vùng kinh tế trọng điển miền Trung

− Thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biển nông – lâm – thủy sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

c) Thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía nam

− Tài nguyên nổi trội hàng đầu là các mỏ dầu khí ở thềm lục địa.

− Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng.

− Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.

− Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao so với các vùng khác trong cả nước.

25 tháng 9 2017

HƯỚNG DẪN

− Trung du và miền núi Bắc Bộ: chuyên môn hóa sản xuất các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trấu, sở, hồi…); đậu tương, lạc, thuốc lá…

+ Đất: phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các loại đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa (ở trung du), đất phù sa ở dọc các thung lũng sông và cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh…

+ Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi nên có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

− Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp còn rất lớn, nhưng gặp khó khăn là hiện tương rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước vào mùa đông.

− Tây Nguyên: Chuyên môn hóa sản xuất cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu.

+ Đất: Đất badan có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, lại phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và các vùng chuyên canh quy mô lớn.

+ Khí hậu: Có tính chất cận Xích đạo với một mùa mưa và mùa khô kéo dài (có khi 4 – 5 tháng), mùa khô kéo dài là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm. Ở các cao nguyên cao 400 – 500m khí hậu khá nóng, có thể trồng cây công ngiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu); trên các cao nguyên trên 1000m có khí hậu rất mát mẻ có thể trồng các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt (chè…) khá thuận lợi.

+ Về mùa khô, mực nước ngầm hạ thấp, vì thế việc làm thủy lợi gặp khó khăn, tốn kém, là trở ngại lớn nhất cho sản xuất.

7 tháng 5 2018

a) Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn là do những nguyên nhân sau

-Hai vùng đều có nhiều đồng cỏ phát triển trên các vùng địa hình núi, cao nguyên thuận lợi cho chăn nuôi trâu, bò

-Khí hậu

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh thích hợp với điều kiện sinh thái của đàn trâu

+Tây Nguyên: có tính chất cận xích đạo, nóng quanh năm với một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt, phù hợp với điều kiện sinh thái của bò

-Nhu cầu sản phẩm thịt, sữa (bò, trâu) ở các vùng lân cận (Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ,...) và trong cả nước lớn

-Dân cư có kinh nghiệm trong chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò)

b) Tại sao ở Trung du và miền núi Bắc Bộ trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại?

-Trung du và miền núi Bắc Bộ trâu được nuôi nhiều hơn bò, vì trâu khỏe hơn, thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. Trâu ưa ẩm, chịu rét giỏi hơn bò, dễ thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng

-Ngược lại, ở Tây Nguyên, bò được nuôi nhiều hơn trâu, vì bò thích hợp với điều kiện khí hậu khô, nóng ở đây.