K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 4 2017

HƯỚNG DẪN

- Các nhà máy thuỷ điện phân bố trên một số hệ thống sông có nguồn thuỷ năng phong phú.

+ Ở miền Bắc: Nhà máy thuỷ điện Sơn La, Hoà Bình trên sông Đà; Thác Bà trên sông Chảy.

+ Ở miền Trung và Tây Nguyên: Nhà máy thuỷ điện Yaly trên hệ thống sông Xê Xan, Hàm Thuận - Đa Mi trên sông La Ngà, Đa Nhim trên sông Đa Nhim.

+ Ở miền Nam: Nhà máy thuỷ điện Trị An trên sông Đồng Nai.

- Các nhà máy nhiệt điện lớn phân bố gần nơi có nguồn nhiên liệu than và dầu khí.

+ Ở miền Bắc: Các nhà máy nhiệt điện Phả Lại 1 và 2, Uông Bí, Ninh Bình chạy bằng than đá (chủ yếu từ vùng than Quảng Ninh).

+ Ở miền Nam: Các nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, Bà Rịa, Cà Mau chạy bằng khí đốt được khai thác từ thềm lục địa phía nam; một số nhà máy lớn chạy bằng dầu: Hiệp Phước, Thủ Đức.

26 tháng 7 2018

Gợi ý làm bài

a) Vẽ sơ đồ

Sơ đồ cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng

b) Nhận xét tình hình phát triển ngành công nghiệp năng lượng

- So với toàn ngành công nghiệp, tỉ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp năng lượng tương đối lớn  (11,1% năm 2007). Tuy nhiên, tỉ trọng ngành này có xu hướng giảm từ 18,6% (năm 2000) xuống còn 11,1% (năm 2007), giảm 7,5%.

- Trong giai đoạn 2000 - 2007:

+ Sản lượng dầu thô nhìn chung có xu hướng giảm nhẹ (giảm 0,4 triệu tấn), nhưng không ổn định (dẫn chứng).

+ Sản lượng than sạch tăng 30,9 triệu tấn, gấp 3,7 lần.

- Sản lượng điện tăng 37,4 tỉ kWh tấn, gấp 2,4 lần.

20 tháng 7 2019

Gợi ý làm bài

a) Tình hình sản xuất

- Công nghiệp trọng điểm là ngành công nghiệp trọng điểm, chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp (11,1% năm 2007). Tuy nhiên, tỉ trọng ngành này có xu hướng giảm từ 18,6% (năm 2000) xuống còn 11,1% (năm 2007), giảm 7,5%.

- Cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng bao gồm 2 phân ngành: khai thác nguyên nhiên liệu (than, dầu khí, kim loại phóng xạ) và sản xuất điện.

- Tình hình phát triển từng ngành cụ thể (giai đoạn 2000 - 2007):

+ Sản lượng dầu thô có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 2000 - 2007 (giảm 0,4 triệu tấn) và không ổn định (dẫn chứng), do sự biến động của thị trường.

+ Sản lượng than sạch tăng nhanh liên tục từ 11,6 triệu tấn (năm 2000) lên 42,5 triệu tấn (năm 2007), tăng 30,9 triệu tấn (tăng gấp 3,7 lần), do công nghệ khai thác than ngày càng hiện đại, nhu cầu tiêu thụ than ở trong nước và xuất khẩu ngày càng lớn.

+ Sản lượng điện tăng nhanh liên tục từ 26,7 tỉ kWh (năm 2000) lên 64,1 tỉ kWh (năm 2007), tăng 37,4 tỉ kWh (tăng gấp 2,4 lần), do nhiều nhà máy điện đã được xây dựng và đi vào hoạt động.

b) Tình hình phân bố

- Công nghiệp khai thác dầu khí chủ yếu tập trung ở vùng thềm lục địa phía Nam nước ta:

+ Khai thác dầu mỏ: mỏ Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng.

+ Khai thác khí tự nhiên: mỏ Lan Đỏ, Lan Tây (thềm lục địa phía Nam), Tiền Hải (Thái Bình).

- Khai thác than: chủ yếu ở Quảng Ninh (sản lượng trên 10 triệu lấn/năm), ngoài ra còn khai thác ở mỏ Quỳnh Nhai (Điện Biên), mỏ Phú Lương (Thái Nguyên), sản lượng dưới 1 triệu tấn/năm.

- Công nghiệp điện lực đã phát triển rộng rãi, các nhà máy điện và hệ thống trạm, đường dây tải điện lan tỏa khắp lãnh thổ nước ta.

+ Các nhà máy thuỷ điện thường phân bố ở đầu nguồn các con sông, nơi có trữ năng thuỷ điện lớn (dẫn chứng các nhà máy thuỷ điện lớn).

+ Các nhà máy nhiệt điện thường phân bố gần nguồn nguyên liệu (than, đầu khí) hoặc gần nơi tiêu thụ (dẫn chứng các nhà máy nhiệt điện lớn).

+ Hệ thống đường dây tải điện: Đường dây 500 KV chạy từ Hòa Bình đến Phú Lâm (Thành phố Hồ Chí Minh). Đường dây 220 KV nối nhiều nhà máy điện với nhau (dẫn chứng). Chính vì vậy, mạng lưới truyền tải điện xuyên suốt cả nước.

+ Các trạm biến áp:

• Trạm 500 KV đặt ở Hòa Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng trên đường đây 500 KV Bắc - Nam.

• Trạm 220 KV đặt ở nhiều nơi như Việt Trì, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang,... trên đường dây 220 KV.

25 tháng 2 2016

a) Kể 20 trung tâm công nghiệp  có ngành thực phẩm

Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hạ Long, Mộc Châu, Nam Định, Thanh Hóa, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu, tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bến Tre, Sóc Trăng, Rạch Giá, Cà Mau.

b) Nhận xét và giải thích

- Nhận xét :

Phân bố chủ yếu ở các đô thị, tập trung ở đồng bằng, ven biển

- Giải thích :

  + Thị trường tiêu thụ lớn. Nguồn lao động dồi dào

  + Nguồn nguyên liệu phong phú

 

 

6 tháng 11 2017

Gợi ý làm bài

a) Vẽ sơ đồ

Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

b) Nhận xét tình hình phát triển và sự phân bố

- Từ năm 2000 đến năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta tăng 85,8 nghìn tỉ đồng, gấp 2,74 lần.

- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp (chiếm 23,7% năm 2007).

- Công nghiệp chế biến, lương thực thực phẩm phân bố rộng khắp cả nước. Tập trung nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.

26 tháng 1 2016

a.  Tên các nhà máy điện (thủy điện, nhiệt điện) có công suất trên 1000 MW

- Thủy điện: Hòa Bình

- Nhiệt điện: Phả Lại, Phú Mĩ, Cà Mau

b. Nhận xét và giải thích sự phân bố của ngành công nghiệp năng lượng

- Ngành công nghiệp năng lượng phân bố không đều, những vùng có công nghiệp năng lượng phát triển mạnh như Trung du và miền Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên.

- Công nghiệp khai thác nhiên liệu gắn liền với sự phân bố các mỏ khoáng sản. Do đó, công nghiệp khai thác than tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ, công nghiệp khai thác dầu khí tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ.

- Các nhà máy nhiệt điện phân bố chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, vì đây là các vùng có tiềm năng thủy điện lớn.

- Các nhà máy nhiệt điện phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu là than, dầu mỏ, khí tự nhiên nên được phân bố tập trung ở vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng (dựa vào than ở Quảng Ninh), Đông Nam Bộ và đang phát triển nhanh ở Đồng bằng sông Cửu Long (dựa vào dầu khí).

2 tháng 8 2018

Gợi ý làm bài

a) Công nghiệp điện

- Công nghiệp điện ở nước ta bao gồm nhiệt điện và thuỷ điện.

- Sản lượng điện ngày càng tăng và đạt 64,7 tỉ kWh (năm 2007).

- Các nhà máy thuỷ điện lớn: Hòa Bình, Y-a-ly, Trị An,...

- Các nhà máy nhiệt điện lớn: Phú Mỹ, Phả Lại, Cà Mau,...

b) Sự phân bố các nhà máy điện ở nước ta

- Sự phân bố các nhà máy điện có đặc điểm chung là phân bố gần hoặc ở nơi có nguồn năng lượng.

- Các nhà máy nhiệt điện lớn ở phía bắc (Phả Lại, Uông Bí, Na Dương,...) phân bố ở khu Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng, gần vùng than Quảng Ninh.

- Các nhà máy nhiệt điện lớn phía nam (Phú Mỹ, Bà Rịa, Cà Mau,...) phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông cửu Long, gần nguồn nhiên liệu dầu khí ở thềm lục địa.

- Các nhà máy thuỷ điện phân bố gắn với các hệ thống sông: Trung du và miền núi Bắc Bộ (hệ thống sông Hồng), Tây Nguyên (sông Xê Xan, sông Xrêpôk, sông Đồng Nai), Đông Nam Bộ (hệ thống sông Đồng Nai).

24 tháng 2 2016

- Công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ

- Các khu vự có mức độ tập trung cao

  + Đồng bằng sông Hông và phụ cận

    # Có nhiều trung tâm công nghiệp

    #  Hà Nội là trung tâm lớn nhất

    # Hải Phòng, Hạ Long, Thái Nguyên, Nam Đinh

  + Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long

    # Có nhiều trung tâm công nghiệp

    # Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn nhất

    # Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ, Cà Mau...

 + Dọc theo duyên hải Miền Trung : Đà Nẵng, Huế, Nha Trang..

- Các khu vực còn lại, hoạt động công nghiệp còn hạn chế

4 tháng 6 2019

Gợi ý làm bài

a) Tình hình phát triển

- Trong những năm qua sản lượng điện của nước ta liên tục tăng với tốc độ nhanh.

Sản lượng điện của nước ta, giai đoạn 2000 - 2007

Năm

2000

2005

2007

Sản lượng (tỉ kWh)

26,7

52,1

64,1

Trong giai đoạn 2000 - 2007, sản lượng điện của nước ta tăng 37,4 tỉ kWh, gấp 2,4 lần.

Nguyên nhân chủ yếu là do:

+ Điện được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động kinh tế và sinh hoạt. Nhu cầu dùng điện ngày một tăng do sự phát triển kinh tế, mức sống được nâng cao.

+ Nước ta có tiềm năng to lớn để phát triển công nghiệp điện lực:

• Than, dầu mỏ, khí đốt có trữ lượng lớn, là điều kiện thuận lợi để phát triển các nhà máy nhiệt điện.

• Các hệ thống sông ở nước ta có trữ năng thủy điện lớn.

Vì thế, trong những năm qua nước ta đã xây dựng được nhiều nhà máy nhiệt điện, thủy điện lớn và hệ thông truyền tải điện năng,...

+ Chính sách hỗ trợ phát triển của Nhà nước.

- Cơ cấu sử dụng điện ở nước ta gồm 2 nhóm ngành là nhiệt điện và thủy diện.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ ngành điện bao gồm:

+ Các nhà máy nhiệt điện và thủy điện.

+ Hệ thống đường dây tải điện.

+ Các trạm biến áp.

b) Phân bố

- Ngành công nghiệp điện lực hiện đã phát triển rộng khắp lãnh thổ nước ta.

- Các nhà máy thủy điện (dẫn chứng: nêu tên các nhà máy).

- Các nhà máy thủy điện đang xây dựng (dẫn chứng: nêu tên các nhà máy).

- Các nhà máy nhiệt điện (dẫn chứng: nêu tên các nhà máy).

- Hệ thống đường dây tải điện: Đường dây 500 KV chạy từ Hòa Bình đến Phú Lâm (Thành phố Hồ Chí Minh). Đường dây 220 KV nối nhiều nhà máy điện với nhau (dẫn chứng). Chính vì vậy, mạng lưới truyền tải điện xuyên suốt cả nước.

- Các trạm biến áp:

+ Trạm 500 KV đặt ở Hòa Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng trên đường dây 500 KV Bắc - Nam.

+ Trạm 220 KV đặt ở nhiều nơi như Việt Trì, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang,... trên đường dây 220 KV.

7 tháng 10 2017

HƯỚNG DẪN

a) Thuận lợi

- Than antraxit tập trung ở Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, nhiệt lượng 7000 - 8000 calo/kg. Các loại than khác: Than nâu ở Đồng bằng sông Hồng, than bùn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

- Dầu khí: Tập trung ở các bể trầm tích với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích lớn nhất là bể Cửu Long và Nam Côn Sơn.

- Tiềm năng về thuỷ điện rất lớn, tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Đồng Nai.

- Tài nguyên sức gió, thuỷ triều... giàu có.

b) Khó khăn

- Sự phân mùa của khí hậu ảnh hưởng đến khai thác thuỷ điện.

- Khoáng sản nhiên liệu (than, dầu khí) ngày càng bị cạn kiệt; một số nguồn năng lượng đòi hỏi chi phí và kĩ thuật cao trong khai thác...