K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 7 2018
  1. Thúy Kiều và Thúy Vân là con của ông bà viên ngọai họ Vương, quê ở Bắc Kinh. Cả hai cùng nhan sắc tuyệt vời, nhất là Kiều. Vẻ đẹp của Vân là một vẻ đẹp dịu dàng, đôn hậu còn vẻ đẹp Kiều là một vẻ đẹp não nùng làm say đắm lòng người. Đặc biệt, Kiều có tài về văn chương và âm nhạc. Kiều và Vân có một người em trai tên là Vương Quan.

    Trái với Thúy Vân là người có tâm hồn đơn giản và an phận thủ thường, Thúy Kiều mang một tâm trạng phức tạp, đa sầu, đa cảm và nhiều ước vọng. Từ những ngày thơ ấu, Kiều đã bị ám ảnh bởi lời tiên tri của một người tướng số là cuộc đời nàng sẽ bị ràng buộc bởi một định mệnh khắc nghiệt. Vì nỗi ám ảnh này, nàng đã sáng tác một bản đàn tên là Bạc Mệnh. Bản đàn mang một âm hưởng ảo não, thê lương, làm tê tái lòng người mỗi lúc được tấu lên.

    Trong dịp tiết Thanh Minh, ba chị em Kiều cùng đi dự hội Đạp Thanh. Trên đường về, gặp mộ Đạm Tiên, một người ca kỹ từng nổi danh về cả tài lẫn sắc nhưng yểu mệnh. Nghe Vương Quan kể lại cuộc đời Đạm Tiên, Kiều bỗng nghẹn ngào thương xót cho số phận đắng cay của nàng ca kỹ và linh cảm rằng số mệnh mình rồi cũng đau khổ chẳng kém người trong mộ. Ngay lúc ấy, một người bạn đồng học với Vương Quan tên là Kim Trọng đến chào hỏi ba người. Vừa gặp nhau, cả Kiều và Kim bỗng cảm thấy quyến luyến nhau. "Người quốc sắc, kẻ thiên tài; tình trong như đã, mặt ngoài còn e". 

    Trở về nhà, Kiều thao thức với những chuyện xẩy ra lúc ban ngày, từ cuộc đời bất hạnh của Đạm Tiên cho đến mối tình vừa chớm nở với Kim Trọng. Ngay khi vừa thiếp ngủ, Kiều mơ thấy Đạm Tiên hiện ra và cho biết là nàng cũng có tên trong sổ đoạn trường, tức là sẽ gặp nhiều khổ đau trong cuộc sống. 

    Sau đó, định mệnh khắc nghiệt đã liên tiếp đẩy Kiều vào những đoạn đường tủi nhục của 15 năm luân lạc. Trong mỗi đoạn đường, Kiều gặp một người nàng tin là cứu tinh của nàng. Nàng bám víu người này để mong được dắt ra khỏi kiếp phong trần. Nhiều lúc, nàng mang hết tài năng của mình để phấn đấu với số mệnh. Mỗi lần nàng tưởng đã thành công thì lại có kẻ lợi dụng nhược điểm của nàng để đặt nàng trở lại con đường khổ đau định mệnh đã dành sẵn cho nàng. 

    II) Đoạn đường tai biến của Thúy Kiều 

    Cuộc đời đoạn trường của Kiều có thể được chia thành sáu hồi sau đây: 

    Hồi 1: Kiều đính ước với Kim Trọng nhưng rồi phải bán mình để cứu cha 

    Sau khi gặp Kiều trong hội Đạp Thanh, Kim Trọng trở về và ốm tương tư Kiều. Để có cơ hội gặp gỡ nàng, chàng trai đã thuê một căn gác nhỏ sát bên cạnh vườn nhà Kiều rồi suốt ngày ngồi bên cửa sổ đợi bóng nàng. Một hôm, Kim Trọng nhặt được cành thoa Kiều đánh rơi cạnh một gốc đào và nhờ cơ hội này, chàng được trò chuyện với Kiều. Hai người ước hẹn sẽ mãi gắn bó với nhau. 

    Ít lâu sau, nhân dịp cha mẹ và hai em về quê ngoại ăn giỗ, Kiều lẻn sang nhà Kim tình tự và thề nguyền với nhau. Kiều tỏ cho Kim biết là nàng luôn luôn bị ám ảnh bởi một thứ định mệnh khắc nghiệt hình như đã dành sẵn cho nàng. Kim trấn an nàng và hứa sẽ liều chết cùng nàng nếu nàng gặp chuyện chẳng may. Có lẽ cũng vì mối ám ảnh của sự bạc mệnh, Kiều quyết liệt không trao thân cho Kim Trọng vì sợ rằng sẽ giống như nàng Thôi Oanh Oanh thuở trước, bởi sớm ăn nằm với người yêu là Trương Quân Thụy khi chưa cưới hỏi nên sau đã bị Trương ruồng bỏ. Trong đêm này, Kiều đã đàn cho Kim Trọng nghe khúc Bạc Mệnh khi được chàng yêu cầu. Tiếng đàn buồn đến nỗi chàng Kim phải "khi tựa gối, khi cúi đầu; khi vò chín khúc, khi chau đôi mày; rằng hay thì thực là hay; nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào; lựa chi những bậc tiêu tao; dột lòng mình cũng nao nao lòng người". Kiều đã đáp lại như sau: "rằng quen mất nết đi rồi; tẻ vui âu cũng tính trời biết sao". 

    Qua một đêm tâm sự với Kim Trọng, vừa trở về nhà, Kiều được Kim gọi ra cho biết chàng mới nhận tin người chú ruột từ trần và phải về Liêu Dương để chịu tang. Kim Trọng vừa đi khuất thì cha mẹ và các em Kiều trở về. Mọi người chưa kịp hàn huyên, bỗng nhiên bọn sai nha kéo đến bắt Vương ông vì lời vu cáo của một thằng bán tơ. Mọi toan tính để cưỡng lại số mạng bỗng sụp đổ, Kiều phải tự nguyện bán mình để chuộc cha. Nàng dặn dò Thúy Vân phải thay nàng để kết nhân duyên với Kim Trọng. "Cậy em, em có chịu lời; ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa; giữa đường đứt gánh tương tư; giao loan chắp mối tơ thừa mặc em". 

    Trong hồi này, người Kiều trông đợi để giúp nàng không vướng vào định mệnh khắc nghiệt là Kim Trọng. Kẻ gián tiếp đẩy nàng vào kiếp đoạn trường là thằng bán tơ. 

    Hồi 2: Mã Giám Sinh mua Kiều đem về Lâm Truy để bắt làm kỹ nữ 

    Mã Giám Sinh, kẻ bỏ 400 lạng vàng ra mua Kiều, là một tên vô lại. Tuy tuyên bố lấy nàng làm vợ lẽ nhưng dụng tâm của hắn là bắt Kiều làm ca kỹ trong một thanh lâu do hắn và vợ là Tú bà làm chủ tại Lâm Truy. Sau khi đón Kiều về quán trọ, không cầm lòng được trước nhan sắc của Kiều, Mã đã ân ái với nàng một cách thô bạo. "Tiếc thay một đóa trà mi; con ong đã tỏ đường đi lối về; một cơn mưa gió nặng nề; thương gì đến ngọc, tiếc gì đến hương". 

    Thái độ cư xử của Mã khiến Kiều nghi ngờ hắn là tay buôn người và nàng thưa với mẹ về sự hoài nghi này. Hôm Kiều từ biệt gia đình theo Mã về Lâm Truy, Vương ông nài nỉ Mã bao bọc cho Kiều. Mã thề độc với Vương ông sẽ mãi mãi đối xử tốt với Kiều. 

    Khi đến Lâm Truy, Kiều bị Tú bà bắt tiếp khách làng chơi và gọi bà là mẹ. Kiều ngây thơ thưa rằng mình đã là lẽ của Mã khiến Tú bà nổi giận mắng nàng đã quyến rũ Mã Giám Sinh. Khi mụ ra lệnh trừng phạt Kiều bằng roi vọt thì nàng rút dao dấu trong tay áo ra tự vẫn. Trong cơn mê man, Kiều mơ thấy Đạm Tiên hiện ra nhắn nàng phải tiếp tục sống để trả cho xong món nợ từ kiếp trước và hẹn sẽ gặp Kiều tại sông Tiền Đường. Tú bà cứu sống Kiều, khuyên giải nàng, thề sẽ đối đãi tử tế với nàng và hứa tìm người đứng đắn để gả nàng. Bà cho Kiều ra sống ở lầu Ngưng Bích. 

    Kẻ Kiều hy vọng che chở cho nàng trong giai đoạn này là Mã Giám Sinh. Người hãm hại nàng cũng chính là họ Mã. 

    Hồi 3: Bị mắc mưu Sở Khanh, Kiều phải chấp nhận trở thành kỹ nữ 

    Sống ở lầu Ngưng Bích, dù đã có lời thề của Tú bà, Kiều vẩn lo lắng cho thân phận cá chậu chim lồng của nàng. Tại đây, Kiều gặp một chàng trai có dáng điệu nho nhã tên là Sở Khanh. Chàng tỏ vẻ ái ngại cho hoàn cảnh của Kiều: "than ôi! sắc nước hương trời; tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đây" và ngỏ ý sẽ giúp nàng trốn khỏi tay Tú bà: "thuyền quyên ví biết anh hùng; ra tay tháo cũi sổ lồng như chơi". 

    Sau đó vài hôm, vào một đêm tối, Sở Khanh mang ngựa đến đưa Kiều đi trốn. Chưa ra khỏi cửa bao xa, Sở Khanh cố tình rẽ cương sang lối khác bỏ mặc Kiều bơ vơ trong rừng. Ngay lúc đó, Tú bà dẫn bọn thủ hạ ập đến lôi Kiều xuống ngựa và đánh đập nàng. Phần đau dớn vì roi vọt, phần hổ thẹn vì lén lút trốn đi, Kiều mất tất cả nghị lực nên van nài Tú bà ngừng tay và tự nguyện sẽ chịu tiếp khách theo ý bà: "thân lươn bao quản lấm đầu, tấm lòng trinh bạch từ nay xin chừa". 

    Khi bị Tú Bà dẫn trở về, Kiều mới biết là Tú bà đã thuê Sở Khanh đưa Kiều đi trốn để bà ta bắt lại. Vì sự bỏ trốn này, Tú bà cho rằng mình không cần phải giữ lời cam kết đối xử tử tế với Kiều. 

    Chiếc phao để Kiều bám víu trong thời kỳ này là Sở Khanh. Kẻ đẩy Kiều ngập sâu hơn trong giòng sông đoạn trường là Sở Khanh và Tú bà.
    st

  2.  

    Hồi 4: Chung sống với Thúc Sinh, Kiều bị Hoạn Thư hãm hại 

    Kiều cúi đầu chịu thua định mệnh và trở thành ca kỹ nổi danh về cả tài lẫn sắc. "Dập dìu lá gió cành chim; sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh; khi tỉnh rượu, lúc tàn canh; giật mình, mình lại thương mình xót xa; khi xưa phong gấm rủ là; giờ sao tan tác như hoa giữa đường; mặt sao dầy gió dạn sương; thân sao bướm chán ong chường bấy thân; mặc người mưa sở mây tần; những mình nào biết có xuân là gì". Tại thanh lâu, nàng gặp một khách làng chơi tên Thúc Kỳ Tâm, thường được gọi là Thúc Sinh, mê say nàng và muốn lấy nàng làm vợ lẽ, "sớm đào tối mận lân la; trước còn trăng gió sau ra đá vàng". Thúc Sinh lập kế đem dấu Kiều một nơi rồi đưa tiền cho Tú bà để chuộc nàng ra khỏi thanh lâu. 

    Thúc Sinh vốn người huyện Vô Tích đến Lâm Truy để buôn bán cùng với người cha là Thúc ông. Khi được biết Thúc Sinh đưa Kiều về chung sống, Thúc ông nổi giận vì thứ nhất, Thúc Sinh có vợ hiện đang ở Vô Tích và thứ hai, ông cho rằng Kiều đã dùng nhan sắc để mê hoặc con mình. Thúc ông buộc Sinh phải trả Kiều về lầu xanh nhưng chàng từ chối. Ông nổi giận ra trước phủ đường (dinh quan phủ) tố cáo Kiều quyến rũ Thúc Sinh. Quan phủ đưa trát đòi Sinh và Kiều đến rồi ra lệnh đánh đòn Kiều vì nàng cương quyết không từ bỏ Thúc Sinh. 

    Trong lúc Kiều đang bị trừng phạt, Thúc Sinh kể cho quan biết Kiều là người hiểu biết phải trái và có theo đòi bút nghiên. Quan truyền cho Kiều làm bài thơ vịnh cái gông nàng đang đeo ở cổ. Sau khi xem thơ, quan nể phục tài nàng và khuyên Thúc ông nên chấp thuận nàng là con dâu. Cuối cùng "thương vì hạnh, trọng vì tài; Thúc ông thôi cũng dẹp lời phong ba" và bằng lòng cho Kiều chung sống với Thúc Sinh. 

    Khoảng nửa năm sau, Kiều khuyên Thúc Sinh về Vô Tích thăm vợ cả và thú thật mọi chuyện. Người vợ cả của Thúc Sinh tên là Hoạn Thư, con gái một vị quan thượng thư trong triều. Hoạn Thư là người tuy cư xử chu đáo với kẻ khác nhưng rất mưu mô, hiểm độc khi hạnh phúc gia đình bị đe dọa: "ở ăn thì nết cũng hay; phải điều ràng buộc thì tay cũng già". Hoạn Thư biết được chuyện chồng lấy vợ lẽ nhưng không hề căn vặn Thúc Sinh khi chàng về thăm nhà. Không những thế, nàng còn tỏ ra tin tưởng ở tấm lòng chung thủy của Sinh đối với nàng. Vì lý do này, Sinh mang nặng mặc cảm dối gạt vợ, và không dám thổ lộ cho Hoạn Thư biết chuyện của chàng với Kiều như lời Kiều căn dặn. 

    Ngay sau khi Thúc Sinh lên ngựa từ giã Hoạn Thư để về với Kiều, Hoạn Thư sang thăm mẹ nàng và kể chuyện bội bạc của Sinh. Hai mẹ con sai hai gã bộ hạ là Khuyển và Ưng dẫn theo một lũ lâu la dùng thuyền vượt biển đến Lâm Truy trước Thúc Sinh để phóng hỏa đốt nhà Kiều, rồi bắt nàng về Vô Tích. Sau khi thi hành thủ đoạn, đám tay sai này mang một xác người bỏ vào gian nhà đang bốc cháy. Khi Thúc Sinh về đến nơi, trông thấy nắm xương cháy tàn nên nghĩ là Kiều đã chết: "chắc rằng mai trúc lại vầy; ai hay vĩnh quyết là ngày đưa nhau". 

    Khuyển, Ưng mang Kiều về trình diện mẹ của Hoạn Thư. Bà này bảo Kiều rằng đã bỏ tiền mua nàng và sai bộ hạ đánh nàng một trận. Sau đó, bà bắt Kiều phải phục dịch trong nhà như một nô bộc. Một ngày kia, Hoạn Thư sang thăm mẹ và được mẹ nàng cho Kiều đi theo để hầu hạ. 

    Một năm sau, Thúc Sinh lại trở về Vô Tích thăm vợ. Trong buổi tiệc đoàn viên với chồng, Hoạn Thư gọi Kiều ra hầu rượu Thúc Sinh. Lúc bấy giờ cả Kiều và Sinh mới biết mình là nạn nhân của một mưu kế thâm độc: "Phải rằng nắng quáng đèn lòa; rõ ràng ngồi đó chẳng là Thúc Sinh". Sợ vợ, Thúc Sinh đành gạt lệ không dám nhận Kiều. Hoạn Thư còn nhẫn tâm sai Kiều đánh đàn trong buổi tiệc: "Nàng đà choáng váng tê mê; vâng lời ra trước bình the vặn đàn; bốn dây như khóc như than; khiến người trong cuộc cũng tan nát lòng; cùng trong một tiếng tơ đồng; người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm". 
    Qua một thời gian giữ bổn phận tôi đòi, Kiều xin phép và được Hoạn Thư chấp thuận cho ra trông nom một ngôi chùa nhỏ trong vườn nhà Hoạn Thư và giữ nhiệm vụ chép kinh tại đây. Một hôm, nhân cơ hội Hoạn Thư đi vắng, Thúc Sinh lẻn ra thăm Kiều và hai người khóc lóc, thở than với nhau. Bất chợt, Hoạn Thư ghé chùa, cười nói truyện trò cùng Thúc Sinh và khen ngợi nét chữ của Kiều. 

    Sau khi Thúc Sinh và Hoạn Thư rời chùa, Kiều được một thị tì cho biết là Hoạn Thư đã đến từ lâu và chứng kiến cảnh Thúc Sinh với Kiều cầm tay nhau than thở chán chê rồi mới bước lên lầu. Hoảng sợ trước thái độ điềm tĩnh như không có chuyện gì của Hoạn Thư, Kiều lấy trộm chuông vàng khánh bạc của chùa để làm vật hộ thân rồi trèo tường đi trốn. 

    Trong giai đoạn này, người Kiều mong sẽ cứu nàng ra khỏi kiếp đoạn trường là Thúc Sinh. Kẻ hãm hại và làm nhục nàng là Hoạn Thư. 

    Hồi 5: Kiều bị lừa bán vào lầu xanh thêm lần nữa 

    Trên con đường đi trốn Hoạn Thư, Kiều gặp sư bà Giác Duyên, người trụ trì một ngôi chùa nhỏ mang tên "Chiêu Ẩn Am". Kiều nói dối với Giác Duyên nàng là một ni sư ở Bắc Kinh nên được bà cho phép nương náu. Một hôm, có người thí chủ cho Giác Duyên hay chuông vàng khánh bạc Kiều mang theo giống hệt như chuông khánh của Hoạn Thư. Khi được hỏi, Kiều khai thật với Giác Duyên mọi chuyện. Giác Duyên lo ngại cho Kiều nên gửi nàng sang ở với một bà họ Bạc, người thường hay lui đến cúng bái tại chùa. 

    Trông thấy nhan sắc của Kiều, Bạc bà nổi lòng tham nên âm mưu bán Kiều cho một thanh lâu. Bạc bà dọa dẫm Kiều và ép nàng lấy một người cháu bà ở châu Thai tên là Bạc Hạnh. Bạc bà gọi Bạc Hạnh đến Vô Tích để kết hôn với Kiều rồi đưa nàng xuống thuyền về châu Thai. Đến nơi, Bạc Sinh vào thanh lâu thương lượng bán Kiều. Định mệnh đã xô đẩy Kiều vào chốn lầu xanh thêm lần nữa: "chém cha cái số hoa đào; gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi!". 

    Trong thời gian này, người giúp đỡ Kiều là sư bà Giác Duyên. Những kẻ làm hại nàng là Bạc bà và Bạc Hạnh. 

    Hồi 6: Kiều được Từ Hải bảo bọc nhưng rồi Từ bị giết chết 

    Tại thanh lâu ở châu Thai, Kiều gặp Từ Hải, một hào kiệt đến từ vùng biên thùy. "Lần thâu gió mát trăng thanh; bỗng đâu có khách biên đình sang chơi; râu hùm hàm én mày ngài; vai năm tấc rộng thân mười thước cao; đội trời đạp đất ở đời; họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông; giang hồ quen thói vẫy vùng; gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo; qua chơi nghe tiếng nàng Kiều; tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng; thiếp danh đưa đến lầu hồng; đôi bên cùng liếc, đôi lòng cùng ưa". Cả hai quyến luyến nhau, xem nhau là tri kỷ và Từ Hải bỏ tiền chuộc Kiều ra khỏi thanh lâu. 

    Sống mặn nồng với nhau được nửa năm, Từ Hải giã biệt Kiều, một mình một ngựa ra đi để mưu đồ đại sự. Từ hứa là sẽ đón Kiều về với mình khi công thành danh toại. 

    Đúng thời gian ước hẹn với Kiều, khoảng một năm sau, Từ cho tướng sĩ về đón nàng theo nghi lễ rước dâu của một bậc vương hầu. Lúc bấy giờ uy danh của Từ lẫy lừng cả một phương trời. Có lẽ thời gian sống với Từ Hải là quãng đời hạnh phúc nhất trên bước đường lưu lạc của Kiều. 

    Một hôm, nghe Kiều kể lại sự gian khổ của nàng trong những ngày hàn vi, Từ Hải nổi cơn thịnh nộ. Từ điểm binh, tuyển tướng truyền đến Vô Tích và Lâm Truy mời những người đã giúp nàng và bắt những kẻ từng làm hại nàng về bản doanh của Từ để nàng báo ơn, trả oán. Khi quân sĩ đưa những người này về, Kiều ngồi trên trướng giữa trung quân để xét xử họ. Nàng hậu thuởng Thúc Sinh, sư bà Giác Duyên và một bà quản gia của mẹ Hoạn Thư, là những ân nhân của nàng thuở trước. Sau đó, nàng ra lệnh xử tử Mã Giám Sinh, Tú bà, Sở Khanh, Ưng, Khuyển, Bạc bà và Bạc Hạnh, những người đã làm hại nàng. Riêng Hoạn Thư, tuy được liệt là "chính danh thủ phạm" nhưng được Kiều tha bởi luận cứ sắc bén của nàng. Hoạn Thư thưa rằng nàng gây nên tội chỉ bởi thói ghen tuông rất thường tình của người đàn bà, còn trong thâm tâm nàng luôn luôn yêu kính Kiều. 
    Trước lập luận xác đáng của Hoạn Thư, Kiều đã phải: "khen cho: thật đã nên rằng; khôn ngoan đến mực nói năng phải lời; tha ra thì cũng may đời; làm ra mang tiếng con người nhỏ nhen; đã lòng tri quá thì nên; truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay". 

    Uy quyền của Từ Hải ngày càng lừng lẫy. Từ thiết lập triều đình riêng đặt hai hàng quan văn quan võ. Từ đem quân chiếm năm huyện ở miền Nam. Từ chia đôi thiên hạ với hoàng đế nhà Minh. Từ nghêng ngang một cõi biên thùy miền Triết Giang và Phúc Kiến. 

    Năm năm sau, viên quan tổng đốc của nhà Minh là Hồ Tôn Hiến vâng lệnh vua mang đại quân đến dẹp Từ Hải. Biết Từ là đấng anh hùng, khó thể dùng binh mà thắng, Hồ cho một vị quan mang ngọc, vàng, gấm vóc đến tặng Từ và thuyết Từ hàng phục triều đình. Hồ cũng dành riêng một lễ vật cho Kiều để nhờ nàng nói giúp. Phần thì lễ vật trọng, phần vì không muốn thấy sinh linh bị thiệt hại vì chinh chiến, và phần vì muốn chồng trở thành công thần của triều đình để nàng có thể về cố hương làm rạng danh cha mẹ, Kiều khuyên Từ Hải đầu hàng. 

    Khi Từ Hải mặc nhung phục đại lễ ra trước doanh trại đầu hàng, Hồ Tôn Hiến cho phục binh ùa ra giết Từ. Tối hôm đó, Hồ mở tiệc ăn mừng chiến thắng và bắt Kiều ngồi hầu rượu. Khi đã quá chén, Hồ buộc Kiều đánh đàn. "Một cung gió thảm mưa sầu; bốn giây nhỏ máu năm đầu ngón tay; ve ngâm vượn hót nào tầy; lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu". Và rồi "nghe càng đắm, ngắm càng say; lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình". Vừa say rượu lại vừa say tình, ngay sau đó, Hồ ép Kiều ăn nằm với mình. 

    Sáng hôm sau tỉnh giấc, Hồ Tôn Hiến nghĩ mình là nhân vật quan trọng trong triều, không thể vương víu với Kiều nên đã buộc nàng phải lấy một người thổ quan. Kiều bị đưa xuống thuyền để làm lễ tơ hồng. Ngồi trên thuyền, quá đau khổ vì cuộc đời bạc mệnh và ân hận vì làm Từ Hải chết oan, Kiều quyết định chọn cái chết để thoát khỏi kiếp đoạn trường: "Đạm Tiên nàng nhé có hay! hẹn ta thì ở dưới này rước ta". Và rồi "trông vời con nước mênh mông; đem mình gieo xuống giữa giòng trưòng giang". Kiều nhẩy xuống sông Tiền Đường tự tử. 

    Trong hồi này, người Kiều nương tựa là Từ Hải. Kẻ làm hại nàng là Hồ Tôn Hiến.

     

  3.  

    III) Kiều thoát khỏi kiếp đoạn trường 
    Sau khi được Kiều hậu tạ trong dịp nàng báo ân trả oán, sư bà Giác Duyên từ biệt Kiều và gặp bà đạo cô Tam Hợp, một người xuất gia tu theo đạo Lão. Đạo cô tiên tri là Thúy Kiều sẽ tự tử tại sông Tiền Đường và bảo Giác Duyên tìm cách cứu nàng. Nghe lời đạo cô, Giác Duyên thuê ngư phủ quanh năm thả lưới tại sông Tiền Đường gần chỗ Từ Hải đóng quân và đã vớt được nàng. 

    Được Giác Duyên cứu lên thuyền, trong cơn mê man, Kiều trông thấy Đạm Tiên hiện ra báo cho biết tấm lòng nhân nghĩa của nàng đã thấu đến trời và nàng được thoát khỏi kiếp đoạn trường. Sau khi tỉnh dậy, Kiều sống với Giác Duyên trong một thảo lư bên sông Tiền Đường. 

    Câu chuyện chuyển sang tình cảnh Kim Trọng trở về tìm Kiều sau khi thụ tang chú ở Liêu Dương. Nghe tin Kiều đã bán mình chuộc cha, Kim khóc lóc thảm thiết, "thẫn thờ lúc tỉnh lúc mê; máu theo nước mắt hồn lìa chiêm bao". Ông bà Vương cho Kim biết Kiều đã nhờ Thúy Vân thay lời đính ước của nàng để kết nghĩa với chàng. Sau một thời gian vô vọng dò hỏi tin tức Kiều, Kim Trọng kết hôn cùng Thúy Vân. 

    Ít lâu sau, cả Kim Trọng lẫn Vương Quan thi đậu và được triều đình bổ làm quan. Kim Trọng được cử làm quan tri huyện Lâm Truy, nơi Thúy Kiều bị buộc làm ca nhi thuở trước. Tại đây, Kim được một người nha lại (người làm việc tại huyện đường) kể cho chàng nghe quãng đời luân lạc của Kiều. Lúc này Kiều đang chung sống những ngày vinh quang với Từ Hải tại châu Thai. 

    Khoảng năm năm sau, Kim nhận được chiếu chỉ triều đình đổi đi cai trị huyện Nam Bình thuộc tỉnh Phúc Kiến. Cùng lúc ấy, Vương Quan cũng được bổ làm quan tại huyện Phú Dương thuộc tỉnh Triết Giang. Phúc Kiến và Triết Giang là hai tỉnh ở phía đông nam Trung Hoa, địa bàn hoạt động của Từ Hải. Vì hai huyện Nam Bình và Phú Dương ở gần nhau nên cả hai gia đình Kim Trọng và Vương Quan cùng đi chung để nhận nhiệm sở. Khi đi ngang Hàng Châu, gần nơi Từ Hải đặt bản doanh, mọi người được tin Từ bị Hồ Tôn Hiến lừa giết chết và Kiều đã tự tử tại sông Tiền Đường. 

    Gia đình Kim và Vương đến nơi nàng tự tử để lập đàn tràng cúng giải oan cho Kiều. Tình cờ Giác Duyên đi ngang qua, trông thấy tên Kiều trên bài vị, bà ngạc nhiên đến hỏi duyên cớ. Lúc bấy giờ mọi người mới biết Kiều còn sống. Giác Duyên đưa tất cả đến gặp Kiều. "Tưởng bây giờ là bao giờ; rõ ràng mở mắt còn ngờ chiêm bao". 

    Trong buổi tiệc đoàn viên, Thúy Vân ép Kiều phải lấy Kim Trọng. Thoạt đầu, Kiều thoái thác vì tự nghĩ mình không còn còn trinh tiết: "thiếp từ ngộ biến đến giờ, ong qua bướm lại đã thừa xấu xa" và "nghĩ mình chẳng hổ mình sao; dám đem trần cấu dự vào bố kinh!". Tuy nhiên, sau khi nghe Kim Trọng lập luận về tấm lòng hy sinh "lấy hiếu làm trinh" của Kiều và lời thúc dục của hai ông bà Vương, Kiều đã phải nhận lời. Trong đêm động phòng, Kiều cho Kim biết nàng nhận làm vợ chàng vì tình xưa nghĩa cũ nhưng tấm thân nàng đã ô uế, không thể ân ái vợ chồng với chàng. Kim đành chấp nhận và cũng cho Kiều biết là chàng "bấy lâu đáy bể mò kim; là nhiều vàng đá, phải tìm chẳng hoa; ai ngờ lại hợp một nhà, lọ là chăn gối mới ra sắt cầm". Kim xin Kiều đánh lại bản đàn ngày trước cho chàng nghe và chàng ngạc nhiên khi nhận thấy, với cùng một bản nhạc, mà "xưa sao sầu thảm, nay sao vui vầy". Tâm hồn Kiều lúc bấy giờ khác hẳn tâm hồn của nàng ở những năm về trước và tâm hồn khác thì dĩ nhiên, tiếng đàn khác. Lòng nàng bây giờ yên như mặt nước hồ thu, không còn những đợt sóng của tham vọng. Tâm nàng trong như guơng, chẳng còn vương mắc chút bụi trần. Và như vậy, cũng những cung bậc nàng gọi là bạc mệnh thuở xưa thì bây giờ là "khúc đâu đầm ấm dương hòa; ấy là hồ điệp hay là Trang Sinh; khúc đâu êm ái xuân tình; ấy hồn Thục Đế hay mình Đỗ Quyên; trong sao, châu nhỏ duềnh quyên; ấm sao, hạt ngọc Lam Điền mới đông; lọt tai nghe suốt năm cung; tiếng nào mà chẳng não nùng xôn xao". 

    Nếu 15 năm lưu lạc của Kiều chưa đủ để trả cho xong bao nợ nần của nàng từ kiếp trước thì giòng nước sông Tiền Đường đã rửa sạch những món nợ này. Kiếp đoạn trường của Kiều đã được chấm dứt.

    NOTE: trên đây là bản copy từ bài tóm tắt truyện Kiều của Nguyễn Ngọc Bảo. bạn ra đề chung chung nên mình đăng hết bài luôn( Dĩ nhiên bạn phải tự lọc ra những ý chính)
    st

  4.  

    Vương Thuý Kiều là người con gái tài sắc vẹn toàn. Nàng xuất thân từ một gia đình trung lưu, dưới Kiều còn hai em là Thuý Vân và Vương Quan. Trong Tết Thanh minh, Kiều cùng hai em đi tảo mộ. Trong dịp này nàng gặp Kim Trọng - một chàng trai “Phong tư tài mạo tót vời / Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa”. Hai người vừa gặp nhau “tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Cũng trong dịp này, Kiều gặp nấm mồ vô cùng hiu quạnh, nàng cảm cảnh mà khóc than cho số phận của người kĩ nữ ấy. Trở về nhà, nàng được linh hồn Đạm Tiên báo trước cho những dông bão đời mình.

    Sau khi gặp Thuý Kiều ớ buổi Thanh minh, Kim Trọng dò la tin tức của nàng rồi dọn nhà đến gần nhà Kiều và tìm cách làm quen. Nhân buổi cha mẹ vắng nhà, Kiều sang nhà Kim Trọng tâm tình. Mối tình giữa hai người nảy nở tốt đẹp, họ vừa yêu vừa trọng nhau rất mực. Họ đã thề nguyền và trao vật đính ước với nhau.

    Gia đình Kim Trọng có tang, chàng phải về quê chịu tang. Trong khi đó, cha Kiều bị thằng bán tơ vu oan. Gia đình Kiều tan nát, Vương ông và Vương Quan bị tra khảo. Kiều phải bán mình để chuộc cha. Trước khi theo Mã Giám Sinh, nàng đã nhờ Thuý Vân mối duyên với Kim Trọng đế không phụ tình chàng. Nhưng bi kịch chưa dừng lại ở đó. Hoá ra, Mã Giám Sinh với Tú Bà đều là những kẻ buôn thịt bán người. Ở lầu xanh, nàng đã toan tự sát nhưng không thành. Sau đó, Kiều tiếp tục bị Sở-Khanh lừa tình, nàng cay đắng chấp nhận cuộc sống đầy tủi nhục. Tại đây, ít lâu sau, Kiều được Thúc Sinh cứu thoát. Nhưng Thúc Sinh đã có vợ là Hoạn Thư ở quê nhà. Biết chuyện của chồng, Hoạn Thư đã ngấm ngầm sai người đến bắt cóc Thuý Kiều về làm con ở rồi làm ra cảnh bắt Kiều hầu hạ hai vợ chồng mình trong tiệc rượu hàn huyên. Bị đánh ghen một cách tàn nhẫn, Kiều bỏ trốn đến nương nhờ cửa Phật. Chẳng may sư trụ trì vô tình gửi nàng cho Bạc Hạnh - một kẻ cùng nghề với Tú Bà, Kiều lại bị rơi vào lầu xanh một lần nữa. Tại đây, Kiều gập Từ Hải - một đấng nam nhi đầu đội trời chân đạp đât. Từ Hải cứu Kiều khỏi lầu xanh rồi giúp nàng báo ân báo oán. Vì một chút sơ sảy, Kiều bị Hồ Tôn Hiến, một mệnh quan triều đình lừa nên đã hại Từ Hải chết đứng giữa trận tiền. Nàng còn bị Hồ Tôn Hiến ép hầu rượu suốt đêm rồi đem gả cho một gã thổ quan. Trên đường ngồi kiệu hoa, nàng đã trầm mình xuống sông Tiền Đường. May sao, nàng được vãi Giác Duyên cứu vớt.

    Tuy kết duyên với Thuý Vân, Kim Trọng vẫn nhớ thương Kiều, chàng đã cất công đi tìm nàng. May mắn thay, chàng gặp được vãi Giác Duyên. Gia đình Kiều được đoàn tụ. Chiều ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước “lấy tình cầm sắt đổi ra cầm kì”.

20 tháng 11 2021

đéo có đâuu

22 tháng 9 2020

Từ một thiếu nữ tài sắc sống trong cảnh "êm đềm trướng rủ màn che", sau khi tự nguyện bán mình để cứu cha, tôi rơi vào tay Mã Giám Sinh và Tú Bà mụ chủ lầu xanh. Do chưa ép được tôi tiếp khách làng chơi, Tú Bà đưa tôi ra ở lầu Ngưng Bích để xoa dịu và thực hiện âm mưu mới..

      Lầu Ngưng Bích thật thơ mộng, nhưng lại hoang vắng đến rợn người.Ngồi trên lầu cao, tôi nhìn phía trước chỉ thấy núi non trùng điệp, ngẩng lên phía trên là vầng trăng như sắp chạm đầu, nhìn xuống phía dưới là những đoạn cát vàng trải dài vô tận, lác đác như “bụi hồng” nhỏ bé. Cả một không gian mênh mông, hoang vắng không một bóng người tôi càng thấy cô đơn, trơ trọi. Trong cái không gian rợn ngợp và thời gian dài dặc, quẩn quanh "mây sớm đèn khuya" gợi vòng tuần hoàn khép kín của thời gian, tất cả như giam hãm con người, như khắc sâu thêm nỗi đơn côi khiến tôi càng thấy "bẽ bàng" chán ngắt, buồn tủi.. Tôi đau buồn, xấu hổ, tủi thẹn với thiên nhiên, với lòng mình, với những người thân yêu. Tôi chẳng biết tâm sự cùng ai. Sớm và khuya, ngày và đêm chỉ mình tôi thui thủi nơi đất khách quê người, chỉ còn biết làm bạn với thiên nhiên.

      Tôi nhớ tới Kim Trọng, nhớ tới quãng thời gian hạnh phúc bên nhau, nhớ đến những lời thề nguyền dưới ánh trăng vằng vặc. Tôi dường như đắm chìm trong tâm trạng nhớ nhung. Tôi thương Kim Trọng đang mong chờ mình vô vọng, không biết tôi đã lỗi hẹn xưa.Nhưng thương chàng rồi lại thương mình. Thương mình bơ vơ bên trời góc bể, càng nuối tiếc mối tình đầu, càng hiểu rằng tấm son mà tôi dành cho chàng Kim chẳng bao giờ nguôi ngoai. Không chỉ vậy mà tấm son đã bị hoen ố của tôi đến khi nào mới rửa cho được. Tôi đau đớn xót xa.ân hận, tủi hổ.

      Rồi tôi nhớ đến cha mẹ, thương cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng trông, thương cho cha me ngày càng già, day dứt không được ở cận kề chăm sóc. Nỗi xót thương da diết và day dứt trong tôi khôn nguôi vì không thể quạt nồng, ấp lạnh, phụng dưỡng song thân khi già yếu. Nơi quê nhà giờ chắc tất cả đã đổi thay. Cha mẹ thì mỗi người thêm một già yếu mà tôi thì chẳng thể ở bên chăm sóc. Giờ đây khoảng cách không gian giữa tôi và cha mẹ diệu vợi.Buồn biết bao khi phải dấn thân vào nơi vô định. Buồn biết bao khi phải mãi mãi xa cách người yêu. Buồn biết bao khi có cha, mẹ mà không được phụng dưỡng sớm hôm. Một nỗi buồn mênh mông như đè nặng, bao quanh lấy tôi. Nhìn đâu tôi cũng thấy buồn, cảnh vật dù có đổi thay nhưng nỗi buồn của tôi thì như cố định. Tôi cảm nhận được những gì sẽ đến với mình như một định mệnh không sao thoát ra được.

      Tôi nhớ thương cha mẹ, quê hương mong ước có ngày đoàn tụ và trông ra cửa bể lúc chiều hôm.Không gian mênh mông và thời gian buồn bã. Giữa khung cảnh ấy chỉ có một con thuyền vô định và hiện hữu với cánh buồm thấp thoáng xa xa như một ảo ảnh. Cảnh càng làm tôi buồn nhớ về cha mẹ, quê nhà xa cách, nỗi cô đơn và khát khao sum họp. Cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa gợi trong lòng tôi nỗi buồn về thân phận trôi nổi của tôi không biết rồi sẽ bị trôi dạt, bị vùi dập ra sao.Tôi đau đớn cho thân phận của mình và đưa mắt nhìn bãi cỏ trước lầu.Cả nội cỏ trải ra mênh mông một màu vàng úa gợi tới sự héo tàn, buồn bã. Màu xanh nhàn nhạt trải dài từ mặt đất tới chân mây không phải màu xanh của sự sống của hy vọng mà chỉ gợi nỗi chán ngán vô vọng vì cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, cô quạnh này không biết bao giờ mới kết thúc. Cảnh mờ mịt cũng giống như tương lai mờ mịt, thân phận nội cỏ hoa héo của tôi. Và tôi nghe con sóng nổi lên ầm ầm sau cơn gió. m thanh của tiếng sóng "ầm ầm" dữ dội va vào vách đá như đang ở dưới ngay dưới "ghế ngồi" của tôi. Tôi lo sợ, kinh hãi trước sóng gió, bão táp của cuộc đời này sắp đổ xuống đầu mình. 


 

13 tháng 10 2022

banhqua

5 tháng 12 2021

tham khảo 

 

Năm ấy, khi nghe tin triều đình mở khoa thi, tôi đã rất hăng hái xin phép thầy xuống núi. Trước khi lên kinh đô, tôi về thăm cha mẹ. Vừa xuống núi, tôi đã nghe thấy tiếng người dân khóc than thảm thiết. Họ kéo nhau chạy tán loạn vào rừng để trốn. Thấy thế, tôi liền giữ một ông cụ đang hốt hoảng bỏ chạy lại để tìm hiểu sự tình. Ông cụ khuyên tôi rằng: “- Cháu hãy chạy đi nếu không muốn chết ! Lũ cướp rất đáng sợ, chúng trang bị rất nhiều vũ khí, chúng đang tàn phá nhà cửa và cướp bóc của cải của dân làng chúng tôi. Cậu hãy chạy mau đi, nghe lời lão đi! Hiện có một cô gái nghe nói xinh đẹp lắm đang bị chúng bắt lại và bị cướp hết vàng bạc rồi. Thôi lão đi đây….”

Vừa dứt lời, ông lão đã tức tốc chạy đi. Nghe thấy thế, ngọn lửa giận dữ trong tôi bùng cháy. Lũ cướp đang không biết hung bạo thế nào nhưng nhìn thấy dân làng hỗn loạn, sợ hãi, tôi thầm nghĩ chúng cũng tàn ác lắm. Nhất định tôi không thể bỏ qua chuyện này được, phải giúp họ thôi.

Không kịp nghĩ ngợi lâu, tôi ghé qua bên đường bẻ một cành cây dài làm gậy rồi nhanh như chớp xông vào giữa đám cướp quát lớn: “- Bớ đảng hung đồ kia! Tụi bây chớ quen làm thói hồ đồ mà hại dân vô tội”. Tôi nói vậy để bọn chúng nhận ra những việc làm sai trái của mình và cũng là đang mở ra cho chúng một con đường để thoát thân. Ngờ đâu tên tướng cướp mắt trợn ngược đầy hung tợn, mặt đỏ phừng phừng cầm thanh gươm sắc bén chỉ vào tôi và quát: “- Mày là thằng nào mà dám tới đây lớn tiếng thế? Không việc gì của mày mà can vào. Khôn hồn thì đi ngay chứ không đừng trách ta”. Nói rồi, tên tướng cướp hò hét bọn lâu la bao vây bốn phía quyết không cho tôi đường tháo chạy.

Trong vòng vây, bọn chúng người cầm gươm, người cầm giáo đằng đằng sát khí hô vang: “GIẾT! GIẾT! GIẾT!”. Tiếng gươm khua sắc lạnh, tiếng cười hét điên loạn, những khuôn mặt gớm ghiếc, nhưng ánh mắt chế nhạo nhìn tôi chằm chằm. Rồi chúng cứ thế mà xông vào, vung gươm, giáo nhằm tôi mà đâm. Tôi bình tĩnh quan sát. Bọn chúng tuy đông nhưng là bọn hữu dũng vô mưu, bất tài vô dụng, chỉ lấy đông hiếp yếu chứ chẳng tài cán gì. Rất nhanh, tôi cầm cây gậy đánh hết bên trái rồi đánh bên phải, triển hết tài nghệ mà thầy tôi đã truyền dạy.

 

Cứ thế, tôi tả xung hữu đột, đánh trước đánh sau, càn quét bốn phía. Những đòn đánh tuyệt diệu như rồng cuộn, hổ vồ làm chúng không biết đường đỡ, bị trúng đòn sợ đến kinh hồn. Nhiều tên gục ngã tại chỗ không gượng dậy nổi. Nhiều tên khác kêu la thảm thiết, thất thần không dám xông vào nữa cứ dè chứng bên ngoài mà hò hét.

Tôi tiếp tục vung gậy tới tấp. Chiếc gậy trong tay cứ vun vút lao vào đầu, vào người chúng. Đau quá, chúng vứt hết gươm giáo mà bỏ chạy tán loạn để thoát thân. Tên tướng cướp Phong Lai cũng bị tôi đánh cho một trận sống dở chết dở. Biết không địch nổi, hắn hò hét lũ lâu la bỏ chạy, không dám nhìn lại.

Dẹp xong lũ cướp hung tợn, tôi ân cần hỏi người gặp nạn. Hỏi ra thì mới biết nàng là Kiều Nguyệt Nga, người ở quận Tây Xuyên còn người kia là nàng hầu Kim Liên. Cha Kiều Nguyệt Nga là tri phủ ở miền Hà Khê. Ông mới cho người gửi thư rước nàng về để định bề gia thất. Dù không phải là người mà nàng muốn gắn bó nhưng vì là ý cha nên nàng đành chấp thuận. Nàng Nguyệt Nga thật là một cô gái hiếu thuận và đức hạnh.

Nàng kể rằng đang trên đường về nhà vâng lời cha thì chẳng may lại bị bắt lại, rất may tôi có mặt kịp thời giải nguy cho. Cảm ân đức giải nguy cứu mạng, Kiều Nguyệt Nga định bước ra khấu đầu, tôi liền ngăn cản. Nàng cảm kích lắm mời tôi ghé qua nhà nàng ở Hà Khê để đền ơn cho tôi. Vừa nghe nàng nói vậy, tôi liền cười lớn khước từ bởi việc tôi làm là tự nguyện, là vì thấy việc bất nghĩa thì không thể không xả thân chứ nào mong cầu lợi danh. Bậc anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất, thấy việc nghĩa quyết không từ nan, thấy người gặp nạn quyết ứng cứu, đó mới là nghĩa khí kẻ làm trai.

Tôi cảm tạ tấm chân tình ấy của nàng rồi từ biệt để lên đường về thăm cha mẹ. Trên đường đi, lòng tôi tràn ngập hân hoan vì vừa làm được một việc tốt, lại cũng vừa kiểm chứng tài nghệ đã luyện tập bấy lâu. Tôi đã giúp ích cho dân làng rồi. Tôi sẽ lại hăm hở lên đường để thi thố tài năng, cứu giúp những người khốn khó, diệt trừ lũ bạo ngược. Tôi chỉ mong nhân dân mãi luôn có được cuộc sống ấm no mà thôi. Lần này xuống núi, nhất định tôi sẽ làm rạng danh thầy, quyết ứng thí thành công, đem sức giúp ích cho đời.

10 tháng 4 2018

Vào vai nhân vật Kiều trong đoạn trích Kiều báo ân báo oán

    Được sự giúp sức của Từ Hải, tôi cho mời Thúc Sinh tới để báo ân. Khi xưa lúc tôi ở trong lầu xanh, chính Thúc Sinh đã chuộc tôi ra, nghĩa ấy tôi không quên. Dù tôi và chàng không nên nghĩa vợ nghĩa chồng nhưng tôi vẫn nhớ ơn chàng, nên tôi gửi chàng chút quà để bày tỏ sự biết ơn lòng thành của mình. Ngược lại, vợ chàng tai quái, ác độc, phen này phải bị trị tội đích đáng. Khi lính áp giải Hoạn Thư tới, tôi tôn trọng chào thưa “tiểu thư”. Tôi nhắc Hoạn Thư nhớ lại thói “cay nghiệt” của nàng, khi xưa đối xử với tôi. Lúc này Hoạn Thư sợ hãi, khấu đầu, xin khoan hồng. Hoạn Thư nói với tôi, thói ghen tuông là thói thường tình, nàng nhắc lại ngày xưa nàng khoan nhượng để tôi ở gác viết kinh, khi tôi bỏ trốn nàng không cho người đuổi theo. Tôi khen cho sự khôn ngoan, nói năng phải lời của nàng nên đã tha bổng cho nàng thay vì trừng phạt nàng thật nặng như ý định ban đầu.

9 tháng 10 2016

Nhanh thật! Hôm nay đã là tiết Thanh minh rồi. Thời gian cứ trôi đi nhanh như con thoi, thoắt một cái đã qua hai tháng, giờ đã là tháng thứ ba – tháng cuối cùng của mùa xuân. Chao ôi! Phong cảnh mùa xuân tháng ba thật là đẹp biết bao! Chung quanh chỉ toàn màu xanh non của cỏ bao phủ cả mặt đất. Màu xanh ấy dường như trải dài vô tận, xa tít tận chân trời kia cũng chỉ ngợp một màu xanh đó mà thôi. Điểm lên trên cái nền xanh tươi ấy là màu trắng tinh khôi của hoa lê. Sự kết hợp hài hòa của hai màu sắc tuyệt vời ấy càng làm cho bức tranh phong cảnh mùa xuân thêm phần sinh động, rạng rỡ và đầy sức sống. Hôm nay là lễ tảo mộ, mọi người khắp nơi đều đổ về đây để chăm lo phần mộ tổ tiên nhà mình. Thúy Kiều, Thúy Vân và Vương Quan cũng hòa vào dòng người đi lễ. Thật là một phong cảnh rộn rã, náo nhiệt. Đủ các tầng lớp xã hội có mặt ở đây, từ các tài tử giai nhân cho đến những người dân bình thường.

 

13 tháng 10 2016

Nhanh thật! Hôm nay đã là tiết thanh minh rồi. Thời gian cứ trôi đi nhanh như con thoi, thoắt một cái đã qua hai tháng, giờ đã là tháng thứ ba

-   tháng cuối cùng của mùa xuân.

Chao ôi! Phong cảnh mùa xuân tháng ba thật là đẹp! Chung quanh chỉ toàn màu xanh non của cỏ bao phủ cả mặt đất. Màu xanh ấy dường như trải dài vô tận. Xa tít tận chân trời kia cũng chỉ ngợp một màu xanh đó mà thôi. Điểm lên trên cái nền xanh tươi ấy là màu trắng tinh khôi của hoa lê. Sự kết hợp hài hòa của hai màu sắc tuyệt vời ấy càng làm cho bức tranh phong cảnh mùa xuân thêm phần sinh động, rạng rỡ, đầy sức sống.

Hôm nay là lễ tảo mộ, mọi người khắp nơi đều đổ về đây để chăm sóc phần mộ tổ tiên nhà mình. Thúy Kiều, Thúy Vân và Vương Quan cũng hòa vào dòng người đi lễ. Thật là một cảnh rộn rã, náo nhiệt. Đủ các tầng lớp xã hội có mặt ở đây, từ các tài tử giai nhân cho đến những người dân bình thường. Người thì ngựa xe, võng lọng theo hầu, người thì bận quần áo sặc sỡ, tất cả đả tạo nên một ngày hội tưng bừng đầy màu sắc. Mọi người, kẻ thì rẫy cỏ, người thì đắp lại mộ, tô lại bia, nhộn nhịp. Tảo mộ xong thì cùng nhau đốt tiền vàng, thoi vàng, tro tiền gặp gió bay tứ tung khắp nơi. Người ta thắp hương nơi phần mộ tổ tiên của mình.

Chiều xuống, khi mặt trời đã ngả về tây, mọi người lũ lượt kéo nhau ra về. Ba chị em nhà Kiều cũng nắm tay nhau thơ thẩn bước trên con đường đỏ ráng chiều. Phong cảnh sao mà êm dịu, yên bình đến thế, chỉ nghe tiếng chim hót và tiếng suổì kêu róc rách đâu đây. Ba chị em yên lặng tận hưởng cảm giác thanh bình của buổi chiều tà, lòng nao nao nuối tiếc ngày hội rộn ràng của mùa xuân. Xa xa, có cây cầu nhỏ bắc ngang qua ghềnh. Một ngày yên bình đã qua...



 

24 tháng 12 2020

bạn tham khảo nhé

Hôm vừa rồi tôi gặp lại bác Ba đồng chí của ba tôi trong chiến trường ác liệt. Bác đưa cho tôi kỷ vật là chiếc lược ngà như lời hứa của ba ngày trở về. Chiến tranh ác liệt khiến ba tôi không thể trở về, tôi lại nhớ về kỉ niệm ngày trước khi được gặp ba. Tự trách mình sao lại hững hờ và vô tâm với ông như vậy.

  

Từ nhỏ tôi đã không biết mặt ba, chưa một lần gặp. Tôi chỉ nhìn bức ảnh ba chụp chung với mẹ để hình dung ra ông. Một hôm, tôi đang vui chơi có một người đàn ông lạ mặt đến trước nhà và tự xưng là ba và còn gọi tên tôi. Tôi vô cùng bất ngờ và lo sợ, người đàn ông này có vết thẹo trên mặt. Tôi sợ hãi, chạy vào nhà gọi má.

Trong thâm tâm của tôi, ông là một người xa lạ. Trong những ngày ba ở nhà tôi đã đối xử thậm tệ, nhất quyết ngăn cản không cho ông ngủ cùng với má con tôi. Tôi còn không làm theo lệnh khi ông bắt trông nồi cơm hay gọi trống không khi mời ba vào ăn cơm. Tôi nhất định không thể dùng tiếng ba thân thương gọi với một người xa lạ. Ông gắp đồ ăn cho tôi nhưng tôi không thích nên đã hất đi và thế là ông đánh tôi. Tức quá tôi chạy sang bà ngoại,vừa khóc vừa kể lại.

Đêm hôm đó bà ngoại mới giải thích cho tôi vết thẹo trên mặt của ba, bà còn kể với tôi do kẻ thù đã khiến khuôn mặt của ba tôi biến dạng. Tôi chợt cảm thấy có lỗi với ba, quay trở về nhà nhưng không đủ can đảm để gọi. Đến khi ông sắp quay trở lại chiến trường, tôi chợt òa khóc và cất tiếng gọi. Tôi khóc, nũng nịu trong lòng ba, không cho ba đi nhưng nhiệm vụ ở chiến trường không thể ở lại. Ba hứa ngày về sẽ tặng cho tôi một chiếc lược ngà.

Ngày hôm nay cầm món quà của ba tặng tôi cảm thấy rất nhớ ông ấy, cảm thấy có lỗi vì những suy nghĩ non nớt trẻ thơ làm ba buồn. Dù ba đã không còn nhưng tình cảm thiêng liêng của ông dành cho tôi tất cả đã gói gém trong món quà: chiếc lược ngà.

24 tháng 12 2020

Tôi đưa tay móc từ trong túi chiếc lược ngà. Xõa mái tóc, tôi khẽ chải. Nó thật êm dịu. Giống hệt như ba tôi đang về chải tóc cho tôi. Ấp cây lược vào lòng, hồi ức xưa bỗng hiện về rõ ràng trước mắt, tôi nghĩ về ba tôi, vừa vui sướng vừa hối hận vô cùng.

Nhà tôi ở Cù Lao Giêng, quận Chợ Mới, tỉnh Long Châu Sa, cạnh gần vàm kinh nhỏ đổ ra sông Cửu Long. Ba tôi thoát ly đi kháng chiến, đầu năm 1946, sau khi tỉnh nhà bị chiếm. Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 được kí kết, quân Pháp rút khỏi nước ta. Quân Mỹ liền nhảy vào thế chân Pháp tại miền Nam. Chúng tăng cường viện trợ cho chính quyền ngụy Sài Gòn và kéo dài cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Miền Nam lại tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược.

Ba tôi là một cán bộ kháng chiến. Ba được phân công ở lại miền Nam gây dựng, bám sát cơ sở và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân miền Nam. Để hoạt động an toàn và bảo vệ lực lượng cách mạng, trong một đêm, ba tôi cùng đoàn cán bộ vượt lên cứ.

Lúc ba rời đi, tôi chưa tròn một tuổi. Sau này lớn lên, tôi chỉ nghe má kể lại và biết mặt ba qua tấm hình nhỏ mà má đã đưa. Tôi nhìn ngắm ba trong tấm hình từng ngày và mong ước một ngày được cùng má lên cứ thăm ba. Nhiều lần má lên cứ thăm ba, tôi đòi theo nhưng má không cho. Má bảo đường đi rất xa. Bọn mật thám lại rình rập theo dõi, rất nguy hiểm nên má không cho tôi theo. Tôi chỉ biết đợi chờ từng ngày.

Mỗi lần ở cứ về, má thường kể cho tôi nghe về ba. Lần nào má cũng nói ba vẫn khỏe, ba nhớ tôi nhiều lắm. Ba còn dặn má về chăm cho tôi thật tốt và dạy cho tôi học viết chữ. Má tôi đâu có biết chữ. Mỗi lần nói thế, má tôi mỉm cười. Má cũng muốn cho tôi học chữ lắm nhưng trong ấp cũng chẳng ai biết chữ cả.

Thời gian đằng đẵng trôi đi. Nỗi mong đợi ba của tôi kéo dài theo con nước. Nước lớn nước ròng đã bao lần mà ba tôi vẫn chưa về.

Bảy năm sau ba tôi mới có dịp trở về. Một buổi sáng, khi ngồi chơi trước sân, ba tôi trở về. Đó là ngày tôi không thể nào quên được. Quá mong mỏi và háo hức gặp lại gia đình, gặp lại con gái, chiếc xuồng chưa kịp cập bờ, ba đã nhảy lên khiến chiếc thuyền chòng chành.

- Thu! Con.

Nghe gọi, tôi giật mình, tròn mắt nhìn. Ba nhìn tôi, đôi mắt rưng rưng xúc động. Với vẻ xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, ba chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run:

- Ba đây con!

- Ba đây con!

Tôi ngơ ngác, lạ lùng. Tôi nghĩ thầm: “Chẳng lẽ đó là ba? Rõ ràng là ánh mắt đó rồi! Nhưng người trước mắt tôi lại không giống với ba trong tấm hình mà má đã đưa tôi”. Đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy ba khiến tôi không chắc chắn lắm. Một chút khác biệt cũng khiến tôi hoài nghi. Tôi chớp mắt nhìn ba rồi vụt chạy và kêu thét gọi má tôi.

Trở về sau bao năm mong đợi, ba nghĩ tôi sẽ sung sướng, sẽ gào khóc và chạy vào ôm chặt lấy ba. Nhưng thực tế quá phũ phàng. Ba tôi hụt hẫng, đứng sững lại đó, hai cánh tay buông thõng xuống, nhìn theo tôi đang bỏ chạy.

Vì đường xa, ba chỉ ở nhà được có ba ngày. Trong ba ngày ngắn ngủi đó, tôi đã khiến cho ba hoàn toàn thất vọng. Đêm tôi nhất quyết không cho ba ngủ với má. Ba cũng cố nằm vào giường. Tôi tuột xuống giường, đứng dưới đất chồm lên, nắm tay ba kéo ra. Kéo không được, tôi kê miệng cắn ba một cái đau điếng. Má giận tôi, la tôi, tôi cũng mặc kệ. Trong hoàn cảnh chiến tranh thế này phải trái thật khó phân biệt. Má không nói dối tôi. Nhưng tôi chưa hẳn đã tin má. Ba cũng chịu nhường tôi, ra ngủ ở chõng tre. Cho đến ngày đi, tay ba vẫn còn hằn sâu những dấu răng của tôi.

Suốt ngày, ba chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về tôi. Nhưng càng vỗ về, tôi càng đẩy ba ra. Nhất quyết, tôi không chịu gọi ba. Má có nói đó là ba và bảo gọi “ba”, tôi cũng không gọi. Tôi giận luôn cả má. Có lần má dọa đánh, tôi cũng không sợ. Tôi cứ nói trỏng và cố tránh từ “ba” ra. Ba mong mỏi được tôi gọi “ba” một tiếng nên cứ như vờ không nghe, ngồi im chờ đợi. Tôi vẫn không gọi.

Ba quay lại nhìn tôi vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên ba phải cười vậy thôi. Bữa sau, đang nấu cơm thì mẹ lại chạy đi mua thức ăn. Mẹ dặn, ở nhà có gì cần thì gọi ba giúp cho. Có lẽ mẹ muốn đưa tôi vào tình thế khó phải gọi ba giúp.

Tôi không nói không rằng, cứ lui cui dưới bếp. Nghe nồi cơm sôi, tôi giở nắp, lấy đũa bếp sơ qua. Nồi cơm hơi to, nhắm không thể nhắc xuống để chắt nước được, đến lúc đó tôi mới nhìn lên ba cầu cứu. Ba vẫn ngồi lặng im. Sợ nồi cơm nhão, mẹ về sẽ đánh, tôi nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên nhờ giúp. Vẫn là cái kiểu nói trỏng không.

Ba vẫn ngồi im như không nghe. Nghe bác Ba nói cơm mà nhão, má về thế nào cũng bị đòn, tôi càng bối rối hơn. Bác gợi ý bảo tôi gọi ba, ba sẽ giúp. Tôi còn bé nên không thể bê nổi nồi cơm để chắt bớt nước. Tiếng cơm sôi như thúc giục vào lòng tôi. Tôi nhăn nhó muốn khóc, hết nhìn nồi cơm, rồi lại nhìn lên ba và bác Ba. Suy nghĩ một lát, tôi lấy cái ghế đứng cao lên, dùng vá chắc bớt nước cứu được nồi cơm. Vừa múc tôi vừa lầm bầm trách móc.

Đến bữa cơm, ba gắp cho tôi một miếng trứng cá và bảo tôi ăn. Ba nhìn tôi với ánh mắt trìu mến. Tôi không quan tâm vì lúc đó tôi ghét ba vô cùng. Chỉ vì ba mà má giận tôi. Ba lại gây khó tôi đủ thứ. Tôi lầm lì lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, ba vung tay đánh vào mông tôi, mắt trừng trừng và hét lên:

- Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?

Tôi vẫn ngồi im lầm lì, đầu cúi gằm xuống. Rõ ràng là ba đang cố thân thiện với tôi. Nhưng chỉ bởi tôi quá hoài nghi, một mực không chấp nhận, quyết cự tuyệt ba đến cùng. Không ai biết lí do tại sao. Chỉ có mình tôi hiểu điều đó. Sự phản ứng của tôi là một sự bướng bỉnh đáng ghét. Không hiểu sao lúc ấy tôi lại không nói ra điều mình đang nghĩ. Nếu nói ra chắc ba đã hiểu, má cũng hiểu và giải thích cho tôi hiểu.

Tôi cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm. Tôi không muốn ăn nữa. Không ai thương tôi hết! Tôi sẽ sang với ngoại. Tôi nhảy xuống bến, nhẩy xuống xuồng, mở lòi tói và cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to để mọi người biết, rồi lấy dầm bơi qua sông. Tôi méc với ngoại mọi chuyện. Chiều đó, mẹ sang dỗ dành tôi cũng không chịu về. Mẹ kể lể với ngoại về hành động của tôi. Ngoại rất buồn.

Đêm ấy, nằm trong lòng ngoại, ngoại dò hỏi vì sao tôi lại đối xử với ba như vậy. Lúc này, mọi tâm tư trong lòng tôi như vỡ òa ra. Tôi nói nhỏ với ngoại, người đàn ông đó rất giống ba nhưng lại khác ba vì có vết sẹo ở trên mặt, còn ba thì không có.

Đến lúc này, ngoại mới vỡ lẽ ra và hiểu tận tấm lòng của tôi. Ngoại ôm chặt tôi thủ thỉ rằng ba đi chiến đấu, chiến trường khốc liệt, kẻ thù tàn bạo. Vết sẹo đó do bom đạn của kẻ thù gây ra. Ba đã anh dũng chiến đấu, vào sinh ra tử. Ba là một người can trường, chiến đấu vì sự bình yên của xóm làng, vì hòa bình của đất nước. Lâu lắm ba mới về. Ngoại khẳng định đó là ba tôi.

Bây giờ tôi mới hiểu ra tất cả. Tôi thấy hối hận quá. Giá mà tôi nói ra điều đó sớm hơn. Giá mà có ai đó hiểu được suy nghĩ của tôi và nói cho tôi biết sự thật ấy. Tôi nằm thở dài và suy nghĩ. Tôi sẽ xin lỗi ba. Nhất định rồi. Tôi sẽ xin ba tha thứ và sẽ gọi “ba”, sẽ ôm ba vào lòng, kể cho ba nghe chuyện ở nhà. Nhưng sáng mai ba phải đi rồi. Nỗi lo lắng khiến tôi thao thức không sao ngủ được.

Sáng hôm sau tôi theo ngoại về nhà thật sớm. Bà con bên nội, bên ngoại đến rất đông. Ba tôi phải lo tiếp khách, không chú ý đến tôi nữa. Còn má thì lo chuẩn bị đồ đạc cho ba. Má xếp từng chiếc áo, gói ghém đồ đạc vụn vặt vào cái túi nhỏ, cứ mãi lúi húi bên chiếc ba lô.

Tôi như bị bỏ rơi, lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người đang vây quanh ba. Tôi muốn nói với ba nhưng ngại quá. Mọi người lúc ấy rất đông. Tôi không đủ can đảm để bước tới. Tôi nghĩ về những hành động của tôi mấy ngày trước. Ba sẽ không giận tôi chứ? Chắc ba không giận tôi đâu! Tôi nhón gót định chạy tới chỗ ba thì ba lại quay đi chào khách. Tôi đành đứng đó chờ đợi.

Nhưng ba đã chuẩn bị xong. Nhìn ba khoác ba lô lên vai và bắt tay hết mọi người tôi biết ba sắp đi. Tôi sợ hãi vô cùng. Tôi muốn thét lên “Ba ơi con đang ở đây! Con xin lỗi ba!”. Nhưng có cái gì đó chôn chặt chân tôi dưới đất không thể nhúc nhích được. Cho đến khi ba quay lại nhìn tôi. Đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu của ba đang nhìn tôi. Lòng tôi bỗng rộn rã vui mừng.

- Thôi! Ba đi nghe con! - Ba tôi khe khẽ nói.

Chỉ cần có thế thôi. Nó như xóa đi khoảng cách giữa tôi và ba. Nó xé tan bức màn đen tối che phủ. Nó kết nối tôi và ba lại. Tôi chờ khoảnh khắc ấy cả buổi sáng nay. Quá sung sướng, tôi kêu thét gọi “ba…a..a..” tha thiết. Tiếng kêu như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan của mọi người có mặt hôm đó. Không ai có thể ngờ rằng tôi lại nhận ba lúc này. Đó là tiếng “ba” mà tôi cố đè nén trong bao nhiêu năm nay. Tiếng “ba” như vỡ tung ra từ lòng tôi. Vừa kêu tôi vừa chạy xô tới bên ba. Nhanh như một con sóc, tôi chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba tôi, thút thít khóc.

Tôi không muốn cho ba đi. Nhất định không cho ba đi. Ba bế tôi lên dỗ dành. Tôi càng ôm chặt lấy ba hơn. Tôi hôn ba cùng khắp. Tôi hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nữa. Chỉ tại nó mà tôi không chịu nhận ba. Chỉ tại nó mà ba tôi phải khổ tâm mấy ngày qua. Tôi hôn lên vết sẹo thật nhiều để nhắc nhở mình phải ghi nhớ, phải thương ba nhiều hơn nữa.

Lúc ấy, ba xúc động quá, không nói được lời nào. Ba đã khóc. Ba rút khăn lau nước mắt, hôn lên mái tóc tôi rồi vỗ về. Ba hứa rằng ba đi rồi ba sẽ về với tôi.

Tôi thét lớn không chịu, hai tay nó siết chặt lấy cổ ba. Tôi lại bướng bỉnh. Tôi không muốn ba đi. Sợ ba sẽ đi mất. Sợ hai tay không thể giữ được ba, tôi dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba. Vừa cố gắng ôm ba thật chặt, vừa không ngừng gọi “ba ơi” và khóc thảm thiết. Nước mắt tôi ướt đầm cả hai vai áo ba. Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh không ai cầm được nước mắt.

Thời gian nghỉ phép ngắn ngủi. Cuộc chuyển giao lực lượng giữa hai miền đang diễn ra. Ba chưa biết sẽ ở lại hay phải tập kết ra Bắc nên phải trở về đơn vị để kịp nhận lệnh. Thế là đã đến lúc phải đi rồi, mọi người phải xúm lại vỗ về. Lúc tụt xuống tôi còn cố hôn ba thêm cái nữa và dặn ba nhớ mua cho tôi cái lược. Ba ôm hôn tôi thật lâu và hứa sẽ trở về với một cây lược thật đẹp.

Sau đó ba trở lại miền Đông. Ba là cán bộ đoàn thể nên không đi tập kết mà ở lại tiếp tục bám sát cơ sở. Sau hiệp định, quân Mỹ lật lọng phản ước. Chúng tăng cường lực lượng ở miền Nam với âm mưu kéo dài cuộc chiến tranh. Từ đó, tôi cũng không nhận được tin gì của ba.

Mấy năm sau, một buổi chiều, có người nói với má rằng ba tôi đã hy sinh. Cái tin dữ đó khiến tôi rụng rời chân tay và khóc thật nhiều. Má cũng khóc thật nhiều. Má cố giấu tôi chuyện đó nhưng tôi đã nghe được rồi. Người ta nói trong một trận càn ác liệt, ba tôi bị một viên đạn bắn xuyên qua ngực. Ba đã chiến đấu anh dũng cho đến hơi thở cuối cùng. Đồng đội đã bí mật chôn cất ba ở trong rừng. Ba đã để lại cho tôi một chiếc lược ngà, chiếc lược nhỏ xinh, răng lược đều tăm tắm khác dòng chữ nhỏ: "Yêu nhớ tặng Thu con của ba".

Tới tận bây giờ, khi áp chiếc lược vào lòng tôi thầm hứa sẽ sống xứng đáng với ba, với má, với Tổ quốc thiêng liêng. Quân giặc hung bạo, cuộc chiến có thể kéo dài. Bom đạn có thể ngăn cách tôi với ba nhưng không thể nào giết chết được tình yêu ba và lòng yêu nước trong tôi.

26 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Tôi là Kiều Nguyệt Nga, con gái tri phủ Hà Khê. Cha tôi vốn nghiêm khắc; ông muốn sắp đặt chuyện tình duyên của tôi nên cho gọi tôi từ quê nhà ở huyện Tây Xuyên qua Hà Khê để yên bề gia thất. Tôi dù không muốn nhưng phận làm con phải vâng lời cha mẹ liền đem theo cô hầu Kim Liên lên đường. Đường xa, phận gái yếu liễu đào tơ, nếu chẳng may giữa đường gặp chuyện chẳng lành thì biết xoay sở làm sao? Nghĩ thế tôi thấy rờn rợn.

Quả như điều tôi lo lắng, khi xe đến một quãng đường vắng xa nhà cửa không người qua lại, bất thình lình một toán cướp từ đâu xông tới chặn trước xe quát tháo, đòi vàng bạc. Tôi và Kim Liên vô cùng hoảng sợ. May thay, đúng lúc đó, một tiếng quát sang sảng vang lên:

- Lũ côn đồ kia, hãy dừng tay! Giữa ban ngày ban mặt sao dám chặn đường cướp bóc dân lành?

Bọn cướp thấy thế liền quay lại quát nạt, vây đánh chàng trẻ tuổi. Nhưng chàng trai, với cây gậy trong tay tả xung hữu đột đánh tan bọn cướp khiến chúng phải bỏ chạy tháo thân. Lúc đó tôi mới hoàn hồn, vui mừng khôn xiết. Chàng là ai nhỉ? Chàng tên gì? Chàng đi đâu, sao lại dám một mình xông vào bọn cướp? Sao lại ra tay cứu giúp khi chưa rõ trong xe là ai? Liệu đây có phải là duyên trời không?

Kim Liên khóc nức nở trong xe. Nghe tiếng khóc, chàng tiến lại hỏi han ân cần:

- Ai than khóc trong xe vậy?

Kim Liên đáp:

- Cô con chúng tôi là người lương thiện, gặp kẻ hung đồ, may có công tử ra tay cứu giúp. Đa tạ ơn công tử cứu mạng.

Nghe vậy, chàng đáp:

- Ta đã trừ bọn lâu la rồi, giờ thì không còn sợ gì nữa. Nhưng khoan, nàng đừng ra, nàng là phận gái cứ ngồi trong đó không phải ra làm gì. Chẳng hay tên nàng là gì, nàng là con gái nhà ai, thân liễu yếu đào tơ sao đi đâu dặm trường vắng vẻ thế này?

Tôi nghẹn ngào trong nước mắt:

- Thưa công tử, tiện thiếp tên Kiều Nguyệt Nga, còn đây là đầy tớ tên Kim Liên. Quê thiếp ở tận Tây Xuyên, cha thiếp làm tri phủ Hà Khê. Cha cho gọi thiếp qua đó để yên bề gia thất. Làm phận con đâu dám trái lời cha mẹ. Chẳng may giữa đường gặp nạn, may được công tử giải nguy. Nếu không trinh tiết, phẩm giá gìn giữ một đời cũng đã bỏ đi rồi.

Nói rồi, tôi sửa soạn khăn áo thưa tiếp:

- Mời công tử ngồi tạm trước xe để cho tiện thiếp được lạy tạ tỏ lòng biết ơn người cứu nạn. Thiếp chẳng biết làm thế nào cho phải. Ở đây, gặp gỡ giữa đường chẳng có bạc vàng, gấm vóc. May sao, Hà Khê cũng không xa lắm, xin chàng theo thiếp về bên đó để thiếp được dịp trả ơn chàng.

Chàng cười nói:

- Nàng chớ bận tâm làm gì. Ta làm ơn đâu phải để trông chờ trả ơn. Là đấng nam nhi, thấy việc nghĩa không làm thì đâu còn xứng mặt!

Nói xong, chàng cáo biệt. Tôi vẫn chưa biết tên chàng, ơn này bao giờ trả được?

26 tháng 11 2021

Đóng vai người đi đường chứ không phải Kiều Nguyệt Nga em nhé!