K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 10 2018

- Cốt lõi lịch sử:

    + An Dương Vương xây thành Cổ Loa

    + Nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm lược

- Sự thần kì hóa cốt lõi lịch sử của dân gian:

    + Thần Kim Quy giúp vua xây thành, chế nỏ

    + Vua An Dương Vương theo thần Kim Quy xuống biển.

    + Chi tiết “ngọc trai – giếng nước”.

- Việc tạo ra các yếu tố thần kì này có tác dụng:

    + Tái hiện một câu chuyện lịch sử dưới cái nhìn của dân gian khác lạ và hấp dẫn hơn

    + Lí tưởng hóa vua An Dương Vương. Vua không chết mà chỉ bước sang một thế giới khác.

    + Mị Châu đã được rửa tội “bán nước”, chứng minh được lòng trong sạch của mình.

    + Khẳng định tình cảm của Trọng Thủy – Mị Châu là chân thành, cuối cùng cũng có một cái kết vẹn tròn nhất.

3 tháng 10 2016

 "Cốt lõi lịch sử" của truyện là việc An Dương Vương xây thành Cổ Loa và sự thực về sự thất bại của Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà. Cái cốt lõi ấy đã được dân gian làm cho sinh động bằng việc thêm vào nhiều sự việc chi tiết thần kì như chuyện xây thành, chế nỏ; chuyện về cái chết của An Dương Vương và của Mị Châu; chi tiết về “ Ngọc trai - giếng nước”…. Chính việc thêm vào truyện các chi tiết thần kì này đã giúp cho câu chuyện thêm hấp dẫn và sinh động. Nó cũng thể hiện một cái nhìn bao dung của nhân dân ta với các nhân vật lịch sử và với tất cả những gì đã xảy ra.

20 tháng 9 2017

Những câu chuyện có liên quan đến Trần Quốc Tuấn hoặc những bài thơ viết về ông

- Ba lần đánh quân Nguyên Mông

- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông thế kỉ XIII ( Hà Văn Tấn- Phạm Thị Tâm

2 tháng 3 2023

Câu nào sau đây nêu đúng nội dung chính của bài thơ?

A. Bài thơ phản ánh lịch sử oanh liệt chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam thời Trần.

B. Bài thơ ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

C. Bài thơ ca ngợi hào khí và sức mạnh của thời Trần.

D. Bài thơ thể hiện khí thế làm chủ non sông và khát vọng lập công danh của “trang nam nhi” thời Trần.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

Chọn đáp án: D. Bài thơ thể hiện khí thế làm chủ non sông và khát vọng lập công danh của “trang nam nhi” thời Trần.

4 tháng 3 2023

Một số đánh giá, bình luận của người kể chuyện:

- Bằng Vũ được người làng thuê đi lính thay. Gã người thấp bé, thanh nhã như học trò.

- Quân lính vốn sợ Quận Huy, thấy hắn cưỡi voi, lại càng khiếp đảm, đều ngồi sụp xuống nghe lệnh, không ai dám lên tiếng, cũng không dám xông tới.

- Anh em Quận Huy chết rồi, quân lính vui mừng reo hò như sấm.  Theo em quan niệm và thái độ của người kể chuyện đáng tin cậy vì người kể chuyện là sẽ là người mang điểm nhìn bên trong là nhân vật ngay trong câu chuyện, cũng có thể đây chính là người chứng kiến hoặc người tham gia giấu mặt trong câu chuyện. Chính người kể chuyện cũng cho ta cái nhìn trọn vẹn hơn về các tình tiết, hành động, thái độ, tình cảm. Những nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi đều là những nhân vật có thật vậy nên người kể chuyện không thể bịa đặt, hay là áp đặt suy nghĩ cá nhân vào những đánh giá, bình luận.
22 tháng 9 2019
+ Ý kiến thứ nhất: Mỗi câu chuyện truyền thuyết đều được xây dựng dựa trên “cốt lõi lịch sử”.
 Khẳng định ý kiến đúng: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy được xây dựng dựa trên “cốt lõi lịch sử”. Nhà nước Âu Lạc được dựng lên vào thời An Dương Vương, có thành cao, hào sâu, vũ khí đủ mạnh để chiến thắng cuộc xâm lược của Triệu Đà nhưng về sau đã bị rơi vào tay kẻ thù; tình hòa hiếu, giao hảo giữa hai nhà nước do An Dương Vương và Triệu Đà đứng đầu; An Dương Vương chủ quan để thành Cổ Loa thất thủ…. Hiện nay, đền thờ An Dương Vương, đền thờ Mị Châu, giếng Trọng Thủy, dấu vết thành Cổ Loa… là những chứng tích lịch sử đối chiếu phần “cốt lõi lịch sử” trong câu chuyện.
+ Ý kiến thứ hai: Truyền thuyết được sáng tạo bởi rất nhiều hư cấu, tưởng tượng, những yếu tố thần kì.
 Khẳng định ý kiến đúng: Trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, dân gian đã thêu dệt, sáng tạo nên nhiều chi tiết thần kì (ví dụ: sự xuất hiện của cụ già từ phương đông, sự xuất hiện của Rùa Vàng, cái lẫy nỏ thần, chi tiết “ngọc trai – giếng nước”, chi tiết An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc theo Rùa Vàng đi xuống biển). Sự xuất hiện của các yếu tố thần kì khiến truyện mang màu sắc hoang đường, kì ảo, góp phần lí giải sự thực lịch sử theo quan điểm của nhân dân…
- Cả hai ý kiến bổ sung cho nhau, thể hiện trọn vẹn đặc trưng cơ bản của thể loại truyền thuyết dân gian Việt Nam.
22 tháng 9 2019

Cậu xây dựng thành bài văn được không?