K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 10 2018

- Cốt lõi lịch sử:

    + An Dương Vương xây thành Cổ Loa

    + Nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm lược

- Sự thần kì hóa cốt lõi lịch sử của dân gian:

    + Thần Kim Quy giúp vua xây thành, chế nỏ

    + Vua An Dương Vương theo thần Kim Quy xuống biển.

    + Chi tiết “ngọc trai – giếng nước”.

- Việc tạo ra các yếu tố thần kì này có tác dụng:

    + Tái hiện một câu chuyện lịch sử dưới cái nhìn của dân gian khác lạ và hấp dẫn hơn

    + Lí tưởng hóa vua An Dương Vương. Vua không chết mà chỉ bước sang một thế giới khác.

    + Mị Châu đã được rửa tội “bán nước”, chứng minh được lòng trong sạch của mình.

    + Khẳng định tình cảm của Trọng Thủy – Mị Châu là chân thành, cuối cùng cũng có một cái kết vẹn tròn nhất.

3 tháng 10 2016

 "Cốt lõi lịch sử" của truyện là việc An Dương Vương xây thành Cổ Loa và sự thực về sự thất bại của Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà. Cái cốt lõi ấy đã được dân gian làm cho sinh động bằng việc thêm vào nhiều sự việc chi tiết thần kì như chuyện xây thành, chế nỏ; chuyện về cái chết của An Dương Vương và của Mị Châu; chi tiết về “ Ngọc trai - giếng nước”…. Chính việc thêm vào truyện các chi tiết thần kì này đã giúp cho câu chuyện thêm hấp dẫn và sinh động. Nó cũng thể hiện một cái nhìn bao dung của nhân dân ta với các nhân vật lịch sử và với tất cả những gì đã xảy ra.

16 tháng 10 2019

Các chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương:

    + An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều bị lở.

    + Vua được thần Kim Quy giúp xây thành và cho vuốt để làm lẫy chế nỏ thần.

    + Nhờ nỏ thần, vua đánh thắng Triệu Đà lần thứ nhất.

    + Vua chủ quan khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai

    + Vua mang con bỏ chạy, nhờ thần Kim Quy cứu và chém chết Mị Châu.

a) -Do sớm có ý thức giữ gìn đất nước, lo xây thành để chống giặc ngoại xâm mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ.

- Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá về nhà vua: biết ơn, ca ngợi công lao xây thành, chế nỏ để chống giặc giữ nước.

b) Sự mất cảnh giác của nhà vua được biểu hiện qua các chi tiết:

- Vua đồng ý lời cầu hôn, gả con gái Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy, lại cho Thủy ở rể. ⇒ Vua mơ hồ trước âm mưu muốn xâm chiếm Âu Lạc một lần nữa của kẻ thù.

- Khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai, vua không kiểm tra lại vũ khí để đến khi quân giặc kéo sát thành, phải mang Mị Châu bỏ chạy. ⇒ Vua chủ quan khinh địch, không có cái nhìn sáng suốt với tình thế.

c) Qua các chi tiết sáng tạo, nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm:

    + Chi tiết vua nghe theo lời kết án của thần Kim Quy, rút gươm chém Mị Châu: gửi gắm lòng kính trọng đối với vị vua anh hùng, dám hy sinh tình cảm cha con thiêng liêng để giữ tròn bổn phận với đất nước.

    + Các chi tiết liên quan đến Mị Châu:

Phê phán thái độ mất cảnh giác, quá xem trọng tình cảm cá nhân của Mị Châu.

Giải thích nguyên nhân, xoa dịu nỗi đau mất nước một cách nhẹ nhàng.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Nhận xét về các yếu tố không gian, thời gian, nhân vật và cốt truyện trong truyện thần thoại.

- So sánh các yếu tố đó giữa thể loại truyện thần thoại với các thể loại truyện dân gian đã học.

Lời giải chi tiết:

- Ở đây em sẽ chọn so sánh giữa truyện thần thoại và tiểu thuyết.

Yếu tố so sánh

Truyện thần thoại

Truyện truyền thuyết

Không gian

Không có địa điểm cụ thể.

Có địa điểm cụ thể.

Thời gian

Không có thời gian cụ thể, thường mang tính cổ xưa.

Có thời gian lịch sử cụ thể

Nhân vật

Thường là các vị thần.

Thường là các anh hùng mang đậm dấu ấn lịch sử dân tộc.

Cốt truyện

Xoay quanh vấn đề tạo lập, tái tạo thế giới, con người và muôn loài của các vị thần.

Thường kể về một sự kiện mang tính lịch sử dân tộc.

7 tháng 5 2023

Không gian, thời gian

Nhân vật

Cốt truyện

  

- Bối cảnh trong truyện thần thoại thường khá rộng lớn, thường là hình ảnh thế giới, vũ trụ, một đất nước, thiên nhiên

- Bối cảnh truyện dân gian thường là hình ảnh cuộc sống của nhân dân trong phạm vi làng xóm, rộng hơn thì là quần xã, đât nước

 

- Truyện thần thoại: nhân vật chính thường là những vị thần 

- Truyện dân gian: nhân vật thường là người nông dân, cùng với đó sẽ là tiên nữ, yêu quái hoặc các con vật được nhân hóa một các gần gũi, giản dị

 

- Truyện thần thoại: thường là sử dụng những yếu tố kỳ ảo, vượt giới hạn của loài người để giải thích về nguồn gốc của vữ trụ, vạn vật hay các hiện tượng thiên nhiên như núi lửa, lũ lụt, băng tuyết

- Truyện dân gian: thường là những bài học về đạo đức, cách làm người trong cuộc sống và nội dung thường hướng đến cuộc sống của người dân

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

- Ở đây em sẽ chọn so sánh giữa truyện thần thoại và tiểu thuyết.

Yếu tố so sánh

Truyện thần thoại

Truyện truyền thuyết

Không gian

Không có địa điểm cụ thể.

Có địa điểm cụ thể.

Thời gian

Không có thời gian cụ thể, thường mang tính cổ xưa.

Có thời gian lịch sử cụ thể

Nhân vật

Thường là các vị thần.

Thường là các anh hùng mang đậm dấu ấn lịch sử dân tộc.

Cốt truyện

Xoay quanh vấn đề tạo lập, tái tạo thế giới, con người và muôn loài của các vị thần.

Thường kể về một sự kiện mang tính lịch sử dân tộc.

21 tháng 11 2018

- “Khách” người mang tính cách phóng khoáng, mạnh mẽ:

    + Là bậc “tao nhân mặc khách” ham thích du ngoạn, đi nhiều, hiểu biết rộng, làm bạn với trăng

- Nhân vật “khách” tuy có tính chất công thức của thể phú song ngòi bút tài hoa, Trương Hán Siêu đã thổi hồn thành nhân vật sinh động.

    + Là cái tôi tác giả- một người mang tráng chí và tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng ưu ái đối với lịch sử

- Cái tráng chí bốn phương, sự hiểu biết của nhân vật “khách” được, thông qua những địa điểm những tên gọi địa danh trong điển cố Trung Quốc (Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt...)

- Loại địa danh của đất Việt (cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng.

    + Thể hiện tráng chí bốn phương, địa danh thứ hai mang tính cụ thể, thể hiện tình yêu đất nước

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Hồi tưởng những nhân vật lịch sử hoặc nhân vật văn học thường được mọi người gọi là anh hùng mà bạn biết.

- Khái quát về nhân vật đó để hiểu được lí do vì sao họ được tôn xưng là anh hùng.

Lời giải chi tiết:

Một vài nhân vật lịch sử hoặc nhân vật văn học thường được mọi người gọi là anh hùng:

- Nhân vật lịch sử:

+ Đinh Tiên Hoàng (924 – 979): là vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam; ông có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn à Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ.

+ Hồ Chí Minh (1890 – 1969): là nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20.

+ Lê Thái Tổ (1385 – 1433): là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lê – triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam; dưới sự lãnh đạo của ông, nghĩa quân sau 10 năm chiến đấu gian khổ đã đánh bại quân Minh và giành lại độc lập cho người Việt.

- Nhân vật văn học:

+ Hình tượng người tráng sĩ thời Trần thuộc thời đại Đông A trong thi phẩm Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão) hiện lên với vẻ đẹp hùng tráng, hào sảng với những khát vọng cháy bỏng và nhân cách cao đẹp; mang hoài bão, ước mơ muốn giúp chúa xoay chuyển tình thế, khôi phục đất nước.

+ Anh hùng Đăm Săn trong Sử thi Đăm Săn: một người lãnh đạo lý tưởng toàn thiện toàn mỹ với vẻ đẹp, sức mạnh, tài năng, lòng dũng cảm cùng những khát vọng lớn lao đại diện cho lý tưởng của cộng đồng dân tộc.

7 tháng 5 2023

Những nhân vật được gọi là anh hùng: Thánh Gióng, Sơn Tinh…

- Họ được tôn sùng là những vị anh hùng vì có công với cộng đồng, có những đóng góp và giúp đỡ con người. Từ đó nhận được sự tin yêu, quý mến và kính trọng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

- Một số nhân vật lịch sử được mọi người gọi là anh hùng là: Hai Bà Trung, Vua Hùng, Lý Nam Đế (Lý Bí), Thánh Gióng, Ngô Quyền.

- Sở dĩ họ được tôn xưng như vậy vì họ là người đại diện cho chính nghĩa, cho nhân dân, họ có công lớn với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
16 tháng 11 2023