K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 11 2016

Do trồng trọt khó khăn nên hoạt động kinh tế cổ truyền là chăn nuôi du mục. Họ nuôi dê, cừu lạc đà...và đưa đàn gia súc từ nơi này đến nơi khác tìm nguồn thức ăn.

Một số dân tộc dùng lạc đà vận chuyển hàng hóa và buôn bán xuyên ốc đảo. Một vài dân tộc sống định cư trong ốc đảo; họ trồng chà là, cam, chanh, lúa mạch, rau đậu...trên mảnh vườn nhỏ và chăn nuôi dê, cừu.

27 tháng 11 2016

1.Đới ôn hoà là nơi gặp nhau của không khí nóng và không khí lạnh.
- Thời tiết ở đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh vì so với đới nóng, nhiệt độ thấp hơn và lượng mưa ít hơn, nhưng so với đới lạnh thì nhiệt độ lại cao hơn và lượng mưa nhiều hơn. Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo vị trí gần cực (gần đới lạnh) hay gần chí tuyến (gần đới nóng).
- Thời tiết ở đới ôn hoà mang tính thất thường thể hiện ở các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường, nhiệt độ có thể tăng hay giảm 10° - 15°C trong vài giờ. Gió
Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương vào làm cho thời tiết biến động rất khó dự báo.

 

27 tháng 11 2016

2.

- Áp dụng khoa học – kĩ thuật.

- Sản xuất chuyên môn hóa.

- Sản xuất theo qui mô lớn.

- Lai tạo, tuyển chọn giống cây trồng, vật nuôi.



 

25 tháng 12 2016

bạn tham khảo ở đây nha : Bài 20 : Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc | Học trực tuyến

2 tháng 1 2017

cảm ơn bạn nha

Câu 21. Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc sống trong hoang mạc là gì?A.Chuyên môn hóa theo hướng sản xuất hàng hóaB. Chăn nuôi du mụcC. Chăn nuôi theo mô hình trang trạiD. Chăn nuôi theo mô hình kinh tế hộ gia đìnhCâu 22: Động vật ở đới lạnh có những đặc điểm gì để thích nghi với khí hậu lạnh giá?A.Có lớp mỡ, lớp lông dày hoặc bộ lông không thấm nước.B. Có cơ thể to lớn, và lông dài.C. Có cơ thể...
Đọc tiếp

Câu 21. Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc sống trong hoang mạc là gì?

A.Chuyên môn hóa theo hướng sản xuất hàng hóa

B. Chăn nuôi du mục

C. Chăn nuôi theo mô hình trang trại

D. Chăn nuôi theo mô hình kinh tế hộ gia đình

Câu 22: Động vật ở đới lạnh có những đặc điểm gì để thích nghi với khí hậu lạnh giá?

A.Có lớp mỡ, lớp lông dày hoặc bộ lông không thấm nước.

B. Có cơ thể to lớn, và lông dài.

C. Có cơ thể to lớn, di chuyển nhanh

D. Có lông dày và màu trắng  giống với màu băng tuyết để thích nghi với việc lẩn trốn kẻ thù.

Câu 23: Khí hậu và thực vật ở vùng núi có đặc điểm gì?

A.Thay đổi từ Bắc xuống Nam

B. Thay đổi từ Đông sang Tây

C. Thay đổi theo độ cao

D. Thay đổi theo vĩ độ

Câu 24: Những hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ít người ở vùng núi.

A.Trồng trọt, chăn nuôi, phát triển du lịch sinh thái.

B. Trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất hàng thủ công, khai thác và chế biến lâm sản.

C. Trồng trọt, chăn nuôi, khai thác và chế biến lâm sản, thủy sản.

D. Trồng trọt, chăn nuôi quy mô lớn, phát triển công nghiệp điện lực.

Câu 25: Dựa vào các chỉ tiêu: thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ tử vong của trẻ em, chỉ số phát triển con người,… các quốc gia trên thế giới được chia thành mấy nhóm?

A. 2 nhóm

B. 3 nhóm

C. 4 nhóm

D. 5 nhóm

1
11 tháng 12 2021

B

D

C

B

A

 

 

 

 

Câu hỏi: 1) Xác định vị trí, giới hạn và đặc điểm của khí hậu của đới ôn hòa. 2) Vs đặc điểm khí hậu như vậy môi trường đới ôn hòa có sự phân hóa như thế nào? 3) Hoạt động kinh tế ở đới ôn hòa gồm nhx ngành nào? Đặc điểm của ngành đó? 4) Nét đặc trưng của đô thị hóa là gì? 5) Trình trạng ô nhiểm môi trường ở đới ôn hòa diễn ra nhưu thế nào? 6) Trình bày đặc điểm tụ nhiên của môi...
Đọc tiếp

Câu hỏi:

1) Xác định vị trí, giới hạn và đặc điểm của khí hậu của đới ôn hòa.

2) Vs đặc điểm khí hậu như vậy môi trường đới ôn hòa có sự phân hóa như thế nào?

3) Hoạt động kinh tế ở đới ôn hòa gồm nhx ngành nào? Đặc điểm của ngành đó?

4) Nét đặc trưng của đô thị hóa là gì?

5) Trình trạng ô nhiểm môi trường ở đới ôn hòa diễn ra nhưu thế nào?

6) Trình bày đặc điểm tụ nhiên của môi trường hoang mạc? Thực vật và động vật ở hoang mạc p.triển như thế nào?

7) Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc diễn ra như thế nào?

8) Đặc điểm của môi trường ở đới lạnh? Động vật thik nghi vs môi trường bằng cách nào?

9) Môi trường vùng núi có đặc điểm gì? Địa bàn cư trú và hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi diễn ra như thế nào?

0
26 tháng 10 2018
- Lúa nước: ở các đồng bằng của vùng nhiệt đới gió mùa (nhất là châu Á)
- Ngô: Mê-hi-cô, Bra-xin, Ấn Độ, Ni-gê-ri-a…
- Cao lương: các vùng nhiệt đơi khô cằn của Châu Phi.
- Cà phê: Nam Mĩ, Tây phi, Đông Nam Á
- Cao su: Đông Nam Á
- Dừa: các nước ven biển, nhất là ở Đông Nam Á
- Bông: Nam Á
- Mía: Nam Mĩ
- Lạc: vùng nhiệt đới ẩm ở Nam Mĩ, Tây Phi, Nam Á.
- Bò: Ấn Độ, Bra-xin, Mê-hi-cô, Cô-lôm-pi-a…
- Trâu: Ấn độ, Xu-đăng, Ê-ti-ô-pi
- Dê: Trung phi, Nam Á, Bra-xin..
- Lợn: tập trung chủ yếu ở các cùng trồng nhiều ngũ cốc (lúa, ngô …) và đông dân cư.
26 tháng 10 2018

Lúa nước: ở các đồng bằng của vùng nhiệt đới gió mùa (nhất là châu Á)
- Ngô: Mê-hi-cô, Bra-xin, Ấn Độ, Ni-gê-ri-a…
- Cao lương: các vùng nhiệt đơi khô cằn của Châu Phi.
- Cà phê: Nam Mĩ, Tây phi, Đông Nam Á
- Cao su: Đông Nam Á
- Dừa: các nước ven biển, nhất là ở Đông Nam Á
- Bông: Nam Á
- Mía: Nam Mĩ
- Lạc: vùng nhiệt đới ẩm ở Nam Mĩ, Tây Phi, Nam Á.
- Bò: Ấn Độ, Bra-xin, Mê-hi-cô, Cô-lôm-pi-a…
- Trâu: Ấn độ, Xu-đăng, Ê-ti-ô-pi
- Dê: Trung phi, Nam Á, Bra-xin..
- Lợn: tập trung chủ yếu ở các cùng trồng nhiều ngũ cốc (lúa, ngô …) và đông dân cư.

13 tháng 12 2019

- Động vật có 2 cách chống lại cái lạnh:

+ Chống lạnh chủ động: có lớp lông dày hoặc lớp mỡ dày dưới da, sống thành đàn đông đúc để sưởi ấm cho nhau.

+ Chống lạnh thụ động: ngủ đông để giảm tiêu hao năng lượng trong giai đoạn lạnh nhất, hoặc di cư đến nơi ấm áp hơn để tránh mùa đông.

- Một số hoạt động kinh tế của con người ở môi trường đới lạnh:

+ Hoạt động kinh tế cổ truyền là chăn nuôi và săn bắt thú có lông quý để lấy mỡ, thịt và da.

+ Ngoài kinh tế cổ truyền còn có kinh tế hiện đại như: khai thác khoáng sản (uranium, kimcương, đồng và dầu mỏ…)

13 tháng 12 2019

làm đúng ròi

8 tháng 12 2019

Câu 3

Môi trường hoang mạc: khí hậu khắc nghiệt, lượng mưa rất hiếm, biên độ nhiệt ngày đêm lớn, thực động vật nghèo nàn.

Thực vật và động vật thích nghi với sự khô hạn của hoang mạc bằng cách tự hè sự thoát nước, đồng thời tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể. Một số loài cây rút ngắn chu kì sinh trưởng cho phù hợp với thời kì có mưa ngủi trong năm. Một số khác, lá biến thành gai hay lá bọc sáp để hạn chế sự hơi nước. Một vài loài cây dự trữ nước trong thân như cây xương rồng nến khổng lồ ở Bắc Mĩ hay cây có thân hình chai ở Nam Mĩ. Phần lớn các loài cây hoang mạc có thân lùn thấp nhưng bộ rễ rất to và dài để có thể hút được nước sâu.
Bò sát và côn trùng sống vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá. Chúng chỉ ra ngoài kiếm ăn vào ban đêm. Linh dương, lạc đà... sống được là nhờ có khả năng du đói khát và đi xa tìm thức ăn, nước uống. Chính các cách thích nghi với điều kiện khô hạn đã tạo nên sự độc đáo của thế giới thực, động vật ở hoang mạc.

Câu 4

Hoạt động kinh tế:

* Hoạt động kinh tế cổ truyền:

- Chăn nuôi du mục, trồng trọt ở ốc đảo.

- Buôn bán, vận chuyển và trao đổi hàng hóa bằng lạc đà đi xuyên qua các sa mạc rộng lớn.

* Hoạt động kinh tế hiện đại:

- Ngày nay, nhờ tiến bộ khoa học kĩ thuật, con người khai thác nguồn nước ngầm để trồng trọt, chăn nuôi.

- Khai thác dầu mỏ, khí đốt, quặng quí hiếm.

- Hoạt động du lịch đem lại nguồn lợi lớn.

Hoạt động kinh tế:

* Hoạt động kinh tế cổ truyền:

- Chăn nuôi du mục, trồng trọt ở ốc đảo.

- Buôn bán, vận chuyển và trao đổi hàng hóa bằng lạc đà đi xuyên qua các sa mạc rộng lớn.

* Hoạt động kinh tế hiện đại:

- Ngày nay, nhờ tiến bộ khoa học kĩ thuật, con người khai thác nguồn nước ngầm để trồng trọt, chăn nuôi.

- Khai thác dầu mỏ, khí đốt, quặng quí hiếm.

- Hoạt động du lịch đem lại nguồn lợi lớn.

Câu 5

+ Đặc điểm khí hậu:
– Vô cùng lạnh lẽo (khắc nghiệt)
– Nhiệt độ TB < – 10oC, có nơi – 50oC, mùa hạ ngắn (2-3 tháng) nhiệt độ không quá 10oC, biên độ nhiệt lớn
– Lượng mưa ít, trung bình khoảng 200mm/năm.

Câu 6

Đới lạnh là nơi có ít người sinh sống nhất trên Trái Đất. Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở đới lạnh phương Bắc là chăn nuôi tuần lộc, đánh bắt cá, săn thú có lông quý để lấy mỡ, thịt và da. Ngày nay, con người đang nghiên cứu để khai thác tài nguyên ở đới lạnh. Hai vấn đề lớn phải giải quyết là thiếu nhân lực và nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động vật quý. Đới lạnh là nơi có ít người sinh sống nhất trên Trái Đất. Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở đới lạnh phương Bắc là chăn nuôi tuần lộc, đánh bắt cá, săn thú có lông quý để lấy mỡ, thịt và da. Ngày nay, con người đang nghiên cứu để khai thác tài nguyên ở đới lạnh. Hai vấn đề lớn phải giải quyết là thiếu nhân lực và nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động vật quý.

Câu 7

Đặc điểm của môi trường vùng núi:

- Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và hướng cản sườn núi.

+ Thay đổi theo độ cao:

  • Biểu hiện: càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
  • Nguyên nhân: ảnh hưởng của độ cao địa hình.

+ Thay đổi theo hướng sườn:

  • Biểu hiện: sườn đón gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối mọc tốt tươi hơn sườn khuất gió hoặc sườn đón gió lạnh.
  • Nguyên nhân: do sự thay đổi của hướng sườn gió lạnh.

16 tháng 12 2019

Câu 1 + 2:

I - Nền nông nghiệp

1. Nền nông nghiệp tiến tiến
Trình độ kĩ thuật tiên tiến, tổ chức sản xuất kiểu công nghiệp, sản xuất được chuyên môn hóa với quy mô lớn, ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học – kĩ thuật.
2. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu
- Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu thay đổi theo kiểu môi trường:
+ Vùng cận nhiệt đới gió mùa: lúa nước, đậu tương, bông, hoa qủa.
+ Vùng Địa trung hải: nho, cam, chanh, ôliu . . .
+ Vùng ôn đới hải dương: lúa mì, củ cải đường, rau, hoa quả, chăn nuôi bò . . .
+ Vùng ôn đới lục địa: lúa mì, khoai tây, ngô, chăn nuôi bò, ngựa.
+ Vùng hoang mạc ôn đới: nuôi cừu. . .

II - Nền công nghiệp

1. Nền công nghiệp hiện đại có cơ cấu
– Nền công nghiệp được phát triển sớm nhất cách đây khoảng 250 năm.
– 3/4 sản phẩm công nghiệp thế giới là do đới ôn hoà cung cấp.
– Cơ cấu công nghiệp gồm da dạng, nhiều ngành. Trong đó công nghiệp chế biến là thế mạnh nổi bật của nhiều nước trong đới ôn hoà.
– Các nước công nghiệp hàng đầu là Hoa Kì, Nhật Bản, Đức, Liên bang Nga, Anh, Pháp, Ca - na - đa.
2. Cảnh quan công nghiệp
– Phổ biến khắp nơi với các nhà máy, công xưởng, hầm mỏ, nối với nhau bằng hệ thống giao thông chằng chịt.
– Các cảnh quan công nghiệp phổ biến: khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.
– Các cảnh quan công nghiệp cũng là nơi tập trung nhiều nguồn gây ô nhiễm môi trường.

Chúc bạn học tốt!