K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

(1)“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”

                                                            (Trích Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn, SGK, Ngữ văn 8)

(2)“Ta đây:

Núi Lam Sơn dấy nghĩa

Chốn hoang dã nương mình

Ngẫm thù lớn há đội trời chung

Căm giặc nước thề không cùng sống

Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời

Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.

Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh,

Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ.

Những trằn trọc trong cơn mộng mị,

Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi

Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,

Chính lúc quân thù đang mạnh.”

(Đại cáo Bình Ngô – Nguyễn Trãi , Ngữ văn 10, Tập hai, tr.17-  NXB Giáo dục, 2006)

1/ Nêu nội dung chính của văn bản (1) và (2)?

2/ Hãy so sánh nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn ở Hịch tướng sĩ và tâm trạng của Lê Lợi ở Đại cáo bình Ngô ?

3/ Từ 2 văn bản, viết một văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống hiện nay.

0
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi : (1) " Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. " (2) " Ta đây : Núi Lam Sơn dấy nghĩa Chốn hoang dã nương mình Ngẫm thù lớn há đội trời chung Căm giác nước thề không...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi :

(1) " Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. "

(2) " Ta đây :

Núi Lam Sơn dấy nghĩa

Chốn hoang dã nương mình
Ngẫm thù lớn há đội trời chung

Căm giác nước thề không cùng sống

Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời

Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối

Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh

Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phấn đắn đo càng kĩ

Những trằn trọc trong cơn mộng mị

Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi

Vừa khi cờ khởi nghĩa dấy lên,

Chính lúc quân thù đang mạnh "

1/ Nêu nội dung chính của văn bản (1) và (2) ?

2/ Hãy so sánh nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn ở Hịch tướng sĩ và tâm trạng của Lê Lợi ở Đại cáo Bình Ngô ?

3/ Từ 2 văn bản, viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm của thanh niên trong cuộc sống hiện nay.

1
20 tháng 4 2020

chữ xấu vãi cả nồi

10 tháng 4 2020

Đề cương ôn tập văn 10 học kì IIĐề cương ôn tập văn 10 học kì II

17 tháng 2 2020

Những khó khăn trong quá trình đầu of nghĩa quân Lam Sơn

26 tháng 8 2017

2)Hịch tướng sĩ:+Là một chủ tướng có lòng yêu nước hào hùng, ông không thể “mắp lấp tai ngơ” trước những hành động tàn bạo của kẻ thù, ông căm thù chúng, làm ông không tiếc lời nhục mạ, cay xé để lên án hành động như nghênh ngang đi lại ngoài đường như một đất nước không vua, “uốn lưỡi củ diều” mà sỉ nhục triều đình, hay thu vét vàng bạc, ngọc lụa để vung đầy túi tham không đáy của chúng.Từ lòng căm thù, chính tôi lại càng xúc động và càm thương người chủ tướng khi ông quên an mất ngủ, đau đớn đến thắt tim thắt ruột, “nước mắt đầm đìa” vì uất ức, chưa trả được mối thù nhà nợ nước.Từ đó, tấm lòng xả thân vì nước, nguyện hy sinh trăm thân này cho quê hương của ông đã được làm nổi bật, làm cho bao con người xúc động và than phục.Có thể vì lẽ đó, ông đã phải nghiêm khắc thức tỉnh các tướng sĩ còn đang sống trong xoa hoa, niềm vui chiến thắng, ông muốn họ phải cùng ông chống lại bọn giặc còn đang lâm le ngoài bờ cõi, ông muốn các tướng sĩ và bao nhiêu đồng bào khác được sống trong ấm no và hưng thịnh, ,được lưu danh ngàn đời.Qua đó, chúng ta mới hiểu được tấm lòng của con người như ông, tấm lòng cao cả và anh minh, tấm lòng yêu nước, thương dân, Hưng Đạo Vương mãi là vị thánh sống trong lòng mọi người, cả xưa và nay.

Bình ngô đại cáo:Ngẫm thù lớn há đội trời chung, căm giặc nước thề không cùng sống là thái độ và chí hướng của lãnh tụ. Đau lòng nhức óc, nếm mật nằm gai, quên ăn vì giận... là sự rèn luyện, thử thách đối với bản thân, từ trái tim đến khối óc. Không phải một sớm một chiều mà là suốt mười mấy năm trời. Bởi vì trong tâm trí lúc nào cũng canh cánh mối lo toan cứu nước, cứu dân cho nên Lê Lợi luôn ở trọng tâm trạng: Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi. Qua hình tượng Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã nói lên được tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

26 tháng 8 2017

1) ND:

(1)Hịch tướng sĩ:- Hịch tướng sĩ của Trần Quốc tuấn đã phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược của dân tộc ta.

(2)Bình ngô Đại cáo:Bình Ngô Đại Cáo là một bản cáo trạng đanh thép nhằm tố cáo tội ác dã man của bọn thực dân phong kiến. Qua đó tác giả cũng muốn cho người đọc hiểu được bản chất của con người Việt Nam không chịu lùi bước trước khó khăn vất vả. Anh dũng, kiên cường, Lòng yêu nước sâu sắc.( bạn trích những câu thơ trong bài để làm dẫn chứng).

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

a.

Phương diện

Văn bản nghị luận văn học

Văn bản nghị luận xã hội

Đối tượng nghị luận

Vấn đề, khía cạnh trong tác phẩm văn học.

Vấn đề, hiện tượng trong đời sống hoặc vấn đề về tư tưởng, đạo lí.

Phạm vi nghị luận

Gói gọn trong tác phẩm văn học.

Bao quát các vấn đề trong cuộc sống.

Mục đích nghị luận

Nêu ra quan điểm về vấn đề, hiện tượng văn học.

Nêu quan điểm về vấn đề, hiện tượng, tư tưởng trong đời sống.

Lí lẽ và dẫn chứng

Chủ yếu dựa vào nguyên liệu từ tác phẩm văn học.

Đa dạng hơn so với văn bản nghị luận văn học.

b.

Phương diện

Văn bản nghị luận trung đại

Văn bản nghị luận hiện đại

Hình thức

- Cố định ở một số thể loại riêng biệt: chiếu, hịch, cáo, tấu...

- Sử dụng Hán văn.

- Câu văn thường tuân theo các quy tắc: biền ngẫu, dụng điển.

- Chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho - Phật - Đạo.

- Ngôn ngữ đời thường, hiện đại.

- Lập luận phụ thuộc vào lí lẽ và dẫn chứng.

- Có thể sử dụng biện pháp tu từ để tạo nên yếu tố biểu cảm, tăng sức thuyết phục cho bài viết.

Nội dung

Thường bàn tới những vấn đề tầm cỡ quốc gia, liên quan đến quốc kế, dân an.

Đề tài rộng, phong phú.

27 tháng 6 2023

THAM KHẢO!

a.

Phương diện

Văn bản nghị luận văn học

Văn bản nghị luận xã hội

Đối tượng nghị luận

Vấn đề, khía cạnh trong tác phẩm văn học.

Vấn đề, hiện tượng trong đời sống hoặc vấn đề về tư tưởng, đạo lí.

Phạm vi nghị luận

Gói gọn trong tác phẩm văn học.

Bao quát các vấn đề trong cuộc sống.

Mục đích nghị luận

Nêu ra quan điểm về vấn đề, hiện tượng văn học.

Nêu quan điểm về vấn đề, hiện tượng, tư tưởng trong đời sống.

Lí lẽ và dẫn chứng

Chủ yếu dựa vào nguyên liệu từ tác phẩm văn học.

Đa dạng hơn so với văn bản nghị luận văn học.

1 tháng 9 2023

tham khảo

__

b.

Phương diện

Văn bản nghị luận trung đại

Văn bản nghị luận hiện đại

Hình thức

- Cố định ở một số thể loại riêng biệt: chiếu, hịch, cáo, tấu...

- Sử dụng Hán văn.

- Câu văn thường tuân theo các quy tắc: biền ngẫu, dụng điển.

- Chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho - Phật - Đạo.

- Ngôn ngữ đời thường, hiện đại.

- Lập luận phụ thuộc vào lí lẽ và dẫn chứng.

- Có thể sử dụng biện pháp tu từ để tạo nên yếu tố biểu cảm, tăng sức thuyết phục cho bài viết.

Nội dung

Thường bàn tới những vấn đề tầm cỡ quốc gia, liên quan đến quốc kế, dân an.

Đề tài rộng, phong phú.

Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi :(1) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng (Tục ngữ)(2) Thân em như hạt mua rào Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.(Ca dao)(3) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến  Hỡi đồng bào toàn quốc  Chúng ta muỗn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi :

(1) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng 

(Tục ngữ)

(2) Thân em như hạt mua rào

 Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.

Thân em như hạt mưa sa

 Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

(Ca dao)

(3) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

  Hỡi đồng bào toàn quốc

  Chúng ta muỗn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!

  Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

  Hỡi đồng bào!

 Chúng ta phải đứng lên!

Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tôc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.

 Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

 Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước.

  Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định thuộc về dân tộc ta!

  Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!

  Kháng chiến thắng lợi muôn năm!

 Hà Nội , ngày 19 tháng 12 năm 1946 

Hồ Chí Minh               

Mỗi văn bản trên được người nói (người viết) tạo ra trong loại hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng (số câu) ở mỗi văn bản như thế nào?
1
25 tháng 7 2018

Cả 3 văn bản được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Văn bản (1) : trao đổi kinh nghiệm, gồm một câu.

Văn bản (2) : bày tỏ tâm tình, gồm nhiều câu, được viết bằng thơ.

Văn bản (3) : bày tỏ tâm tình, khơi gợi tình cảm, gồm nhiều câu, nhiều đoạn liên kết chặt chẽ với nhau, được viết bằng văn xuôi.

3 tháng 3 2023

a)

+ Những từ ngữ được liệt kê: xuất hiện trong phần (2) của văn bản như: “nướng dân đen”, “vùi con đỏ”, “dối trời, lừa dân”, “gây binh, kết oán”,...

+ Tác dụng của biện pháp liệt kê: Nguyễn Trãi đã liên tiếp chỉ ra các hành động vô luân, xâm phạm đến chủ quyền, tính mạng của kẻ thù đối với nhân dân ta bằng biện pháp liệt kê tăng tiến, dồn dập, gây ấn tượng mạnh và có tính biểu cảm cao.

b)

+ Từ ngữ được liệt kê: xuất hiện trong phần (3a) của văn bản như: “há đội trời chung”, “thề không cùng sống”, “đau lòng nhức óc”, “nếm mật nằm gai”, “quên ăn vì giận”,...

+ Tác dụng của biện pháp liệt kê: nhấn mạnh thêm những trằn trọc, quyết tâm giành lại non sông đất nước của Lê Lợi thông qua miêu tả các hành động cụ thể của vị chủ tướng. Cách liệt kê này làm tăng tính hình tượng và biểu cảm.

c)

+ Từ ngữ được liệt kê: xuất hiện trong phần (3a) của văn bản như: “lương hết mấy tuần”, “quân không một đội.

+ Tác dụng của biện pháp liệt kê: đánh giá được đóng góp của ngòi bút Nguyễn Trãi trên phương diện đỉnh cao nghệ thuật, có tác dụng biêu cảm trong diễn đạt.

d)

+ Từ ngữ được liệt kê: xuất hiện trong phần (3b) của của văn bản như: “nghe hơi mà mất vía”, “nín thở cầu thoát thân”,...

+ Tác dụng của biện pháp liệt kê: Cách viết liệt kê của Nguyễn Trãi trong đoạn trích này có tác dụng biểu cảm trong diễn đạt, tăng tính hình tượng trong cách miêu tả hành động thất bại của quân giặc.

e)

+ Từ ngữ được liệt kê: xuất hiện nhiều trong trích phần (3b) của văn bản như: “trận Bồ Đằng”, “miền Trà Lân”, “đánh một trận”, “đánh hai trận”,...

- Tác dụng của biện pháp liệt kê: Qua ngòi bút Nguyễn Trãi, hình ảnh về chiến thắng vang đội của quân ta được liệt kê đầy đủ, hào hùng, có tính hình tượng và biểu cảm cao.