K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2023

Đặc điểm của ngành chăn nuôi:

- Sự phát triển và phân bố phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở thức ăn.

- Đối tượng của ngành là các vật nuôi => phải tuân theo các quy luật sinh học.

- Chăn nuôi có thể phát triển tập trung hay di động, phân tán, theo quy mô nhỏ hay lớn => hình thành 3 hình thức chăn nuôi: tự nhiên (chăn thả), công nghiệp (trang trại hiện đại) và sinh thái.

- Là ngành sản xuất cho nhiều sản phẩm cùng lúc.

- Ngành chăn nuôi hiện đại áp dụng các công nghệ tiên tiến, kĩ thuật gen, liên kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến.

3 tháng 2 2023

- Vai trò của chăn nuôi:

+ Cung cấp thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

+ Tạo mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

+ Thúc đẩy trồng trọt phát triển và sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa.

- Đặc điểm:

+ Đối tượng của ngành là các vật nuôi.

+ Phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn thức ăn.

+ Có nhiều thay đổi về hình thức chăn nuôi và hướng chuyên môn hóa.

+ Áp dụng rộng rãi khoa học – công nghệ vào sản xuất.

3 tháng 2 2023

- Vai trò của ngành trồng trọt:

+ Góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế sẵn có của mỗi vùng, quốc gia.

+ Cung cấp lương thực – thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, cơ sở phát triển chăn nuôi và là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.

+ Góp phần giữ gìn, cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

- Đặc điểm của ngành trồng trọt:

+ Đối tượng sản xuất chính là cây trồng, sử dụng đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu.

+ Sự phát triển và phân bố phụ thuộc chặt chẽ vào đất trồng và điều kiện tự nhiên.

+ Có tính mùa vụ.

+ Trong nền sản xuất hiện đại, ngành trồng trọt có sự thay đổi về hình thức tổ chức, phương thức sản xuất, nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

3 tháng 2 2023

Đặc điểm

- Sự phát triển và phân bố ngành trồng trọt phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên và có tính mùa vụ.

- Cây trồng được chia thành các nhóm: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả,...

- Việc bảo quản sản phẩm của ngành trồng trọt đòi hỏi nhiều về đầu tư và công nghệ.

- Ngành trồng trọt ngày càng gắn chặt với sự tiến bộ của khoa học - công nghệ.

7 tháng 11 2023

* Vai trò

- Với phát triển kinh tế:

+ Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng

+ Điều tiết sản xuất, giúp trao đổi hàng hóa được mở rộng, thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Với các lĩnh vực khác:

+ Định hướng tiêu dùng, tạo tập quán tiêu dùng.

+ Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ trong nước và trên thế giới.

* Đặc điểm

- Thương mại là quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa bên mua và bên bán, đồng thời tạo ra thị trường.

- Hoạt động thương mại chịu tác động của quy luật cung – cầu.

- Không gian hoạt động thương mại không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia (nội thương) mà còn giữa các quốc gia với nhau (ngoại thương).

- Hoạt động thương mại được đo lường bằng cán cân xuất nhập khẩu. Nếu giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu gọi là xuất siêu. Nếu giá trị xuất khẩu nhỏ hơn giá trị nhập khẩu gọi là nhập siêu.

- Sự kết hợp giữa thương mại và công nghệ dân đến sự bùng nổ của thương mại điện tử.

3 tháng 2 2023

- Vai trò của ngành lâm nghiệp

+ Cung cấp lâm sản phục vụ cho các nhu cầu của xã hội (gỗ, nguyên liệu ngành giấy, thực phẩm, dược liệu…).

+ Tạo nguồn thu nhập và giải quyết việc làm, đặc biệt là cho người dân thuộc vùng trung du, miền núi.

+ Bảo tồn đa dạng sinh học, chống sói mòn đất, điều tiết nước trong đất, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai.

+ Góp phần đảm bảo phát triển bền vững.

- Đặc điểm của ngành lâm nghiệp:

+ Cây lâm nghiệp có chu kì sinh trưởng dài và phát triển chậm.

+ Ngành lâm nghiệp bao gồm trồng rừng; khai thác và chế biến lâm sản; bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái rừng;… Các hoạt động khai thác và tái tạo mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

+ Sản xuất lâm nghiệp diễn ra trong không gian rộng và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng.

7 tháng 11 2023

- Vai trò của ngành thủy sản:

+ Đóng góp vào GDP ngày càng lớn.

+ Nguồn cung cấp các chất đạm, dễ tiêu hóa cho con người; đồng thời cung cấp các nguyên tố vi lượng dễ hấp thụ và có lợi cho sức khỏe.

+ Nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

+ Góp giải quyết việc làm, bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.

+ Phụ phẩm của ngành thủy sản có thể làm thức ăn cho chăn nuôi.

- Đặc điểm của ngành thủy sản:

+ Sản xuất thủy sản mang tính mùa vụ, phụ thuộc nhiều vào nguồn nước và khí hậu.

+ Sản xuất thủy sản ngày càng áp dụng công nghệ, sản xuất theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao hiệu quả, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

+ Sản xuất thủy sản bao gồm các hoạt động khai thác, chế biến và nuôi trồng vừa có tính chất của ngành sản xuất nông nghiệp, vừa có tính chất của ngành sản xuất công nghiệp.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

Đặc điểm của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản:

- Đất trồng và mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu.

- Đối tượng của ngành là các sinh vật, cơ thể sống. Sản xuất thường tiến hành trong không gian rộng.

- Sản xuất phụ thuộc điều kiện tự nhiên, có tính mùa vụ.

=> Tính mùa vụ ngày càng giảm do sự phát triển của khoa học – công nghệ.

- Sản xuất gắn với khoa học – công nghệ, liên kết sản xuất và hướng tới nền nông nghiệp xanh.

3 tháng 2 2023

Đặc điểm điểm chủ yếu của nước ngầm:

- Tồn tại ở dưới bề mặt đất, do nước trên mặt (nước mưa, băng tuyết tan, sông, hồ) thấm xuống.

- Mực nước và lượng nước ngầm phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước, đặc điểm địa hình, khả năng thấm nước của đất đá, mức độ bốc hơi và lớp phủ thực vật.

- Thành phần và hàm lượng chất khoáng trong nước ngầm thay đổi theo khu vực và tính chất đất đá.

- Vai trò quan trọng với tự nhiên, kinh tế - xã hội.

- Hiện nay, nước ngầm đang bị suy giảm và một số nơi bị ô nhiễm.

3 tháng 2 2023

- Khi nhiệt độ xuống dưới 0°C, mưa chuyển từ trạng thái lỏng sang xốp là tuyết.

- Nếu lượng tuyết tan ra hằng năm ít hơn lượng tuyết rơi xuống, tuyết sẽ tích đọng lại và bị nén thành băng.

- Sau hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, khi độ dày đạt trên 30 m, trọng lực sẽ khiến băng có thể tự dịch chuyển từ vài cm đến 30m/ngày, tạo thành sông băng.

- Sông băng có quy mô rất lớn so với sông bình thường, là một trong các nhân tố thành tạo, biến đổi địa hình những nơi nó di chuyển qua.

- Băng tuyết khá phổ biến ở vùng hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi cao.

- Hơn 90% lượng băng trên Trái Đất nằm ở vùng cực Bắc và cực Nam. Khi nhiệt độ tăng, băng tuyết tan ra và gây lũ cho các con sông trong vùng.