K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2021

a. " Những ngôi sao xa xôi" - Lê Minh Khuê. viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra các liệt.Văn bản đưa vào sách giáo khoa có lược bớt một số đoạn.
- Truyện ngắn được đưa vào tuyển tập “Nghệ thuật truyện ngắn thế giới” xuất bản ở Mĩ.

b. " Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha" _ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

c. -  "Chúng tôi" được nói đến chính là ba cô gái nho, thao và "tôi".

-  Những hình ảnh đấy đã thể hiện được vẻ đẹp trong sáng, anh dũng. Dù trong hoàn cảnh nào họ vẫn hiện lên hồn nhiên, nhưng có pha chút sự tinh nghịch hóm hỉnh của những cô gái với tuổi đời còn khá trẻ.

d.  Đi vào chiến trường thì những người chiến sĩ không biết ngày nào trờ về. Nhưng vì độc lập của đất nước mà rất nhiều thanh niên đã lên đường đi vào các chiến trường. Đặc biệt, những người lính Trường Sơn luôn được nhắc đến là những con người quả cảm không sợ bất kì khó khăn nào hết. Dù trên đường có gặp vô vàn những bất lợi về phương tiện, không đủ lương thực, thuốc men. Nhưng họ vẫn luôn sáng ngời lên những sự trong sáng, hồn nhiên của tuổi trẻ. Cũng có sự dũng cảm, quả cảm không sợ khó, sợ khổ. Tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tình thần dũng cảm. Cuộc sống chiến đấu vô cùng gian khổ, hi sinh. Họ vẫn rất hồn nhiên, lạc quan mang tinh thần của  những thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

Chúng tôi bị bom vùi luôn (1). Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh (2).Cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc (3). Những lúc đó chúng tôi gọi nhau là“những con quỷ mắt đen”. (4)a. Ghi lại câu văn rút gọn có trong đoạn trích và nêu ý nghĩa của những câu rút gọn ấy?b. Chỉ rõ một khởi ngữ có sử dụng trong đoạn trích. Công việc của chúng tôi là gì mà “bị bomvùi luôn”.c. Những câu văn “Cười...
Đọc tiếp

Chúng tôi bị bom vùi luôn (1). Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh (2).
Cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc (3). Những lúc đó chúng tôi gọi nhau là
“những con quỷ mắt đen”. (4)
a. Ghi lại câu văn rút gọn có trong đoạn trích và nêu ý nghĩa của những câu rút gọn ấy?
b. Chỉ rõ một khởi ngữ có sử dụng trong đoạn trích. Công việc của chúng tôi là gì mà “bị bom
vùi luôn”.
c. Những câu văn “Cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc .Những lúc đó chúng tôi
gọi nhau là “ những con quỷ mắt đen” gợi chúng ta nhớ đến những câu thơ nào ở “Bài thơ về
tiểu đội xe không kính”, hãy chép lại chính xác những dòng thơ ấy. Hãy chỉ rõ điểm giống nhau
giữa những câu văn trên và những dòng thơ vừa chép. “Những con quỷ mắt đen” sử dụng nghệ
thuật gì?

0
21 tháng 3 2022

:/

 

22 tháng 3 2022

Trạng ngữ : Những lúc đó 

công dụng : Bổ sung ý nghĩa về thời gian cho vế câu sau làm bài văn hay hơn đầy đủ ý hơn.

24 tháng 11 2021

Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ. Và Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu nói này của ông!

Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nỗ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được.

Khó khăn như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính mình bằng cách chỉnh đốn lại nội tâm và làm chủ bản thân. Chỉ có lòng kiên định và ý chí kiên trì bền bỉ mới có thể giúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc sống. Đó là một nền tảng mà bất cứ người nào cũng cần nên có. Chẳng hạn như chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, suốt một đời lo cho nước, cho dân, đi nhiều nơi và làm đủ mọi việc. Con đường Người phải đi thật gian lao, vất vả nhưng với ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường, Người đã mang đến cho dân tộc ta ánh sáng của độc lập tự do, một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.

Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều người không biết dùng sức mình để vượt qua khó khăn, họ chỉ biết dựa dẫm vào người khác. Những người đó là những người không biết vượt qua nhiệm vụ mà cuộc sống đã thử thách chúng ta, thật đáng bị xã hội phê phán. Không nói đâu xa, chỉ cần nói trong học sinh chúng ta. Khi làm bài kiểm tra, những bạn biết tự dùng sức mình để làm bài vẫn hơn những bạn không học mà quay cóp hay mở tập. Dù có thể điểm số khi phát ra của những bạn đó không cao bằng những bạn quay cóp nhưng những bạn đó có thể tự hào vì mình đã không làm những chuyện làm cho lương tâm mình day dứt. Vì vậy, cho dù khó khăn có thế nào đi nữa thì chúng ta đừng nên nản lòng, hãy vững tâm bước tiếp, có như vậy ta mới có được những bài học sáng suốt để có thể vượt qua những khó khăn của cuộc sống.

Chúng ta không thể biết con đường này, hay nói cách khác là đường đời sẽ dẫn ta đến đâu nếu ta chưa thực sự đi qua nó. Có rất nhiều khả năng mà ta không thể kiểm soát được. Điều duy nhất có thể làm là ta phải biết làm chủ mình, đưa ra quyết định thật đúng đắn và quyết tâm kiên trì theo đuổi đến cùng. Như vậy không sớm thì muộn ta cũng có thể vượt qua được nó. Cũng như chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Không có việc gì khó - Chỉ sợ lòng không bền - Đào núi và lấp biển - Quyết chí ắt làm nên".

Chỉ cần có ý chí là chúng ta có thể vượt qua được mọi trở ngại cho dù trở ngại đó có lớn đến mức nào. Khó khăn càng lớn khi ước vọng càng cao, khó khăn càng không thể vượt qua khi khả năng làm chủ bản thân càng thiếu. Vậy tại sao chúng ta không thử quyết tâm, kiên trì theo đuổi một điều gì đó đến cùng để rồi ta có thể nhận được một thành quả lớn như ta đã mơ ước?

Cuộc sống luôn là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, còn biết bao nhiêu điều đang chờ đợi ta phía trước. Vì thế hãy dám nghĩ, dám quyết định và lựa chọn con đường đi cho chính bản thân mình, đừng nên chần chừ và do dự. Kiến thức, niềm tin, lòng nhiệt huyết và sự quyết tâm kiên trì vượt khó sẽ là những người bạn đồng hành không thể thiếu của mỗi người chúng ta trên con đường đời ấy.

PHẦN I: (5 điểm)Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:Hồi nhỏ sống với đồngCâu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:Qua hai khổ thơ...
Đọc tiếp

PHẦN I: (5 điểm)

Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:

Hồi nhỏ sống với đồng

Câu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.

Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.

Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:

Qua hai khổ thơ đầu bài Ánh trăng, ta hiểu được mối quan hệ gắn bó, thân thiết của tác giả và vầng trăng.

Hãy triển khai câu chủ đề trên bằng một đoạn văn khoảng 12 câu lập luận theo cách diễn dịch. Trong đoạn sử dụng câu văn có thành phần biệt lập cảm thán và phép thế liên kết câu (gạch chân, chú thích).

PHẦN II. (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

(SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó.

Câu 2. Nhân vật xưng tôi trong đoạn văn là ai? Điều gì khiến nhân vật tôi đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?

Câu 3. Hãy tìm một câu văn có thành phần biệt lập trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của việc sử dụng thành phần đó.

Câu 4. Từ đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mỗi người trong mối quan hệ giữa các cá nhân và tập thể.

0
17 tháng 4 2020

Theo mình   là tự sự

“Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái...
Đọc tiếp

“Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.”

(Trích Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo dục)

1. Nêu ý nghĩa nhan đề của văn bản có chứa đoạn trích trên.

2. Điều gì khiến nhân vật “tôi” đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?

3. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu:“Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt.”. Câu này thuộc kiểu câu gì xét theo cấu tạo và theo mục đích nói? “Chắc có” thuộc thành phần biệt lập nào?

4. Không khí trên cao điểm được tác giả gợi ra qua những chi tiết nào? Không khí đó góp phần làm nổi bật phẩm chất gì của những cô gái thanh niên xung phong?

1
20 tháng 4 2020

cho mik đúng ik

23 tháng 12 2018

a, Tác giả bàn luận về hiện tượng coi thường giờ giấc ở những công việc chung: bệnh phổ biến của xã hội, nhất là những nước kém phát triển, đang phát triển

- Bệnh lề mề có hại cho đời sống xã hội, bàn đến, chỉ ra những biểu hiện cũng cái hại nhằm phê phán, thức tỉnh con người, xã hội tiến bộ hơn

“Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái...
Đọc tiếp

“Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.”

1. Nêu ý nghĩa nhan đề của văn bản có chứa đoạn trích trên.

2. Điều gì khiến nhân vật “tôi” đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?

3. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu:“Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt.”. Câu này thuộc kiểu câu gì xét theo cấu tạo và theo mục đích nói? “Chắc có” thuộc thành phần biệt lập nào?

4. Không khí trên cao điểm được tác giả gợi ra qua những chi tiết nào? Không khí đó góp phần làm nổi bật phẩm chất gì của những cô gái thanh niên xung phong?

1
20 tháng 4 2020

1. Nhan đề của văn bản : Những ngôi sao xa xôi

“Những ngôi sao xa xôi” là một nhan đề đặc sắc, ấn tượng, vừa có ý nghĩa cụ thể, vừa có ý nghĩa ẩn dụ mang tính biểu tượng:

+Nhan đề “Những ngôi sao xa xôi” gợi nhớ đến hình ảnh những ngôi sao lớn trên bầu trời thành phố quê hương mà Phương Định – nhân vật chính trong truyện – thường hay nhớ lại. Hình ảnh ấy gắn liền với khoảng thời gian yên bình ; thanh bình mà cô được sống cùng gia đình mình. Điều đó cho thấy, dù trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt đến mức thế nào đi chăng nữa thì những cô gái thanh niên xung phong vẫn giữ được nét hồn nhiên, trong sáng,trẻ trung , mơ mộng;yêu đời. Và đồng thời thể hiện tấm lòng của cô gái trẻ luôn luôn hướng về gia đình, quê hương-nơi sinh thành của họ.

+Nhan đề này còn muốn nói lên 3 cô thanh niên xung phong là những ngôi sao trên bầu trời rộng lớn, họ tỏa sáng những vẻ đẹp riêng lấp lánh, diệu kì. Họ là những ngôi sao kì diệu mà ai cũng phải cảm phục khi làm nhiệm vụ trên tuyến đường Trường Sơn. Nhưng họ là "những ngôi sao xa xôi", vì thế  vì thế phải thật chăm chú mới nhìn thấy được, mới phát hiện ra để yêu và quý trọng những vẻ đẹp ấy của họ.

2.Điều khiến nhân vật “tôi” đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa, chính là vì “thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình”.

3

*Chắc có : thành phần phụ +Chắc: thành phần tình thái

                                          +có : thành phần gọi đáp

*Các anh ấy : CN

*có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt (VN) trong đó :

- Có : yếu tố chính của VN (vị từ)

- những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt: bổ ngữ cho vị từ ''Có'' (  có kết cấu của 1 cụm C-V):

+những cái ống nhòm: C

+có thể : thành phần tình thái

+thu cả trái đất vào tầm mắt:V

+)Xét theo cấu tạo ; câu này thuộc kiểu câu mở rộng bằng cụm C-V

+)xét theo  mục đích nói, câu này thuộc kiểu câu trần thuật

4.Không khí trên cao điểm được tác giả gợi ra qua những chi tiết: vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa.

 Không khí đó góp phần làm nổi bật phẩm chất ;tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn