K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:

Có một anh chàng lúc học phổ thông suốt ngày chìm đắm trong Internet, nửa đêm thường vượt tường trốn ra khỏi trường để lên mạng.

Một hôm như thường lệ, anh ta lại trèo tường ra ngoài, nhưng mới trèo được một nửa thì vội vã rút chân lại, sắc mặt rất kì lạ, không nói không rằng. Từ đó về sau, anh ta chăm chỉ học hành, không lên mạng nữa. Các bạn học còn tưởng rằng hôm đó anh ta gặp ma. 

Sau này, anh ta thi đỗ vào một trường đại học nổi tiếng. Nhân dịp này, bạn bè mới hỏi chuyện trước kia, anh ta trầm ngâm hồi lâu mới nói: “Hôm đó, cha tôi đến đưa tiền sinh hoạt, nhưng không nỡ ở khách sạn nên ngồi ở chân tường cả một đêm”.

                                                              (Nguồn Internet)

 

 Câu 1: (0,5 điểm) Hãy đặt cho câu chuyện một nhan đề.

 Câu 2: (0,5 điểm) Truyện sử dụng các phương thức biểu đạt nào?

 Câu 3 (1 điểm)  Xác định các đại từ được sử dụng trong câu chuyện. 

 Câu 4: (0,5 điểm) Chi tiết nào trong truyện làm cho em cảm động nhất? Vì sao?

 Câu 5: (0,5 điểm) Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì? 

0
Đọc hai truyện sau:(1) Có một con ếch quen thói coi trời bằng vung, nên cứ nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời và kêu ồm ộp. Trước kia, ếch sống ở trong giếng. Tại vì năm ấy trời mưa, nước trong giếng dâng lên tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.Trước đó, ếch ta đã từ đáy giếng nhìn lên và nó thấy trời bé tị chỉ bằng cái vung thôi. Còn nó thì lại oai ghê lắm, Vì nó mà đã...
Đọc tiếp

Đọc hai truyện sau:

(1) Có một con ếch quen thói coi trời bằng vung, nên cứ nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời và kêu ồm ộp. Trước kia, ếch sống ở trong giếng. Tại vì năm ấy trời mưa, nước trong giếng dâng lên tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.

Trước đó, ếch ta đã từ đáy giếng nhìn lên và nó thấy trời bé tị chỉ bằng cái vung thôi. Còn nó thì lại oai ghê lắm, Vì nó mà đã cất tiếng kêu thì tất cả bọn cua, ốc, nhái ở giếng đều phải hoảng sợ. Cuối cùng, nó bị một con trâu giẫm bẹp. Từ đấy, trâu trở thành bạn của nhà nông.

(2)Ngày xưa, có một anh tính rất hay khoe. Một hôm, anh ta may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.

Nhưng rồi anh ta cũng khoe được áo với một người rằng: “Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này, tôi chả thấy con lợn nào chạy qua cả Đấy là cho người kia tính cũng hay khoe, bỗng không biết từ đâu tất tưởi chạy đến hỏi anh ta: “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?”

a. Hai câu chuyện trên đã rõ bố cục chưa?

b. Cách kể chuyện trên bất hợp lí ở chỗ nào?

c. Theo em, nên sắp xếp bố cục hai câu chuyện trên thế nào?

3. Các phần của bố cục

a. Hãy nêu nhiệm vụ của ba phần, Mở bài, Thân bài, Kết bài trong văn bản tự sự và miêu tả.

b. Có cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ từng phần không? Vì sao?

c. Nói như vậy có đúng không? Vì sao?

1
24 tháng 6 2018

- Hai câu chuyện trong SGK tr. 29 có bố cục không hợp lí. Các sự việc được kể không theo trình tự, không thể hiện rõ mục đích giáo huấn và gây cười

- Cách kể chuyện ở (1) bất hợp lí ở chỗ: sự việc quen ngồi đáy giếng tạo cho ếch tính chủ quan, coi trời bằng vung kể sau sự việc nó ra ngoài giếng.

+ Câu chuyện không liên quan tới việc “con trâu trở thành bạn của nhà nông”

- Câu chuyện (2) không làm rõ được tính cách của hai người:

+ Anh chàng nào cũng cố khoe phần mình, không thèm chú ý đến người khác

+ Mặt khác câu chuyện không làm bật ra tiếng cười khi anh áo mới, anh lợn cưới cố thêm những yếu tố không bản chất vào câu hỏi và câu hỏi.

I. ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm ) Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi: “Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những...
Đọc tiếp
I. ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm ) Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi: “Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này ”. (Trích Ngữ văn 7- Tập I) Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? Câu 3 (0,5 điểm): Từ láy có mấy loại? Kể ra các loại đó? Câu 4 (0,75 điểm):Ý nghĩa của chi tiết “Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này ”? Câu 5 (0,75 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn ? Câu 6 (1,0 điểm): Từ nội dung đoạn văn trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi người?
0
Mọi người đọc đi, hay lắm;Có hai người bạn đang bước đi trên sa mạc trong một chuyến đi dài ngày. Hai người nói chuyện với nhau, rồi xảy ra cuộc tranh cãi gay gắt về một vấn đề gì đó. Không giữ được bình tĩnh, một người kia đã tát vào mặt người bạn mình. Cảm thấy rất đau nhưng người bạn không nói gì.- Anh ta chỉ lặng lẽ viết lên trên cát một dòng chữ rất to: "HÔM NAY,...
Đọc tiếp

Mọi người đọc đi, hay lắm;

Có hai người bạn đang bước đi trên sa mạc trong một chuyến đi dài ngày. Hai người nói chuyện với nhau, rồi xảy ra cuộc tranh cãi gay gắt về một vấn đề gì đó. Không giữ được bình tĩnh, một người kia đã tát vào mặt người bạn mình. Cảm thấy rất đau nhưng người bạn không nói gì.
- Anh ta chỉ lặng lẽ viết lên trên cát một dòng chữ rất to: "HÔM NAY, NGƯỜI BẠN TỐT NHẤT CỦA TÔI ĐÃ TÁT VÀO MẶT TÔI".Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng chân và nghỉ mát. Người bạn vừa bị tát do sơ ý đã trượt chân rơi xuống một vũng lầy và dần dần lún sâu xuống. Nhưng người kia đã kịp thời cứu được anh.
- Ngay sau khi được cứu, anh đã khắc ngay lên một tảng đá gần đó dòng chữ: "HÔM NAY, NGƯỜI BẠN TỐT NHẤT CỦA TÔI ĐÃ CỨU SỐNG TÔI".
Người bạn kia thấy vậy liền hỏi: "Tại sao khi tôi tát cậu, cậu lại viết chữ lên trên cát còn bây giờ cậu lại khắc chữ lên một tảng đá?".
Và câu trả lời anh ta nhận được là:
"Khi ai đó làm chúng ta đau đớn thì chúng ta nên viết điều đó lên trên cát, nơi những cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan đi những nỗi trách hờn. Còn khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc điều ấy lên đá, nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi."

1
10 tháng 11 2018

Mình từng đọc bài này rồi, rát hay đó!

Nhưng bạn ơi, cái này không liên quan đến đề mục bạn chọn là Ngữ Văn lơp đâu nha

Have a nice day!

Đề bài: "Một hôm Chí phèo say rượu đi về nhà trên một đường thẳng. Mỗi bước anh ta tiến 0,5 m rồi lại lùi 0,4 m với xác suất như nhau.". Dùng kiến thức các môn học để trả lời các câu hỏi sau:1) (Toán học): Nếu quãng đường từ quán rượu về nhà là 1,2 km thì dự tính sau bao lâu anh chí sẽ về tới nhà .2) (Văn học):a) Hai câu trên thuộc dạng văn gì?b) Chí phèo là nhân vật chính trong...
Đọc tiếp

Đề bài: "Một hôm Chí phèo say rượu đi về nhà trên một đường thẳng. Mỗi bước anh ta tiến 0,5 m rồi lại lùi 0,4 m với xác suất như nhau.". Dùng kiến thức các môn học để trả lời các câu hỏi sau:

1) (Toán học): Nếu quãng đường từ quán rượu về nhà là 1,2 km thì dự tính sau bao lâu anh chí sẽ về tới nhà .

2) (Văn học):
a) Hai câu trên thuộc dạng văn gì?
b) Chí phèo là nhân vật chính trong tác phẩm nào và của nhà văn nào?

3) (GDCD): Từ hiện tượng trên hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng dưới 1000 chữ) để nói lên quan điểm của bạn về thói xấu hay uống rượu của người Việt.

4) (ATGT): Theo bạn, Chí phèo đã vi phạm những điều nào trong luật giao thông đường bộ? Với lỗi vi phạm đó, Chí phèo sẽ bị nộp phạt số tiền tối đa là bao nhiêu?

5) (Kĩ năng sống): Bạn sẽ làm gì để tránh tình trạng say xỉn như Chí phèo khi được mời đi liện hoan, dự tiệc?

6) (Hóa học): Biết rằng rượu anh Chí Phèo uống là rượu 46 độ (D=0.8 gam/ml), anh Chí nặng 40 kg. Hãy tính tiểu lượng (Đô) cực đại của anh Chí theo LD50 là bao nhiêu?

7) (Vật Lý): Hãy giải thích vì sao anh Chí đứng ko cân bằng mà vẫn ko bị té?

😎 (Lịch sử): Câu chuyện trên xảy ra vào ngày tháng năm nào?

9) (Địa lý): Địa danh anh Chí đã sống là ở đâu?

10) (Mỹ thuật): Hãy vẽ hình ảnh Chí Phèo theo tưởng tượng của em từ hai câu trên.

11) (Âm nhạc): Theo em, trong tình trạng trên, Chí Phèo có hát được không? Nếu được thì sẽ là bài hát gì?

12) (Thể dục): Bước đi của anh Chí như trên giống với điệu nhảy nào? Hãy minh hoạ?

13) (Công nghệ): Với tình trạng say xỉn như trên, thị Nở nên nấu món ăn gì để giải rượu cho Chí.

14) (Sinh học): Với lượng rượu như thế khi đưa vào cơ thể sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hệ thần kinh và hệ sinh sản?

15) (Tiếng Anh): Em hãy viết một bức thư ngắn khoảng 100 chữ bằng tiếng Anh cho anh Chí trong đó nói về tác hại của rượu và khuyên anh từ bỏ rượu.

16) (Tin học): Em hãy dùng phần mềm scratch, lập trình mô phỏng điệu đi của Anh Chí.

17) (GDQP): Em hãy nêu tình huống và hướng dẫn anh Chí lợi dụng địa hình, địa vật để đảm bảo an toàn người và phương tiện kĩ thuật!

0
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu  Có một cậu bé nghèo bán hàng rong ở các khu nhà để kiếm tiền đi học. Hôm đó, cậu lục túi chỉ còn mấy đồng tiền ít ỏi mà bụng đang rất đói. Cậu quyết định xin một bữa ăn tại một căn nhà gần đó. Cậu hốt hoảng khi thấy một cô bé dễ thương ra mở cửa. Thay vì xin ăn, cậu ta đành xin một ly nước uống. Cô bé nghĩ rằng cậu ta trông đang...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu 

 Có một cậu bé nghèo bán hàng rong ở các khu nhà để kiếm tiền đi học. Hôm đó, cậu lục túi chỉ còn mấy đồng tiền ít ỏi mà bụng đang rất đói. Cậu quyết định xin một bữa ăn tại một căn nhà gần đó. Cậu hốt hoảng khi thấy một cô bé dễ thương ra mở cửa. Thay vì xin ăn, cậu ta đành xin một ly nước uống. Cô bé nghĩ rằng cậu ta trông đang đói nên đem ra một ly sữa lớn. Cậu uống từ từ, rồi hỏi: “Tôi nợ bạn bao nhiêu?” Cô bé đáp: “Bạn không nợ tôi bao nhiêu cả. Mẹ dạy rằng chúng tôi không bao giờ nhận tiền khi làm một điều tốt.” Cậu ta nói: “Vậy thì tôi cảm ơn bạn nhiều lắm.” Khi Howard Kelly (*) rời căn nhà đó, cậu ta không những cảm thấy trong người khoẻ khoắn, mà còn thấy niềm tin vào con người, vào cuộc sống rất mạnh mẽ. Sau bao năm, cô gái đó bị ốm nghiêm trọng. Các bác sĩ trong vùng bó tay và chuyển cô lên bệnh viện trung tâm thành phố để các chuyên gia chữa trị căn bệnh hiểm nghèo này. Tiến sĩ Howard Kelly được mời làm chuyên gia. Khi nghe tên nơi ở của bệnh nhân, một tia sáng lạ loé lên trong mắt anh ta. Anh đứng bật dậy và đi đến phòng cô gái. Anh nhận ra cô gái ngay lập tức. Anh quay trở lại phòng chuyên gia và quyết tâm phải gắng hết sức để cứu được cô gái. Anh đã quan tâm đặc biệt. Sau thời gian đấu tranh lâu dài, căn bệnh của cô gái đã qua khỏi. Anh cầm tờ hoá đơn thanh toán viện phí, viết gì đó bên lề và cho chuyển lên phòng cô gái. Cô gái lo sợ không dám mở tờ hoá đơn viện phí ra, bởi vì cô chắc chắn rằng đến suốt đời thì cô cũng khó mà thanh toán hết số tiền này. Cuối cùng cô can đảm nhìn, và chú ý đến dòng chữ bên cạnh tờ hoá đơn: “Đã thanh toán đủ bằng một ly sữa.” Ký tên: Tiến sĩ Howard Kelly. Mắt đẫm lệ, cô gái xúc động thốt lên: “Lạy chúa, tình yêu thương bao la của người đã lan rộng trong trái tim và bàn tay con người” 

Yêu Cầu : Rút ra bài học từ câu chuyện trên bằng 1 đoạn văn

 

0
Bài 1: Đọc câu chuyện sauKhi nói về sống tử tế, giáo sư Đặng Cảnh Khang đã kể câu chuyện sau:Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trênđường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hếttúi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏbừng. Lúc này, một cô học sinh...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc câu chuyện sau
Khi nói về sống tử tế, giáo sư Đặng Cảnh Khang đã kể câu chuyện sau:
Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên
đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết
túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ
bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi
quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và
thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng ra mặt, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô
gái thì lẳng lặng mỉm cười.
(Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017, trang 16)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong câu chuyện trên.
Câu 2: Câu “xe chạy” là câu đơn hay câu đặc biệt?
Câu 3: Tại sao cô gái không trực tiếp đưa tiền cho ông già mà phải lặng lẽ nhét vào túi
quần?
Câu 4: Em hãy đặt nhan đề chuyện trên.
Câu 5: Câu chuyện gợi cho em cảm xúc gì?
Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“…Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính,
trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương [7] ,
trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra
trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh
thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công
việc kháng chiến.”
(Sách giáo khoa Ngữ Văn 7- Tập 2)
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn trích trên là gì?
Câu 3: Đoạn trích trên chủ yếu được viết theo kiểu nghị luận nào?
Câu 4: Câu “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.”
thuộc kiểu câu gì?
Câu 5: Viết đoạn văn (5-7 câu) nêu cảm xúc của em sau khi học xong văn bản trên?

Mk cần gấp bạn nào nhanh mk sẽ tick và kết bạn nhg văn ko đc chép mạng nha nếu chếp mạng mk sẽ ko tick đâu nha

0
Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trênđường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hếttúi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏbừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túiquần của ông. Khi nhân viên bán vé...
Đọc tiếp

Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên
đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết
túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ
bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi
quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và
thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng ra mặt, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô
gái thì lẳng lặng mỉm cười.
(Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017, trang 16)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong câu chuyện trên.
Câu 2: Câu “xe chạy” là câu đơn hay câu đặc biệt?
Câu 3: Tại sao cô gái không trực tiếp đưa tiền cho ông già mà phải lặng lẽ nhét vào túi
quần?
Câu 4: Em hãy đặt nhan đề chuyện trên.
Câu 5: Câu chuyện gợi cho em cảm xúc gì?

giups mk với mk cần gấp bạn nào nhanh mk sẽ tick đúng và kết bạn nhé

Bạn nào có tính sáng tạo cao trong câu hỏi thì cang tốt

0
Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu: “Cùng là một tảng đá 1 nửa làm thành tượng Phật. 1 nửa làm thành bậc thang. Bậc thang không phục hỏi tượng Phật rằng: - “Chúng ta vốn dĩ cùng là đá, tại sao người ta chà đạp tôi, nhưng lại sùng bái người?! “ Tượng Phật trả lời: -“Vì người chỉ chịu 4 nhát dao đã có được hình hài đó, con ta lại trải qua trăm ngàn ngọn dao đục...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu: “Cùng là một tảng đá 1 nửa làm thành tượng Phật. 1 nửa làm thành bậc thang. Bậc thang không phục hỏi tượng Phật rằng: - “Chúng ta vốn dĩ cùng là đá, tại sao người ta chà đạp tôi, nhưng lại sùng bái người?! “ Tượng Phật trả lời: -“Vì người chỉ chịu 4 nhát dao đã có được hình hài đó, con ta lại trải qua trăm ngàn ngọn dao đục đẽo, đau đớn muôn vàn.” Lúc đó bậc thang im lặng... Cuộc đời con người cũng thế: - Chịu được hành hạ, - Chịu được cô đơn - Gánh được trách nhiệm, - Vác được sứ mệnh! Thì cuộc đời mới có giá trị...”

1. Hãy đặt nhan đề cho câu chuyện trên? Lí giải vì sao em chọn nhan đề đó.

2. Câu chuyện trên gửi gắm đến em thông điệp gì? Viết đoạn văn (khoảng 15 câu) nêu suy nghĩ của em về thông điệp đó.

1
13 tháng 4 2018

Nhan đề chắc là "Chuyện 1 tảng đá"

Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trênđường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hếttúi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏbừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túiquần của ông. Khi nhân viên bán vé...
Đọc tiếp

Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên
đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết
túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ
bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi
quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và
thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng ra mặt, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô
gái thì lẳng lặng mỉm cười.
(Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017, trang 16)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong câu chuyện trên.
Câu 2: Câu “xe chạy” là câu đơn hay câu đặc biệt?
Câu 3: Tại sao cô gái không trực tiếp đưa tiền cho ông già mà phải lặng lẽ nhét vào túi
quần?
Câu 4: Em hãy đặt nhan đề chuyện trên.
Câu 5: Câu chuyện gợi cho em cảm xúc gì?

giups mk với mk cần gấp bạn nào nhanh mk sẽ tick đúng và kết bạn nhé

0