K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 10 2018

Hình ảnh con đò, cây đa, bến nước mang hai tầng ý nghĩa, nghĩa thực và nghĩa tượng trưng cho những người ra đi và những người ở lại

Câu (1) là thề ước, hứa hẹn, nhắn nhủ về sự chung thủy

Câu (2) trở thành lời than tiếc vì thề xa “lỗi hẹn”

b, Các từ thuyền, bến ở câu (1) và cây đa bến cũ, con đò ở câu (2) có sự khác nhau nhưng chỉ là khác ở nội dung ý nghĩa hiện thực.

Giữa chúng gợi ra những liên tưởng giống nhau (mang nghĩa hàm ẩn chỉ người đi, kẻ ở)

   + Thực tế, các hình ảnh con thuyền, bến nước, cây đa, con đò là những hình ảnh gắn liền với nhau.

   + Những hình ảnh trên tượng trưng tình cảm gắn bó bền chặt của con người.

   + Mang ý nghĩa chỉ sự ổn định, giúp ta liên tưởng tới hình ảnh phụ nữ nhung nhớ, chung thủy

   + Thuyền, đò: di chuyển, không cố định được hiểu là người con trai.

→ Ý nghĩa câu (1) lời ước hẹn chung thủy, son sắt. Câu số (2) trở thành lời than tiếc vì “lỗi hẹn”

24 tháng 5 2019

Hai câu thơ có phép tu từ: ẩn dụ và hoán dụ

- Hoán dụ: thôn Đoài và thôn Đông ý chỉ người thôn Đoài và người thôn Đông (dùng cái để chưa nói về cái được chứa)

Ẩn dụ: cau- trầu chỉ tình cảm trai gái (cau- trầu dùng trong cưới hỏi)

b, Nỗi nhớ người yêu trong thơ Nguyễn Bính có cả ẩn dụ, hoán dụ, ẩn dụ trong thơ Nguyễn Bính lấp lửng hơn, phù hợp với việc diễn tả trạng thái cảm xúc mơ hồ khi yêu.

3 tháng 3 2023

- Câu chuyện diễn ra trong những không gian và thời gian là:

+ Không gian: Dòng sông, con đò, cây cầu 

+ Thời gian: Ngày dì Mây trở về, chập tối, đêm, sáng, chiều chiều, đêm mưa, tháng ba lại về, cuối thu, đêm sông Châu.

- Ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện.

+ Hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu như chứng nhân quan trọng chứng kiến mọi thăng trầm, biến cố đổi thay của những người dân nơi đây.

+ Hơn hết đó còn là những sự vật âm thầm chứng kiến những thăng trầm cuộc đời nhân vật chính, dòng sông Châu là nơi chứng kiến tình yêu đẹp đẽ, trong trẻo, thơ mộng của chú San và dì Mây, bến đò là nơi dì Mây chèo đò đưa chú San đi học. Bến đò cũng là nơi đón dì Mây từ chiến trường bom đạn trở về, dòng sông là nơi chứng kiến, cảm thương trước hoàn cảnh nghiệt ngã, đau thương của dì Mây, khi chứng kiến chú San đi lấy vợ đúng ngày mình trở về.

9 tháng 10 2018

a) - Sử dụng từ “ai” – đại từ phiếm chỉ để mở đầu bài ca dao, chỉ chung tất cả mọi người - để mở đầu bài ca để chỉ các thế lực ngăn cản tình cảm nam nữ xuất hiện nhiều lần

   + Gợi ra sự than trách nghe xót xa, ngậm ngùi

b, Cặp ẩn dụ Sao Hôm- sao Mai và mặt Trăng- mặt Trời (để chỉ hai người xứng đôi vừa lứa)

- Biện pháp so sánh “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”: tình duyên bị ngăn cách nhưng lòng người đơn phương vẫn chờ đợi, mong mỏi ngày gặp

- Sử dụng hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ (tính bền vững) gắn với đời sống của con người, để dễ liên tưởng, cũng là để khẳng định tính thủy chung, son sắt của lòng người.

- Hình ảnh thiên nhiên gần gũi đời sống, có vẻ đẹp riêng, ngụ ý, diễn tả tâm hồn

c, Câu cuối sử dụng biện pháp so sánh nhằm thể hiện dù mình không nhớ ta thì ta

   + Sao Vượt tên gọi cổ của sao Hôm, đặc tính, mọc sớm vào buổi chiều, sao lên tới đỉnh của bầu trời thì trăng mới mọc

   + Câu thơ khẳng định tấm lòng chung thủy, nghĩa tình son sắt và ý chí vượt qua những rào cản của tình yêu.

5 tháng 8 2018

- Bản dịch chưa sát với nguyên tác chữ Hán ở câu thơ, từ “múa giáo” không thể hiện hết được khí chất của từ “hoành sóc”

   + Từ “hoành sóc” thể hiện được ý chí lớn lao, kì vĩ, mang âm hưởng vang dội hơn từ “múa giáo”

- Trong câu thơ đầu, hình ảnh con người xuất hiện giữa không gian, thời gian bao la rộng mở

   + Chiều rộng của núi sông, chiều cao của Ngân Hà (sao Ngưu) thăm thẳm

   + Thời gian được đo bằng năm (cáp kỉ thu- mấy năm)

   + Con người được đặt trong không gian kì vĩ đó trở nên vĩ đại hơn

→ Hình ảnh con người hiên ngang, mang tầm vóc của con người vũ trụ, non sông.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản để hiểu nhan đề bài viết.

- Tìm những câu văn thể hiện rõ nội dung được nêu ra ở nhan đề và toàn bài viết.

Lời giải chi tiết:

- Theo em, nhan đề Gió thanh lay động cành cô trúc nghĩa là Nguyễn Khuyến đã dùng những mĩ cảm tinh tế để nhận biết những gợn gió thanh làm xao động thân cô trúc.

- Nội dung này đã được thể hiện xuyên suốt trong văn bản qua từng câu văn, từng đoạn văn phân tích như sau:

+ Đó là những gợn gió thật mỏng manh, nếu không có một mĩ cảm tinh tế thì khó mà nhận biết.

+ Đó chính là những gợn gió thanh từng làm xao động thân cô trúc của Nguyễn Khuyến đấy chăng?

+ Tất cả những điều ấy chẳng phải đã khiến cho Nguyễn Khuyến hiện ra giữa chốn “vườn Bùi” như một cây cô trúc thanh cao hay sao?

5 tháng 3 2023

- Theo em, nhan đề Gió thanh lay động cành cô trúc nghĩa là Nguyễn Khuyến đã dùng những mĩ cảm tinh tế để nhận biết những gợn gió thanh làm xao động thân cô trúc.

- Nội dung này đã được thể hiện xuyên suốt trong văn bản qua từng câu văn, từng đoạn văn phân tích như sau:

 

+ Đó là những gợn gió thật mỏng manh, nếu không có một mĩ cảm tinh tế thì khó mà nhận biết.

 

+ Đó chính là những gợn gió thanh từng làm xao động thân cô trúc của Nguyễn Khuyến đấy chăng?

+ Tất cả những điều ấy chẳng phải đã khiến cho Nguyễn Khuyến hiện ra giữa chốn “vườn Bùi” như một cây cô trúc thanh cao hay sao?

    
22 tháng 4 2018

Ngữ liệu 1 và 2, cách sắp xếp từ ngữ có đặc điểm là sự phân chia thành các vế câu đều đặn, có sự đối ứng chỉnh

Sự phân chia hai vế câu vừa cân đối, vừa có sự gắn kết với nhau, hoặc từ loại, về ý nghĩa khiến cho câu văn hài hòa với nhau

b, Ở trong ngữ liệu 3, câu 2, 4 đều tồn tại phép đối. Phương thức đối từ loại:

Khuôn trăng/ nét ngài; đầy đặn/ nở nang…

- Ở ngữ liệu 4, phép đối được xây dựng theo kiểu đối ý, đối thanh

c, Phép đối trong “Hịch tướng sĩ”:

“Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

Trong Bình Ngô đại cáo:

    + Dối trời lừa dân, đủ muôn nghìn kế/ Gây binh kết oán, trải hai mươi năm

    + Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phơi

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào

- Truyện Kiều

Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh

Giật mình, mình lại thương mình xót xa

Râu hùm, hàm én, mày ngài

Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.

d, Phép đối là cách sắp xếp từ ngữ, cụm từ, câu ở vị trí cân xứng nhau, tạo nên hiệu quả giống nhau trái ngược nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa, diễn đạt nội dung nào đó.