K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 7 2019

b, Việc sử dụng kết hợp các kiểu câu khác nhau trong đoạn văn nghị luận: diễn đạt linh hoạt, lập luận chặt chẽ, có sự hài hòa giữa lí lẽ và cảm xúc, đồng thời

7 tháng 2 2017

a, Cách sử dụng kết hợp các kiểu câu trong hai đoạn văn

    + Đoạn 1: chủ yếu dùng kiểu câu trần thuật, kết hợp câu ngắn, dài

    + Đoạn 2: dùng câu đơn, câu ghép, câu hỏi, câu cảm thán…

21 tháng 11 2019

d, Trong bài văn nghị luận sử dụng một số biện pháp tu từ cú pháp vì sử dụng như vậy kết hợp được nhiều kiểu cầu khiến, việc diễn đạt linh hoạt, sắc thái tình cảm

Các biện pháp tu từ thường sử dụng: lặp cú pháp “trời thu xanh ngắt những mấy tầng tre, cây tre thu lại chỉ còn có cành trúc, khói phủ thành tầng trên mặt nước, song cửa để mặc ánh trăng vào, hoa năm ngoái, tiếng ngỗng vang trong mơ hồ

    + Câu hỏi tu từ: “Bác nói cùng ai? Hỡi đồng bào cả nước, lời mở đầu bản tuyên ngôn đã chỉ rõ… Nhưng có phải chỉ nói với đồng bào ta không? (Chế Lan Viên- Trời cao xanh ngắt sáng tuyên ngôn)

- Ngoài ra còn có thể sử dụng biện pháp liệt kê, song hành…

27 tháng 1 2017

c, Đoạn 2: sử dụng biện pháp tu từ cú pháp. Đó tu từ, lặp cú pháp, sử dụng biện pháp tu từ làm cho đoạn văn diễn đạt khắc sâu hơn về ý, biểu hiện rõ thái độ, tình cảm người viết

29 tháng 5 2019

Khi sử dụng kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận, cần chú ý:

- Sử dụng nhiều kiểu câu để giọng văn linh hoạt

- Các thành phần cú pháp được dùng tạo sự hợp lí, mạch lạc cho đoạn văn

- Sử dụng phép tu từ cú pháp phù hợp để tạo nhịp điệu linh hoạt, nhấn mạnh

23 tháng 10 2018

a, Trong bài văn nghị luận cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm

    + Khắc phục hạn chế của bài văn nghị luận: khô khan, thiên về lý tính

    + Yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm đem lại sự cụ thể, sinh động cho bài văn nghị luận

Mọi người giúp em bài này được không ạ. Em cảm ơn nhiều ☺☺ Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: " Em hóa đá ở trong truyền thuyết. Cho bao cô gái sau em. Không còn phải hóa đá trong đời. Có những lỗi lầm phải trả bằng cả một kiếp người. Nhưng lỗi lầm em lại phải trả bằng máu toàn dân tộc. Máu vẫn thấm qua từng trang tập đọc. Vó ngựa Triệu Đà vẫn còn đau đến hôm nay" Câu 1: Câu thơ : Em...
Đọc tiếp

Mọi người giúp em bài này được không ạ. Em cảm ơn nhiều ☺☺

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

" Em hóa đá ở trong truyền thuyết. Cho bao cô gái sau em. Không còn phải hóa đá trong đời. Có những lỗi lầm phải trả bằng cả một kiếp người. Nhưng lỗi lầm em lại phải trả bằng máu toàn dân tộc. Máu vẫn thấm qua từng trang tập đọc. Vó ngựa Triệu Đà vẫn còn đau đến hôm nay"

Câu 1: Câu thơ : Em hóa đá ở trong truyền thuyết liện tưởng đến chi tiết nào trong truyện An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy? "Em" là nhân vật nào trong truyền thuyết

Câu 2: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong đoạn thơ trên? Tác dụng của những biện pháp nghệ thuậ đó

Câu 3: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh/ chị về 2 câu thơ :" Có những lỗi lầm phải trả bằng cả một kiếp người. Nhưng lỗi lầm em lại phải trả bằng máu toàn dân tộc."

1
6 tháng 11 2018

Câu 1 : Tác giả viết: "Em hoá đá trong truyền thuyết/Cho bao cô gái sau em/Không còn phải hoá đá trong đời" vì sự hoá đá của Mị Châu là bài học về tinh thần cảnh giác, bài học về việc giải quyết mối quan hệ giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, cá nhân với cộng đồng, tình yêu đôi lứa và tình yêu đất nước; để các cô gái sau Mị Châu không bao giờ phạm phải sai lầm và bị trừng phạt đau đớn như nàng.

( Tóm lược cả câu )

câu 2 : ( Biện pháp tu từ hả ? Mình nghĩ chắc là ẩn dụ hay sao ấy )

- Tác dụng ( chung) : Câu thơ diễn tả nỗi đau mất nước của toàn dân tộc, nỗi đau thấm máu ấy không chỉ là nỗi đau của hai nghìn năm trước mà còn được nhân dân ta truyền lại cho con cháu qua từng trang tập đọc và nỗi đau ấy còn đau đớn đến ngày hôm nay. Mỗi lần nhớ tới vó ngựa Triệu Đà, kẻ xâm lược, trái tim mỗi người dân Việt dường như lại thấm máu.

Câu 3 : ( cái này thì mình không rõ lắm, vì chưa học :) )

À mà cái bài này thì nó cũng tương tự , bạn dựa vào đó để làm nhé :

* Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, bố cục chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dừng từ, đặt câu,..

* Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau:

a. Giải thích. Lỗi lầm là những sai lầm, tội lỗi con người mắc phải và để lại những hậu quả đáng tiếc cho mình và mọi người.

b. Bình luận, mở rộng

  • Trong cuộc sống, không ai có thể tránh khỏi những lỗi lầm. Vì cuộc sống có nhiều khó khăn, thử thách; khả năng của con người là có giới hạn; đôi khi chỉ vì quá chủ quan, nhẹ dạ cả tin vào người khác mà con người dễ dàng mắc phải lỗi lầm.
  • Lỗi lầm để lại hậu quả đáng tiếc cho bản thân người phạm phải, nhưng có khi lỗi lầm của một cá nhân dẫn đến sự an nguy, tồn vong của cả một quốc gia, dân tộc. Vì thế, có những lỗi lầm có thể tha thứ, có những lỗi lầm không thể tha thứ. Người phạm phải lỗi lầm thường sống trong dằn vặt, đau khổ và nhiều khi phải trả giá bằng cả "một kiếp người", thậm chí là "máu của một dân tộc".
  • Phê phán những người không có ý thức rèn luyện bản thân, gây ra lỗi lầm đáng tiếc.

c. Bài học

  • Nhận thức: Cần nhận thức, lỗi lầm là một điều tất yếu của cuộc sống, nhưng không vì thế mà liên tiếp phạm lỗi lầm, vì hậu quả của những lầm lỗi nhiều khi rất khó cứu vãn. Khi mắc lỗi cần trung thực, nghiêm khắc nhận lỗi và thay đổi để hoàn thiện bản thân.
  • Hành động: Để hạn chế tối đa những lỗi lầm, con người cần tỉnh táo, rèn cho mình một bản lĩnh, trí tuệ, suy nghĩ thấu đáo trước khi quyết định một vấn đề.

Nguồn : Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017

17 tháng 7 2018

- Đoạn (1): thành phần trạng ngữ quá dài, diễn đạt thiếu linh hoạt, vẫn còn rườm rà. Nên để vị ngữ đảm nhiệm nội dung diễn đạt mạch lạc, rõ ràng hơn

- Đoạn (2): thành phần vị ngữ quá dài, nên tách thành nhiều câu đơn

1 tháng 9 2019

Cả hai nhận định đều đúng:

    + Bài văn nghị luận trở nên hấp dẫn hơn khi kết hợp với các phương thức biểu đạt nếu không rõ dễ sa vào trừu tượng, khô khan

    + Tác phẩm nghị luận chỉ vận dụng một phương pháp sẽ rơi vào đơn điệu, nhàm chán

20 tháng 10 2017

Hướng dẫn xây dựng đề cương vấn đề văn hóa- tinh thần của con người

Bước 1: Chọn vấn đề cần nghị luận, xác định yêu cầu của đề về nội dung, vấn đề cần nghị luận, thao tác lập luận, phạm vi tư liệu sử dụng…

Bước 2: suy nghĩ, trình bày luận điểm trong phần thân bài của phần dàn ý

    + Lựa chọn các luận điểm chính, đặc sắc

    + Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận để được sáng tỏ, sức thuyết phục, hấp dẫn người đọc

    + Trong thao tác lập luận, thao tác đóng vai trò chủ đạo là phân tích, bởi phân tích sẽ mang lại cái nhìn cặn kẽ về các vấn đề.

Bước ba: Diễn đạt các ý chuẩn bị thành chuỗi các câu văn đúng ngữ pháp, liên kết với nhau, thể hiện được phong cách ngôn ngữ chính luận