K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 9 2021

Là sao bạn không đánh chữ có dấu thì ai hiểu được

10 tháng 1 2020

Trong những thời điểm quan trọng nhất của cuộc sống chúng ta đều tòm đến điểm tựa tin thần, những điểm tựa này sẽ vực chúng ta dậy khỏi những khó khăn, vấp váp của cuộc đời này. Một trong những điểm tựa vừng chắc chất, xoa dịu hết những nỗi đau của chúng ta đó chính là gia đình. Tình cảm gia đình có sức mạnh vô cùng to lớn mà không ai có thể phủ nhận được.

     Gia đình hiểu theo nghĩa hẹp là sự gắn kết giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống cùng một nhà. Đó chính là tình cảm đẹp đẽ thiêng liêng nhất ai cũng nâng nui trân trọng bằng cả trái tim. Hay nếu như chúng ta mở rộng ra thì nó chính là sự gắn kết giữa người với người trong người trong xã hội. Tình cảm gia đình là quan hệ giữa những người cùng huyết thống máu mủ mà không ai có thể phủ nhận được. Tình cảm gia đình chính là điểm tựa thiêng liên nhất giúp chúng ta vượt qua được mọi rào cản về không gian và thời gian để đem đến cho mỗi cá nhan sự sống tốt đẹp nhất. Tình cảm gia đình không bó hẹp trong phạm vị huyết thống và nó có thể hiểu rộng ea mà toàn xã hội, là tình cảm giữa con người với nhau.

     Tình cảm gia đình trước hết là tìn cảm giữa những người trong ia đình với nhau, đó là tình cảm vợ chồng, anh em, cha mẹ và con cái… Mỗi mỗi quan hệ thì đều chứa những tình cảm vô cùng bền vững, có sâu nặng thì tình cảm gia đình mới thuwjxc sự mang ý nghĩa của nó. Tình cảm gia đình có rất nhiều cách thể hiện đôi khi những sự quan tâm rất lại làm nên những điều vô cùng to lớn.

     Sự quan tâm mà con người dành cho cha mẹ có thể làm cho cha mẹ ấm lòng hơn biết bao nhiêu. Trong những lần cha mẹ đi làm vất vả không cần phải điều hòa mới làm dịu đi cơn mệt mỏi và chỉ cần một cốc nước của con cũng khiến cho người cha mẹ cảm thấy mát lòng. Đây là một hành động vô cùng nhỏ xua tan đi những vất vả trong cuộc sống.

     Tình cảm gia đình có khiến cho con người luôn cảm thấy gần nhau hơn cho dù khoảng cách có bao xa đi nữa. Điều này có được vì chúng ta gửi gắm những tình cảm chân thành nhất, gắn bó với nhau bằng cả tấm lòng của mình luôn nghĩ đến nhau, đó chính là khi tình cảm gia đình được thể hiện một cách thầm kín nhất. Chính khoảng cách xa xôi, những khó khăn trong cuộc sống sẽ khiến cho con người chúng ta gần nhau hơn. Kể cả có cách nhau nửa vòng trái đất thì chúng ta vẫn vậy, vẫn luôn dành cho nhau những tình cảm quý báu nhất. Bức thư của người cha Đỗ Xuân Thảo gửi con Nguyễn Nhật Nam được đăng tải trên mạng internet là minh chứng rõ ràng về tình yêu thương vô bờ bến mà cha dành cho con. Nó không những là tình yêu mà còn là niềm tự hào của người cha đối với con.

     Tình cảm gia đình là thứ tình cảm đẹp , tồn tại vĩnh hằng vì nó thuộc về thế giới tinh thần là những gì cao quý bền vững nhất. Cuộc sống luôn tiềm ẩn những giá trị tốt đẹp và nó không bao giờ mất đi. Tình cảm ấy sẽ là nơi chúng ta thấy được niềm tin trong cuộc sống. Tình cảm gia đình là tình cảm gắn kết diệu kỳ nhất mà cuộc sống đem lại cho mỗi con người giúp con người vượt qua được những khó khăn thử thách.

     Trong xã hội hiện nay, vòng xoáy tranh đua tiền bạc ngày càng cuốn con người đi đến những mối quan hệ phong phú trong xã hội. Có những chúng ta quên mất đi tình cảm gia đình. Nhưng dù có là vậy thì nó chính là những thứ tình cảm vô giá nhất, quan trọng nhất không gì có thể thay thế được. Nó đặt cạnh những thứ tình cảm khác nhưng nó chính là điểm tựa tinh thần cho tất cả chúng ta. Nếu không có gia đình thì tâm hồn chúng ta sẽ trở nên khô cằn, đánh mất hẳn phần quan trọng nhất trong cuộc sống. cho nên để giữ vững được tình cảm này thì chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng của tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình là thứ vô cùng cao quý, vô cùng bền vững nhưng nếu như không biết trân trọng thì chúng ta cũng đánh mất đi thứ tình cảm cao đẹp đó.

     Để tình cảm gia đình luôn bền vững thì mỗi người cần ý thức trau bồi, bồi đắp từ những điều nhỏ nhặt nhất. Những sự quan tâm nhỏ nhất sẽ làm cho tình cảm gia đình tốt đẹp hơn nhân văn hơn. Nếu như tình cảm gia đình vượt qua  tình cảm huyết thống thì nó là tình cảm cao đẹp nhất. Nếu như có lúc nào bạn cảm thất bấn mãn chán nản với gia đình của mình thì hãy nghĩ đến những đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa, họ muốn cất lên một tiếng gọi cha mẹ nhưng cũng không được, thèm khát tình yêu thương nhưng không có. Những người an hem những gia đình không phải quan hệ máu mủ mà biết quan tâm chia sẻ cho nhau là điều cần thiết nhất cho sự phát triển của xã hội. Bởi vì chỉ khi con người biết nghĩ về người khác thì con người ta mới có thể chân thành với nhau, xã hội mới có thể phát triển được.

     Trong xã hội hiện đại, quan hệ xã hội được mở rộng nhiều thang đó các giá trị ngày càng bị đảo lộn hoặc bị thay thế bằng các thang đo khác thì tình cảm gắn kết giữa con người với con người trong xã hội là mắt xích quan trọng để hắn kết con người lại với nhau, xã hội này ngày càng tốt đẹp hơn.

10 tháng 1 2020

                    Gia đình là nơi để về , để quan tâm yêu thương chăm sóc .

                                    Chúc bn học tốt.

30 tháng 9 2017

Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời.

29 tháng 9 2017

"Ngó lên nuột lạt mái nhà

Bao nhiêu nuột lạt, nhớ ông bà bấy nhiêu"

Bài ca dao nói lên một nỗi nhớ rất độc đáo, sâu sắc. "Bao nhiêu" và "bấy nhiêu" là hai cách nói tăng cấp . Nhà lợp gianh mới có nhiều nuột lạt. Số nuột lạt của nhà gianh nhiều vô kể, đã mấy ai đếm được. Chữ "nhớ" trong nhóm từ "nhớ ông bà bấy nhiêu" đã thể hiện lòng thương nhớ và biết ơn vô hạn của con cháu đối với ông bà. Câu ca dao nói lên một tình cảm rất đẹp của con người, nhân dân Việt Nam.

7 tháng 5 2018

Đề: Giải thích câu ca dao:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước thì thương nhau cùng”.

Bài làm:

T/thần tương thân tương ái, t/thống tốt đẹp ngàn đời của d/tộc VN. Tinh thần ấy được đúc kết, tích lũy và phát huy cho đến ngày hôm nay. Ông cha ta đã luôn nhắc nhở con cháu:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước thì thương nhau cùng”.

Vậy câu ca dao trên có nghĩa như thế nào? “Nhiễu điều” là loại vải màu đỏ mềm, mịn. Hiểu một cách đơn giản thì là tấm vải quý phủ lên giá gương để bảo vệ gương khỏi những ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài như bụi nắng,... Hình ảnh tấm vải quý giá, đẹp đẽ bao bọc, che chở để tấm gương mãi sáng trong, lành lặn là một hình ảnh đẹp của sự đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Từ hình ảnh giản dị đó, ông cha ta đưa ra lời khuyên: “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Người trong một nước cũng cần như nhiễu như gương, phải biết che chở, bao bọc cho nhau trong c/sống, “phải thương nhau cùng”. Chẳng những nhiễu giữ cho gương được sạch, trong sáng mà đến lượt mình, gương cũng giúp nhiễu phô được vẻ đẹp của nó. Câu ca dao tuy g/dị, mộc mạc nhưng lại hàm chứa một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Từ câu chuyện của “nhiễu điều”, “giá gương”, ông cha ta hướng tới lẽ sống tốt đẹp trong mối quan hệ giữa người và người. Con người cần phải yêu thương, đùm bọc, đoàn kết, chia bùi sẻ ngọt cùng nhau. Đó là đạo lý làm người của con người Việt Nam ta từ bao đời nay.

Vậy tại sao “người trong một nước phải thương nhau cùng”? Tự thuở xa xưa, con người Việt Nam đã có t/thuyết Con rồng cháu tiên. Chúng ta, mỗi người con đất Việt, đều là con cháu của mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân, chúng ta cùng sinh ra trong một bọc trăm trứng thần kì. Điều đó có nghĩa là mỗi người, dù ở nơi đâu trên trái đất bao la và rộng lớn này, dù trong bộ phận nhỏ nhất, cũng chảy chung một dòng máu, đó là dòng máu Lạc Việt. Chúng ta là anh em nên yêu thương và che chở cho nhau là một điều tự nhiên và không bao giờ thay đổi. Truyền thuyết là vậy, nhưng cũng từ đó mà n/dân ta đã tạo nên một sợi dây gắn kết bền chặt, một sợi dây gắn kết những tầm hồn, những tình yêu thương chúng ta dành cho nhau. Mặt khác, cuộc sống có rất nhiều khó khăn, vất vả. Kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, chủ yếu dựa vào nghề nông, hằng năm lại gặp nhiều thiên tai nên “thương nhau cùng” là điều tất yếu. Dòng đường đời lắm gian truân, nhiều phong ba bão táp, nên sẽ luôn có người ngã xuống, có người thất bại, có người có thể tự mình đứng lên, cũng có người sẽ không bao giờ muốn gượng dậy. Khi đó, chúng ta sẽ mong mỏi có một bàn tay ấm áp nắm lấy tay ta, kéo ta lên để ta bước tiếp trên con đường phía trước. Và bàn tay đó, không hoa mĩ, không trừu tượng như trong văn thơ đâu, đơn giản: đó là tình yêu thương. Tình yêu thương con người, tình yêu đồng loại, tất cả, đều là sức mạnh giúp ta đứng lên. Tất nhiên, không phải tình yêu đó sẽ làm bạn bất tử, làm cho bạn không bao giờ vấp ngã nhưng nó sẽ mãi che chở cho ta, làm cho ta ấm lòng, làm cho ta có thêm niềm tin vào cuộc sống này hơn. Không những thế “thương nhau cùng” để cùng nhau đánh đuổi giặc ngoại xâm, để cùng đưa đất nước tiến lên… Nhân dân ta hàng nghìn năm qua đã yêu thương, đoàn kết như thế để đánh đuổi giặc Minh, giặc Thanh, giặc Pháp, giặc Mĩ; đã thương nhau để tạo nên những quỹ “Vì người nghèo’, những chương trình “Nối vòng tay lớn”,… giúp nhau vượt qua những khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống. Có thể khẳng định, yêu thương, đ/kết, tương trọ lẫn nhau đã, đang và sẽ tạo nên sức mạnh lớn lao để cả dân tộc vượt qua sự đói nghèo, lạc hậu và cùng nhau phát triển.

Lời nhắn nhủ, khuyên bảo yêu thương, đ/kết còn đc nhắc đến qua nhiều c/dao, tục ngữ:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

“Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”…

Vậy ta phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa? Đầu tiên, chúng ta cần rèn luyện nhân cách của mình, làm cho bản thân ta biết “cho” và biết “chia sẻ”. Việc rèn luyện là cả một quá trình, ta không thể một sớm một chiều có thể đạt được, mà là phải cố gắng không ngừng, và phải áp dụng nó trong mỗi ngày. Đ/giản nhất, hãy biết đùm bọc, yêu thương những người trong gia đình, những người ta g/bó nhất. Rồi dần dần, tình cảm đó sẽ nâng lên là yêu thương giúp đỡ người trong một xóm, một phố, một đất nước. T/giới ngoài kia đang đầy rẫy những bi thảm của những cuộc đời bất hạnh, đang có những bàn tay mong mỏi được g/đỡ: từ những cơn lũ quét cuốn trôi một tỉnh thành, hay là những bàn tay của trẻ em đang trong độ tuổi đi học lại phải đi ăn xin vì bị bỏ rơi… Điều này đã thôi thúc chúng ta cần phải giúp đỡ họ, bằng những công việc cụ thể như quyên góp tiền ủng hộ, hay xây những nhà tình nghĩa cho trẻ em khuyết tật, người già neo đơn, hoặc những chiến dịch hiến máu nhân đạo của các tổ chức, cộng đồng, x/hội. Nó sẽ phần nào đem lại nụ cười cho những người gặp hoạn nạn, một nụ cười h/phúc. Tuy nhiên, ngày nay, tình yêu đó còn vượt qua cả biên giới, đó là chúng ta cần phải biết giúp đỡ tất cả mọi người dù họ thuộc quốc gia nào. Điều đó được thể hiện trong chính những h/động x/hội như cứu giúp Nhật Bản sau thảm họa, hay việc b/vệ quyền con người trên các quốc gia. Tất cả góp phần tạo nên sự gắn kết giữa các dân tộc với nhau, làm cho t/giới này trở nên v/minh hơn, tốt đẹp hơn. Là h/s, chúng ta thể hiện tình yêu thương bằng những h/động cụ thể và thiết thực nhất như ủng hộ bão lụt, tham gia ủng hộ “Tiếp sức đến trường”, “Quà Tết giúp bạn vui xuân’,... cùng bố mẹ đi từ thiện ở các trại trẻ mồ côi,…

Câu ca dao trên ngoài việc răn dạy, khuyên nhủ, còn là một trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam ta, đó là cần phải biết yêu thương đùm bọc, che chở, đoàn kết giúp đỡ lần nhau. Chúng ta cần phải biết giúp đỡ nhau cùng tiến lên, cùng vượt qua khó khăn để tạo nên một cuộc sống đầy những niềm vui, hạnh phúc và thành công.

7 tháng 5 2018

Đề: Giải thích câu ca dao:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước thì thương nhau cùng”.

Bài làm:

T/thần tương thân tương ái, t/thống tốt đẹp ngàn đời của d/tộc VN. Tinh thần ấy được đúc kết, tích lũy và phát huy cho đến ngày hôm nay. Ông cha ta đã luôn nhắc nhở con cháu:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước thì thương nhau cùng”.

Vậy câu ca dao trên có nghĩa như thế nào? “Nhiễu điều” là loại vải màu đỏ mềm, mịn. Hiểu một cách đơn giản thì là tấm vải quý phủ lên giá gương để bảo vệ gương khỏi những ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài như bụi nắng,... Hình ảnh tấm vải quý giá, đẹp đẽ bao bọc, che chở để tấm gương mãi sáng trong, lành lặn là một hình ảnh đẹp của sự đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Từ hình ảnh giản dị đó, ông cha ta đưa ra lời khuyên: “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Người trong một nước cũng cần như nhiễu như gương, phải biết che chở, bao bọc cho nhau trong c/sống, “phải thương nhau cùng”. Chẳng những nhiễu giữ cho gương được sạch, trong sáng mà đến lượt mình, gương cũng giúp nhiễu phô được vẻ đẹp của nó. Câu ca dao tuy g/dị, mộc mạc nhưng lại hàm chứa một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Từ câu chuyện của “nhiễu điều”, “giá gương”, ông cha ta hướng tới lẽ sống tốt đẹp trong mối quan hệ giữa người và người. Con người cần phải yêu thương, đùm bọc, đoàn kết, chia bùi sẻ ngọt cùng nhau. Đó là đạo lý làm người của con người Việt Nam ta từ bao đời nay.

Vậy tại sao “người trong một nước phải thương nhau cùng”? Tự thuở xa xưa, con người Việt Nam đã có t/thuyết Con rồng cháu tiên. Chúng ta, mỗi người con đất Việt, đều là con cháu của mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân, chúng ta cùng sinh ra trong một bọc trăm trứng thần kì. Điều đó có nghĩa là mỗi người, dù ở nơi đâu trên trái đất bao la và rộng lớn này, dù trong bộ phận nhỏ nhất, cũng chảy chung một dòng máu, đó là dòng máu Lạc Việt. Chúng ta là anh em nên yêu thương và che chở cho nhau là một điều tự nhiên và không bao giờ thay đổi. Truyền thuyết là vậy, nhưng cũng từ đó mà n/dân ta đã tạo nên một sợi dây gắn kết bền chặt, một sợi dây gắn kết những tầm hồn, những tình yêu thương chúng ta dành cho nhau. Mặt khác, cuộc sống có rất nhiều khó khăn, vất vả. Kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, chủ yếu dựa vào nghề nông, hằng năm lại gặp nhiều thiên tai nên “thương nhau cùng” là điều tất yếu. Dòng đường đời lắm gian truân, nhiều phong ba bão táp, nên sẽ luôn có người ngã xuống, có người thất bại, có người có thể tự mình đứng lên, cũng có người sẽ không bao giờ muốn gượng dậy. Khi đó, chúng ta sẽ mong mỏi có một bàn tay ấm áp nắm lấy tay ta, kéo ta lên để ta bước tiếp trên con đường phía trước. Và bàn tay đó, không hoa mĩ, không trừu tượng như trong văn thơ đâu, đơn giản: đó là tình yêu thương. Tình yêu thương con người, tình yêu đồng loại, tất cả, đều là sức mạnh giúp ta đứng lên. Tất nhiên, không phải tình yêu đó sẽ làm bạn bất tử, làm cho bạn không bao giờ vấp ngã nhưng nó sẽ mãi che chở cho ta, làm cho ta ấm lòng, làm cho ta có thêm niềm tin vào cuộc sống này hơn. Không những thế “thương nhau cùng” để cùng nhau đánh đuổi giặc ngoại xâm, để cùng đưa đất nước tiến lên… Nhân dân ta hàng nghìn năm qua đã yêu thương, đoàn kết như thế để đánh đuổi giặc Minh, giặc Thanh, giặc Pháp, giặc Mĩ; đã thương nhau để tạo nên những quỹ “Vì người nghèo’, những chương trình “Nối vòng tay lớn”,… giúp nhau vượt qua những khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống. Có thể khẳng định, yêu thương, đ/kết, tương trọ lẫn nhau đã, đang và sẽ tạo nên sức mạnh lớn lao để cả dân tộc vượt qua sự đói nghèo, lạc hậu và cùng nhau phát triển.

Lời nhắn nhủ, khuyên bảo yêu thương, đ/kết còn đc nhắc đến qua nhiều c/dao, tục ngữ:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

“Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”…

Vậy ta phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa? Đầu tiên, chúng ta cần rèn luyện nhân cách của mình, làm cho bản thân ta biết “cho” và biết “chia sẻ”. Việc rèn luyện là cả một quá trình, ta không thể một sớm một chiều có thể đạt được, mà là phải cố gắng không ngừng, và phải áp dụng nó trong mỗi ngày. Đ/giản nhất, hãy biết đùm bọc, yêu thương những người trong gia đình, những người ta g/bó nhất. Rồi dần dần, tình cảm đó sẽ nâng lên là yêu thương giúp đỡ người trong một xóm, một phố, một đất nước. T/giới ngoài kia đang đầy rẫy những bi thảm của những cuộc đời bất hạnh, đang có những bàn tay mong mỏi được g/đỡ: từ những cơn lũ quét cuốn trôi một tỉnh thành, hay là những bàn tay của trẻ em đang trong độ tuổi đi học lại phải đi ăn xin vì bị bỏ rơi… Điều này đã thôi thúc chúng ta cần phải giúp đỡ họ, bằng những công việc cụ thể như quyên góp tiền ủng hộ, hay xây những nhà tình nghĩa cho trẻ em khuyết tật, người già neo đơn, hoặc những chiến dịch hiến máu nhân đạo của các tổ chức, cộng đồng, x/hội. Nó sẽ phần nào đem lại nụ cười cho những người gặp hoạn nạn, một nụ cười h/phúc. Tuy nhiên, ngày nay, tình yêu đó còn vượt qua cả biên giới, đó là chúng ta cần phải biết giúp đỡ tất cả mọi người dù họ thuộc quốc gia nào. Điều đó được thể hiện trong chính những h/động x/hội như cứu giúp Nhật Bản sau thảm họa, hay việc b/vệ quyền con người trên các quốc gia. Tất cả góp phần tạo nên sự gắn kết giữa các dân tộc với nhau, làm cho t/giới này trở nên v/minh hơn, tốt đẹp hơn. Là h/s, chúng ta thể hiện tình yêu thương bằng những h/động cụ thể và thiết thực nhất như ủng hộ bão lụt, tham gia ủng hộ “Tiếp sức đến trường”, “Quà Tết giúp bạn vui xuân’,... cùng bố mẹ đi từ thiện ở các trại trẻ mồ côi,…

Câu ca dao trên ngoài việc răn dạy, khuyên nhủ, còn là một trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam ta, đó là cần phải biết yêu thương đùm bọc, che chở, đoàn kết giúp đỡ lần nhau. Chúng ta cần phải biết giúp đỡ nhau cùng tiến lên, cùng vượt qua khó khăn để tạo nên một cuộc sống đầy những niềm vui, hạnh phúc và thành công.

8 tháng 3 2017

1.Ca dao dân ca về tình yêu quê hương đất nước con người gợi cho em tình cảm vô cùng tự hào về những địa danh là vùng đất vùng núi trên dải đất hình chữ S thân yêu.Qua đó mong ước sau này lớn lên trở thành người có ích xây dựng quê huwowg đất nước ngày càng giàu đẹp

2.Sự đồng điệu:đều nói lên số phận hẩm hiu nhỏ bé của người phụ nữ thời xưa và đồng thời phản kháng tố cáo xã hội phong kiến đã cướp đi sự lựa chọn niềm hạnh phúc của họ

4 tháng 3 2020

Trong đêm trường nô lệ của nghìn năm Bắc thuộc, ngọn lửa yêu nước vẫn âm ỉ cháy, nên liên tiếp có những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm bùng lên. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Thù nhà nợ nước chất cao, vào năm 40 Hai Bà phất cờ khởi nghĩa, được nhân dân khắp nơi nhất tề hưởng ứng.
 
 Sau khi quét sạch quân Hán, Trưng Trắc lên ngôi, triều đình đóng đô ở Mê Linh. Tuy Hai Bà Trưng chỉ đem lại độc lập cho đất nước được hai nước, nhưng cuộc khởi nghĩa đã góp phần hun đúc tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc. Noi gương Hai Bà, biết bao cuộc khởi nghĩa khác lại liên tiếp nổ ra. Trong đó có cuộc khởi nghĩa đã đem lại độc lập dài nhất cho dân ta thời ấy, đó là cuộc khởi nghĩa của Lí Bôn nổ ra ở Thái Bình. Vào năm 542, Lí Bôn lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa tháng lợi, lên ngôi Hoàng đế năm 544, nhà vua trị vì đất nước đến năm 602. Tuy sau đó thất bại, nhưng ông đã giữ được nền độc lập cho đất nước 58 năm.
 
Trong nghìn năm Bắc thuộc, giặc phương Bắc chỉ chiếm được đất của ta, chưa bao giờ chúng tiêu diệt được lòng yêu nước của dân ta. "Thất bại là mẹ thành công", dân tộc ta không ngừng đấu tranh, cho đến năm 937 - 938, Ngô Quyền gánh vác sự nghiệp tự chủ của họ Khúc, lãnh đạo nhân dân, đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành độc lập cho non sông, chấm dứt nghìn năm đô hộ của giặc phương Bắc, đất nước bước vào thời phong kiến tự chủ.
 
Sau khi giành được độc lập, tinh thần yêu nước của dân tộc ta càng được khích lệ, phát triển mạnh mẽ, khiến dân ta dưới triều đại nhà Lí, vừa xây dựng đất nước vững mạnh vừa đánh thắng hơn 10 vạn quân Tống (thế kỉ XI). Đến thế kỉ XIII, quân Mông Nguyên, một đạo quân hùng mạnh bậc nhất thế giới thời đó, ba lần kéo quân xâm lược nước Đại Việt ta, cả ba lần đều thất bại! Dân tộc ta đã lập bao chiến công hiển hách, điển hình nhất, lại vẫn là chiến thắng trên sông Bạch Đằng lịch sử.
 
 Ba lần chiến thắng quân Mông Nguyên hùng cường, dân tộc ta đã khẳng định tinh thần yêu nước của ta là vô địch! Lòng yêu nước lại trào sôi mãnh liệt khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, "nhân dân bốn cõi một nhà" đồng lòng đánh tan ách nô lệ của giặc Minh. Mười năm kháng chiến trường kì (1418 - 1427) đã dẫn đến thắng lợi vẻ vang. Nhưng phong kiến phương Bắc vẫn không từ bỏ mộng xâm lăng mảnh đất phương Nam nhỏ bé này. Thế kỷ XVIII, nhà Thanh vẫn tiếp tục tham vọng đó, nhân chính sự triều Lê suy tàn mà chúng tràn sang nước ta. Nhân dân ta lại một lần nữa với dòng máu yêu nước nhất tề theo vua Quang Trung, chỉ trong mười ngày đánh đuổi 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi!
 
Thời nay dân ta lại được sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người anh hùng mà lòng yêu nước được biểu hiện ngay ở tên gọi: Nguyễn Ái Quốc, nổi tiếng khắp năm châu bốn biển - nên lòng yêu nước của dân ta càng như "một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ cướp nước và lũ bán nước". Nhờ vậy mà trong vòng ba mươi năm dân ta đánh đổ "hai đế quốc to" (lời Hồ Chủ tịch). Sau chín năm kháng chiến chống Pháp, ngày 7-5-1954, lá cờ Việt Nam phấp phới trên nóc hầm Đờ-cát, làm nên một Điện Biên "chấn động địa cầu". Giải phóng được miền Bắc, toàn dân tộc phát huy tinh thần yêu nước cao độ, dốc toàn sức lực cả hai miền Nam - Bắc, đánh đế quốc Mĩ. Và ngày 30-4-1975, lá cờ giải phóng lại tung bay trên dinh Độc lập, "Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào" như lời Bác Hồ trước lúc đi xa đã kêu gọi, để "Bắc - Nam sum họp" như nguyện vọng thiết tha của Người. Bác Hồ vẫn cùng chúng ta hành quân khi chiến dịch quyết định vận mệnh non sông được mang tên Người - chiến dịch Hồ Chí Minh - đỉnh cao của lòng yêu nước.
 
Dân tộc ta là một dân tộc yêu nước, yêu nước thiết tha, nồng nàn. Chúng ta cũng rất yêu hòa bình, nhưng vì nền hòa bình muôn thuở, dân tộc ta quyết đem lòng yêu nước nồng nàn để đánh tan mọi kẻ thù, bảo vệ non sông gấm vóc. Điều đó đã được lịch sử chống ngoại xâm hàng ngàn năm của dân tộc ta khẳng định như một chân lí vững chắc. Lời tuyên ngôn bất hủ trong bài  Sông núi nước Nam sang sảng trên sông Như Nguyệt cách đây một nghìn năm:
 
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan thây.
 
 đã đúng, đang đúng và vĩnh viễn đúng trên bờ cõi Việt Nam này!
                              * Chúc bạn học tốt ạ *

5 tháng 3 2020

cam on ban nha