K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 12 2017

Mình thấy trên mạng có mz cái cũng hay mà

VD:

Chào những con người đang sống ở thế kỷ 21, ta là Ananke (nữ thần của sự cấp bách, cần thiết).

Có lẽ mọi người không tin nhưng ta đang cầm bút và viết lá thư này từ thế giới của 3000 năm sau.

Mọi người biết không, 335 triệu km2 nước trên bề mặt của hành tinh chúng ta đóng một vai trò cơ bản trong việc đáp ứng những thách thức của xóa đói giảm nghèo và cung cấp các nguồn năng lượng xanh cho cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.

Biển và các đại dương giúp điều hòa khí hậu, cung cấp tài nguyên thiên nhiên, thực phẩm giàu dinh dưỡng và tạo việc làm cho hàng tỷ người trên khắp Trái Đất và tạo ra giá trị kinh tế lớn.

Tuy nhiên, trước sức ép của sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa cũng như tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, tác động của biến đổi khí hậu mà đáng báo động nhất là trình độ khai thác các nguồn tài nguyên quá mức là nguyên nhân chính dẫn đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên từ biển và hải đảo chưa hiệu quả, gây sức ép rất lớn đối với môi trường biển.

Bài mẫu thư UPU lần 47: Hãy tưởng tượng bạn là lá thư du hành xuyên thời gian - Ảnh 1

Con người đang gây sức ép nặng nề lên môi trường biển

Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hiệp quốc (FAO) ước lượng khoảng 70% loài cá quan trọng trong thương mại bị khai thác quá mức, đã làm mất nguồn cá tuyết và cá bơn của Đại Tây dương và làm hàng ngàn dân Mỹ mất việc làm.

Nguồn cá của một số đại dương lớn như cá thu, cá mập, cá mũi kiếm và cá biển mõm dài – bị giảm khoảng 60-90% trong 20 năm qua. Mỗi năm, 27 triệu tấn cá, động vật biển, cá mập, rùa biển, và hải âu (chiếm 1/3 trên thế giới) bị bắt bừa bãi và xác chết của chúng quay trở lại đại dương.

Trong tương lai, sản lượng hải sản sẽ giảm vì một số nguyên nhân sau: Thu hẹp diện tích cư trú và môi trường sinh sản của nhiều loại hải sản. Những hoạt động phá hủy môi trường sống, khai thác quá mức của con người. Xây đập, ngăn sông, phá rừng đã làm thay đổi độ mặn, nghẽn bùn ở vùng ven biển.

Điều đáng nói là hơn 90% sản phẩm hóa chất, rác và những chất thải khác bị ném xuống đại dương, rồi dạt vào bờ và đọng lại ở vùng đất bồi, đất ngập nước và những hệ sinh thái khác đã gây sức ép không nhỏ tới môi trường biển.

Và đương nhiên, người phải gánh chịu những hậu quả nặng nề nhất khi liên tục gây sức ép và khiến môi trường bị ô nhiễm không ai khác chính là con người. Rồi mai đây, con người sẽ phải đối mặt với hàng trăm hệ lụy từ việc biến đổi khí hậu, hủy diệt các hệ sinh thái…

Vùng cửa sông và vùng nước cạn còn bị ô nhiễm do nước thải từ thành phố, khu công nghiệp, do thăm dò khai thác dầu khí, vận chuyển, bốc chuyển sản phẩm dầu. Việc khai thác cát và san hô bừa bãi gây thiệt hại lớn đến diện mạo bờ biển. ...

Một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường biển là ý thức của cộng đồng dân cư ven biển, nhất là khi đa số dân cư ở vùng ven biển thường nghèo và sống phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn lợi biển…

Ta nhìn thấy rất rõ, thế không riêng một ai, đều đang phải cùng nhau gánh chịu những khó khăn, những hệ lụy từ việc biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyen do lòng tham trước mắt mà chúng ta lại chưa hề có ý thức tự bảo vệ mình.

Ta mong rằng mọi người hãy ghi nhớ những gì ta đã cảnh báo và truyền bá mạnh mẽ thông điệp trên đến mọi người vì một thế giới hạnh phúc và đầy tiếng cười.

Thân ái và chào quyết thắng nhé!

2.

Đại Dương, năm 3000
Bạn thân mến!
Mình rất vui khi được bạn là người đầu tiên mở phong thư này! Mình tên là: Ngọc Nữ - Công chúa Long Cung Đại Dương. Có thể bạn không tin nhưng mình đã đến đây từ thế giới của 3000 năm sau.

Bạn biết không? Thế giới 3000 năm nữa sẽ là một thế giới tràn đầy nước. Nước ở khắp mọi nơi, nước mênh mông trên những cánh đồng, nước đầy thành phố, nước tràn qua đỉnh núi, nước băng qua sa mạc, nước phủ kín bề mặt trái đất. Rồi giông tố, bão, lốc quần thảo ngày đêm trên bầu trời, sóng cao dữ dội, bầu trời mây đen xám xịt, sấm chớp cuồng nộ,… người chết la liệt, trâu bò, lợn, gà, … trôi nổi lềnh bềnh, bốc mùi hôi thối ngút trời. Bạn có biết nguyên nhân vì sao không? Đều do bàn tay của con người làm ra cả đấy!

Nền công nghiệp thế giới phát triển mạnh mẽ, làm cho khí hậu trái đất biến đổi nhanh chóng. Việc đốt nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá, khí đốt,… trong suốt những năm qua đã thải ra môi trường một lượng khí CO2khổng lồ, khiến nhiệt độ không khí và nước biển toàn cầu tăng lên chóng mặt. Các nhà máy xả thải ra sông, ra biển,… những hoá chất vô cùng độc hại làm chết hàng loạt các loài cá, san hô, sinh vật biển. Điển hình như:

- Ở Nhật: Năm 1932 - 1968, một thảm họa nước biển nhiễm độc do nhà máy hóa chất Chisso xả trực tiếp nước thải chứa thủy ngân chưa qua xử lý ra vịnh Minamata và biển Shiranui. Hậu quả của nó kéo dài suốt 36 năm sau. Người nhiễm độc bị co giật, chân tay co quắp, không nói năng được. Thai nhi đẻ ra bị dị dạng. Gần 2.000 người chết, 10.000 người bị ảnh hưởng. Chó, mèo bị nhiễm độc cũng phát điên rồi chết. Cá biển chết dạt đầy bờ, phủ kín mặt biển.

- Ở Trung Quốc: Công ty hóa chất công nghiệp Cát Lâm, đã thải 114 tấn thủy ngân và 5,4 tấn methylmercury vào sông Tùng Hoa bắt đầu từ năm 1958 đến 1982. Những ca bệnh thần kinh nghi do nhiễm độc thủy ngân đầu tiên xuất hiện năm 1965. Năm 1973, hàm lượng thủy ngân đo được trong tóc ngư dân ở vùng thượng lưu thành phố Cát Lâm là 52,5 mg/kg. Dọc 100 km ở hạ lưu sông chảy qua địa phận thành phố Cát Lâm không xuất hiện tôm cá. Theo một nghiên cứu của Thư viện Y khoa Mỹ (PMC) vào tháng 9/2010, phải mất vài thập kỷ hoặc 100 năm nữa nồng độ thủy ngân trong nước sông Tùng Hoa mới trở về ban đầu.

- Ở Mỹ: Tháng 12/1999, nhà máy sản xuất đèn ôtô của tập đoàn Guide tại Anderson đã thải khoảng 1,6 triệu gallon (hơn 6 triệu lít) nước thải độc hại làm hủy hoại đời sống thủy sinh kéo dài hơn 90 km trên sông White và giết chết 4,6 triệu con cá, tương đương 187 tấn.
Năm 2010, sự cố nổ giàn khoan của hãng dầu khí BP, ngoài khơi bờ biển Louisiana, Mỹ, gây ra vụ tràn dầu Deepwater Horizon. Vụ tràn dầu gây ảnh hưởng tới hơn 400 loài sinh vật sống tại vùng biển này. 5 năm sau thảm họa, nồng độ dầu thô đo trong cá ở vùng Vịnh vẫn cao hơn mức bình thường, gây dị tật tim bẩm sinh ở cá, khiến chúng chết sớm.

- Ở Việt Nam: 4/2016 Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa xả thải đã làm khắp bờ biển duyên hải miền trung (từ Hà Tĩnh, đến Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) ngập tràn xác cá, tôm, cua, … chết. Theo thống kê sơ bộ có 115 tấn cá chết dạt vào dọc dải bờ biển, 140 tấn cá nuôi và 67 tấn ngao nuôi chết; 450 hécta rạn san hô bị hủy hoại từ 40 đến 60%. Thiệt hại về môi trường là vô cùng lớn không thể cân đo, đong đếm được.

Nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng theo từng năm, từng thập kỉ, … Cuối cùng, sẽ làm băng vĩnh cửu ở hai cực địa cầu tan ra toàn bộ, nước biển dâng lên ào ạt nhấn chìm thành phố, làng mạc, núi non, … Nếu bạn đã quen với câu chuyện cổ tích “Sơn Tinh – Thuỷ Tinh” chiến đấu mấy mươi năm ròng mà phần thắng thuộc về Sơn Tinh, thì ở năm 3000 mọi thứ sẽ thay đổi. Sơn Tinh là kẻ bại trận, núi non không hoá phép để tăng thêm được nữa, từng ngọn núi cao phải cúi đầu chịu thua dưới làn nước Đại Hồng Thuỷ hùng mạnh của Thuỷ Tinh. Và rồi thế giới sẽ xuất hiện một kỷ băng hà toàn bộ, nước sẽ đóng băng trái đất trong vòng 100 năm, và rồi bầu khí quyển biến mất, tầng ozon không còn, … bức xạ mặt trời làm tan chảy và huỷ diệt mọi thứ.

Bạn thấy không? viễn cảnh trái đất, lịch sử loài người và các loài động thực vật sẽ kết thúc như vậy đấy! Do đó ngay từ bây giờ, bạn hãy nhanh chóng truyền thông điệp “bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống” đến mọi người trên toàn thế giới. Cho người ta thấy được mỗi nguy hại tiềm tàng khi môi trường bị huỷ hoại, sự sống bị đe doạ khi môi trường bị ô nhiễm. Nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa, xây dựng môi trường xanh, môi trường sạch, môi trường mạnh khoẻ thì tất cả con cháu chúng ta sẽ gánh chịu hậu quả thảm khốc ngay tức khắc.

Bằng những biện pháp pháp chế bắt buộc, yêu cầu nhân loại phải tuân thủ luật bảo vệ môi trường. Tăng cường trồng cây xanh, sử dụng năng lượng sinh học, năng lượng tái tạo, … Bạn hãy truyền cảm hứng cho mọi người tích cực tham gia tuyên truyền bảo vệ môi sinh, môi trường, bảo vệ bầu khí quyển, bảo vệ sự sống còn của thế giới động, thực vật. Để lịch sử của trái đất 3000 năm sau và nhiều năm sau nữa sẽ thay đổi – Trái đất trở thành hành tinh xanh, sạch, đẹp, đáng sống nhất! Nếu được như vậy con cháu nhiều đời sau sẽ nhớ ơn và thần tượng bạn lắm đấy!

Thời gian không còn nhiều nữa mình phải du hành đến nơi khác đây. Bạn hãy nhớ và làm theo những gì mình nói nhé! Cầu chúc bạn thành công! Ngọc Nữ Công Chúa
28 tháng 2 2018

Xin chào các bạn!

Mình là Email - một bức thư điện tử thông minh đến từ hành tinh Namek. Mình sống ở thế kỷ 31 và để đến được đây mình đã phải vượt qua một quãng đường rất dài, tất nhiên mình không thể tự mình đi được mà cần phải nhờ tới bước nhảy Bpha của cỗ máy thời gian thần kỳ Gocu.

Sẽ rất nhiều bạn ngạc nhiên vì tại sao một bức thư điện tử như mình lại có thể nói chuyện được đúng không? tất cả là nhờ mình đến từ thế kỉ 31 đấy.

Hôm nay, mình tới đây để thông báo đến các bạn rằng sắp có một căn bệnh thế kỉ hình thành, nó có sức công phá ghê gớm khiến cho cả loài người bị tuyệt chủng. Đi cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ con người đã nhìn ra chiến tranh chính là tác nhân khiến cho nhân loại diệt vong, ô nhiễm môi trường sẽ làm sản sinh các loại bệnh tật hiểm nghèo và chúng làm cho con người giảm tuổi thọ. 

Lúc này, họ ký với nhau một bản hiệp ước, ấy là "nói không với vũ khí hủy diệt, không làm môi trường ô nhiễm" nước nào vi phạm thì người đứng đầu sẽ bị trừng phạt thích đáng. Vì thế, cả 8 hành tinh trong những thế kỷ tới sẽ đều sống phồn vinh và thịnh vượng.

Thế nhưng, sự phồn thịnh lại không mang đến nhiều lợi nhuận cho những kẻ muốn đứng lên làm bá chủ thế giới. Lúc này, họ bắt các nhà khoa học phải tạo ra một loại siêu virus, loại này có khả năng làm tê liệt đối phương, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ khiến não bị tạm ngưng hoạt động mặc dù tim vẫn đập như thường.

Và rồi điều gì đến sẽ đến, sau 60 năm tiến hóa, sinh trưởng theo đúng quy trình cuối cùng loại virus này cũng phá vỡ màng bảo vệ của siêu kháng sinh đồng thời xâm chiếm lại những gì mà nó đã chế ngự trước đây. Điều tồi tệ hơn là công năng của nó tăng đáng kể khi có thể rút ngắn thời gian làm tê liệt con mồi, khả năng làm tê liệt con mồi chỉ trong 24h. Tốc độ lây lan của loại virus này sẽ tăng siêu nhanh khiến cho toàn bộ con người hay động vật nhiễm phải chỉ nằm thoi thóp chờ chết mà không thuốc nào chữa được.

Chính vì mối hiểm họa này mà Email tôi đã đích thân trở về từ thế kỷ 31 và báo trước cho các bạn. Để thay đổi lịch sử thảm khốc cũng như cứu vớt loài người khỏi nạn tuyệt chủng thì ngay từ lúc này hãy lan rộng thông điệp "đừng làm giàu trên nỗi đau nhân loại" đến toàn bộ con người trên Trái Đất. Sở dĩ phải nhờ tới hỗ trợ của bạn bởi trong quá trình trở về đây tôi đã bị vô hiệu hóa chức năng tự gửi thông điệp ra toàn thế giới.

Hãy nhớ rằng, đừng bao giờ tự tạo ra dịch bệnh rồi bán vắc xin hay tạo ra bệnh mới rồi bán thuốc trị nhé, nó là sự độc ác khó lòng thứ tha. Thế giới ngoài kia còn rất nhiều căn bệnh chưa tìm ra thuốc chữa, vì thế đừng gieo thêm cái ác vào thế giới này nữa. Tuyệt đối đừng bao giờ nhé!

học tốt ~~~

28 tháng 2 2018

Xin chào các bạn của thế kỷ 21

Tôi là lá thứ đến từ tương lai của thần Demeter, một vị nữ thần thiên nhiên tôi có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên của chúng ta. Tôi đến với các bác bằng cỗ máy siêu thời gian. Vũ trụ tôi đang sống là so với các bạn là 1000 năm. Nhưng hiện hữu, vũ trụ nơi tôi sống vẫn còn đó những gánh nặng không thể trút bỏ được đó là nạn đói nghèo và bệnh tật đeo đuổi cuộc sống của nhân loại chúng ta.

Nơi tôi đang sống, bệnh tật, chết chóc và hình ảnh những em bé vẫn đang hiện hữu ra hàng ngày.

Các bạn của thế kỷ 21 ạ, nếu chúng ta không bắt đầu từ ngày hôm nay, tôi lo lắng chúng ta có thể góp phần đẩy nhân loại vào tuyệt chủng trong tương lai. Môi trường bị tàn phá, biến đổi khí hậu và tất cả chỉ là sa mạc toàn cát, thiếu nước, thiếu mọi thứ.

Cách đây không lâu, ông Philip Alston - đặc phái viên Liên Hiệp Quốc (LHQ) về vấn đề cực nghèo và nhân quyền - đang có chuyến đi khảo sát tại Mỹ, với các chặng dừng chân tại 4 bang, thủ đô Washington và lãnh thổ Puerto Rico.

Theo báo Guardian (Anh), hành trình bắt đầu từ ngày 1/12 và tập trung vào những rào cản xã hội và kinh tế khiến giấc mơ Mỹ khó thành hiện thực đối với hàng triệu người dân nước này. Ông Alston cũng sẽ tìm hiểu nỗ lực chống nạn vô gia cư tại những nơi đặt chân đến.

Cục Thống kê dân số Mỹ cho biết có đến 41 triệu người dân nước này đang sống trong cảnh đói nghèo. Sứ mệnh của LHQ nhằm chứng minh rằng bất kỳ quốc gia nào, dù giàu đến đâu, cũng không tránh khỏi những tác động do tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng gây ra. "Nghèo đói và bất bình đẳng vẫn tồn tại ở Mỹ dù đây là nước giàu" - ông Alston nhận định.

Gợi ý viết UPU 47: Em hãy tưởng tượng mình là một bức thư xuyên thời gian - Ảnh 1

Bài mẫu thư UPU lần 47: Hãy tưởng tượng bạn là lá thư du hành xuyên thời gian

Không chỉ riêng với nước mỹ, mà nạn đói đang đe dọa các nơi. So với tất cả các khu vực khác trên thế giới thì châu Phi là lục địa chịu nhiều thiệt thòi nhất. Lý do là bởi trong khoảng thời gian quá dài người dân phải sống trong chế độ nô lệ và thực dân. Như vậy, nguyên nhân lịch sử có thể được kể đến cho những vấn đề về sau này.

Vậy người dân ở châu lục này đang phải hứng chịu những gì?

Theo số liệu được công bố cách đây 2 năm, con số nạn nhân chết vì đói ở 3 nước châu Phi là Somalia, Ethiopia và Kenya đã lên tới khoảng 11 triệu người. Những trẻ em ở các khu vực này đến các trại tị nạn của Liên Hợp Quốc ở phía Đông Bắc Kenya yêu cầu cứu trợ nhân đạo như lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm...

Không dừng lại ở dó, các quan chức quốc tế đã cảnh báo, 800.000 đứa trẻ có thể chết vì suy dinh dưỡng trên khắp các quốc gia Đông Phi như Somalia, Ethiopia, Eritrea, và Kenya.

Có xuất phát điểm thấp cộng với những ảnh hưởng chung của những diễn biến khủng hoảng toàn cầu đã đẩy những quốc gia này đến gần hơn với bờ vực của đói nghèo tột cùng.

Có thể nói, chưa một khu vực nào trên thế giới lại bị ảnh hưởng bởi nhiều loại đại dịch như ở châu Phi. Vào giữa năm nay, dịch bệnh Ebola bùng phát ở 5 nước Tây Phi và số người thiệt mạng đã vượt ngưỡng 5.000. Bệnh dịch có xu hướng lay lan nhanh đồng thời để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Các nước Tây phi đã đối mặt với bệnh dịch này từ rất lâu, nhưng đến năm nay, dịch bệnh bùng phát mới khiến người dân cực kỳ hoang mang và lo sợ

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lên tiếng kêu gọi thế giới dành nhiều nguồn lực mới để thúc đẩy và khuyến khích nghiên cứu phát triển y tế, đặc biệt nhằm vào các bệnh hiện tác động nguy hại ở các nước đang phát triển. Bởi theo WHO, các nước đang phát triển, nhất là các nước chậm phát triển, sẽ phải trả cái giá rất đắt bằng sự hoành hành của những loại bệnh tật nguy hại với sức khỏe con người.

Trước khi WHO lên tiếng kêu gọi gia tăng nguồn lực y tế cho các nước đang phát triển thì cả thế giới đã biết tới khái niệm gọi là các bệnh dịch do nghèo đói. Đó là các bệnh dịch thường xuất hiện hơn ở những nước nghèo và người nghèo mà trong nhiều trường hợp nghèo đói là nguy cơ hàng đầu dẫn tới các bệnh dịch này, hay nói cách khác là bệnh dịch sinh ra từ nghèo đói.

Hiện có 3 loại bệnh dịch chủ yếu của sự nghèo đói, thiếu điều kiện chăm sóc y tế là HIV/AIDS, sốt rét và lao. Các quốc gia đang phát triển chiếm 95% bệnh nhân AIDS toàn cầu, 98% trường hợp lây nhiễm lao chủ động và 90% trường hợp tử vong vì sốt rét xảy ra tại châu Phi hạ Sahara. Tổng cộng, 3 bệnh dịch này chiếm tới 10% trường hợp tử vong trên toàn cầu.

Những loại bệnh dịch khác như sởi, viêm phổi, tiêu chảy... cũng liên quan tới nghèo đói. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và bà mẹ tại các nước đang phát triển chiếm tới 98%. Tính ra, các bệnh dịch vì sự nghèo đói giết hại xấp xỉ 14 triệu người mỗi năm trên thế giới.

WHO cũng ước tính rằng, hiện có khoảng 1 tỷ người nghèo nhất thế giới đang chịu đựng các bệnh mà tổ chức này gọi là “Bệnh nhiệt đới bị lãng quên” như sốt xuất huyết, bệnh dại, giun chỉ, bệnh phong... Điều đáng nói là mặc dù chi phí dự phòng chỉ có 0,5 USD/người nhưng do những người mắc bệnh là người nghèo ở nước nghèo nên không có điều kiện ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh mà lẽ ra hoàn toàn có thể khống chế được.

Trong lúc này, tôi cho rằng việc kêu gọi sự giúp đỡ của xã hội là một việc làm dũng cảm và đúng đắn. Mỗi một cá nhân không nên sống tách biệt với xã hội loài người mà ngay từ hôm nay chúng ta hãy bắt tay hòa mình với công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giảm bệnh tật từ chính trong nơi chúng ta đang sống.

Mỗi bạn nên học cách tiết kiệm không lãng phí, không xả rác ra môi trường, nói không với những hành vi hủy hoại môi trường. Ở tuổi của các bạn làm được điều đó chúng ta đã góp phần nhỏ bé làm giàu cho nhân loại của chúng ta, giảm bệnh tật, đói nghèo.

Chào thân ái!

k mk nha

14 tháng 2 2018

Chào những con người đang sống ở thế kỷ 21, ta là Ananke (nữ thần của sự cấp bách, cần thiết).
Có lẽ mọi người không tin nhưng ta đang cầm bút và viết lá thư này từ thế giới của 3000 năm sau.
Mọi người biết không, 335 triệu km2 nước trên bề mặt của hành tinh chúng ta đóng một vai trò cơ bản trong việc đáp ứng những thách thức của xóa đói giảm nghèo và cung cấp các nguồn năng lượng xanh cho cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.
Biển và các đại dương giúp điều hòa khí hậu, cung cấp tài nguyên thiên nhiên, thực phẩm giàu dinh dưỡng và tạo việc làm cho hàng tỷ người trên khắp Trái Đất và tạo ra giá trị kinh tế lớn.
Tuy nhiên, trước sức ép của sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa cũng như tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, tác động của biến đổi khí hậu mà đáng báo động nhất là trình độ khai thác các nguồn tài nguyên quá mức là nguyên nhân chính dẫn đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên từ biển và hải đảo chưa hiệu quả, gây sức ép rất lớn đối với môi trường biển.

P/s:  đây là 1 đoạn nha. you tham khảo

14 tháng 2 2018

Chào những con người đang sống ở thế kỷ 21, ta là Ananke (nữ thần của sự cấp bách, cần thiết).

Có lẽ mọi người không tin nhưng  ta đang cầm bút và viết lá thư này từ thế giới của 3000 năm sau.

Mọi người biết không, 335 triệu km2 nước trên bề mặt của hành tinh chúng ta đóng một vai trò cơ bản trong việc đáp ứng những thách thức của xóa đói giảm nghèo và cung cấp các nguồn năng lượng xanh cho cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.

ADVERTISING

Biển và các đại dương giúp điều hòa khí hậu, cung cấp tài nguyên thiên nhiên, thực phẩm giàu dinh dưỡng và tạo việc làm cho hàng tỷ người trên khắp Trái Đất và tạo ra giá trị kinh tế lớn. Sức khỏe của loài người sẽ bị hủy diệt nhanh chóng, các dịch bệnh xẩy ra thường xuyên và không có thuốc chữa do tình trạng lạm dụng kháng sinh bừa bãi.

Tuy nhiên, trước sức ép của sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa cũng như tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, tác động của biến đổi khí hậu mà đáng báo động nhất là trình độ khai thác các nguồn tài nguyên quá mức là nguyên nhân chính dẫn đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên từ biển và hải đảo chưa hiệu quả, gây sức ép rất lớn đối với môi trường biển.

Con người đang gây sức ép nặng nề lên môi trường biển

Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hiệp quốc (FAO) ước lượng khoảng 70% loài cá quan trọng trong thương mại bị khai thác quá mức, đã làm mất nguồn cá tuyết và cá bơn của Đại Tây dương và làm hàng ngàn dân Mỹ mất việc làm.

Nguồn cá của một số đại dương lớn như cá thu, cá mập, cá mũi kiếm và cá biển mõm dài – bị giảm khoảng 60-90% trong 20 năm qua. Mỗi năm, 27 triệu tấn cá, động vật biển, cá mập, rùa biển, và hải âu (chiếm 1/3 trên thế giới) bị bắt bừa bãi và xác chết của chúng quay trở lại đại dương.

Trong tương lai, sản lượng hải sản sẽ giảm vì một số nguyên nhân sau: Thu hẹp diện tích cư trú và môi trường sinh sản của nhiều loại hải sản. Những hoạt động phá hủy môi trường sống, khai thác quá mức của con người. Xây đập, ngăn sông, phá rừng đã làm thay đổi độ mặn, nghẽn bùn ở vùng ven biển.

Điều đáng nói là hơn 90% sản phẩm hóa chất, rác và những chất thải khác bị ném xuống đại dương, rồi dạt vào bờ và đọng lại ở vùng đất bồi, đất ngập nước và những hệ sinh thái khác đã gây sức ép không nhỏ tới môi trường biển.

Và đương nhiên, người phải gánh chịu những hậu quả nặng nề nhất khi liên tục gây sức ép và khiến môi trường bị ô nhiễm không ai khác chính là con người. Rồi mai đây, con người sẽ phải đối mặt với hàng trăm hệ lụy từ việc biến đổi khí hậu, hủy diệt các hệ sinh thái…

Vùng cửa sông và vùng nước cạn còn bị ô nhiễm do nước thải từ thành phố, khu công nghiệp, do thăm dò khai thác dầu khí, vận chuyển, bốc chuyển sản phẩm dầu. Việc khai thác cát và san hô bừa bãi gây thiệt hại lớn đến diện mạo bờ biển. ...

Một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường biển là ý thức của cộng đồng dân cư ven biển, nhất là khi đa số dân cư ở vùng ven biển thường nghèo và sống phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn lợi biển…

Ta nhìn thấy rất rõ, thế không riêng một ai, đều đang phải cùng nhau gánh chịu những khó khăn, những hệ lụy từ việc biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên do lòng tham trước mắt mà  chúng ta  lại chưa hề có ý thức tự bảo vệ sức khỏe của mình và đồng loại.

Ta mong rằng mọi người hãy ghi nhớ những gì ta đã cảnh báo và truyền bá mạnh mẽ thông điệp trên đến mọi người vì một thế giới hạnh phúc và đầy tiếng cười.

Thân ái và chào quyết thắng nhé!

7 tháng 3 2018

bạn tự làm đi

7 tháng 3 2018

Xin chào những người bạn đang sống ở thế kỷ 21!

Tôi là Nana Pham - một công dân đang sống ở thế kỷ 30. Là người có thể nhìn rõ những gì xảy ra ở hiện tại, nên tôi đã nhờ cỗ máy thời gian chuyển đến các bạn lá thư này để cảnh báo với các bạn về vấn đề: Nguy cơ mà chiến tranh hạt nhân có thể gây ra cho Trái Đất.

Mỗi chúng ta có lẽ ít nhiều cũng đã nghe đến cụm từ “chiến tranh hạt nhân” nhưng ít ai hiểu rõ về chiến tranh hạt nhân và những tác hại kinh hoàng mà nó sẽ gây ra với Trái Đất của chúng ta.

Chiến tranh hạt nhân, hay chiến tranh nguyên tử, là chiến tranh mà trong đó vũ khí hạt nhân được sử dụng. Điều này cho đến nay chỉ mới diễn ra một lần, đó là vụ ném bom xuống Hiroshima và Nagasaki của nhằm vào Nhật Bản tại thời điểm kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2.

 

Ngày nay, thuật ngữ Chiến tranh hạt nhân thường dùng để chỉ các cuộc đối đầu giữa các bên có trang bị vũ khí hạt nhân. Khác với chiến tranh thông thường, chiến tranh hạt nhân có mức độ và phạm vi phá hủy lớn hơn nhiều và gây những hậu quả lâu dài trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ sau cuộc chiến. Một cuộc chiến tranh hạt nhân trên quy mô lớn có thể dẫn đến sự hủy diệt tất cả các dạng sống trên Trái Đất.

Được biết, hiện nay, trên toàn thế giới có nhiều quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, với tổng cộng gần 16.000 đầu đạn hạt nhân theo thống kê của Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí (ACA).

Với sức hủy diệt của nó, nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra, nhiều nhà khoa học đã ví rằng “Trái Đất của chúng ta sẽ bị méo mó”.

Họ đã chỉ ra rằng, nếu xảy ra trong một khu vực trong phạm vi hẹp của quốc gia, trong đó mỗi phía cho nổ 50 quả bom nhỏ (tổng 100 quả) loại 15 koloton, tương đương quả bom ở Hiroshima năm 1945.

Tai họa đầu tiên sẽ là giết chết hàng loạt con người trong địa phận nổ bom. Cái chết này chủ yếu do những lý do cơ học như: Gia tăng áp suất, gió mạnh từ 250 đến 400 km/giờ làm đổ sập nhà cửa và trụ điện…

Thảm họa hạt nhân sẽ giết chết hàng trăm triệu người ngay lập tức. Chưa kể, nhiệt độ tăng lên hàng nghìn độ gây ra những đám cháy khắp vùng.

Còn tiếp theo sau đó, những người sống sót sẽ tiếp tục bị chiếu bởi những tia bức xạ do các mảnh vỡ của bom vung ra khắp nơi, dẫn đến cái chết sớm hoặc bị bệnh tật kéo dài và chết chậm.

Còn nếu xảy ra cuộc chiến tranh hạt nhân ở cấp độ toàn diện, rất có thể khiến cho loài người tuyệt chủng. Hoặc, chỉ có một số ít sống sót (những người ở những vùng xa cuộc chiến) nhưng với mức sống và tuổi thọ chỉ tương đương với thời kỳ trước Trung cổ trong nhiều thế kỷ.

Ngoài ra, nó cũng sẽ hủy diệt hệ sinh thái và tác động khủng khiếp đến khí hậu Trái Đất. 

Hệ quả là đại bộ phận bức xạ Mặt Trời đi vào tầng khí quyển bị lớp khói bụi hạt nhân này hấp thu và lượng ánh sáng Mặt trời xuống được tới Trái Đất giảm rõ rệt.

Bầu trời bị bao chùm bởi khói và bụi trở nên u ám, cây cối vì vậy không thể sống được dẫn đến lượng oxi giảm đi nhanh chóng, sự sống cũng lụi tàn.

Rõ ràng, một cuộc chiến tranh hạt nhân, dù lớn dù nhỏ, cũng tác hại lớn và gây chết chóc khôn xiết cho con người, không chỉ trong phạm vi một hai quốc gia tham chiến mà còn ảnh hưởng rộng lớn. Thậm chí cho tất cả loài người trên toàn cầu; không loại trừ một quốc gia nào.

Nhiều người cũng đã ví rằng: Vũ khí hạt nhân còn tồn tại thì nỗi ám ảnh về Ngày Tận thế khiến Trái Đất quay trở về thời tiền sử mấy trăm vạn năm trước sẽ luôn hiện diện.

Theo tôi được biết, hiện nay trên thế giới rất nhiều quốc gia sở hữu loại vũ khí nguy hiểm này và vì những lí do và lợi ích khác nhau, các quốc gia có thể sử dụng loại vũ khí này để đe dọa quốc gia khác cũng như bành chướng thế lực của mình mặc dù biết tác hại kinh hoàng của nó.

Với vai trò một công dân tương lai của thế giới, tôi viết lá thư này muốn gửi đến các bạn một thông điệp: Chúng ta hãy cùng chung tay để loại bỏ vũ khí hạt nhân ra khỏi thế giới tươi đẹp này để những thảm họa của nó không bao giờ xuất hiện và hủy diệt chính cuộc sống của chúng ta.

Thân ái chào quyết thắng!

17 tháng 1 2018

Dưới đây là gợi ý bài mẫu viết thư UPU lần thứ 47 năm 2018, người viết đã đặt mình là là một lá thư du hành xuyên thời gian và gửi gắm đôi điều đến người đọc.

Chào những con người đang sống ở thế kỷ 21, ta là Ananke (nữ thần của sự cấp bách, cần thiết).

Có lẽ mọi người không tin nhưng  ta đang cầm bút và viết lá thư này từ thế giới của 3000 năm sau.

Mọi người biết không, 335 triệu km2 nước trên bề mặt của hành tinh chúng ta đóng một vai trò cơ bản trong việc đáp ứng những thách thức của xóa đói giảm nghèo và cung cấp các nguồn năng lượng xanh cho cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.

Biển và các đại dương giúp điều hòa khí hậu, cung cấp tài nguyên thiên nhiên, thực phẩm giàu dinh dưỡng và tạo việc làm cho hàng tỷ người trên khắp Trái Đất và tạo ra giá trị kinh tế lớn. Sức khỏe của loài người sẽ bị hủy diệt nhanh chóng, các dịch bệnh xẩy ra thường xuyên và không có thuốc chữa do tình trạng lạm dụng kháng sinh bừa bãi.

Tuy nhiên, trước sức ép của sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa cũng như tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, tác động của biến đổi khí hậu mà đáng báo động nhất là trình độ khai thác các nguồn tài nguyên quá mức là nguyên nhân chính dẫn đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên từ biển và hải đảo chưa hiệu quả, gây sức ép rất lớn đối với môi trường biển.


Con người đang gây sức ép nặng nề lên môi trường biển
Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hiệp quốc (FAO) ước lượng khoảng 70% loài cá quan trọng trong thương mại bị khai thác quá mức, đã làm mất nguồn cá tuyết và cá bơn của Đại Tây dương và làm hàng ngàn dân Mỹ mất việc làm.

Nguồn cá của một số đại dương lớn như cá thu, cá mập, cá mũi kiếm và cá biển mõm dài – bị giảm khoảng 60-90% trong 20 năm qua. Mỗi năm, 27 triệu tấn cá, động vật biển, cá mập, rùa biển, và hải âu (chiếm 1/3 trên thế giới) bị bắt bừa bãi và xác chết của chúng quay trở lại đại dương.

Trong tương lai, sản lượng hải sản sẽ giảm vì một số nguyên nhân sau: Thu hẹp diện tích cư trú và môi trường sinh sản của nhiều loại hải sản. Những hoạt động phá hủy môi trường sống, khai thác quá mức của con người. Xây đập, ngăn sông, phá rừng đã làm thay đổi độ mặn, nghẽn bùn ở vùng ven biển.

Điều đáng nói là hơn 90% sản phẩm hóa chất, rác và những chất thải khác bị ném xuống đại dương, rồi dạt vào bờ và đọng lại ở vùng đất bồi, đất ngập nước và những hệ sinh thái khác đã gây sức ép không nhỏ tới môi trường biển.

Và đương nhiên, người phải gánh chịu những hậu quả nặng nề nhất khi liên tục gây sức ép và khiến môi trường bị ô nhiễm không ai khác chính là con người. Rồi mai đây, con người sẽ phải đối mặt với hàng trăm hệ lụy từ việc biến đổi khí hậu, hủy diệt các hệ sinh thái…

Vùng cửa sông và vùng nước cạn còn bị ô nhiễm do nước thải từ thành phố, khu công nghiệp, do thăm dò khai thác dầu khí, vận chuyển, bốc chuyển sản phẩm dầu. Việc khai thác cát và san hô bừa bãi gây thiệt hại lớn đến diện mạo bờ biển. ...

Một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường biển là ý thức của cộng đồng dân cư ven biển, nhất là khi đa số dân cư ở vùng ven biển thường nghèo và sống phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn lợi biển…

Ta nhìn thấy rất rõ, thế không riêng một ai, đều đang phải cùng nhau gánh chịu những khó khăn, những hệ lụy từ việc biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên do lòng tham trước mắt mà  chúng ta  lại chưa hề có ý thức tự bảo vệ sức khỏe của mình và đồng loại.

Ta mong rằng mọi người hãy ghi nhớ những gì ta đã cảnh báo và truyền bá mạnh mẽ thông điệp trên đến mọi người vì một thế giới hạnh phúc và đầy tiếng cười.

Thân ái và chào quyết thắng nhé! 

:D

17 tháng 1 2018

Chào bạn, mình xin tự giới thiệu, mình là công chúa của nữ thần Tekmor (Nữ thần của sự giới hạn, kết thúc của cuộc sống). Hiện tại mình và mẹ đang sống ở thế kỷ 30, mình đã phải mất rất nhiều thời gian và công sức để viết và gửi lá thư từ thế kỷ 30 đến thế kỷ 21 của các bạn đấy.

Mình muốn thông báo với các bạn rằng, đến thế kỷ 25, thế giới của các bạn sẽ toàn là những cảnh bệnh tật, chết chóc và bị hủy diệt hoàn toàn tất cả sẽ về với cát bụi. Vì sao ư?

Có lẽ các bạn cũng biết, ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề nóng bỏng của nhân loại. Ô nhiễm môi trường sẽ làm xuất hiện những chất độc gây tác hại xấu đến cuộc sống con người. Nhất là khi hiện nay môi trường toàn cầu đang có chiều hướng ngày càng xấu đi và có ảnh hưởng nhất định đến sự tồn vong của con người.

Ô nhiễm môi trường sẽ hủy diệt nhân loại (ảnh minh họa)

Đầu tiên phải kể đến ô nhiễm môi trường đất. Do con người quá lạm dụng và do tác động phụ của việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ và các chất kích thích sinh trưởng khác.

Ô nhiễm đất làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng, hủy diệt sự sống một số sinh vật trong những khu vực ô nhiễm nặng, đồng thời còn đe dọa đến sức khỏe con người thông qua vật nuôi, cây trồng, thậm chí gây ra những biến dạng sinh thái và di truyền nặng nề và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con người.

Ngoài ra, ô nhiễm nguồn nước đang có nguy cơ gia tăng do con người thiếu biện pháp xử lý các loại rác thải sinh hoạt và công nghiệp; do các hóa chất dùng trong nông nghiệp và các nguồn nhiễm xạ.

Hiện nay, có từ 40-50% lưu lượng ổn định của các dòng sông trên Trái Đất bị ô nhiễm. Độ ô nhiễm nguồn nước trên thế giới có thể tăng 10 lần trong vòng 25 năm tới.

Bên cạnh đó, theo ước tính của giới khoa học, ước tính có khoảng 96,5% nước trên trái đất là nước mặn nằm trong các đại dương. Chỉ có 2,53% tổng lượng nước là nước ngọt có thể dùng được cho trồng trọt và sinh hoạt của con người.

Thế nhưng nhu cầu tiêu dùng nước sạch ngày càng tăng nhanh do sự gia tăng dân số và yêu cầu phát triển sản xuất. Có thể nói, sau nguy cơ về dầu mỏ, loài người đã, đang và sẽ phải đối mặt với nguy cơ phổ biến là thiếu nguồn nước sạch cần thiết để duy trì và phát triển đời sống kinh tế - xã hội của mình.

Hiện nay, ước tính có trên 1/2 quốc gia và khu vực trên thế giới đang bị thiếu nước với các mức độ khác nhau, trong đó có khoảng 50 quốc gia thiếu nước nghiêm trọng. Có tới 80% bệnh tật liên quan trực tiếp do nguồn nước bị nhiễm bẩn, mỗi năm có 25 triệu trẻ em đã chết vì dùng nước không sạch.

Ở thế kỷ 21 của các bạn đã có rất nhiều quốc gia trên thế giới bị ô nhiễm môi trường nặng nề: Trung Quốc là một thí dụ tiêu biểu với hình ảnh bầu không khí mờ mịt bởi khói bụi dày đặc tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải.

Ô nhiễm không khí ở New Delhi gây ra phần lớn các ca tử vong sớm nghiêm trọng mỗi năm. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), New Delhi “đánh bại” các thành phố còn lại trong tổng số 1.600 thành phố trên khắp thế giới với nồng độ ô nhiễm không khí cao hơn gấp 10 lần so với các tiêu chuẩn cho phép.

Thành phố Mexico (Mexico): Từ lâu nay, thành phố Mexico luôn được biết đến là nơi có chất lượng không khí tồi tệ nhất trên thế giới. Việc hít thở không khí ở đó thậm chí còn được so sánh với việc hút hai gói thuốc lá mỗi ngày. Liên Hợp Quốc đã trích dẫn Mexico City là thành phố có chất lượng không khí tồi tệ nhất trên thế giới, có thể giết chết hàng loạt loài chim.

Thành Norilsk (Nga) là khu vực có hoạt động nấu chảy kim loại nặng lớn nhất thế giới, nơi thải 4 triệu tấn cadmium, đồng, chì, niken, asen, selen và kẽm vào không khí mỗi năm. Tình trạng ô nhiễm của thành phố gây ra các căn bệnh nguy hiểm ở người dân như bệnh ung thư, bệnh phổi, rối loạn máu và da, thậm chí cả bệnh trầm cảm. Ở nơi đây, thảm thực vật cũng không thể tồn tại, hoa quả và nấm rất độc do lượng SO2 cao trong không khí.

Vì vậy, để thay đổi lịch sử thảm khốc của loài người, để cứu vớt loài người khỏi sự chết chóc, sống mòn mỏi vì ô nhiễm thì ngay từ bây giờ bạn hãy truyền đi thông điệp “hãy bảo vệ môi trường khi còn có thể” đến tất cả mọi người trên thế giới.

Đừng bao giờ vì lợi ích của một cá nhân, nhóm cá nhân để hủy hoại môi trường sống của chính mình, hãy dừng lại ngay để cứu vớt con cháu chúng ta…

Thân ái và chào tạm biệt nhé!

Ký tên:

Công chúa của nữ thần Tekmor

31 tháng 1 2018

đối thủ cạnh tranh đây zồi ahihihi giỏi làm gì tự làm mới dễ có giải mà nói nè khi nào có bài nhớ báo nhé 

31 tháng 1 2018

Chào những con người đang sống ở thế kỷ 21!

Xin tự giới thiệu, tôi là Tagg, đến từ Vũ trụ 8000 năm sau. Chắc có lẽ bạn không tin, nhưng tôi đã cỗ máy thời gian và gửi lá thư này đến cho các bạn. Trái Đất mà các bạn đang sống trong vài ngàn năm nữa sẽ bị huỷ diệt. Khi đó, thế giới động, thực vật và con người hoàn toàn biến mất. Trái đất trở thành trái đất theo đúng nghĩa đen của nó: chỉ có đất đá và những dâu vết của con người sẽ bị xóa sạch.

Thay đổi lịch sử là điều không nên, nhưng vì nó quá thảm khốc nên tôi đã mạo hiểm nhờ cỗ máy thời gian gửi lá thư này để cảnh báo với các bạn rằng: Hãy hành động ngay từ bây giờ để loại bỏ thảm kịch đó.

Vũ khí hạt nhân sẽ hủy diệt Trái Đất (ảnh minh họa)

Có lẽ mọi người đều biết, chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: Khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ.

Nhiều thành phố, làng mạc, đường phố, nhà máy bị phá hủy. Chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la. Các nước châu Âu trở thành con nợ của Mĩ.

Còn cuộc chiến tranh thế giới thứ hai: Thời gian ở Hiroshima (Nhật Bản) ngừng trôi khi quả bom "Little Boy" nặng 5 tấn phát nổ.

"Little Boy" đã phá hủy hai phần ba diện tích Hiroshima và trong chớp mắt giết chết 80.000 người, biến cả thành phố thành một biển chết.

Ba ngày sau, quân đội Mỹ tiếp tục thả "Fat Man" xuống thành phố Nagasaki, cướp đi 40.000 nhân mạng. Hàng chục nghìn người khác cũng đã chết vì các căn bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp do phóng xạ gây ra cho đến ngày nay.

Ngày 15/8/1945, Nhật hoàng Hirohito tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Hai quả bom khép lại Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Tuy nhiên, toàn nhân loại đã phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc của chiến tranh.
Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người : 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.
Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

Thảm họa ở Hiroshima và Nagasaki vẽ ra viễn cảnh về ngày tận diệt của loài người khi đại chiến thế giới lần ba xảy ra trong tương lai. Nếu thế chiến thứ 3 xảy ra bằng chiến tranh hạt nhân, nó sẽ mở ra cánh cổng địa ngục cho loài người.

Khác với chiến tranh thông thường, chiến tranh hạt nhân có mức độ và phạm vi phá hủy lớn hơn nhiều. Theo dự đoán,những vụ nổ hạt nhân làm tăng một lượng lớn mây phóng xạ, ngăn ánh sáng mặt trời tiếp xúc bề mặt Trái Đất và khiến quá trình giảm nhiệt toàn cầu diễn ra. Bầu trời sẽ bị bao trùm bởi khói, bụi và trở nên u ám. Cây cối vì vậy không thể sống được, dẫn đến lượng oxy giảm đi nhanh chóng, sự sống cũng lụi tàn.

Sự lo lắng về thế chiến thứ 3 sẽ hủy diệt Trái Đất là hoàn toàn có cơ sở, bởi lẽ, tính tới thời điểm hiện tại, 9 quốc gia tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân là Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Israel và Triều Tiên.

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, Nga và Mỹ một mặt cắt giảm kho vũ khí hạt nhân, mặt khác tìm mọi cách để hiện đại hóa chúng. Washington thậm chí còn công bố kế hoạch trị giá 348 tỷ USD nhằm duy trì và hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân trong giai đoạn 2015-2024.

Theo Ploughshares Fund, một tổ chức chống vũ khí hạt nhân, tính đến năm 2016, Nga sở hữu 7.000 đầu đạn hạt nhân, Mỹ còn 6.800. Số đầu đạn của hai nước chiếm 93% kho hạt nhân toàn cầu.

Ấn Độ và Pakistan đã công khai sở hữu vũ khí hạt nhân và nhiều lần tiến hành thử nghiệm trong những năm qua. New Delhi nắm trong tay hơn 100 đầu đạn hạt nhân và khoảng 500 kg plutonium, đồng thời theo đuổi kế hoạch hiện đại hóa kho tên lửa hạt nhân nhằm đề phòng Trung Quốc. Bên kia biên giới, “người hàng xóm” Pakistan cũng sở hữu số lượng đầu đạn tương đương và không giấu tham vọng mở rộng kho vũ khí.

Tính đến tháng 7/2017, Bình Nhưỡng đã tiến hành 5 vụ thử hạt nhân và bắn hàng chục tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế và lệnh trừng phạt từ Liên Hợp Quốc.

Vòng đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên hay P5 +1 xoay quanh chương trình hạt nhân của Iran dù bế tắc hay đã đạt được thỏa thuận, đều khiến không ít quốc gia "đứng ngồi không yên".

Ông Andrey Ivanov, chuyên gia Viện Nghiên cứu Quốc tế MGIMO của Nga từng nhận định rằng “sở hữu vũ khí hạt nhân là sự đảm bảo duy nhất cho tính toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của các quốc gia”.

Nếu ý tưởng của vị chuyên gia Nga được nhiều quốc gia hưởng ứng, nhân loại sẽ bị đặt vào nghịch lý đau đớn và nực cười: Thứ vũ khí được xem là "bùa hộ mệnh" của một dân tộc lại mang sức mạnh có thể hủy diệt cả Trái Đất.

Lịch sử của trái đất sẽ kết thúc đau đớn nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra. Vì vậy, ngay từ bây giờ bạn hãy hành động ngay, ngăn chặn mọi âm mưu chế tạo người máy chiến tranh. Vì hoà bình, vì nhân loại, vì  trái đất 2000 năm nữa “hãy nói không với chiến tranh”. Chỉ có hoà bình, hợp tác thì mới tồn tại và phát triển, ngược lại nếu cứ đối đầu, gây chiến thì sẽ huỷ diệt hết mọi thứ mà thôi.
 
Hãy nhớ lấy lời tôi nhé! Loài người “Hãy nói không với chiến tranh”, hãy từ bỏ chiến tranh, từ bỏ tham vọng bá chủ … có như thế lịch sử trái đất sẽ sang trang mới với nền hoà bình, thịnh vượng bền lâu.
Chúc bạn có đủ nghị lực để hành động thay đổi tương lai. Chúc bạn thành công!

Ký tên:

Tagg

8 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

Việt Nam, ngày 

Gửi Mina, 

Đất nước của cậu thời tiết thế nào? Cậu cùng các thành viên khác trong gia đình cần phải chú ý để bảo vệ sức khỏe cho thật tốt trước dịch bệnh hoành hành nhé. Tớ nhận được thư của cậu kể về đất nước của cậu, tớ rát thích và luôn luôn nghĩ về nó. Hôm nay tớ viết thư cho cậu để kể về đất nước xinh đẹp của tớ.

Đất nước tớ có hình chữ S nhỏ nhắn xinh đẹp trải dài từ Bắc đến Nam. Khí hậu của các miền cũng khác nhau, như miền Bắc nơi mình đang sống thì đã bước vào mùa thu, có những cơn gió đầu mùa se se lạnh. Còn miền Trung thì bà con đang phải chống chọi với lũ lụt, những cơn bão cứ liên tục đổ bộ vào nơi đây, khiến cho miền Trung đang phải gồng mình gánh những hậu quả sau cơn bão.  Còn miền Nam thì đang bị xâm nhập mặn rất nặng nề.

Dịch bệnh khiến cho cả thế giới lao đao, nhưng, con người nước tớ kiên cường như thế đấy. Nhân dân không chỉ cùng nhau đoàn kết vượt qua dịch bệnh mà còn cùng nhau mạnh mẽ chống chọi với những điều kiện khắc nghiệt trong cuộc sống thường ngày.

Việt Nam có rất nhiều cảnh quan tươi đẹp, nên tớ thực sự mong cậu có thể đến đất nước của tớ một lần. Con người VN luôn chào đón và thân thiện với du khách.

Mong sẽ được một lần gặp lại bạn

 Thân mến

....

19 tháng 2 2017

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

Để tìm hiểu đề cần tìm hiểu kĩ yêu cầu của đề bài, phải xác định được nội dung chính

- Viết bức thư giao tiếp (chú ý tới hình thức viết thư: lí do viết thư, nội dung thư, lời tạm biệt cuối thư, kí tên)

- Cho một người bạn (đối tượng giao tiếp)

+ Để bạn hiểu về đời sống văn hóa của người dân Việt Nam, góp phần xây dựng tình bạn, tình hữu nghị giữa tuổi trẻ hai nước nói riêng và người dân hai nước nói riêng

- Đề cập tới đất nước mình (nội dung giao tiếp)

Viết về lịch sử, địa lý, lịch sử, danh lam thắng cảnh, truyền thống tốt đẹp…của Việt Nam

2. Lập dàn ý

Mở bài

+ Thời gian viết thư

+ Người nhận thư

+ Lý do viết thư

Thân bài

- Kể về truyền thống lịch xây nước và giữ nước

- Kể về truyền thống văn hóa tinh thần

 

- Kể về danh lam thắng cảnh nổi tiếng

- Kể về tình hình phát triển hiện tại

Kết bài

- Lời chào tạm biệt

- Lời hứa hẹn

 

 
12 tháng 12 2018

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

Để tìm hiểu đề cần tìm hiểu kĩ yêu cầu của đề bài, phải xác định được nội dung chính

- Viết bức thư giao tiếp (chú ý tới hình thức viết thư: lí do viết thư, nội dung thư, lời tạm biệt cuối thư, kí tên)

- Cho một người bạn (đối tượng giao tiếp)

+ Để bạn hiểu về đời sống văn hóa của người dân Việt Nam, góp phần xây dựng tình bạn, tình hữu nghị giữa tuổi trẻ hai nước nói riêng và người dân hai nước nói riêng

- Đề cập tới đất nước mình (nội dung giao tiếp)

Viết về lịch sử, địa lý, lịch sử, danh lam thắng cảnh, truyền thống tốt đẹp…của Việt Nam

2. Lập dàn ý

Mở bài

+ Thời gian viết thư

+ Người nhận thư

+ Lý do viết thư

Thân bài

- Kể về truyền thống lịch xây nước và giữ nước

- Kể về truyền thống văn hóa tinh thần

 

- Kể về danh lam thắng cảnh nổi tiếng

- Kể về tình hình phát triển hiện tại

Kết bài

- Lời chào tạm biệt

- Lời hứa hẹn

 

 
9 tháng 2 2017

Thưa ngài António Guterres - Tổng thư ký Liên Hợp Quốc!

Trước hết, tôi xin chúc mừng ngài đã chính thức nhậm chức TTK Liên Hợp Quốc. Đây quả là một chức vụ vinh quang nhưng cũng đầy nặng trách nhiệm và ưu tư

Trong 10 năm ngài giữ vai trò người phụ trách Cao ủy LHQ về người tị nạn, tôi biết ngài đã có những nỗ lực không mệt mỏi để giúp đỡ những người phải rời bỏ nhà cửa để chạy trốn xung đột, nghèo đói và thiên tai. Ngài vẫn cho rằng nghèo đói là vấn nạn lớn nhất của thế giới hiện nay và phải giải quyết nó cho triệt để thì mới có cơ sở để giải quyết nhiều vấn đề khác.

Năm 2015, sau khi Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ hết hạn, chúng ta đã đề ra 17 mục tiêu phát triển bền vững(SDGs) giai đoạn từ nay đến 2030, đây cũng chính là mục đích mà tôi viết bức thư này gửi đến ngài

Bảo vệ môi trường tự nhiên hiện nay là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và phức tạp nhưng đó là yêu cầu cấp thiết vì sự phát triển bền vững của đất nước. Phân tích một số vấn đề cấp bách đang đặt ra đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường tự nhiên ở nước ta trong thời gian tới là nội dung có ý nghĩa quan trọng.

Bảo vệ môi trường tự nhiên là bảo vệ môi trường sống, môi trường để phát triển bền vững. Thực hiện nhiệm vụ này hiện nay ở nước ta đang đứng trước những mâu thuẫn cần giải quyết.

Mâu thuẫn giữa yêu cầu bảo vệ môi trường tự nhiên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với trình độ nhận thức, ý thức trách nhiệm của các chủ thể và người dân.

Nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên của lãnh đạo các cấp, ngành và chính quyền địa phương còn nhiều hạn chế, ở không ít nơi còn cho đây là trách nhiệm của riêng ngành tài nguyên và môi trường. Công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp ở địa phương, đặc biệt là việc quản lý, giám sát các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên còn nhiều bất cập. Ở nhiều nơi, lãnh đạo các cấp, ngành và chính quyền địa phương còn buông lỏng quản lý, chưa chặt chẽ và quyết liệt. Có những trường hợp người dân phản ánh vụ việc đến cấp trên thì chính quyền địa phương mới biết, thậm chí, ở nhiều nơi, chính quyền địa phương còn tiếp tay cho các hoạt động khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên. Chính quyền cấp cơ sở chưa phát huy vai trò chủ động trong kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm về bảo vệ môi trường tự nhiên. Công tác phối hợp giữa các cấp, ngành, các cơ quan chức năng và địa phương còn thiếu chặt chẽ và chưa đồng bộ.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay đang tạo nên một nhu cầu rất lớn về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguyên liệu cho các ngành kinh tế. Việc khai thác, tận dụng tối đa mọi nguồn lực tài nguyên thiên nhiên sẵn có làm cho các chủ thể, trong đó có doanh nghiệp thu về lợi nhuận lớn. Ngược lại, chi phí cho vấn đề bảo vệ, tái tạo và cải thiện môi trường tự nhiên làm suy giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp không tuân thủ nghiêm pháp luật về bảo vệ môi trường, làm cho môi trường tự nhiên ngày càng suy kiệt. Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải (nước thải, rác thải, khí thải) còn mang tính đối phó. Một số cơ sở chỉ đầu tư ở mức tối thiểu, công nghệ, thiết bị không phù hợp hoặc sau khi được cơ quan chức năng kiểm tra, nghiệm thu công trình thì lại không đưa vào vận hành do ngại tốn nhân công, hóa chất, năng lượng. Chưa kể, nhiều doanh nghiệp còn sử dụng thiết bị sản xuất cũ, lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng, thải ra nhiều chất thải độc hại. Đây là một trong tác nhân không nhỏ gây ô nhiễm môi trường.

Đối với người dân, nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên của các chủ thể và người dân còn rất thấp, chưa có thói quen tự giác bảo vệ môi trường. Tình trạng vứt rác bừa bãi làm mất vệ sinh nơi công cộng; sử dụng các biện pháp hủy diệt trong khai thác thủy sản, đánh bắt động vật quý hiếm ;… còn khá phổ biến. Đó là chưa kể lối sống của người sản xuất nhỏ, tự do, tùy tiện, thái độ bàng quan với tài nguyên môi trường. Nhiều vấn đề môi trường của ngày hôm nay là kết quả từ những hạn chế trong nhận thức và thái độ của con người. Nhiều quyết định hàng ngày của con người ngày hôm nay có ảnh hưởng lớn đến môi trường trong tương lai, chẳng hạn như nên sử dụng túi nilong hay thay thế bằng làn, bằng túi giấy đi chợ; nên đi xe máy hay xe đạp khi đi làm hay đi chơi (quyết định cá nhân); nên sử dụng giấy tái sinh hay mua nguyên liệu mới (quyết định của doanh nghiệp); nên phát triển năng lượng hạt nhân hay sử dụng năng lượng truyền thống (quyết định Nhà nước). Tập hợp nhiều quyết định sẽ tạo nên một chuỗi hành vi của con người có ảnh hưởng xấu hoặc tốt đến môi trường tự nhiên.

Mâu thuẫn giữa yêu cầu phải bảo vệ môi trường tự nhiên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với cơ sở vật chất - kỹ thuật, tiềm lực khoa học - công nghệ và nhân lực cho bảo vệ môi trường tự nhiên còn nhiều hạn chế.

Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tiềm lực khoa học - công nghệ, nhân lực trong bảo vệ môi trường còn hạn chế và lạc hậu. Để bảo vệ, cải thiện, phòng chống ô nhiễm cũng như khai thác hợp lý môi trường tự nhiên thì vấn đề cơ sở vật chất kỹ thuật cho bảo vệ môi trường là vô cùng quan trọng. Cơ sở vật chất kỹ thuật cho bảo vệ môi trường tự nhiên hiện đại, phù hợp, thân thiện với môi trường không chỉ giúp cho việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế mà còn đảm bảo việc bảo vệ và cải thiện môi trường.

Trong khi khối lượng chất thải đa dạng nhiều chủng loại đang ngày một tăng lên thì phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta đều chưa có biện pháp kỹ thuật xử lý môi trường. Đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có giá trị xuất khẩu lớn và những ngành sử dụng nhiều năng lượng có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao như chế biến thủy sản, dệt may, da giầy, sản xuất phân bón, sản xuất giấy, khai thác, chế biến khoáng sản, ngành nông nghiệp. Các công trình hạ tầng về môi trường còn hạn chế. Đặc biệt, các công trình cung cấp nước sạch khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hệ thống xử lý rác thải, hệ thống tiêu thoát nước, hệ thống trạm quan trắc quốc gia; hệ thống xử lý chất thải y tế nguy hại còn nhiều bất cập. Nhiều khu công nghiệp chưa được đầu tư hệ thống xử lý chất thải tập trung. Việc thu gom và xử lý chất thải rắn, chất thải công nghiệp, y tế, nước thải sinh hoạt đạt quy chuẩn còn thấp. Trong khi đó, lực lượng cảnh sát môi trường còn mỏng, mức phạt hành chính đối với việc nhập rác thải công nghiệp còn thấp, không có tác dụng răn đe. Điều này, càng làm sâu sắc thêm những khó khăn cho công tác bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực làm công tác quản lý và bảo vệ môi trường nói chung và môi trường tự nhiên nói riêng ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế. Hiện nay, số cán bộ làm công tác quản lý môi trường ở cấp tỉnh trên cả nước hiện có 1.448 người, cấp huyện trên 1.300 người và cấp xã trên 11.000 người làm công tác địa chính, xây dựng và môi trường (chưa có công chức chuyên trách về quản lý môi trường). Trên thực tế, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở Việt Nam vẫn còn thiếu về số lượng, hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, nhất là ở các địa phương, cơ sở. Hiện chỉ có khoảng 29 người làm công tác quản lý nhà nước về môi trường trên một triệu dân, trong khi, con số này ở Trung Quốc là 40 người, Thái Lan là 42 người, Campuchia là 55 người, Malaixia là 100 người, Singapo là 350 người, Canada là 155 người, Anh là 204 người (2). Phần lớn cán bộ quản lý môi trường cấp huyện không có bằng cấp chuyên môn về môi trường, mới được phân công, tuyển dụng, điều chuyển thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường trong một vài năm gần đây, nên trình độ, năng lực và kinh nghiệm quản lý còn nhiều hạn chế.

Mâu thuẫn giữa những bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật và công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tự nhiên trong việc đưa hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên vào nền nếp.

Hiện nay, thực tiễn đang đặt ra yêu cầu đưa hoạt động bảo vệ môi trường vào nền nếp nhằm kiểm soát và tăng cường hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý những yếu tố của môi trường tự nhiên vì sự phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên, hiện công tác này đang còn nhiều bất cập.

Một điển hình về những vướng mắc, bất cập về cơ chế, chính sách, pháp luật trong bảo vệ môi trường tự nhiên là hoạt động khai thác khoáng sản. Công tác lập, thực hiện quy hoạch khoáng sản thiếu sự thống nhất giữa trung ương và địa phương. Ở nhiều địa phương, công tác cấp phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản chưa đúng quy định, chỉ quan tâm đến các khoản đóng góp cho ngân sách địa phương mà chưa chú trọng đến tiêu chí năng lực, công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, phần lớn các giấy phép khai thác khoáng sản đều tập trung vào khai thác vật liệu xây dựng, ít các dự án chế biến sâu khoáng sản. Công tác lập, phê duyệt khu vực cấm hoạt động khai thác khoáng sản còn chậm. Nhiều hoạt động khai thác trái phép diễn ra phức tạp và tái diễn.

Một vấn đề nữa là những bất cập trong công tác thu hồi và giao đất hiện nay. Về cơ bản, quá trình phát triển kinh tế xã hội tất yếu dẫn đến công nghiệp hóa, đô thị hóa. Việc thu hồi đất của các chủ thể đang sử dụng để giao cho các chủ thể khác nhằm phát triển dự án là tất yếu. Tuy nhiên, cơ chế hiện hành về thu hồi, giao đất thỏa đáng giữa các bên nhà nước - chủ thể bị thu hồi - chủ thể được giao đất chưa tường minh, chưa minh bạch. Hơn nữa, đất sau khi được thu hồi giao cho bên nhận đất nhưng trong không ít trường hợp lại được sử dụng không đúng như cam kết. Nhiều dự án triển khai không đúng tiến độ, thậm chí sai mục đích. Điều này dẫn đến lãng phí nguồn lực đất đai và bất bình trong nhân dân.

Việc tổ chức thực thi pháp luật bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường tự nhiên nói riêng thời gian qua chưa nghiêm túc, hiệu lực và hiệu quả thấp. Việc không tuân thủ các quy định về đánh giá tác động môi trường diễn ra khá phổ biến. Trong số hàng nghìn dự án đã được phê duyệt, báo cáo đánh giá tác động môi trường đã không thực hiện đầy đủ các yêu cầu bảo vệ môi trường. Mặc dù các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nghiêm trọng đã được người dân, công luận lên tiếng phản ánh; trong đó có việc xả chất ô nhiễm với khối lượng lớn ra sông, vào đất, ngấm vào nguồn nước, nạn buôn bán trái phép động thực vật hoang dã quý hiếm, nạn khai thác trái phép các nguồn tài nguyên như khai thác cát trên sông Hồng, khai thác khoáng sản bừa bãi... nhưng cho đến nay hầu như chưa có cơ sở nào bị xử lý hình sự. Những hạn chế này cho thấy, cần tăng cường cưỡng chế thi hành pháp luật và sử dụng tối đa sức mạnh của pháp luật trong bảo vệ môi trường tự nhiên ở nước ta hiện nay.

Việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, sử dụng năng lượng sạch, thân thiện với môi trường chưa kịp thời. Nhiều dự án bảo vệ môi trường triển khai còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Chế tài xử phạt liên quan đến vi phạm môi trường chưa đủ mạnh, dẫn đến nhiều cá nhân, tổ chức tái phạm nhiều lần. Luật Khoáng sản có hiệu lực từ ngày 01-7-2011 nhưng đến nay vẫn còn thiếu nhiều văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật dẫn đến khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc thực thi pháp luật. Mức thu phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản như hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cải tạo, khắc phục suy thoái, ô nhiễm do khai thác, chế biến khoáng sản gây ra. Điều này cũng đang gây ra những trở ngại trong việc đưa hoạt động bảo vệ môi trường vào nề nếp.

Những yếu kém nêu trên trong cơ chế, chính sách, pháp luật và hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở nước ta là do nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân chính là hệ thống chế tài xử phạt vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường còn nhiều bất hợp lý, khung xử phạt thấp, nên chưa có tác dụng răn đe, còn nặng về biện pháp hành chính, chưa coi trọng công cụ kinh tế phù hợp với cơ chế thị trường; hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế. Công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường tới nhân dân chưa tốt, người dân còn thiếu kiến thức, hiểu biết về việc bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xâm hại. Việc thu thập dữ liệu, chứng cứ xác định thiệt hại cũng còn hạn chế. Đặc biệt, việc xác định cụ thể, rõ ràng và chứng minh thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường không hề dễ. Do đó, cần tăng cường hơn nữa việc hoàn thiện chính sách, pháp luật và công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tự nhiên nhằm đưa hoạt động bảo vệ môi trường vào nền nếp mới có thể đáp ứng yêu cầu bảo vệ hiệu quả môi trường tự nhiên ở nước ta hiện nay.

Tôi mong, những ý kiến tôi đưa ra ở trên, sẽ giúp đỡ được ngài trong một số vấn đề cấp thiết

Chúc ngài sức khỏe

Mrs. Trang

Việt Nam, ngày 11 tháng 1 năm 2017

9 tháng 2 2017

bn có thể viết về chủ đề an toàn giao thông đc ko