K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 9 2017

- Khái niệm nghị luận về một hiện tượng đời sống: Bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người( như ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và sẻ chia,… ). Đó có thể là hiện tượng xấu hoặc tốt, đáng khen hoặc đáng chê.

- Đề bài trình bày suy nghĩ về câu nói của Đ.Đi-đơ-rơ thuộc đề bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí.

Đáp án cần chọn là: B

17 tháng 4 2018

hiện nay áo lp rất đẹp nhiều ng mua và lp tôi cx thế suốt ngày mua bán đầy đủ đồ nào áo ,son, mũ ,tất,giày,.. vô số cứ thấy đẹp là về lài mẹ xin tiền mua hếtcái này đến cái khác , thấy bb có j cx đòi mua

24 tháng 4 2018

Bài viết số 2 - Văn lớp 12

2 tháng 6 2017
Bài làm
“ Tôn sự trọng đạo”,một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ bao đời nay.Quả thật vậy,truyền thống đó dần trỡ thành một phẫm chất tối thiểu nhất mà mỗi người trong chúng ta cần phãi có.
Ông cha ta ngày xưa dạy chúng ta câu tôn sư trọng đạo nhầm nhắc nhỡ chúng ta phãi biết tôn trọng kình yêu những người đã dạy dỗ mình,không chỉ là người thầy mà còn là những bậc cha me,những người đã dạy chúng ta,dù ít dù nhiều chúng ta vẫn phãi giữ đúng tinh thần đó,như người xưa có câu: “Nhất tự vi sư,bán tự vi sư”.Từ khi còn trong nôi ai cũng được nghe lời ru: “ Muốn sang thì bắc cầu kiều.muốn con hay chữ phãi yêu lấy thầy” và càng ngày càng ngày lời ru đó cầng thấm nhuần sâu vào tâm trí của mỗi chúng ta rằng vai trò vị trí của người thầy rất quan trọng: “ Không thầy đố mày làm nên”.Qua đó cho ta thấy rằng người thầy dạy dỗ ta cũng có thễ ví như là những bậc sinh thành,vần được nhớ ơn,công lao dạy dỗ chúng ta,bỡi vì lẽ đó nhân gian có câu: “ Mùng một tết cha,mùng hai tết mẹ,mùng ba tết thầy”.Vậy đối với đầng sinh thành ra chúng mình,mình đã kính trọng,thương yêu biết bao nhiêu thì đối với những người đã dạy dỗ chúng ta,chúng ta cũng phãi có thái độ như vậy.
Mối quan hệ thầy trò tượng trưng cho nét đẹp văn hóa ứng xữ của cũa dân tộc Việt Nam.Tinh thần tôn sư trọng đạo không chỉ là vấn đề về đạo đức mà còn là một truyền thống văn hóa vô cùng tốt đẹp,vô cùng quý giá mà chúng ta cần phãi gìn giữ.Cũng như dân tộc ta có những ngày nhớ ơn cha mẹ,thì ta cũng có ngày nhớ ơn người thầy,đó là ngày hai mươi tháng mười một,ngày nhà giáo Việt Nam,là dịp đễ chúng ta bày tỏ lòng biết ơn và sự kính yêu của mình bằng những lời cãm ơn,những món là nhõ bé chứa đựng tình cãm của chúng ta dành cho thấy cho cô.Tuy trong xã hội hiện nay,người thầy không còn ỡ một vị trí cao tuyệt đối nữa như xưa nữa,nhưng họ vẫn là những người được xã hội tôn trọng vì nghề dạy học được là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý,những người thầy người cô bõ biết bao công sức,tấm huyết cho những em học trò tựa nhưng đàn con nhỏ yếu dấu ruột thịt của mìnhcho dù trên lưng họ đang mang những gánh nặng,những lo toan mưu sinh trong cuộc sống,họ vãn dành thời gian,nghiền ngẫm nhưng bài dạy,làm giáo án,suy nghĩ phương thức giãng dạy như thế nào đễ học trò có thê nắm bắt tất cã bài học.Là bổn phận học sinh,chúng ta cần phãi giữ đúng tinh thần tôn sự trọng đạo
Cho đến bây giờ,truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn còn giữ nguyên đươc giá trị của nó,còn rất nhiều học trò ngoan ngoãn học tập,chú ý lắng nghe những gì thầy cô giãng,giữ đúng đạo làm trò,luôn lễ phép không làm uỗng công sức của người thầy.Như gương ông Phạm Sư Mạnh,một người học trò giỏi của thầy Chu Văn An,cho dù đã đỗ đạt làm quan to chức lớn,địa vị xã hội lớn hơn thầy mình rất nhiều nhưng ông vẫn rất lễ phép với thầy,khi về thăm thầy,ông cho lính ngựa đứng ngoài đầu ngõ,ông đi bộ vào nhà thầy và quỳ xuống lạy thầy.Thật là một tầm gương sáng để chúng ta noi theo.Nhưng bên cạnh đó,vẫn còn rất nhiều không làm tròn bổn phận học sinh,tỏ ra coi thường công sức của người thầy miệt mài ngày đêm để có được bài giảng cho mình,xúc phạm thầy cô và làm thầy cô buồn long.Thật đáng chê trách!
Vì vậy những ai đang là học sinh đang ngồi trên ghê nhà trường ,hãy thể hiện tinh thần tôn sự trọng đạo nhiều hơn nữa,cố gắng làm thây cô vui lòng.Còn đối với những ai từng làm thầy cô buồn long,hãy cố gắng sửa sai bằng việc học thật tốt,để không phụ lòng thầy cô.
Hãy giữ nét đẹp truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc,hãy biết ơn những người đã dạy cho ta nhưng bài học hay,cũng như những bậc cha mẹ nuôi nấng cho chúng ta ăn học nên người.Người thầy người cô luôn là một tấm gương đề chúng ta học hỏi,noi theo.Đồng thời là những người bỏ biết bao công sức để truyền đạt kiến thức cho ta mà không hề than trách như lời một bài hát:
“ Khi thầy viết bảng
Bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào
Rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào
Vương trên tóc thầy”.
2 tháng 6 2017
Khổng Tử, bậc thầy vĩ đại, hơn 2500 năm trước sáng lập ra học thuyết Nho giáo chứa đựng tư tưởng giáo dục sâu sắc. Ông nói: “Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên” - tức “Trong ba người cùng đi, ắt có người là thầy của ta ở đó”.
Suốt nghìn năm phong kiến, giáo dục Việt Nam trên đại thể được coi là nền giáo dục Nho giáo. Giá trị nhân bản tốt đẹp của nền giáo dục này thể hiện rất rõ ở “hằng số văn hóa” thầy - trò. Xưa đến nay, nhân vật quan trọng nhất của trường học là người thầy. Truyền thống ngàn đời trong thế ứng xử của người Việt được cô lại và đúc kết bằng bốn chữ: “Tôn sư trọng đạo”.

Câu nói: “Không thầy đố mày làm nên”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” là những lời cửa miệng của người Việt nhắc nhở nhau mỗi khi đề cập tới vai trò của người thầy. Ở dân tộc Việt Nam, “tôn sư trọng đạo” thấm sâu trong tâm thức mỗi người dân. Để tỏ lòng tôn kính với thầy, người Việt có quan niệm: “Sống tết, chết giỗ”. Chính vì thế mà dưới thời phong kiến, người thầy được xếp thứ hai sau vua, theo cách gọi: Quân - Sư - Phụ (Vua – thầy - cha).

Thế ứng xử dân chủ linh hoạt của người Việt Nam rất đề cao vai trò của thầy trong sự nghiệp dạy và học. Vậy mới có câu: “Trò hơn thầy đức nước càng dày”, “học thầy không tầy học bạn” - ý nói bạn cũng có thể là thầy.

Ngày trước, thời phong kiến, không phải ai cũng có tiền đi học. Nhiều gia đình nghèo khó con em không thể đến trường. Tuy nhiên, cơ hội theo học vẫn có. Họ chỉ cần theo những phép tắc nhất định - những phép tắc biểu hiện đậm nét của sự tôn sư trọng đạo mà không quá câu nệ vào vật chất.

Chẳng hạn, trước khi cho con đến theo học, cha mẹ sắm một mâm lễ bái lạy tổ tiên, mong con học hành sáng dạ, đỗ đạt. Sau đó, gia đình có một “lễ mọn”, mang tính chất “lòng thành” dâng lên thầy. Tỏ lòng thành kính “tôn sư trọng đạo”, nhiều gia đình còn gửi gắm con mình theo học và ở luôn bên nhà thầy. Một năm chỉ về thăm nhà vài lần. Thỉnh thoảng, gia đình trò lại gửi biếu thầy ít gạo nếp, hoặc mớ rau, con cá như một thông điệp bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới công lao to lớn của thầy.

Thời gian ở nhà thầy, học trò không chỉ học chữ nghĩa mà quan trọng phải tu dưỡng bản thân, rèn nhân cách sống. Có thể nói, đạo trò xưa không chỉ rất khiêm nhường, tôn kính người thầy của mình, mà còn có trách nhiệm, nghĩa vụ rất lớn lao. Khi ra đường, gặp thầy phải ngả mũ nón và vòng tay chào; lúc thầy già yếu, các đồng môn phải lo sắm cỗ thọ đường (áo quan)...

Phải thừa nhận nền giáo dục phong kiến có nhiều điểm còn hạn chế, nhưng do lấy tư tưởng đạo đức của Nho giáo làm nền tảng cơ bản nên đã tạo ra một lớp học trò trọng nhân nghĩa và sống có đạo lý, rất “tôn sư trọng đạo”.

“Tôn sư trọng đạo” còn thể hiện ở việc kính thầy. Kính thầy là một phong tục có giá trị nhân văn sâu sắc. Kính thầy thường vào dịp đầu xuân - Tết nguyên đán. Học trò xa gần náo nức rủ nhau tới chúc tết, thăm hỏi sức khỏe gia đình thầy. Dân gian có câu: “Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy” cũng vì lẽ đó.

Mối quan hệ thầy - trò tượng trưng cho nét đẹp văn hóa ứng xử của nhân dân Việt Nam. Người thầy như điểm sáng trí tuệ sưởi ấm tâm hồn học trò. Tìm trong lịch sử dân tộc ta có biết bao bậc thầy vĩ đại, cả đời tận trung vì dân vì nước. Cuộc sống của họ thanh bần mà được người đời ca tụng, lưu danh muôn thuở.

Vậy mới có một thầy Chu Văn An (1370), sẵn sàng từ bỏ áo mũ, quan tước, dâng sớ lên triều đình xin chém đầu 7 kẻ quyền thần. Một thầy Đồ Chiểu mù hai mắt nhưng cả đời kiên trung, không chịu khuất phục trước sức mạnh xâm lược của ngoại bang...

Ý thức “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta thật đa dạng, chứa đựng tính nhân bản tình người. Minh chứng cho điều này, chúng ta ngược thời gian trở về các làng nghề truyền thống. Nhiều phường nghề, phố nghề ở Thăng Long được bắt đầu từ một số thợ thủ công trong các làng nghề ở nông thôn. Họ di cư lên đô thị lập thương điếm, cửa hiệu làm ăn, dần dà hình thành nên những phường nghề, phố nghề nơi kinh thành.

Tuy sống và làm việc tại thành thị, nhưng họ vẫn có quan hệ mật thiết với quê hương. Ngày giỗ tổ, không ước hẹn nhưng tất cả cùng đồng tâm tụ họp về chốn cũ quê xưa để tưởng nhớ tới vị thầy đã truyền nghề cho họ. Trong sâu thẳm tâm thức mỗi người, đó là việc làm ghi lòng tạc dạ công ơn của lớp hậu sinh tới bậc tiền bối - người thầy sáng lập ra nghề và truyền lại cho hậu thế.

Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách nhằm ưu tiên cho phát triển giáo dục, coi trọng giáo dục là quốc sách hàng đầu. Cho phép đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Chủ trương đưa đất nước phát triển tiến lên bằng nền kinh tế tri thức. Nền giáo dục của Nhà nước ta đã chọn lấy ngày 20 tháng 11 hằng năm làm ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây có thể xem như là một biểu tượng đẹp cho truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam .
22 tháng 9 2021

Tham khảo:

A. Mở bài

- Giới thiệu về những hành động đầy tính nhân văn của con người trong mùa dịch Covid 19

- Giới thiệu về một biểu hiện của lối sống nhân văn : cây ATM gạo 

B. Thân bài

1. Thế nào là ATM gạo ?

- Chiếc máy này do anh Hoàng Tuấn Anh - CEO Công ty PHGLock (quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh) tận dụng máy móc có sẵn của công ty chế tạo.

- Máy hoạt động như cây ATM, chỉ cần nhấn nút, gạo sẽ tự động tuôn ra, mỗi lần được 1,5kg gạo, dành cho 2-3 người ăn trong khoảng 1 tuần.

- Tại địa điểm nhận gạo còn được thiết kế thành các khu vực đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn và các làn đường riêng cho từng người. Đoàn viên, thanh niên trên địa bàn quận đã đứng ra hướng dẫn, hỗ trợ để đảm bảo khoảng cách giữa những người đến nhận gạo.

=> “ATM gạo” đầu tiên ra đời, mô hình này đã được nhanh chóng lan tỏa khắp Thành phố và các tỉnh lân cận . Đây là một sáng tạo độc đáo , giúp ích cho người nghèo trong thời gian dịch bệnh khó khăn.

2. Ý nghĩa của cây ATM gạo

- ATM gạo như một cứu tính cho người nghèo trong thời điểm dịch bệnh không thể đi làm để kiếm tiền và sinh hoạt cuộc sống.

- ATM gạo thể hiện sự nhân văn, tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống.

- ATM gạo đã được người dân đồng lòng hưởng ứng , còn các mạnh thường quân khắp nơi đã tích cực chở gạo tới tới hỗ trợ người nghèo

- Đã có rất nhiều cây ATM gạo khác được lập ra ở rụ sở UBND xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh ; số 281 đường Võ Văn Ngân, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh ; số 48, đường 48, khu phố 6 và phường Linh Chiểu (số 25, đường Hoàng Diệu 2).

- ATM gạo đã chứng minh cho mọi người thấy về giá trị của tình người trong những hoàn cảnh khó khăn , về sự sẻ chia và đồng cảm giữa con người với con người.

- Nó kích thích sản sinh lòng nhân ái trong cộng đồng và phần nào giúp con người dẹp bỏ ích kỉ cá nhân .

C. Kết bài

- Khẳng định ATM gạo là một mô hình hay , cho thấy tinh thần yêu thương và sự sẻ chia cộng đồng.

19 tháng 3 2022

Đa số thanh niên ngày nay tích cực học tập, lao động, sống lành mạnh, tình nghĩa, đi đầu vào những việc khó, việc mới, không quản ngại gian khổ, hi sinh, ra sức phấn đấu thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, đóng góp to lớn vào thành tựu đổi mới của đất nước. Tuy nhiên, một bộ phận không ít thanh niên chưa thật sự vững tin vào tương lai của đất nước, giảm sút ý chí phấn đấu vươn lên, ngại khó khăn, vất vả, sống thực dụng, ích kỷ, buông thả, thờ ơ, hành xử thô bạo, vi phạm pháp luật nhà nước, coi nặng giá trị vật chất... Trong đó lối sống thực dụng như căn bệnh nguy hiểm cần phải được loại trừ. Lối sống thực dụng sẽ làm tha hóa con người, khơi dậy những ham muốn bản năng, cơ hội, chạy theo hưởng lạc, những lợi ích trực tiếp, trước mắt, xa rời những mục tiêu phấn đấu. Trong quan hệ xã hội giữa người với người, những tình cảm lành mạnh bị thay thế bằng những quan hệ vụ lợi, vật chất. Trong đời sống họ vô trách nhiệm, bàng quan, vô cảm, không đấu tranh chống cái sai và cũng không ủng hộ, bảo vệ cái đúng... Vì thế tuổi trẻ phải có khát vọng, phải có hoài bão thì mới có động cơ và mục đích sống. Khát vọng có khi cao cả, có khi chỉ là những ước muốn bình dị. Nhưng dù gì thì đó chính là động lực để chúng ta phấn đấu. Không chỉ vậy, cuộc sống còn phải có những mục đích nhất định, sống mà không có mục đích chỉ là sống hoài, sống phí. Các bạn trẻ đầy năng động, nhiệt tình, dám nghĩ, dám làm nhưng phải có mục đích cho cuộc sống, điều đó được cụ thể bằng những dự định, chí hướng trong hành động cụ thể diễn ra hằng ngày, hằng giờ. Hành động của tuổi trẻ không thể tách rời những kế hoạch lâu dài, phản ánh tương lai ước vọng mà còn là kế hoạch gần, kế hoạch chủ yếu để biến quyết tâm thành hành động. Đất nước chúng ta đang bước vào thời kỳ hội nhập, có nhiều thuận lợi nhưng không ít khó khăn. Tuổi trẻ là những người sống lạc quan yêu đời, có khát vọng, có niềm tin, hoài bão và ý chí vươn lên thì sẵn sàng loại bỏ chủ nghĩa thực dụng trong đời sống, vượt qua những cám dỗ đời thường, làm chủ cuộc sống, hướng tới tương lai

16 tháng 9 2021

Tham khảo:

Tự lập là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu dẫn đến sự thành công của con người. Tự lập là chúng ta có khả năng tự xây dựng lấy cuộc sống cho mình, không ỉ lại, không nhờ vả người khác. Nó thể hiện sự tự tin của bản thân ta. Tính tự lập còn giúp cho ta rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp khác nữa như: cần cù, chịu khó, kiên nhẫn,…Giúp cho ta dần dần hoàn thiện trong cuộc sống. Bên cạnh đó, tính tự lập còn tạo cho bản thân những thử thách mới lạ, tạo niềm vui cho cuộc sống. Có tính tự lập thì chúng ta sẽ có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tự lập là một đức tính rất tốt, quý báu. Do đó, chúng ta cần phải rèn luyện, trau dồi, bồi dưỡng đức tính quý báu này, nhất là thế hệ trẻ ngày nay. Để có thể đương đầu một cách tự tin trước cuộc đời đầy bon chen xô bồ này.

9 tháng 2 2022

Tham khảo :

Dựa vào người khác không bằng dựa vào chính mình. Muốn thành công trong cuộc sống, tự lập là năng lực cần có ở mỗi con người. Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào người khác. Người có tính tự lập là người có bản lĩnh, luôn tự tin trước cuộc sống, có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì bền bỉ, sẵn sàng vượt qua khó khăn, gian khổ để hoàn thành tốt công việc. Người có tính tự lập hường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống và luôn nhận được sự kính trọng của mọi người. Người không biết tự lập thường sống ích kỉ, dựa dẫm vào người khác, lười biếng, ỷ lại trong công việc, bị mọi người khinh ghét và xa lánh. Là học sinh, muốn có tính tự lập, trước hết phải chăm chỉ học tập tốt, biết tự mình hoàn thành tốt mọi công việc được giao, tự chịu trách nhiệm về công việc mình làm, luôn năng động và sáng tạo trong học tập và trong cuộc sống, không bao giờ chán nản hay lùi bước trước khó khăn trở ngại. Có làm được như vậy, học sinh sẽ sớm hình thành được bản lĩnh tự lập, mai này trở thành người hữ ích, đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.

23 tháng 6 2021

Anh/ chị tham khảo:

Giới thiệu vấn đề Bàn luận vấn đề

_ Thực trạng: hiện nay việc truyền bá thông tin giả mạo diễn ra ngày càng phổ biến. Theo thống kê có đến 63% người đọc các bài trên facebook đều đang đọc thông tin giả mạo.

_ Nguyên nhân:

+ Người viết muốn kiếm tiền quảng cáo, vì lợi ích cá nhân.

+ Người đọc muốn đọc những tin ngắn, giật gân.

_ Tác hại:

+ Khiến cho người đọc hoang mang.

+ Gây nên bất ổn xã hội

+ Tin tức giả mạo còn tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn xã hội khi kẻ xấu cố tình đưa tin sai sự thật liên quan đến tình hình kinh tế, chính trị của đất nước.

_ Giải pháp:

+ Kiểm soát chặt chẽ các thông tin được đưa lên mạng xã hội, có hình thức phạt nghiêm minh với những kẻ lan truyền thông tin giả.

+ Bản thân mỗi người cần tạo ra “sức đề kháng” trước rừng thông tin hiện nay. Chủ động tìm đến những nguồn thông tin đáng tin cậy; đọc và lọc thông tin, kiểm chứng thông tin trước khi lan truyền đến người khác.

1. Dẫn chứng về khó khăn thử thách

Cà rốt khi chưa chế biến thì cứng và trông rắn chắc, nhưng sau khi luộc sôi, chúng trở nên rất mềm. Còn trứng lúc chưa luộc rất dễ vỡ, chỉ có một lớp vỏ mỏng bên ngoài bảo vệ chất lỏng bên trong. Sau khi qua nước sôi, chất lỏng bên trong trở nên đặc và chắc hơn. Hạt cà phê thì thật kỳ lạ. Sau khi sôi, nước của chúng trở nên rất đậm đà. Cuộc đời này cũng vậy. Khi sự việc tưởng như tồi tệ nhất thì chính lúc ấy lại giúp ta mạnh mẽ hơn cả. Bạn sẽ đối mặt với những thử thách của cuộc đời như thế nào? Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?

Niuton là nhà toán học, vật lí học, cơ học, thiên văn học vĩ đại người Anh. Sinh ra thiếu tháng, là một đứa trẻ yếu ớt, thường phải tránh nhưng trò chơi hiếu động của bạn bè. Do đó ông đã tự tạo ra những trò chơi cho mình và trở thành người rất tài năng.

Andecxen Sinh ra trong một gia đình nghèo ở thành phố Odense, cuộc sống nghèo khổ, không lúc nào có đủ bánh mì để ăn. Đi học lại luôn bị bạn bè chê cười vì ngoại hình xấu. Vượt qua tất cảvới ước mơ trở thành nghệ sĩ, Andecxen đã lang thang lên thành phố Copenhaghen đóng những vai kịch tầm thường, làm quét dọn. Cuối cùng, nghị lực và tình yêu nghệ thuận đã giúp ông thành công. Những câu truyện cổ tích của ông mãi tồn tại trong tâm trí độc giả, mang lại cho trẻ thơ niềm hạnh phúc, thắp lên những ước mơ đẹp.

 

Nick Vujicic, diễn giả nổi tiếng sinh ra thiếu hai tay, hai chân, nhưng anh đã vượt qua trở ngại bệnh tật, tốt nghiệp đại học tài chính năm 21 tuổi, trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng và truyền cảm hứng tới 3 triệu người trên thế giới. anh nổi tiếng với phương châm “cuộc sống không giới hạn”.

Lê Thanh Thúy, cô gái lạc quan, yêu đời với nụ cười hoa hướng dương, đối mặt với căn bệnh ung thư và cái chết, vẫn mạnh mẽ, sống có ích. cô đã lập nên quỹ “ước mơ của thúy” để giúp đỡ các bệnh nhân ung thư khác. Tuy Thúy đã mất đi nhưng ước nguyện cao đẹp của chị vẫn còn mãi với cuộc đời, hàng “ngày hội hoa hướng dương”, viết tiếp ước mơ của thúy, vẫn được tổ chức, thu hút sự tham gia đông đảo của mọi người, đặc biệt là giới trẻ.

Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng: với cơ thể chỉ khoảng 20 kg, nhưng có sự thông minh và nghị lực sống phi thường, năm 2003, công hùng đã đứng ra mở một trung tâm tin học dành cho người có hoàn cảnh như mình. trung tâm của công hùng đã giúp nhiều người khuyết tật tại nghệ an xóa bỏ mặc cảm, mở ra cơ hội việc làm và tương lai tươi sáng hơn cho họ. năm 2006, anh được trung ương đoàn bầu chọn là 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc, được gọi “hiệp sĩ công nghệ thông tin.

2. Ý nghĩa của việc vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống

Thử thách là một phần không thể thiếu trong cuộc sống và nó luôn xuất hiện dù bạn có muốn hay không. Nếu cuộc sống không có thử thách vậy cuộc sống đó có buồn tẻ hay không. Bạn có thể tạo ra thử thách cho chính bản thân mình để khám phá những năng lực và giá trị của bản thân hoặc thử thách cũng đến chính từ trong cuộc sống của các bạn. Tuy nhiên thay vì đầu hàng chúng ta sẽ lựa chọn tìm cách giải quyết để biến những thử thách thành cơ hội và vượt qua nó để phát triển bản thân mình hơn. Đối mặt với thử thách chính là rèn luyện bản thân để trưởng thành. Và sau mỗi thử thách ta lại có thêm được những trải nghiệm quý báu. Chính vì vậy chúng ta cần phải có ý chí, nghị lực để đối đầu và vượt qua những khó khăn thử thách. Khi đó bạn sẽ cảm nhận được những trái ngọt mà chúng mang lại.

 3. Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của việc vượt qua những thử thách trong cuộc sống

a. Nêu vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của việc vượt qua những thử thách trong cuộc sống.

b. Giải thích

- Thử thách: Là những yếu tố gây khó khăn, cản trở đến việc thực hiện một công việc, một kế hoạch, một mục tiêu nào đó mà buộc con người ta phải vượt qua.

- Vượt qua những thử thách: Là quá trình con người dùng nghị lực, khả năng của chính mình để vượt qua những tình huống, những việc làm khó khăn, gian khổ nhằm đạt được thành công trong cuộc sống.

c. Bàn luận: Đưa ra lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, thuyết phục. Có thể tham khảo ý sau:

- Mỗi lần vượt qua thử thách là một lần chúng ta được trải nghiệm, giúp ta hình thành những bài học kinh nghiệm, bồi đắp vốn sống.

- Thử thách và vượt qua thử thách khơi dậy những năng lực tiềm ẩn trong mỗi con người, giúp ta khám phá và khẳng định giá trị của bản thân.

- Vượt qua thử thách góp phần tôi rèn bản lĩnh, hình thành những phẩm chất tốt đẹp như niềm tin, nghị lực, sự kiên trì, dũng cảm… Từ đó, giúp con người trưởng thành hơn và có cơ hội thành công hơn, có thể đóng góp sức mình nhiều hơn cho cộng đồng và xã hội.

- Thực tế cuộc sống, có rất nhiều người đã vượt qua những thử thách để đến với thành công, góp phần thúc đẩy sự bình ổn, sự phát triển của xã hội.

- hê phán những người gặp thử thách là nản lòng, chùn bước, không có ý chí vượt qua mọi gian nan, thách thức, dễ lùi bước, thỏa hiệp.

d. Bài học nhận thức và hành động

- Thử thách là điều không thể thiếu trong cuộc sống. Con người cần phải biết đương đầu và vượt qua thử thách thì mới có thể tồn tại, phát triển và hướng tới thành công.

- Cần tôi rèn ý chí, nghị lực; luôn luôn rèn luyện để có sức mạnh cả về vật chất lẫn tinh thần; cần lạc quan và dũng cảm đối mặt với thử thách; biến khó khăn, thử thách thành cơ hội; cần dám nghĩ, dám làm và dám vượt qua những thử thách để thực hiện ước mơ và khát vọng.

4. Dàn ý nghị luận nghị lực vượt qua khó khăn, thử thách 

Mở đoạn:

Dẫn dắt, giới thiệu chủ đề nghị luận "ý nghĩa của khó khăn, thử thách trong cuộc sống của mỗi con người"

Vd: có thể dẫn từ một câu nói nổi tiếng liên quan đến vđnl, hiện tượng đạo lý mình khẳng định,....v...v..

Thân đoạn:

1. Giải thích:

- Ý nghĩa của khó khăn, thử thách:

+ Sau khi trải qua nó, ta sẽ biết giới hạn và giá trị của bản thân mình đang ở mức nào. Từ đó "biết mình" mà cố gắng phát triển hoàn thiện bản thân.

+ Xây dựng cho ta phẩm chất, tích cách tốt đẹp hơn.

+ Giúp ta nâng cao giá trị bản thân mình.

+ Giúp ta trưởng thành hơn, ngày một tốt đẹp hơn.

2. Phân tích, bàn luận:

- Trong cuộc sống mỗi con người thì chắc chắn ai cũng đã trải qua khó khăn, thử thách. Đó là điều tất nhiên mà ta phải gặp.

D.c: Không nói đâu xa, khi đi học thì thử thách và khó khăn ta gặp phải là những bài kiểm tra, kỳ thi.

+ Và khi kiểm tra như thế, bắt buộc ta phải có kết quả tốt và kéo theo là ta phải tự cố gắng học hành nhiều hơn, chăm hơn.

--> Đó cũng là bằng chứng cho việc: mỗi khó khăn, thử thách trong cuộc sống sẽ giúp con người ta trở nên tốt đẹp hơn.

- Cuộc sống của con người ta phải có khó khăn, thử thách thì khi ấy người ta mới thật sự là sống có ý nghĩa.

D.c: Một người sống quá đầy đủ, nhàn nhã và không có áp lực nào. Họ sẽ trở nên chán nản vì không có mục tiêu sống thực sự.

- Sau khi trải qua một gian nan, khổ cực thì chắc chắn ta sẽ gặt hái được thành công nhất định cho bản thân mình.

3. Mở rộng.

- Không nên lười biếng, không nên trốn tránh khi gặp phải khó khăn và thử thách. Bởi điều ấy chỉ khiến ta thêm hèn nhát, thêm không có giá trị.

- Thay vào đó, ta phải biết đương đầu với thử thách, không ngại gian khó. Điều đó sẽ giúp ta có thêm một tinh thần kiên định và một ý chí sắt thép.

4. Phản đề:

- Không phải lúc nào cũng là đối mặt với khó khăn mà cần thông minh khéo léo sử dụng tổng hợp trí óc và chân tay.

- Cần biết lượng sức mình chứ không phải khó khăn nào cũng lao đầu vào, kết quả chỉ có thua cuộc.

- Khi muốn đi đốn củi thì phải mài rìu thật kỹ.

5. Liên hệ bản thân mình:

- Bây giờ mình đã biết đương đầu với khó khăn thử thách chưa?

Kết đoạn:

Tổng kết lại vấn đề, khẳng định lại ý nghĩa của khó khăn và thử thách trong cuộc sống mỗi người.

- Đưa ra lời khuyên, lời nhắn nhủ ý nghĩa đến mọi người về vấn đề này.

5. Suy nghĩ về ý nghĩa của việc vượt qua những thử thách trong cuộc sống

Cuộc sống của mỗi người mỗi ngày vui vẻ hay buồn bã là do chính bản thân chúng ta lựa chọn. Mỗi người sẽ có một hành trình, một cuộc sống riêng cho chính bản thân mình. Trên cuộc hành trình ấy, chúng ta sẽ gặp phải nhiều khó khăn, thử thách. Nhưng khi ta vượt qua nó bằng thái độ sống tích cực, ta sẽ có được thành công.

 

Vậy thế nào là thái độ sống tích cực? Thái độ sống tích cực chính là cảm giác vui vẻ, thoải mái, vô tư dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn hay gian nan thử thách hay gặp phải chuyện không vui trong cuộc sống. Thái độ sống tích cực rất quan trọng đối với cuộc sống con người, mỗi người nên rèn luyện cho bản thân một thái độ sống tích cực để sẵn sàng đối mặt với những thử thách của cuộc sống.

Trong cuộc sống, con người không tránh khỏi những lúc vấp ngã, chán nản, tinh thần lạc quan sẽ giúp người đó đứng lên và tiếp tục chiến đấu, chinh phục con đường mà mình đã lựa chọn. Bên cạnh đó, thái độ sống tích cực giúp con người sống vui vẻ hơn, tận hưởng được nhiều vẻ đẹp hơn của cuộc sống, đồng thời giúp cho cuộc sống muôn màu sắc hơn. Người có thái độ sống tích cực luôn biết cách biến cuộc sống của mình trở nên muôn màu và truyền được năng lượng tích cực cho người khác.

Trong cuộc sống có rất nhiều con người sống với thái độ tích cực mà chắc hẳn mỗi chúng ta đều được biết đến. Đó là những người bệnh nhân bị ung thư nhưng có tinh thần lạc quan, thái độ sống tích cực đã vượt qua và khỏi bệnh mà không hoàn toàn dựa vào y học.

Tuy nhiên, trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người bi quan, khi đứng trước khó khăn thử thách không dám đương đầu hoặc luôn chán nản mà gục ngã; lại có nhiều người vì quá lạc quan mà trở nên vô tâm;… những người này nên bị chỉ trích, phê phán.

Chúng ta hãy hiểu rằng, mỗi ngày khi mở mắt ra thấy bản thân mình còn sống, còn được cống hiến là một điều vô cùng may mắn. Chính vì vậy, chúng ta hãy sống với thái độ tích cực nhất có thể để làm nên nhiều hơn những điều tích cực khác.

6. Đoạn văn nghị luận về khó khăn, thử thách trong cuộc sống

Khi mọi người gặp thử thách khó khăn, học sẽ luôn luôn nản chí và không muốn vượt qua thủ thách đó. Những nếu chúng ta biết vượt qua thử thách là chúng ta biết cách đừng lên. Biết cách vùng dậy. Khi vượt qua thử thách, các bạn có thể khẳng định được chính bản thân của các bạn. Các bạn có thể nghĩ lại lúc mình rụt rè không dám vươn lên để rồi hôm nay bạn vượt qua thử thách. Trong cuộc sống của chúng ta, không phải là chờ đến cuộc thi mới có thử thách mà đường đời của chúng ta cũng chính là thử thách. Chúng ta mỗi khi gặp chuyện buồn hoặc một biến động nào đó trong cuộc đời cũng là 1 thử thách. Chúng ta phải biết cách vượt qua đó. Đó chính là thử thách mà chúng ta cần vượt qua. Thử thách cuộc sống chúng ta luôn cần can đảm để vượt qua nó. Và khi chúng ta vượt qua rồi. Chúng ta sẽ cảm thấy cuộc sống này không chút khó khăn!

7. Nghị luận xã hội về vượt qua khó khăn thử thách trong cuộc sống

Cuộc sống của chúng ta là một chuỗi những ngày tháng khó khăn và đầy thách thức. Ngoài những trở ngại trong đời sống tình cảm , vật chất, ta còn phải vượt qua những cám dỗ của cuộc sống. Để vượt qua những điều ấy, chúng ta cần có một bản lĩnh thực sự vững vàng để giữ cho bản thân luôn hướng đến con đường sống đúng đắn. Bản lĩnh là gì? Có rất nhiều khía cảnh để thể hiện tính bản lĩnh. Bản lĩnh đối diện với khó khăn, bản lĩnh trong thi đấu, bản lĩnh trong công việc… Tựu chung lại, bản lĩnh là một thước đo nhân cách con người, xem họ có phải là những người biết giữ vững chính kiến, không đứng núi này trông núi nọ và biết hướng đến những điều hay lẽ phải. Sống bản lĩnh giúp chúng ta tăng thêm tự tin trong cuộc sống, tạo năng lượng để theo đuổi những suy nghĩ, dự định và đêm mê của mình. Có vô số tình huống, sự việc cần chúng ta thể hiện sự bản lĩnh của mình. Ví như trong công việc, khi sếp của mình làm sai hay đồng nghiệp của ta mắc lỗi, nhiều người muốn sự im lặng vì sự phật lòng người khác. Nếu bạn là người có bản thân, bạn sẽ sẵn sàng dám lên tiếng để chỉ ra những điều sai trái ấy. Hay khi ta đi học, bản lĩnh của người học sinh là không để bản thân mình gian lận thi cử, tham gia quay cóp, chép bài trong giờ thi. Đó cũng là khi bạn không sợ bạn bè xấu ghen ghét khi nói ra những sai sót của họ, để cho họ biết sai lầm mà sửa chữa. Bản lĩnh của con người còn được khẳng định qua những lúc căng thẳng, công việc hệ trọng nhưng bạn vẫn giữ bình tĩnh để đưa ra những quyết định sáng suốt. Nhiều tài năng tham gia các cuộc thi lớn, nhưng nếu họ thiếu mất bản lĩnh phòng thi, không dám mạo hiểm hay run sợ trước kì thi, thì kết quả thường không đạt được như mong muốn. Đồng thời, bản lĩnh còn là yếu tố tạo nên những đức tính, phẩm chất của con người. Tựa như nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, vì ông có bản lĩnh hơn người, khi bị giặc bắt cũng không hề run sợ, nhún nhường khiến người đời nể trọng. Trong bất cứ hoàn cảnh sống nào, dù xung quanh ta đều là những người xấu, những tệ nạn xã hội bủa vậy, nhưng ta cần giữ vững bản lĩnh kiên cường, cự tuyệt những điều xấu để giữ cho mình một cuộc sống lành mạnh, biết tiếp thu cái hay, cái mới và bài trừ cái xấu. Có rất nhiều tấm gương tuy cuộc sống gia đình khó khăn, gặp nhiều biến cố nhưng họ vẫn kiên cường chiến đấu, đứng lên. Như câu chuyện của chị Nguyễn Thị Luyện, là một trong những nòng cốt của đội bóng đá nữ Việt nam đã giúp đội tuyển giành được huy chương vàng SeaGame 29. Bố mất sớm, đang tham gia thi đấu thì nhận tin mẹ mất, thế nhưng chị vẫn vững vàng tinh thần, cống hiến hết mình vì sự nghiệp thể thao nước nhà. Thật là một tấm gương trẻ đáng ngưỡng mộ. Nhiều người không có được bản lĩnh chiến đấu, khi gặp khó khăn đã vội bỏ cuộc. Chỉ biết chạy theo miệng lưỡi người đời mà không có chính kiến của mình thì cuộc sống của họ thật khó có được thành công. Có những người, chỉ mới giao lưu kết bạn với vài người bạn không tốt, đã ngay lập tức thay đổi, biến chất. Hay có những bạn học sinh vừa mới bước chân ra thành phố lớn, đi học đại học, không hề chú tăm việc học hành lại lao theo đua đòi, ăn chơi theo những trào lưu mới. Bản lĩnh không phải là một tố chất sẵn có mà cần có một quá trình để phấn đấu rèn luyện.Những người có trí lớn, học rộng hiểu sâu thì thường có bản lĩnh hơn người. Chẳng vì thế mà những người anh hùng, những tỉ phú khi chia sẻ, họ đều mang dáng dấp của những người có tố chất thủ lĩnh mang bản lĩnh rất lớn. Là những người trẻ tuổi, để học tập tốt, rèn luyện tốt, chúng ta phải luôn cố gắng giữ vững chính kiến, quan điểm của mình. Thất bại là mẹ của thành công, có ý chí kiên cường ắt sẽ làm nên sự nghiệp lớn.

 8. Đời người là cuộc hành trình vượt qua những thử thách

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc khó khăn và vấp ngã, chúng ta cần bước qua những khó khăn ấy và đi tiếp trên con đường của mình bởi lẽ đời người vốn dĩ là một cuộc hành trình vượt qua những thử thách. Trong cuộc đời, mỗi con người ai cũng sẽ phải trải qua những khó khăn gian khổ để trưởng thành và khôn lớn. Câu nói khuyên chúng ta hãy lạc quan, mạnh mẽ bước qua những thử thách đó để đến với thành công, đến với quả ngọt, sự cố gắng luôn được đền đáp xứng đáng. Người có tinh thần vượt khó khăn, thử thách là những người luôn cố gắng vươn lên trong công việc và cuộc sống, gặp khó khăn không chùn bước, vấp ngã biết đứng dậy và đi tiếp, không bỏ cuộc. Họ luôn kiên trì với mục tiêu và ước mơ mà bản thân mình đã đề ra. Khi chúng ta vượt qua thử thách, ta sẽ đến thành công, sẽ đạt được mục tiêu, đạt được những gì ta mong muốn. Bên cạnh đó, người vượt qua được những khó khăn thử thách sẽ rèn luyện được cho bản thân những đức tính tốt đẹp khác và được mọi người tôn trọng cũng như học tập theo. Tuy nhiên. Chắc hẳn chúng ta ai cũng biết, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người mới gặp khó khăn, thử thách đã vội nản chí, không biết cố gắng vươn lên trong cuộc sống của mình,… những người này sẽ khó có được thành công trong cuộc sống và sớm bị xã hội đào thải. Đứng trước những thử thách, mỗi con người được lựa chọn cho mình một tinh thần để vượt qua, hãy luôn giữ lấy sự lạc quan, niềm hi vọng và bản lĩnh của mình để hướng về phía trước, đến những điều tốt đẹp. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

9. Nghị luận về khó khăn, thử thách trong cuộc sống - Mẫu 1

Cuộc sống của chúng ta là một chuỗi những ngày tháng khó khăn và đầy thách thức. Ngoài những trở ngại trong đời sống tình cảm, vật chất, ta còn phải vượt qua những cám dỗ của cuộc sống. Để vượt qua những điều ấy, chúng ta cần có một bản lĩnh thực sự vững vàng. Bản lĩnh là một thước đo nhân cách con người, xem họ có phải là những người biết giữ vững chính kiến, không đứng núi này trông núi nọ và biết hướng đến những điều hay lẽ phải. Có rất nhiều khía cạnh để thể hiện tính bản lĩnh. Bản lĩnh đối diện với khó khăn, bản lĩnh trong thi đấu, bản lĩnh trong công việc… Sống bản lĩnh giúp chúng ta tăng thêm tự tin trong cuộc sống, tạo năng lượng để theo đuổi những suy nghĩ, dự định và đêm mê của mình. Bản lĩnh còn là yếu tố tạo nên những đức tính, phẩm chất của con người. Trong bất cứ hoàn cảnh sống nào, dù xung quanh ta đều là những người xấu, những tệ nạn xã hội bủa vây, nhưng ta cần giữ vững bản lĩnh kiên cường, cự tuyệt những điều xấu để giữ cho mình một cuộc sống lành mạnh, biết tiếp thu cái hay, cái mới và bài trừ cái xấu. Nhiều người không có được bản lĩnh chiến đấu, khi gặp khó khăn đã vội bỏ cuộc. Chỉ biết chạy theo miệng lưỡi người đời mà không có chính kiến của mình thì cuộc sống của họ thật khó có được thành công. Có những người, chỉ mới giao lưu kết bạn với vài người bạn không tốt, đã ngay lập tức thay đổi, biến chất. Hay có những bạn học sinh vừa mới bước chân ra thành phố lớn, đi học đại học, không hề chú tăm việc học hành lại lao theo đua đòi, ăn chơi theo những trào lưu mới. Những hành động, những con người đáng bị phê phán. Bản lĩnh không phải là một tố chất sẵn có mà cần có một quá trình để phấn đấu rèn luyện. Là những người trẻ tuổi, để học tập tốt, rèn luyện tốt, chúng ta phải luôn cố gắng giữ vững chính kiến, quan điểm của mình. Thất bại là mẹ của thành công, có bản lĩnh ắt sẽ làm nên sự nghiệp lớn.

10. Nghị luận về khó khăn, thử thách trong cuộc sống - Mẫu 2

Cuộc sống của chúng ta đầy rẫy những khó khăn và thử thách. Nếu như chúng ta không có bản lĩnh, ý chí và nghị lực để vượt qua thì mãi mãi chúng ta sẽ không thoát khỏi cái hố sâu đó. Như vậy, bản lĩnh có vai trò quan trọng làm nên sự tồn tại của một con người. Bản lĩnh chính là việc dám nghĩ, dám sống, dám làm những gì mà mình cho là đúng, không ảnh hưởng đến người khác. Bản lĩnh còn chính là sự gan dạ, dũng cảm, kiên cường vượt qua tất cả để dành được điều mà mình mong đợi. Bản lĩnh là một đức tính cần được rèn luyện, gọt giũa của mỗi người để có thể tìm cho mình một con đường đi đúng đắn nhất. Khi chúng ta có bản lĩnh, sẽ không phải cúi đầu, không phải băn khoăn, không phải lo nghĩ sẽ phải làm gì, làm như thế nào. Bản lĩnh sẽ khiến con người quyết đoán hơn. Bản lĩnh sẽ làm nên một con người khác biệt, bạn sẽ tự thấy mình không giống ai. Bản lĩnh sẽ khiến cho bạn tự tin hơn, vươn đến những ước mơ mà bạn đã từng suy nghĩ đến. Là một người sống bản lĩnh thì chắc chắn rằng bạn sẽ không ngần ngại làm sai và sửa sai, bởi bạn biết rằng thành công nào cũng sẽ đánh đổi bởi những thất bại. Nếu như bạn để mất bản lĩnh của mình, mọi việc sẽ rất khó khăn để thực hiện. Bản lĩnh không phải là một bản chất có sẵn, nó là cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu. Những người có bản lĩnh thường là những kẻ sẽ thành công nhanh hơn và chắc chắn hơn. Bản lĩnh là một đức tính tốt đối với mỗi người. Chúng ta hãy cố gắng rèn luyện cho mình một bản lĩnh, kiên cường để có thể trở thành một công dân có ích.

 11. Đoạn văn nghị luận về khó khăn, thử thách trong cuộc sống - Mẫu 3

Cuộc sống của mỗi người mỗi ngày vui vẻ hay buồn bã là do chính bản thân chúng ta lựa chọn. Mỗi người sẽ có một hành trình, một cuộc sống riêng cho chính bản thân mình. Trên cuộc hành trình ấy, chúng ta sẽ gặp phải nhiều khó khăn, thử thách. Nhưng khi ta vượt qua nó bằng thái độ sống tích cực, ta sẽ có được thành công. Vậy thế nào là thái độ sống tích cực? Thái độ sống tích cực chính là cảm giác vui vẻ, thoải mái, vô tư dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn hay gian nan thử thách hay gặp phải chuyện không vui trong cuộc sống. Thái độ sống tích cực rất quan trọng đối với cuộc sống con người, mỗi người nên rèn luyện cho bản thân một thái độ sống tích cực để sẵn sàng đối mặt với những thử thách của cuộc sống. Trong cuộc sống, con người không tránh khỏi những lúc vấp ngã, chán nản, tinh thần lạc quan sẽ giúp người đó đứng lên và tiếp tục chiến đấu, chinh phục con đường mà mình đã lựa chọn. Bên cạnh đó, thái độ sống tích cực giúp con người sống vui vẻ hơn, tận hưởng được nhiều vẻ đẹp hơn của cuộc sống, đồng thời giúp cho cuộc sống muôn màu sắc hơn. Người có thái độ sống tích cực luôn biết cách biến cuộc sống của mình trở nên muôn màu và truyền được năng lượng tích cực cho người khác. Trong cuộc sống có rất nhiều con người sống với thái độ tích cực mà chắc hẳn mỗi chúng ta đều được biết đến. Đó là những người bệnh nhân bị ung thư nhưng có tinh thần lạc quan, thái độ sống tích cực đã vượt qua và khỏi bệnh mà không hoàn toàn dựa vào y học. Tuy nhiên, trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người bi quan, khi đứng trước khó khăn thử thách không dám đương đầu hoặc luôn chán nản mà gục ngã; lại có nhiều người vì quá lạc quan mà trở nên vô tâm;… những người này nên bị chỉ trích, phê phán. Chúng ta hãy hiểu rằng, mỗi ngày khi mở mắt ra thấy bản thân mình còn sống, còn được cống hiến là một điều vô cùng may mắn. Chính vì vậy, chúng ta hãy sống với thái độ tích cực nhất có thể để làm nên nhiều hơn những điều tích cực khác.

12. Đoạn văn nghị luận về khó khăn, thử thách trong cuộc sống - Mẫu 4

Cuộc sống của mỗi người mỗi ngày vui vẻ hay buồn bã là do chính bản thân chúng ta lựa chọn. Mỗi người sẽ có một hành trình, một cuộc sống riêng cho chính bản thân mình. Trên cuộc hành trình ấy, chúng ta sẽ gặp phải nhiều khó khăn, thử thách. Nhưng khi ta vượt qua nó bằng thái độ sống tích cực, ta sẽ có được thành công. Vậy thế nào là thái độ sống tích cực? Thái độ sống tích cực chính là cảm giác vui vẻ, thoải mái, vô tư dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn hay gian nan thử thách hay gặp phải chuyện không vui trong cuộc sống. Thái độ sống tích cực rất quan trọng đối với cuộc sống con người, mỗi người nên rèn luyện cho bản thân một thái độ sống tích cực để sẵn sàng đối mặt với những thử thách của cuộc sống. Trong cuộc sống, con người không tránh khỏi những lúc vấp ngã, chán nản, tinh thần lạc quan sẽ giúp người đó đứng lên và tiếp tục chiến đấu, chinh phục con đường mà mình đã lựa chọn. Bên cạnh đó, thái độ sống tích cực giúp con người sống vui vẻ hơn, tận hưởng được nhiều vẻ đẹp hơn của cuộc sống, đồng thời giúp cho cuộc sống muôn màu sắc hơn. Người có thái độ sống tích cực luôn biết cách biến cuộc sống của mình trở nên muôn màu và truyền được năng lượng tích cực cho người khác. Trong cuộc sống có rất nhiều con người sống với thái độ tích cực mà chắc hẳn mỗi chúng ta đều được biết đến. Đó là những người bệnh nhân bị ung thư nhưng có tinh thần lạc quan, thái độ sống tích cực đã vượt qua và khỏi bệnh mà không hoàn toàn dựa vào y học. Tuy nhiên, trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người bi quan, khi đứng trước khó khăn thử thách không dám đương đầu hoặc luôn chán nản mà gục ngã; lại có nhiều người vì quá lạc quan mà trở nên vô tâm;… những người này nên bị chỉ trích, phê phán. Chúng ta hãy hiểu rằng, mỗi ngày khi mở mắt ra thấy bản thân mình còn sống, còn được cống hiến là một điều vô cùng may mắn. Chính vì vậy, chúng ta hãy sống với thái độ tích cực nhất có thể để làm nên nhiều hơn những điều tích cực khác.